nhan_x5

New Member

Download miễn phí Đề tài Thực trạng kiểm toán các khoản dự phòng trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty cổ phần Kiểm toán và Định giá Việt Nam thực hiện





Lời nói đầu

PHẦN MỘT: THỰC TRẠNG KIỂM TOÁN CÁC KHOẢN DỰ PHÒNG TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY CỔ PHẦN KIỂM TOÁN VÀ ĐỊNH GIÁ VIỆT NAM THỰC HIỆN

I. Khái quát về Công ty cổ phần Kiểm toán và Định giá Việt Nam

II. Tiến hành kiểm toán các khoản dự phòng do Công ty cổ phần Kiểm toán và Định giá Việt Nam thực hiện

1. Lập kế hoạch kiểm toán

1.1. Gửi thư chào hàng

1.2. Tìm hiểu về khách hàng

1.3. Tìm hiểu về hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ

1.4. Đánh giá rủi ro ban đầu

1.5. Phân công nhóm kiểm toán

2. Thực hiện công việc kiểm toán

2.1. Thực hiện thủ tục phân tích

2.2. Tiến hành kiểm tra chi tiết các khoản dự phòng

3. Kết thúc kiểm toán

PHẦN HAI: BÀI HỌC KINH NGHIỆM VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN CỦA CÔNG TY VAE

I. Sự cần thiết phải hoàn thiện quy trình kiểm toán Báo cáo tài chính nói chung và quy trình kiểm toán các khoản dự phòng nói riêng

