MitMat_MitMat
New Member
Download miễn phí Đề tài Thực trạng kinh doanh và cạnh tranh của công ty cổ phần môi trường sạch đẹp
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CẠNH TRANH
VÀ CHIẾN LƯỢC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP 2
I-/ BẢN CHẤT CỦA CẠNH TRANH. 2
1-/ Cạnh tranh và vai trò của chiến lược cạnh tranh đối với một doanh nghiệp. 2
2-/ Cấu trúc cạnh tranh. 3
3-/ Đối thủ cạnh tranh. 6
II-/ CÁC CHIẾN LƯỢC CẠNH TRANH THEO VỊ THẾ CỦA CÔNG TY TRÊN
THỊ TRƯỜNG. 12
1-/ Các công ty dẫn đầu thị trường. 12
2-/ Các công ty “thách thức” trên thị trường. 13
3-/ Các công ty theo sau: 14
4-/ Các công ty đang tìm chỗ đứng trên thị trường. 15
III-/ CẠNH TRANH TRONG NGÀNH DỊCH VỤ. 16
1-/ Đặc điểm của kinh doanh dịch vụ. 16
2-/ Sức mạnh cạnh tranh trong dịch vụ làm sạch. 19
3-/ Chiến lược cạnh tranh trong dịch vụ làm sạch. 21
4-/ Đặc điểm của Marketing trong kinh doanh dịch vụ làm sạch. 24
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG KINH DOANH VÀ CẠNH TRANH
CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MÔI TRƯỜNG SẠCH ĐẸP 28
I-/ SƠ LƯỢC VỀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA THỊ TRƯỜNG DỊCH VỤ LÀM SẠCH
Ở VIỆT NAM. 28
II-/ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
MÔI TRƯỜNG SẠCH ĐẸP. 29
1-/ Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của công ty. 29
2-/ Mục tiêu kinh doanh của Công ty Cổ phần môi trường sạch đẹp. 29
3-/ Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của công ty. 29
III-/ THỰC TRẠNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MÔI TRƯỜNG SẠCH ĐẸP. 31
1. Phân tích về vốn 31
2. Cơ cấu các loại nguồn vốn 31
3. Phân tích hiệu quả kinh doanh thông qua doanh thu và chi phí 32
IV-/ PHÂN TÍCH CÁC NGUY CƠ, CƠ HỘI ĐIỂM MẠNH VÀ ĐIỂM YẾU CỦA CÔNG TY
CỔ PHẦN MÔI TRƯỜNG SẠCH ĐẸP 35
1-/ Các nguy cơ. 35
2-/ Các cơ hội của công ty. 35
3-/ Mặt mạnh của công ty. 36
4-/ Mặt yếu của công ty cổ phần môi trường sạch đẹp. 36
V-/ THỊ TRƯỜNG TRONG NƯỚC VÀ CÁC ĐỐI THỦ CẠNH TRANH. 37
1-/ Tổng quan về thị trường trong nước. 37
2-/ Các đối thủ trong ngành. 38
VI-/ TÌNH HÌNH THỊ TRƯỜNG DỊCH VỤ LÀM SẠCH TRONG NƯỚC. 41
VII-/ ĐÁNH GIÁ NHỮNG LỢI THẾ CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CÔNG TY CỔ PHẦN MÔI TRƯỜNG SẠCH ĐẸP. 43
1-/ Lợi thế của bản thân công ty. 43
2-/ Lợi thế do chính sách quản lý vĩ mô của Nhà nước mang lại. 44
3-/ Lợi thế do môi trường kinh doanh mang lại. 45
4-/ Những hạn chế cần khắc phục của Công ty Cổ phần môi trường sạch đẹp. 45
VIII.CÁC ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY
CỔ PHẦN MÔI TRƯỜNG SẠCH ĐẸP. 45
1-/ Mục tiêu của Công ty Cổ phần môi trường sạch đẹp trên thị trường trong nước. 45
2-/ Các định hướng chiến lược cạnh tranh của Công ty Cổ phần môi trường sạch đẹp. 46
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP MARKETING NHẰM NÂNG CAO
SỨC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MÔI TRƯỜNG SẠCH ĐẸP 50
I-/ CÁC GIẢI PHÁP MARKETING NHẰM NÂNG CAO SỨC CẠNH TRANH CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN MÔI TRƯỜNG SẠCH ĐẸP. 50
1-/ Sản phẩm - dịch vụ. 50
2-/ Chính sách giá. 52
3-/ Phân phối. 55
4-/ Giao tiếp. 56
II-/ CÁC GIẢI PHÁP KHÁC. 56
1-/ Giải pháp về tổ chức và quản lý công ty. 56
2-/ Về mặt tài chính. 57
3-/ Về mặt nhân sự (quản trị nguồn lực con người). 57
4-/ Về hệ thống thông tin Marketing. 57
KẾT LUẬN 59
TÀI LIỆU THAM KHẢO 60
DANH MỤC CÁC TOÀ NHÀ CAO ỐC TẠI HÀ NỘI 61
http://cloud.liketly.com/flash/edoc/jh2i1fkjb33wa7b577g9lou48iyvfkz6-swf-2015-08-20-de_tai_thuc_trang_kinh_doanh_va_canh_tranh_cua_cong_ty_co_ph.YibTFNkax3.swf /tai-lieu/de-tai-thuc-trang-kinh-doanh-va-canh-tranh-cua-cong-ty-co-phan-moi-truong-sach-dep-82167/
Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.
