daigai

Well-Known Member
LINK TẢI LUẬN VĂN MIỄN PHÍ CHO AE KET-NOI
Thực trạng quản lý rủi ro lãi suất tại ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín Sacombank chi nhánh Long Biên

Lời cảm ơn

Danh mục ký hiệu viết tắt

Danh mục các bảng biểu

Lời mở đầu

Chương I: Lý thuyết về rủi ro lãi suất trong ngân hàng thương mại

1.1. Khái quát chung về rủi ro lãi suất
1
1.1.1. Các loại hình rủi ro trong hoạt động ngân hàng thương mại
1
1.1.2. Khái niệm rủi ro lãi suất
3
1.1.3. Các hệ số phản ánh rủi ro lãi suất
3
1.1.4. Nguyên nhân của rủi ro lãi suất
6
1.1.5. Ví dụ về rủi ro lãi suất với các vị thế khác nhau của ngân hàng
9
1.2. Quản lý rủi ro lãi suất
12
1.2.1. Dự báo biến động lãi suất thị trường và nhận biết rủi ro
12
1.2.2. Lượng hoá rủi ro lãi suất
14
1.2.3. Các biện pháp phòng ngừa rủi ro lãi suất
17
Chương II : Thực trạng quản lý rủi ro lãi suất tại ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín chi nhánh Long Biên

2.1. Giới thiệu chung về ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín chi nhánh Long Biên
21
2.1.1. Lịch sử hình thành
21
2.1.2. Cơ cấu tổ chức
21
2.1.3. Các sản phẩm dịch vụ
23
2.2. Chính sách lãi suất của ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín
25
2.2.1. Lãi suất huy động
25
2.2.2. Lãi suất cho vay
29
2.3. Thực trạng quản lý rủi ro lãi suất tại ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín chi nhánh Long Biên
35
2.3.1. Phân tích các chỉ tiêu phản ánh rủi ro lãi suất
35
2.3.2. Đánh giá thực trạng quản lý rủi ro lãi suất tại Sacombank chi nhánh Long Biên
43
Chương III Giải pháp tăng cường quản lý rủi ro lãi suất tại ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín, chi nhánh Long Biên

3.1. Phương hướng hoàn thiện quản lý rủi ro lãi suất
46
3.2. Tăng cường quản lý rủi ro lãi suất đối với ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín chi nhánh Long Biên
47
3.3. Kiến nghị
50
Kết luận

Danh mục tài liệu tham khảo
























LỜI CẢM ƠN

Em xin gửi lời Thank chân thành tới TS. Phan Hữu Nghị, người đã tận tình hướng dẫn em trong quá trình viết chuyên đề này.
Em cũng xin gửi lời Thank tới các anh chị chi nhánh Long Biên đã giúp đỡ em trong suốt thời gian thực tập và viết chuyên đề.






























DANH MỤC KÝ HIỆU VIẾT TẮT

TMCP: Thương mại cổ phần
TCKT, TCXH: Tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội
A: Lãi suất huy động tiết kiệm 13 tháng trả lãi cuối kỳ
NHNN: Ngân hàng nhà nước
NHTM: Ngân hàng thương mại
R: Hệ số tài sản có nhạy cảm lãi suất trên tài sản nợ nhạy cảm lãi suất
GAP: khe hở rủi ro lãi suất
TH: trường hợp
R: Hệ số tài sản có nhạy cảm lãi suất trên tài sản nợ nhạy cảm lãi suất






























DANH MỤC BẢNG BIỂU

Biêủ 1.1: Tác động của cung cầu quỹ cho vay và các nhân tố khác lên lãi suất thị trường
13
Bảng 2.1: Lãi suất huy động có kỳ hạn cho cá nhân áp dụng cho khu vực Hà Nội và phía Bắc
26
Đồ thị 2.1: Lãi suất huy động Sacombank qua các năm
27
Bảng 2.2: Lãi suất tiền gửi huy động bậc thang
28
Bảng 2.3: Biểu lãi suất cho vay VND – cho vay SXKD
29
Bảng 2.4: Biểu lãi suất cho vay VND – cho vay phục vụ đời sống
30
Bảng 2.5: Biểu lãi suất cho vay VND ngày 21/2/2008
32
Bảng 2.6: Cơ cấu tài sản và nguồn huy động tại Sacombank chi nhánh Long Biên qua các năm
36
Bảng 2.7: Chỉ tiêu rủi ro lãi suất tại Sacombank chi nhánh Long Biên
37
Đồ thị 2.2: Chỉ tiêu rủi ro lãi suất tại chi nhánh Long Biên
38
Bảng 2.8: Miền giá trị thay đổi thu nhập của chi nhánh Long Biên theo thay đổi lãi suất
39
Đồ thị 2.3: Thay đổi thu nhập dự tính chi nhánh Long Biên
39
Bảng 2.10: Cơ câu tài sản và nguồn huy động tại Sacombank thời điểm cuối các năm 2008,2008,2009
41
Bảng 2.11: Chỉ tiêu rủi ro lãi suất tại Sacombank qua các năm
41
Bảng 3.1: Báo cáo Gap
47












