daigai

Well-Known Member
LINK TẢI LUẬN VĂN MIỄN PHÍ CHO AE KET-NOI

MỤC LỤC


Trang
MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài 2
3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài 2
4. Phương pháp nghiên cứu 3
5. Kết cấu của đề tài 3
Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG
PHÁP LUẬT VIỆT NAM 4
1.1. Những khái niệm cơ bản về bình đẳng giới 4
1.1.1. Khái niệm giới và đặc điểm của giới 4
1.1.2. Khái niệm giới tính và đặc điểm của giới tính 6
1.1.3. Khái niệm và đặc điểm bình đẳng giới 7
1.1.4. Một số khái niệm khác 10
1.2. Sự hình thành và phát triển của pháp luật bình đẳng giới ở Việt Nam 12
1.2.1. Giai đoạn trước cách mạng tháng 8 năm 1945 12
1.2.2. Giai đoạn từ 1945 đến 1954 13
1.2.3. Giai đoạn từ 1954 đến 1975 14
1.2.4. Giai đoạn từ 1975 đến nay 15
1.3. Sự điều chỉnh của pháp luật hiện hành về bình đẳng giới 19
1.3.1. Các nguyên tắc cơ bản về bình đẳng giới 19
1.3.2. Những nội dung cơ bản về bình đẳng giới 26
1.3.3. Các biện pháp bảo đảm bình đẳng giới 30
1.3.4. Trách nhiệm thực hiện bảo đảm bình đẳng giới 36
Chương 2. THỰC TRẠNG THI HÀNH LUẬT BÌNH ĐẲNG GIỚI
Ở VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 38
2.1. Thực trạng xây dựng pháp luật đảm bảo bình đẳng giới 38
2.1.1. Trong lĩnh vực lao động- việc làm 40

2.1.2. Trong lĩnh vực gia đình 42
2.2. Thực trạng áp dụng Luật bình đẳng giới ở Việt Nam trong lĩnh vực lao động và việc làm 43
2.2.1. Đánh giá khái quát bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động
việc làm 43
2.2.2. Những vướng mắc từ thực tiễn áp dụng Luật Bình đẳng giới
trong lĩnh vực lao động- việc làm 45
2.3. Thực trạng áp dụng Luật Bình đẳng giới trong lĩnh vực gia đình 53
2.3.1. Đánh giá khái quát bình đẳng giới trong lĩnh vực gia đình 53
2.3.2. Những bất cập và hạn chế trong thực tiễn áp dụng
Luật Bình đẳng giới trong lĩnh vực gia đình 54
2.4. Các giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng Luật Bình đẳng giới 65
2.4.1. Giải pháp định hướng chung 65
2.4.2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật 65
KẾT LUẬN 71
TÀI LIỆU THAM KHẢO 73



















CÁC TỪ VIẾT TẮT



- BLDS : Bộ luật Dân sự
- BLLĐ : Bộ luật Lao động
- LBHXH : Luật Bảo hiểm xã hội
- BHXH : Bảo hiểm xã hội





















MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong thời gian gần đây vấn đề bình đẳng giới đang được cả cộng đồng quốc tế đặc biệt quan tâm. Bởi vì thực tế tình trạng bất bình đẳng giới đã và đang diễn ra phổ biến, đây là một trong những nguyên nhân hạn chế quá trình phát triển kinh tế- xã hội. Bất bình đẳng giới cũng là nguyên nhân làm tăng đói nghèo, cản trở việc chăm sóc sức khỏe dân cư, hạn chế các cơ hội tăng thu nhập và gây nên hàng loạt tổn thất khác cho xã hội. Những nước tích cực thúc đẩy bình đẳng giới thường đạt được tốc độ phát triển kinh tế xã hội cao và phát triển bền vững hơn. Theo Báo cáo đánh giá tình hình giới ở Việt Nam, tháng 12/2006 của Ngân hàng thế giới (WB), Ngân hàng phát triển châu Á (ADB), Vụ phát triển quốc tế Anh (DFID) và cơ quan phát triển quốc tế Canađa thì “Việt nam là một trong những nước dẫn đầu thế giới về tỉ lệ phụ nữ tham gia các hoạt động kinh tế, là một trong những nước nước tiến bộ hàng đầu về bình đẳng giới, là quốc gia đạt được sự thay đổi nhanh chóng nhất về xóa bỏ khoảng cách giới trong 20 năm qua ở khu vực Đông Á [20, 61]. Tuy nhiên không phải vì những thành tựu đó mà Việt Nam đã đạt được mục tiêu bình đẳng giới thực sự. Thực tế cho thấy thực trạng bất bình đẳng giới, khoảng cách giới, phân biệt đối xử về giới ở Việt Nam vẫn đang tồn tại trong đời sống xã hội, tiêu biểu như: định kiến giới, bạo lực gia đình, bất bình đẳng về vị trí, vai trò của phụ nữ so với nam giới trong các lĩnh vực của đời sống xã hội. Về mặt pháp lí, thực chất vấn đề bình đẳng giới được qui định rải rác trong nhiều văn bản khác nhau nhưng chưa tập trung, thống nhất. Hay nói cách khác, chưa có văn bản luật điều chỉnh riêng. Để khắc phục những tình trạng trên, ngoài những văn bản pháp luật liên quan thì Luật Bình đẳng giới đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29/11/2006 và bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/7/2007. Đây là cơ sở pháp lý để xử lý các vi phạm pháp luật bình đẳng giới. Đồng thời khẳng định sự quan tâm của Việt Nam trong quá trình thực hiện mục tiêu bình đẳng giới, hội nhập khu vực và quốc tế. Tuy vậy để đạt được mục tiêu bình đẳng giới còn là một quá trình dài và khó khăn, do nhận thức của người dân về vấn đề này còn nhiều hạn chế, quá trình thi hành còn nhiều khó khăn, bất cập. Thêm vào đó Luật Bình đẳng giới còn thiếu các văn bản hướng dẫn thi hành khiến việc áp dụng pháp luật khó đi vào thực tiễn đời sống xã hội. Vì vậy, việc nghiên cứu, tìm hiểu các quy định về bình đẳng giới không chỉ là yêu cầu của các nhà nghiên cứu khoa học mà còn là nhu cầu thiết thực của từng công dân trong xã hội. Chính vì lý do đó nên tác giả đã nghiên cứu và chọn đề tài: “ Thực trạng thi hành Luật Bình đẳng giới ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay” làm đề tài nghiên cứu khóa luận cho mình. Với đề tài này tác giả muốn được góp một phần công sức nhỏ bé vào việc xây dựng pháp luật về bình đẳng giới và hi vọng góp phần tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật về bình đẳng giới ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.
2. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài
Đề tài góp phần làm rõ các vấn đề lí luận và thực tiễn thi hành Luật Bình đẳng giới ở Việt Nam. Đặc biệt là trong hai lĩnh vực là lao động- việc làm và gia đình.
Đề tài nghiên cứu những khó khăn, vướng mắc từ thực tiễn áp dụng pháp luật bình đẳng giới. Từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong quá trình thực hiện mục tiêu bình đẳng giới.
3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Bình đẳng giới có nghĩa là phụ nữ và nam giới có vị trí như nhau và có cơ hội như nhau để làm việc và phát triển. Nói bình đẳng giới không có nghĩa là chỉ đấu tranh quyền lợi cho phụ nữ mà là đấu tranh cho sự bình đẳng của cả hai giới. Nhưng trong thời đại ngày nay, nhìn chung sự bất bình đẳng xảy ra đối với phụ nữ là đa số nên đề tài chỉ tập trung đề cập đến vấn đề bình đẳng cho phụ nữ là chủ yếu. Đồng thời do thời gian hạn chế và pháp luật bình đẳng giới còn là lĩnh vực mới mẻ với nhiều nội dung ở tất cả các lĩnh vực khác nhau trong đời sống xã hội. Vì vậy ở đề tài này tác giả không đi sâu nghiên cứu hết tất cả các lĩnh vực mà chỉ giới hạn ở hai lĩnh vực: Lao động- việc làm và gia đình.
4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu đề tài này được dựa trên phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác- Lênin, kết hợp với đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta trong việc xây dựng và thi hành pháp luật bình đẳng giới. Bên cạnh đó, tác giả còn sử dụng các phương pháp cụ thể như phân tích, tổng hợp, đối chiếu, so sánh giữa lí luận và thực tiễn nhằm làm rõ các qui định của pháp luật về bình đẳng giới. Các phương pháp này giúp cho việc nghiên cứu đề tài được xem xét ở nhiều góc độ khác nhau, từ đó hoàn thiện hơn nữa các quy định của pháp luật, góp phần vào việc thực hiện mục tiêu bình đẳng giới.
5. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, đề tài gồm có hai có chương:
 Chương 1. Một số vấn đề lí luận về Bình đẳng giới
 Chương 2. Thực trạng thi hành Luật Bình đẳng giới ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.