II. Phương hướng hoàn thiện quy trình kiểm toán các khoản dự phòng tại Công ty VAE

1. Hoàn thiện chương trình kiểm toán chung đối với các khoản dự phòng

2. Hoàn thiện công tác tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng

3. Áp dụng các thủ tục phân tích

4. Áp dụng Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 540

Kết luận

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


o.
Do Công ty A là khách hàng thường xuyên nên rủi ro kiểm soát xét chung cho các khoản mục trên Báo cáo tài chính được đánh giá ở mức trung bình. Nhưng theo kinh nghiệm của kiểm toán viên trong kì kiểm toán trước thì Công ty A quản lí chưa tốt các khoản phải thu, cũng như chiến lược kinh doanh được áp dụng trong việc trích lập dự phòng hàng tồn kho nên rủi ro kiểm soát các khoản dự phòng được đánh giá ở mức cao. Vì vậy cần tăng cường kiểm tra chi tiết.
1.5. Phân công nhóm kiểm toán
Sau khi thu thập các thông tin về khách hàng, đánh giá rủi ro ban đầu, Công ty VAE bố trí nhóm kiểm toán. Do Công ty A là khách hàng thường xuyên, công việc tìm hiểu khách hàng, thu thập các thông tin cơ sở cũng như cách tiếp cận sổ sách của đơn vị khách hàng đã có kinh nghiệm từ cuộc kiểm toán trước nên nhóm kiểm toán chỉ gồm 03 người: 01 chủ nhiệm kiểm toán, 02 kiểm toán viên, làm việc trong thời gian 07 ngày.
2. Thực hiện công việc kiểm toán
Bảng số1: Chương trình kiểm toán các khoản dự phòng
Nội dung
Ngày thực hiện
Người thực hiện
Tham chiếu
Mục tiêu:
Các khoản dự phòng có được lập đúng căn cứ hay không?
Mức trích lập dự phòng có phản ánh đúng thực tế không?
Thủ tục kiểm toán:
I. Kiểm tra hệ thống kiểm soát
1. Đối với dự phòng giảm giá đầu tư tài chính ngắn hạn, dài hạn:
- Kiểm tra thủ tục trích lập dự phòng (có theo dõi chi tiết giá trị của từng loại đầu tư hay không? có tiến hành phê duyệt theo quy chế nhất quán hay không?)
- Kiểm tra công thức áp dụng để tính mức trích lập dự phòng có phù hợp hay không?
2. Đối với dự phòng nợ phải thu khó đòi:
- Quy trình quản lí, ghi chép và đối chiếu dự phòng phải thu khó đòi có hợp lí và hiệu quả;
- Chọn một số nghiệp vụ dự phòng phải thu khó đòi và kiểm tra xem các nghiệp vụ này có tuân thủ đúng hệ thống kiểm soát nội bộ từ khi bắt đầu phát sinh nghiệp vụ cho đến khi kết thúc.
Việc kiểm tra phải bao gồm việc đánh giá tính tuân thủ theo các quy chế quản lí công nợ và các quy định của pháp luật. Kết quả kiểm tra phải ghi chép lại trên giấy tờ làm việc (WP).
3. Đối với dự phòng giảm giá hàng tồn kho:
- Tìm hiểu phương pháp và nguyên tắc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho;
- Chọn một số nghiệp vụ về dự phòng giảm giá hàng tồn kho và kiểm tra tính tuân thủ;
- Đơn vị có theo dõi chi tiết biến động giá của từng loại hàng tồn kho không?
- Có tồn tại thủ tục phê duyệt trích lập dự phòng không?
II. Phân tích soát xét
1. So sánh mức dự phòng giảm giá đầu tư tài chính của các kì trước với thực tế của kì đó;
So sánh tỉ lệ dự phòng giảm giá đầu tư tài chính / tổng đầu tư tài chính giữa các niên độ kế toán.
2. Phân tích tuổi nợ của các khoản nợ phải thu khó đòi;
Phân tích sự biến động tỷ trọng của các khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi / tổng các khoản phải thu;
Đánh giá khả năng thu hồi của các công nợ và quy định của Nhà nước cho phép.
3. So sánh tỉ suất giảm giá hàng tồn kho với các niên độ kế toán trước và kế hoạch (nếu có);
So sánh tỉ lệ dự phòng giảm giá hàng tồn kho / tổng hàng tồn kho giữa các niên độ kế toán;
Xác định nguyên nhân làm thay đổi giá hàng tồn kho.
III. Kiểm tra chi tiết
1. Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính ngắn hạn, dài hạn:
Xác định giá thị trường của các khoản đầu tư và so sánh giá trị ghi sổ, đảm bảo chắc chắn các khoản ghi giảm khi cần thiết (đối với các chứng khoán được mua bán trên thị trường chứng khoán được công nhận thì đối chiếu với giá trị thị trường chứng khoán đó công bố vào thời điểm khoá sổ và tại thời điểm kiểm toán; đối với các khoản đầu tư dài hạn khác như đầu tư bất động sản thì phải so sánh với sự đánh giá bất động sản thực tế của tài sản tương đương hay với các bằng chứng thích hợp.
Kiểm tra chi tiết biến động và thành phần của các khoản dự phòng;
Xem xét việc trình bày, hạch toán có đúng đối tượng theo quy định.
2. Dự phòng nợ phải thu khó đòi:
Thu thập danh sách các khoản nợ được phân tích theo thời gian so sánh và danh sách các khoản nợ của khách hàng đã lập dự phòng. Giải thích sự chậm trễ bằng cách hỏi Ban lãnh đạo khách hàng và kiểm tra xem có hợp lí không nếu ghi nhận dự phòng;
Đánh giá cơ sở của các khoản dự phòng được lập trên các khoản phải thu khó đòi hay có tranh chấp, xem xét có phù hợp với quy định hiện hành không. Đảm bảo việc hạch toán các khoản dự phòng một cách chính xác, đầy đủ, đúng khoản mục chi phí;
Tìm kiếm các khoản nợ phải thu khó đòi chưa hạch toán vào dự phòng nợ phải thu khó đòi như kiểm tra các khoản phải thu có số dư kéo dài nhiều năm;
Xem xét các sự kiện sau ngày khoá sổ kế toán để đánh giá mức độ ảnh hưởng của thông tin tới khả năng thanh toán của công nợ;
Lập bảng tổng hợp và đối chiếu các số dư với Báo cáo tài chính;
Thảo luận với khách hàng về khả năng thu nợ và dự phòng cho nợ phải thu khó đòi;
Thu thập chi tiết khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi. Phân biệt giữa dự phòng cụ thể cho các khoản không thể thu được theo quy định của Nhà nước và các khoản dự phòng theo quy định của đơn vị khách hàng.
Đối chiếu với các luật thuế thu nhập doanh nghiệp để xác định tính hợp lí của các khoản dự phòng.
3. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho:
Thu thập bảng tính dự phòng giảm giá hàng tồn kho;
Kiểm tra cơ sở của việc trích lập dự phòng (tính toán lại một số khoản);
Kiểm tra chi tiết đơn giá ghi sổ, đơn giá lập dự phòng và giá thị trường vào thời điểm cuối niên độ kế toán (có xem xét đến đơn giá sau ngày khoá sổ kế toán, nếu cần thiết);
Kiểm tra việc hạch toán trích lập và hoàn nhập dự phòng;
Xác định hàng chậm luân chuyển, hư hỏng và lỗi thời;
Xem xét ảnh hưởng của công việc đã làm trong cuộc kiểm kê để xem xét liệu có cần lập dự phòng cho những hàng tồn kho lỗi thời, cũ nát hay vượt quá nhu cầu dự trữ trong kho hay không?
Chủ nhiệm kiểm toán phỏng vấn người có trách nhiệm về nguyên nhân ảnh hưởng có thể dẫn tới làm giảm giá hàng tồn kho;
Xác định phương pháp lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho mà đơn vị khách hàng đã áp dụng.
IV. Kết luận
Đưa ra kết luận về tính trung thực và hợp lí của các khoản dự phòng.
Công ty A không có hoạt động đầu tư nên không có khoản dự phòng giảm giá đầu tư tài chính. Vì vậy kiểm toán viên chỉ tiến hành kiểm toán các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho và dự phòng nợ phải thu khó đòi.
2.1. Thực hiện thủ tục phân tích
Theo chương trình kiểm toán đã được thiết kế đối với các khoản dự phòng tại Công ty VAE, thủ tục phân tích các khoản dự phòng được thực hiện trên cơ sở số liệu trên Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả kinh doanh. Việc phân tích chỉ được tiến hành một cách sơ bộ nhằm xem xét những biến động trong trích lập các khoản dự phòng. Một vài phương pháp phân tích tỉ suất dự phòng nợ phải thu khó đòi / các khoản phải thu hay phân tích tuổi nợ không được phản ánh trên giấy tờ làm việc của kiểm toán viên.
Bảng số 7: Phân tích sơ bộ Báo cáo tài chính của Công ty A
Đơn vị tính: CYN
Chỉ tiêu
31/12/2002
31/12/2003
Chênh lệch
Phải thu khách hàng
18.357...