LỜI MỞ ĐẦU

Những tháng nửa đầu năm 2008, cùng với chính sách thắt chặt tiền tệ của Chính phủ, thị trường tiền tệ ghi nhận mức khan hiếm vốn VND chưa từng thấy trong lịch sử.
Các ngân hàng sử dụng lãi suất như thứ vũ khí lợi hại trong cuộc chiến giành giật thị phần nguồn tiền gửi. Lãi suất huy động được đẩy lên mức cao đẩy nhiều ngân hàng rơi vào tình trạng rủi ro lãi suất.
Trong cuộc khủng hoảng tài chính tại Châu Á những năm 90, sau khi lãi suất tại Indonesia tăng trên 30%, đã có rất nhiều ngân hàng tại đây phá sản. Các ngân hàng thương mại Việt Nam cũng đã đứng ở trạng thái ngàn cân treo sợi tóc khi trong năm 2008, đã có khi lãi suất trên thị trường liên ngân hàng tăng lên tới hơn 40% năm.
Rủi ro lãi suất là một trong những nguyên nhân quan trọng gây nên sự yếu kém của ngân hàng. Sự tác động trực tiếp của thay đổi lãi suất lên khả năng sinh lời hay chịu thiệt hại của ngân hàng là lý do khiến cho việc quản lý rủi ro lãi suất trở thành cấp thiết đối với các ngân hàng thương mại Việt Nam. Tuy nhiên, hiện nay công tác quản lý rủi ro lãi suất vẫn chưa thực sự được coi trọng như đúng vai trò của nó.
Em muốn đưa ra được cái nhìn tương đối cụ thể về quản lý rủi ro lãi suất và thực tiễn quản lý rủi ro lãi suất tại ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín Sacombank thông qua chuyên đề:
“ Quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín, chi nhánh Long Biên ”
Kêt cấu đề tài gồm 3 chương:
Chương I : Lý thuyết về rủi ro lãi suất trong ngân hàng thương mại.
Chương I đưa ra một cách khái quát các lý thuyết khác nhau về rủi ro lãi suất và quản trị rủi ro lãi suất trong ngân hàng thương mại.
Chương II: Thực trạng quản lý rủi ro lãi suất tại ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín Sacombank chi nhánh Long Biên.
Chương II sẽ phân tích các chính sách lãi suất, thực trạng quản lý rủi ro lãi suất tại chi nhánh Long Biên và toàn bộ ngân hàng Sài Gòn Thương tín thông qua phân tích các chỉ số phản ánh rủi ro lãi suất.
Chương III: Giải pháp tăng cường rủi ro quản lý rủi ro lãi suất tại ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín chi nhánh Long Biên
Chương III đề xuất một số giải pháp tăng cường quản trị rủi ro lãi suất tại Sacombank.












































