trieuthimaitrang
New Member
Download miễn phí Chuyên đề Thực trạng quản lý và sử dụng đất đai trong lâm nghiệp" ở xã Cự Đồng - Thanh Sơn - Phú Thọ
MỤC LỤC
NỘI DUNG TRANG
LỜI NÓI ĐẦU 1
1. Tính cần thiết của đề tài 1
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 2
3. Phương pháp nghiên cứu 2
4. Phạm vi nghiên cứu 2
5. Địa điểm nghiên cứu 2
PHẦN I. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI TRONG LÂM NGHIỆP 3
I. Khái niệm, vị trí và vai trò của đất đai trong lâm nghiệp 3
1.1 khái niệm. 3
1.2 Vị trí, vai trò của đất đai 4
II.Một số nội dung quản lý và sử dụng đất lâm nghiệp trên địa bàn xã 8
2.1. Sự cần thiết về mặt pháp lý của quản lý và sử dụng đất đai 8
2.2 . Quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp ở xã 10
2.3. Thực hiện giao đất, giao rừng, giao đất khoán rừng. 13
2.4. Một số căn cứ khác. 14
2.5. Phát triển loại hình kinh doanh lâm nghiệp theo hướng lâm nghiệp trang trại 15
2.6. Thực hiện tốt và thường xuyên công tác khuyến nông, khuyến lâm. 17
2.7. Thu hoạch, khai thác chế biến lâm sản. 20
2.8. Tăng cường năng lực cán bộ địa chính xã. 20
III. Phương pháp và trình tự quản lý và sử dụng đất đai. 21
1. Phương pháp quản lý và sử dụng đất lâm nghiệp. 21
1.1. Phương pháp kết hợp phân tích định tính và định lượng 21
1.2. Phương pháp phân tích vĩ mô và phương pháp phân tích vi mô 22
1.3. Phương pháp toán kinh tế, dự báo và ứng dụng công nghệ tin học trong quản lý và sử dụng đát đai. 22
1.4. Phương pháp cân bằng tương đối 24
2. Nội dung và trình tự lập kế hoạch sử dụng đất đai 24
2.1. Chuẩn bị điều tra cơ bản. 24
2.2. Phân tích điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội 25
3. Đánh giá tình hình quản lý hiện trạng sử dụng đất, biến động đất đai và tính thích nghi của đất đai. 28
4. Dự báo dân số và nhu cầu đất đai 31
5. Phương án quản lý và kế hoạch sử dụng đất. 35
IV. Mối quan hệ giữa quản lý và sử dụng đất với các loại quy hoạch khác 37
1. Quan hệ giữa quản lý và sử dụng đất với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội. 37
2. Quan hệ giữa quản lý và sử dụng đất với dự báo và chiến lược sử dụng đất 37
3. Quan hệ giữa quản lý và sử dụng đất với quy hoạch phát triển lâm nghiệp 38
4. Quan hệ giữa quản lý và sử dụng đất với quy hoạch các ngành 38
5. Quan hệ giữa quản lý và sử dụng đất cả nước với quy hoạch sử dụng đất đai của địa phương. 39
PHẦN II. THỰC TRẠNG VỀ QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG ĐẤT LÂM NGHIỆP Ở XÃ CỰ ĐỒNG - THANH SƠN - PHÚ THỌ GIAI ĐOẠN 2001 - 2005. 39
I. Đặc điểm và điều kiện tự nhiên 39
1. Vị trí địa lý 39
2. Địa hình 39
3. Khí hậu và thời tiết 40
4. Thủy văn 40
5. Thổ nhưỡng 41
6. Thảm thực vật 41
II. Điều kiện kinh tế - xã hội 41
1. Dân số, lao động 41
2. kinh tế 41
3. Cơ sở hạ tầng 43
III. Thực trạng quản lý và sử dụng đất lâm nghiệp ở xã Cự Đồng - Thanh Sơn - Phú Thọ 44
1. Giao đất giao rừng 45
2. Thực trạng sử dụng đất lâm nghiệp ở xã Cự Đồng từ 2001 - 2005 45
3. Trồng mới, khoanh nuôi và bảo vệ rừng 46
4. Phát triển hộ trang trại, kết hợp nông - lâm nghiệp ở xã Cự đồng 46
5. Khai thác, chế biến tiêu thụ sản phẩm 48