Chương 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI
TRONG PHÁP LUẬT VIỆT NAM

1.1. Những khái niệm cơ bản về bình đẳng giới
1.1.1. Khái niệm giới và đặc điểm của giới
Thuật ngữ “giới”, theo tiếng Anh là “gender” là một thuật ngữ thường được sử dụng trong lĩnh vực xã hội học. Thuật ngữ này mới được du nhập vào Việt Nam khoảng 20 năm trở lại đây và được thể hiện theo nhiều cách khác nhau. Theo từ điển Tiếng Việt 2006- Nhà xuất bản Đà Nẵng- Trung tâm từ điển học thì: “Giới là lớp người trong xã hội phân theo một đặc điểm rất chung nào đó, về nghề nghiệp, địa vị xã hội” [22, 405]. Theo định nghĩa của tác giả Lê Thị Chiêu Nghi trong cuốn “Giới và dự án phát triển”- Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh năm 2001 thì: “Giới bao gồm các mối quan hệ và tương quan về địa vị xã hội của phụ nữ và nam giới trong một môi trường xã hội cụ thể, hay nói cách khác, giới là sự khác biệt giữa phụ nữ và nam giới trong quan hệ xã hội” [13, 71]. Ngoài ra trong cuốn “ Xã hội học về giới và phát triển” – Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội năm 2000 của hai tác giả Lê Ngọc Hùng và Nguyễn Thị Mĩ Lộc thì :“Giới dùng để chỉ các đặc điểm, vị trí, vai trò và mối quan hệ xã hội giữa nam và nữ. Hay nói cách khác, giới là khái niệm dùng để chỉ những đặc trưng xã hội của nam và nữ” [15, 6]. Như vậy, tuy các khái niệm trên có sự khác nhau về câu chữ trong cách diễn đạt nhưng nói chung, theo quan điểm xã hội học các tác giả đều cho rằng giới là khái niêm dùng để chỉ những sự khác biệt của nam và nữ trong các mối quan hệ xã hội.
Trong lĩnh vực khoa học pháp lý, để thể hiện sự khác biệt về vị thế xã hội, vị thế trong các quan hệ xã hội được pháp luật điều chỉnh, khái niệm “đàn bà”, “đàn ông”, “trai”, “gái”, “nam”, “nữ” , “phụ nữ”, “nam giới” đã được sử dụng trong các bản Hiến pháp cũng như nhiều văn bản pháp luật khác nhau. Lần đầu tiên khái niệm “Giới” được qui định tại Điều 5 khoản 1 Luật Bình đẳng giới: “Giới chỉ đặc điểm, vị trí, vai trò của nam và nữ trong tất cả các mối quan hệ xã hội”.
Có thể thấy khái niệm giới một phần bị quy định bởi các yếu tố, tiền đề sinh học của giới tính đồng thời không mang tính bẩm sinh, di truyền mà bị quy định bởi điều kiện và môi trường sống của cá nhân, được hình thành và phát triển qua hàng loạt các cơ chế bắt chước, học tập, ám thị. Giới có thể thay đổi dưới tác động của các yếu tố bên trong và bên ngoài, đặc biệt là về điều kiện xã hội. Mang tính đa dạng, phong phú cả về nội dung, hình thức và tính chất. Các đặc điểm giới thường bộc lộ qua suy nghĩ, tình cảm và hành vi của mỗi cá nhân, nhóm.