Chương I:
LÝ THUYẾT VỀ RỦI RO LÃI SUẤT TRONG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ RỦI RO LÃI SUẤT
1.1.1. Khái quát về các loại hình rủi ro trong hoạt động của ngân hàng thương mại
Rủi ro là một yếu tố khách quan, có thể xuất hiện trong mọi ngành nghề hay lĩnh vực kinh doanh, ngành Ngân hàng cũng không phải ngoại lệ. Rủi ro trong kinh doanh ngân hàng là những biến cố không mong đợi mà khi xảy ra sẽ dẫn đến tổn thất tài sản của ngân hàng hay giảm sút lợi nhuận so với dự kiến.
Trong quá trình hoạt động, ngân hàng luôn phải đối mặt với rất nhiều loại rủi ro. Tuỳ theo tiêu thức phân loại mà có thể chia rủi ro thành các loại khác nhau.
Nếu phân chia theo các loại tài sản, rủi ro trong ngân hàng thương mại gồm có: rủi ro trong quản lý và kinh doanh ngân quỹ, rủi ro tín dụng, rủi ro trong quản lý và kinh doanh chứng khoán, rủi ro trong cho thuê và rủi ro đối với các tài sản khác của ngân hàng.
Nếu phân chia theo nguyên nhân, rủi ro trong ngân hàng gồm: rủi ro do người vay không trả nợ, rủi ro lãi suất thay đổi, rủi ro do tỷ giá thay đổi, rủi ro do các nguyên nhân khác như mất trộm, giả mạo giấy tờ...
Cách phân loại phổ biến chia rủi ro trong ngân hàng thành 6 loại chính:
1.1.1.1. Rủi ro tín dụng
Rủi ro tín dụng là khả năng xảy ra tổn thất đối với ngân hàng do khách hàng vay không trả đúng hạn, không trả hay không trả đầy đủ vốn và lãi. Khi thực hiện hoạt động cho vay, ngân hàng không dự kiến khoản cho vay đó sẽ bị tổn thất, tuy nhiên, các khoản cho vay luôn hàm chứa rủi ro. Thông thường, các nhà ngân hàng sẽ dự tính trước tỷ lệ tổn thất với hoạt động tín dụng trong chiến lược kinh doanh, và cố gắng quản lý rủi ro sao cho tỷ lệ tổn thất thực tế thấp hơn hay bằng tỷ lệ dự kiến.
1.1.1.2. Rủi ro lãi suất
Rủi ro lãi suất là khả năng xảy ra tổn thất với ngân hàng khi lãi suất thay đổi khác với dự tính. Rủi ro lãi suất có liên hệ chặt chẽ với rủi ro tín dụng do tính chất quyết định của lãi suất đối với khả năng và mong muốn trả nợ của khách hàng. Có hai hình thức cơ bản của rủi ro lãi suất: rủi ro lãi suất xuất phát từ sự chênh lệch về kỳ hạn thay đổi lãi suất ( khi áp dụng lãi suất cố định) và rủi ro lãi suất khi tái định giá ( khi áp dụng lãi suất điều chỉnh) đối với tài sản có và tài sản nợ của ngân hàng.
1.1.1.3. Rủi ro hối đoái
Rủi ro hối đoái là khả năng xảy ra tổn thất với ngân hàng khi tỷ giá hối đoái biến động theo hướng bất lợi so với dự tính. Hiện nay, trong cơ chế thị trường mở tỷ giá hối đoái thường xuyên dao động làm tăng khả năng gia tăng thu nhập tạm thời cho ngân hàng, tuy nhiên cũng đồng thời làm tăng rủi ro hối đoái đối với các ngân hàng thương mại do khả năng biến động nhanh, biên độ dao động lớn.
1.1.1.4. Rủi ro thanh khoản
Rủi ro thanh khoản là khả năng xảy ra tổn thất cho ngân hàng khi nhu cầu thanh khoản thực tế vượt quá khả năng thanh khoản dự kiến, dẫn đến tăng chi phí để đáp ứng nhu cầu thanh khoản, hay nghiêm trọng hơn là ngân hàng mất khả năng thanh toán. Khủng hoảng tài chính năm 2008, nhiều ngân hàng thương mại Việt Nam đã từng rơi vào tình trạng thanh khoản kém, ngân hàng gặp phải rủi ro thanh khoản.
1.1.1.5. Rủi ro tồn đọng vốn
Rủi ro tồn đọng vốn là khả năng xảy ra tổn thất cho ngân hàng khi nguồn vốn huy động được lớn nhưng ngân hàng lại không thể cho vay hay đầu tư, làm giảm thu nhập của ngân hàng. Ngân hàng có thể gặp phải rủi ro tồn đọng vốn trong nhiều trường hợp: ngân hàng đã huy động với lãi suất cao nhưng không thể chấp nhận cho vay hay đầu tư khi lãi suất thị trường ở mức quá thấp, hay sản phẩm huy động của ngân hàng không thu hút được khách hàng đi vay như trường hợp sản phẩm huy động và cho vay vốn bằng vàng của các ngân hàng Việt Nam năm 2010…
Để giảm lãi suất hiệu quả, giảm thiểu rủi ro lãi suất cho hệ thống NHTM, em cho rằng ý kiến NHNN cần nâng cao tiêu chuẩn tín dụng, nhằm làm giảm cầu từ đó giảm lãi suất của chuyên gia kinh tế Hồ Sỹ Thuỵ tương đối phù hợp. Việc kiểm tra giám sát cấp tín dụng, phân loại nợ và dự phòng rủi ro theo quy định sẽ làm giảm số lượng các khoản vay có rủi ro vỡ nợ cao.
Bên cạnh đó, việc thực hiện nới lỏng cung tín dụng thông qua các biện pháp như giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc và phát huy vai trò của các NHTM nhà nước cũng đã đi rất đúng hướng trong yêu cầu giảm lãi suất hiện nay. Tuy nhiên, việc tăng cung tín dụng cũng cần rất thận trọng do có thể dẫn tới lạm phát, nhân tố có thể làm tăng lãi suất thị trường và gây bất ổn kinh tế.
Như vậy, cùng với các biện pháp điều chỉnh lãi suất trong ngắn hạn, NHNN cần tạo ra một môi trường pháp lý lành mạnh, hướng dẫn các NHTM tự quản trị rủi ro trong dài hạn qua các biện pháp như ban hành các quy định cụ thể về giao dịch kỳ hạn, tạo điều kiện phát triển thị trường kỳ hạn cho các doanh nghiệp…