6. Kết quả hoạt động kinh doanh lâm nghiệp của một số hộ điển hình 49
7. Đánh giá chung kết quả, hạn chế, nguyên nhân 50
PHẦN III. PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG CÓ HIỆU QUẢ ĐẤT LÂM NGHIỆP TỪ 2007 - 2010. 51
I. Giải pháp thực hiện 51
1. Quản lý và sử dụng đất lâm nghiệp 51
2. Kế hoạch giao đất giao rừng 51
PHẦN IV. KẾT LUẬN VÀ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT 55
I. Kết luận 55
II. Ý kiến và đề xuất 56
1. Đối với hộ gia đình 56
2. Đối với đất địa phương 56
3. Đối với nhà nước 57
http://cloud.liketly.com/flash/edoc/web-viewer.html?file=jh2i1fkjb33wa7b577g9lou48iyvfkz6-demo-2016-02-07-chuyen_de_thuc_trang_quan_ly_va_su_dung_dat_dai_trong_lam_ng_5sd9KMqOKe.png /tai-lieu/chuyen-de-thuc-trang-quan-ly-va-su-dung-dat-dai-trong-lam-nghiep-o-xa-cu-dong-thanh-son-phu-tho-91256/
Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.
Ketnooi -
Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Tóm tắt nội dung tài liệu:
1.3 Phương pháp toán kinh tế, dự báo và ứng dụng công nghệ tin học trong quản lý và sử dụng đất đai.
Đặc điểm của đất đai là rất đa dạng với nhiều hình thức sử dụng nên việc áp dụng phương pháp toán kinh tế về dự báo trong quản lý và sử dụng đất đai trở thành hệ thống phức tạp mang tính xác suất. Đó là một quá trình đòi hỏi tính sáng tạo, việc áp dụng một cách máy móc các mô hình toán kinh tế chung có thể làm đơn giản hóa hay xóa bỏ tính đặc thù của bài toán, đặc biệt khi thiếu các mô hình tương ứng phù hợp với quy hoạh đất đai,với chức năng đa dạng của đất đai với việc dự báo sử dụng đất đai trở thành hệ thống lượng phức tạp mang tính chất xác suất.
để sử dụng phương pháp này trước hết phải phân tích các nhóm yếu tố ảnh hưởng đến dự báo sử dụng tài nguyên đất đai , dự báo sử dụng tài nguyên đất đai luôn chịu ảnh hưởng của 2 nhóm yếu tố :
- Nhóm nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội bao gồm việc sản xuất lương thực, thực phẩm, sản xuất nguyên liệu cho công nghiệp, phân bố công nghiệp, xây dựng giao thông liên lạc, thành phố các khu dân cư nông thôn, khu nghỉ ngơi và giải trí, đất quốc phòng, rừng, đất chưa sử dụng
- Nhóm tiến bộ khoa học kỹ thuật : gồm kỹ thuật canh tác, làm đất, tưới tiêu, các phương pháp hóa học, vật lý và sinh học về cải tạo đất, các biện pháp nông lâm thủy chống soáy mòn, quy tụ trong một hệ thống tổ chức lãnh thổ nhất định. Dự báo sử dụng đất có thể thực hiện theo trình tự : Phân tích, đánh giá hiện trạng sử dụng đất, dự báo tiềm năng và khả năng cải tạo đất, cân đối nhu cầu sử dụng trong tương lai.
Việc áp dụng phương pháp toán kinh tế vào dự báo sử dụng đất phải đạt mục đích là xác định và tìm ra mô hình toán với hàm mục tiêu tối ưu tức là nhận được lượng sản phẩm tối đa với chi phí tối thiểu. Trong đó cần đề cập đầy đủ nhất nhu cầu của con người, những khả năng có hạn, tiến bộ khoa học kỹ thuật, tiềm năng của đất cũng như sự đòi hỏi khôi phục độ màu mỡ của đất và yêu cầu bảo vệ thiên nhiên. Hàm mục tiêu thường chứa đựng hai biến số : nhu cầu sử dụng đất và sản lượng thu được với điều kiện ràng buộc là hạn chế về vốn, lao động để áp dụng các biện pháp chu chuyển và cải tạo đất.