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Thực trạng công tác Kiểm Tra Sau Thông Quan Luận văn Luật 0
D Tìm hiểu thực trạng đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán do công ty TNHH kiểm toán An Phú thực hiện Luận văn Kinh tế 0
T Thực trạng kiểm toán Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong Báo cáo tài chính tại công ty kiểm toán TTL Luận văn Kinh tế 0
V Đánh giá hiện trạng và xây dựng giải pháp kiểm soát ô nhiễm môi trường tại Chợ Đầu Mối Nông Sản Thực Phẩm Bình Điền Khoa học Tự nhiên 0
N Thực trạng quy trình kiểm toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty dịch vụ tư vấn tài chính kế toán kiểm toán (aasc) Luận văn Kinh tế 0
T Kiểm toán độc lập tại Việt nam - Thực trạng và giải pháp để nâng cao chất lượng kiểm toán Công nghệ thông tin 0
N Các chuyến thăm thực địa, tình trạng và vấn đề nổi bật do phái đoàn kiểm điểm adb ghi chép 25 Luận văn Kinh tế 0
L Thực trạng kiểm toán doanh thu trong kiểm toán Báo cáo tài chính do công ty kiểm toán và tư vấn tài chính quốc tế thực hiện Luận văn Kinh tế 0
S Thực trạng công tác lập kế hoạch kiểm toán trong kiểm toán tài chính do Công ty CP Kiểm toán Thăng Long thực hiện Luận văn Kinh tế 2
B Thực trạng kiểm toán chu trình huy động và hoàn trả vốn do Công ty dịch vụ tư vấn tài chính kế toán và kiểm toán thực hiện Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top