Ketnooi -
Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Tóm tắt nội dung tài liệu:
- Quá trình lịch sử sự cam kết của ban lãnh đạo tối cao về chất lượng.
- Đặt ra những tiêu chuẩn cao: những người cung ứng dịch vụ tốt nhất đều đặt ra những tiêu chuẩn dịch vụ chất lượng cao. Các tiêu chuẩn phải được xác định ở mức cao hợp lý.
- Hệ thống theo dõi kết quả thực hiện dịch vụ: những công ty dịch vụ hàng đầu đều điều tra kết quả thực hiện dịch vụ của cả bản thân mình lẫn đối thủ cạnh tranh một cách đều đặn. Họ thường sử dụng một số biện pháp để định lượng kết quả kinh doanh: như mua hàng so sánh, mua hàng để kiểm tra, thăm dò ý kiến của khách hàng các mẫu góp ý kiến và khiếu nại,...
- Hệ thống giải quyết các khiếu nại của khách hàng: các doanh nghiệp dịch vụ loại khá đều giải quyết các khiếu nại của khách hàng một cách nhanh chóng và hào phóng.
- Thoả mãn nhân viên cũng như khách hàng: những công ty dịch vụ tuyệt hảo đều tin chắc rằng quan hệ với nhân viên sẽ phản ánh qua quan hệ với khách hàng. Ban lãnh đạo tiến hành Marketing nội bộ và tạo ra môi trường biểu dương khen thưởng những nhân viên có thành tích phục vụ tốt. Ban lãnh đạo phải thường xuyên kiểm tra xem nhân viên có hài lòng với công việc của mình không.
3.3. Quản lý năng suất.
- Các công ty dịch vụ chịu sức ép rất lớn của yêu cầu nâng cao năng suất, vì các doanh nghiệp dịch vụ sử dụng nhiều lao động nên chi phí tăng rất nhanh.
Có 4 cách nâng cao chất lượng dịch vụ:
- Thứ nhất cần có những người cung cấp dịch vụ làm việc cần cù và có trình độ nghề nghiệp cao. Làm việc cần cù chưa chắc đã là một giải pháp, nhưng làm việc với trình độ nghề nghiệp cao thì chỉ đạt được thông qua việc tuyển chọn kỹ và những chương trình đào tạo tốt nhất.
- Thứ hai là “công nghiệp hoá dịch vụ” bằng cách bổ xung các trang thiết bị và tiêu chuẩn sản xuất.
- Thứ ba là giảm bớt hay loại bỏ các nhu cầu đối với dịch vụ bằng cách nghĩ ra một giải pháp cho dịch vụ.
- Thứ tư là thiết kế dịch vụ hiệu quả hơn.
Những công ty dịch vụ làm sạch phải tránh chạy theo năng suất quá mức sẽ làm ảnh hưởng tới chất lượng dịch vụ có thể nhận thức được. Một số biện pháp tăng năng suất khác dẫn đến chỗ tiêu chuẩn hoá quá mứcd và tước mất của khách hàng dịch vụ theo yêu cầu riêng.
4-/ Đặc điểm của Marketing trong kinh doanh dịch vụ làm sạch.
Marketing trong kinh doanh dịch vụ làm sạch cũng chính là Marketing trong dịch vụ. Bao gồm những vấn đề lớn sau:
- Marketing hỗn hợp những nhân tố quan trọng bên trọng hay những thành phần tạo ra một chương trình Marketing cho một tổ chức.
- Quá trình tiếp cận: chiến lược quản lý đảm bảo cho Marketing hỗn hợp và các chính sách bên trong thích ứng với các lực lượng thị trường.
- Lực lượng thị trường: cơ hội bên ngoài hay thành phần mà các hoạt động Marketing của tổ chức tác động đến.
Marketing hỗn hợp các nhân tố nội tại của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ phần lớn các tranh luận đều xoay tròn quanh bốn nhân tố Marketing đó là:
+ Sản phẩm: sản phẩm hay dịch vụ đưa ra thị trường bảo đảm phù hợp với nhu cầu thị trường.