Trong quản lý và sử dụng đất đai thường có các mô hình dự báo như : dự báo phân bố loại đất, dự báo sử dụng đất cụ thể, dự báo tổng hợp phân bố và sử dụng đất đai.
Mục đích cuối cùng của sự chu chuyển các loại đất với nhau là nhằm cải thiện việc sử dụng chúng nhằm tăng chất lượng và giá trị của đất đai. Do đó hàm mục tiêu có thể được biểu diễn là hàm tối đa hóa giá trị của tất cả các loại đất với diện tích của chúng. Để tối ưu hóa các bài toán về tổ chức lãnh thổ có thể áp dụng bài toán vận tải với mô hình tuyến tính hay mô hình lưới hay bài toán mô hình tuyến tình hay mô hình quy hoạch động. Ngoài ra có thể áp dụng mô hình toán học khác phụ tuyến tính hay làm tròn số.
Trong việc quản lý và sử dụng đất các cấp, việc ứng dụng công nghệ tin học và kỹ thuật tiên tiến như hệ thống thông tin địa lý GIS là một yêu cầu cấp bách trong việc xây dựng và hình thành các bản đồ phục vụ quy hoạch, hiệu chỉnh các phương pháp quy hoạch đất đai giúp cho công tác quản lý lưu trữ và hệ thống hóa mọi thông tin cần thiết về các loại bản đồ trên máy tính trong một thời gian dài tạo khả năng bổ xung cập nhật, thường xuyên tra cứu dễ dàng, phục vụ tốt theo yêu cầu của công viêc.
1.4 Phương pháp cân bằng tương đối.
Quá trình xây dựng và thực thi quy hoạch tổng thể sử dụng đất đai là quá trình diễn thể của hệ thống sử dụng đất dưới sự điều khiển của con người, trong đó đề cập đến sự không cân bằng của hệ thống cũ và xây dựng hệ thống mới thông qua điều tiết khống chế vĩ mô, thực hiện cân bằng tương đối về tình trạng sử dụng đất ở một thời điểm nào đó theo đà phát triển của kinh tế - xã hội sẽ nảy sinh sự mất cân bằng mới về cung và cầu đối với sử dụng đất. Do đó quy hoạc sử dụng đất đai là một quy hoạch động, sự mất cân đối trong sử dụng đất đai luôn được điều chỉnh và các vấn đề được sử lý nhờ phương pháp tích động.
2. Nội dung và trình tự quản lý và sử dụng đất đai.
Để thực hiện các bước và nội dung công việc cụ thể của quản lý và sử dụng đất đai có thể áp dụng nhiều phương pháp khác nhau. Nội dung và phương pháp tiến hành lập kế hoạch quản lý, sử dụng đất đai theo đơn vị lãnh thổ, địa giới hành chính như sau :
2.1 Chuẩn bị điều tra cơ bản.
Xây dựng và đề xuất công tác quản lý và sử dụng đất đai của địa phương, khảo sát điều tra sơ bộ, xác định rõ mục tiêu yêu cầu, xin ý kiến chỉ đạo của UBND và cơ quan địa chính có thẩm quyền. Lập ban chỉ đạo tổ chức lực lượng và chuẩn bị triển khai. Điều tra cơ bản thực hiện công tác nội nghiệp. Chuẩn bị hệ thống các biểu mẫu điều tra như thiết kế các mẫu biểu thích hợp, thuận tiện để nhập và sử lý các thông tin, số liệu phục vụ quy hoạch và sử dụng đất đai trong quá trình điều tra. Tùy từng tình hình và điều kiện cụ thể của từng địa phương mà thu thập điều tra các tài liệu thông tin số liệu liên quan đến quy hoạch như : các số liệu về đặc điểm điều kiện tự nhiên, các nguồn tài nguyên, cảnh quan môi trường sinh thái trên địa bàn quản lý. Tài liệu về tình hình phát triển kinh tế xã hội trong những năm qua, các nghị quyết liên quan đến các chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế xã hội trong những năm sắp tới. Số liệu về sử dụng đất đai trong 5 đến 10 năm. Định mức sử dụng và giá đất hiện hành của địa phương các tài liệu, số liệu về chất lượng đất đai như đặc tính nông hóa, thổ nhưỡng đánh giá phân hạng đất, mức độ rửa trôi soáy mòn đất, độ nhiễm mặn nhiễm phèn, các số liệu liên quan đến quy hoạch. Các tài liệu bản đồ hiện có như bản đồ nền địa hình, bản đồ nông hóa thổ nhưỡng, bản đồ hiện trạng sử dụng đất đai, bản đồ quy hoạch đã làm trước đây và các bản đồ có liên quan.