KẾT LUẬN
Lãi suất là yếu tố do thị trường quyết định nhưng lại có tác động rất lớn đến kết quả kinh doanh của ngân hàng. Việc không chú trọng quản lý rủi ro lãi suất là nguyên nhân quan trọng khiến thu nhập ròng của ngân hàng sụt giảm.
Quản lý rủi ro lãi suất đòi hỏi có một qui trình quản lý rủi ro toàn diện, đảm bảo phát hiện kịp thời, đo lường, giám sát và kiểm soát rủi ro. tuỳ từng trường hợp vào quy mô và môi trường hoạt động của mỗi ngân hàng mà qui trình này có thể có các hình thức khác nhau.
Ngân hàng có thể tự thiết kế và thực hiện mô hình quản lý rủi ro, hay mua mô hình quản lý từ nhà cung cấp khác. Việc tự thiết kế hay thiết kế lại mô hình quản lý rủi ro được nhiều ngân hàng chọn lựa do phù hợp với tình hình hoạt động đặc trưng của ngân hàng.
Tuy nhiên dù sử dụng mô hình quản lý rủi ro nào, hệ thống đo lường rủi ro của ngân hàng cũng cần nhận biết và tính toán những nguyên nhân chính dẫn tới rủi ro lãi suất một cách chính xác và kịp thời, kết hợp với các báo cáo rủi ro khoa học và việc giám sát chặt chẽ để đạt được hiệu quả cao nhất.
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Phân tích thực trạng hệ thống thông tin quản lý tại UBND huyện Thọ Xuân Luận văn Kinh tế 0
D Thực trạng công tác quản lý môi trường tại khu công nghiệp Nguyễn Đức Cảnh thành phố Thái Bình Nông Lâm Thủy sản 0
D Đánh giá thực trạng quản lý biến động đất đai tại thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ Nông Lâm Thủy sản 0
D Thực trạng quản trị kho hàng tại công ty cổ phần acecook việt nam Luận văn Kinh tế 0
D Thực trạng quản trị nguồn tài trợ ngắn hạn tại một doanh nghiệp Luận văn Kinh tế 0
D Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý tài nguyên rừng dựa vào cộng đồng tại khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, tỉnh Thanh Hóa Nông Lâm Thủy sản 0
D Thực trạng và một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác tổ chức lao động khoa học cho lao động quản lý tại Công ty cơ khí 79 Văn hóa, Xã hội 0
D Thực trạng quản lý chất thải rắn nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh và đề xuất giải pháp quản lý Khoa học Tự nhiên 1
D Thực trạng công tác an toàn vệ sinh lao động, công tác tổ chức quản lý, quy trình công nghệ tại Công ty Gang Thép Thái Nguyên Văn hóa, Xã hội 0
D Đánh giá thực trạng chính sách quản lý ngoại hối ở Việt Nam trong thời gian qua và những giải pháp kiến nghị Văn hóa, Xã hội 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top