+ Giá cả: mức giá cả và các điều khoản liên quan đến bán hàng.
+ Giao tiếp và khuyếch trương: chính sách truyền thông liên quan đến Marketing sản phẩm hay dịch vụ.
+ Phân phối: bao gồm việc thực hiện phân phối chuyển giao dịch vụ hàng hoá, dịch vụ, điều tra, cân đối sản phẩm dịch vụ của các tổ chức cung ứng đang có.
Thực tế có nhiều quan điểm cho rằng cần bổ xung vào mô hình 4P, đưa ra danh mục các nhân tố lên 5,7 hay 11 rằng Marketing dịch vụ giống như một vài loại dịch vụ khác.
Thực tế cho thấy mô hình 4P ứng dụng trong dịch vụ là hạn hẹp sẽ bị hạn chế bởi tính đa dạng và năng động của nền kinh tế dịch vụ. Vì vậy một chiến lược Marketing hỗn hợp dịch vụ, ngoài bốn nhân tố truyền thống nêu trên cần bổ xung thêm 3 nhân tố nữa là: con người (people), quá trình (procese) và dịch vụ tiêu thụ. Chúng ta cùng xem xét các nhân tố nêu trên.
+ Con người: chúng ta biết rằng dịch vụ có tính không tách rời. Cong người là một nhân tố quan trọng cả trong quá trình sản xuất và chuyển giao dịch vụ. Con người trở thành một bộ phận làm tăng tính cá biệt hoá tính khách hàng hoá. Đây là nội dung quan trọng trong kinh doanh của các công ty dịch vụ làm sạch, làm tăng giá trị của dịch vụ là ưu thế của cạnh tranh. Thành công của Marketing dịch vụ phụ thuộc chặt chẽ vào việc tuyển chọn, đào tạo, quản lý con người. Những nỗ lực để xem xét các nhân viên của một tổ chức là một nhân tố quan trọng trong Marketing hỗn hợp dịch vụ.
Con người là một yếu tố quan trọng của Marketing hỗn hợp dịch vụ bởi vì yếu tố này giữ vai trò khác nhau trong việc tác động tới nhiệm vụ của Marketing về giao tiếp với khách hàng. Các nhà nghiên cứu phân loại vai trò sự tác động này ra thành 4 nhóm:
+ Người liên lạc: liên lạc thường xuyên hay đều đặn với khách hàng và đặc biệt có quan hệ chặt chẽ tới Marketing thể chế. Họ nắm giữ hàng loạt vị trí quan trọng trong công ty kinh doanh dịch vụ bao gồm việc cung cấp dịch vụ và phục vụ khách hàng các dịch vụ làm sạch. Trong công ty dịch vụ môi trường đó là các nhân viên cung cấp dịch vụ trực tiếp với khách hàng. Để đề ra một kế hoạch hay điều chỉnh một chiến lược Marketing, họ cần thành thạo trong các chiến lược Marketing của công ty. Họ cần được chuẩn bị đào tạo và có động lực thúc đẩy để phục vụ khách hàng và có trách nhiệm từng ngày.
+ Người cải biên: là người ở các vị trí như phòng tài vụ tín dụng, phòng nhân sự,... Họ không liên quan trực tiếp tới hoạt động Marketing thể chế ở mức độ cao, họ tiếp xúc thường xuyên với khách hàng. Do vậy họ giữ vị trí quan trọng trong hoạt động sáng tạo và cung ứng dịch vụ làm sạch. Họ cần có một nhận thức sâu sức về chiến lược Marketing của tổ chức và đảm nhận trách nhiệm thoả mãn nhu cầu của khách hàng. Các nhà cải biên cần phát triển kỹ năng quan hệ khách hàng ở mức độ cao. Như vậy ở đây vấn đề đào tạo và sự chỉ đạo thực hiện là đặc biệt quan trọng.
+ Người tác động: họ là một bộ phận trong việc thực hiện chiến lược Marketing của tổ chức với vai trò trong việc phát triển sản phẩm và dịch vụ, nghiên cứu Marketing và các chức năng khác. Cùng với các yếu tố truyền thống của Marketing hỗn hợp, người tác động thường xuyên tắc động tới khách hàng. Những người tác động có thể được đánh giá theo mức độ hiệu quả của việc định hướng khách hàng trong những chương trình hoạt động của họ hay khả năng phát triển ý thức trách nhiệm của việc trả lời người tiêu dùng nhằm tăng cơ hội củng cố các mức giao tiếp với khách hàng.
+ Nhà biệt lập: tạo nên những chức năng khác nhau, không tiếp xúc với khách hàng và không trực tiếp tham gia các hoạt động Marketing theo qui ước. Tuy nhiên khi là những người ủng hộ thì hoạt động của họ ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động của tổ chức. Tuy nhiên khi...