Trên cơ sở kết quả nội nghiệp sẽ xây dựng kế hoạch công tác ngoại nghiệp, khảo sát và thực hiện bổ xung, chỉnh lý tài liệu ngoài thực địa như phỏng vấn, khoảng ước lượng đo đường thẳng.
2.2 Phân tích điều kiện tự nhiện kinh tế - xã hội.
a. Phân tích đặc điểm điều kiện tự nhiên.
* Vị trí địa lý.
cần so với các trục giao thông chính, các trung tâm kinh tế chính trị văn hóa quan trọng trong khu vực, xác định được tọa độ địa lý và danh giới giáp các vùng xung quanh, các lợi thế và hạn chế về vị trí địa lý trong việc phát triển kinh tế xã hội và sử dụng đất đai.
* Địa hình.
Về địa hình cần kiến tạo chung, phân cấp độ cao, độ dốc hướng dốc, xu hướng địa hình. Đặc điểm phân tiểu vùng theo yếu tố độ cao như chũng, bằng, bán sơn địa, đồi núi cao và các lợi thế của yếu tố địa hình đối với sản xuất và sử dụng đất đai.
* Phân tích về điều kiện khí hậu.
Nắm rõ được đặc điểm của vùng khí hậu như nhiệt độ trung bình năm, tháng nào cao nhất và thấp nhất, về nắng phải nắm rõ số ngày, giờ nắng trung bình / năm, mùa, tháng. Về mùa mưa phải nắm rõ mùa mưa, lượng mưa trung bình trên năm, tháng cao nhất và thấp nhất. Về độ ẩm phải xác định được độ ẩm bình quân cao nhất, trung bình, thấp nhất trên năm, trên tháng. Đặc điểm về gió bão lũ lụt, sương mù và các ưu thế hạn chế của yếu tố khí hậu đối với phát triển sản xuất và sử dụng đất đai.
* Phân tích về chế độ thủy văn.
Đối với chế độ thủy văn phải xác định được hệ thống lưu vực mạng lưới sông suối, ao hồ, đập cần xác định được chiều dài, chiều rộng, dung tích, điểm đầu điểm cuối, lưu lượng tốc độ dòng chảy, quy luật diễn biến và các ưu thế hạn chế của yếu tố thủy văn đối với phát triển sản xuất và sử dụng đất đai như khả năng soáy mòn bạc màu đất, hạn hán.
b. Phân tích các loại tài nguyên và cảnh quan môi trường.
* Tài nguyên nước.
Xét về nguồn nước mặt như vị trí nguồn nước, chất lượng nước, khả năng khai thác sử dụng cho sản xuất và sinh hoạt theo mùa và khu vực trong năm, nguồn nước ngầm, nước mạch cần xác đinh được độ sâu, chất lượng nước, khả năng hiệu quả kinh tế khai thác sử dụng cho sản xuất và sinh hoạt.
* Tài nguyên đất.
Cần phân tích và nắm được nguồn gốc phát sinh và đặc điểm quá trình hình thành, đặc điểm phân bố mức độ tập trung trên lãnh thổ, các tính chất đặc trưng về lý, hóa tính, khả năng sử dụng theo các tính chất tự nhiên và khi áp dụng các biện pháp cần thiết, mức độ khả năng khai thác sử dụng các loại đất chính mức độ sói mòn, nhiễm phèn, nhiễm độ mặn và các biện pháp cần thực hiện để bảo vệ, cải tạo và nâng cao độ phì nhiêu của đất.
* Tài nguyên rừng.
Cần khái quát được về tài nguyên rừng như diện tích, phân bổ, trữ lượng các loại rừng, đặc điểm thảm thực vật, động vật rừng quý hiếm và được ghi trong sách đỏ. Yêu cầu bảo vệ nguồn gen động thực vật rừng khai thác sử dụng theo quy trình l...