Dưới góc độ khoa học pháp lý, giới là các đặc điểm, vị trí, vai trò của nam và nữ trong các mối quan hệ xã hội, do đó giới có đặc điểm sau:
Thứ nhất, giới được hình thành từ các quan điểm, quan niệm xã hội chứ không tự nhiên sinh ra. Giới là sản phẩm của xã hội và hình thành trong môi trường xã hội. Ví dụ: từ khi sinh ra, trẻ nam đã được dạy dỗ theo quan niệm con trai thì phải mạnh mẽ, không được chơi búp bê, phải dũng cảm; con gái phải dịu dàng, phải giúp mẹ làm công việc nội trợ. Như vậy, sở dĩ phụ nữ thường làm nội trợ không phải vì họ là phụ nữ, mà vì họ đã được dạy bảo để làm việc đó từ khi còn nhỏ.
Thứ hai, giới có tính đa dạng. Ví dụ như phụ nữ ở các quốc gia Hồi giáo thường chỉ ở trong nhà làm công viêc nội trợ và phụ thuộc hoàn toàn vào nam giới, nhưng tại các quốc gia châu Á, phụ nữ lại đóng vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất nông nghiệp và đảm đương nguồn thu nhập chính của gia đình. Tại các quốc gia phát triển phương Tây, phụ tham gia nhiều vào các hoạt động cộng đồng, tham gia quản lý kinh tế, hoạt động lãnh đạo.
Thứ ba, giới luôn thay đổi và vận động không ngừng theo thời gian và không gian. Điều kiện kinh tế - xã hội nào thì quy định sự khác biệt về giới trong xã hội đó. Khi điều kiện kinh tế- xã hội, văn hóa, phong tục, tập quán, tôn giáo, đạo đức cũng như thể chế xã hội (bao gồm pháp luật, đường lối, chủ trương, chính sách) thay đổi (theo không gian và thời gian) thì quan hệ giới cũng được hình thành khác nhau. Ví dụ: trước đây, ở các nước phương Tây chỉ có nam giới mới tham gia công việc xã hội và làm công tác quản lý, còn phụ nữ ở nhà nội trợ, ngày nay nam giới và phụ nữ đều tham gia công tác xã hội và san sẻ công việc gia đình, làm nội trợ và chăm sóc con cái.
Thứ tư, giới nam (đặc điểm, vị trí, vai trò của nam trong quan hệ xã hội) và giới nữ (đặc điểm, vị trí, vai trò của nữ trong quan hệ xã hội) có thể thay đổi vai trò trong một quan hệ xã hội cụ thể. Ví dụ, trong gia đình phụ nữ thường đảm nhận công việc nội trợ nhưng nam giới cũng có thể giặt giũ, chăm sóc con cái và nấu ăn...; ngoài xã hội phụ nữ thường đóng vai trò là cấp dưới và là người thừa hành nhưng phụ nữ cũng có thể giữ các cương vị như tổng thống, chủ tịch nước hay chủ tịch hội đồng quản trị.
1.1.2. Khái niệm giới tính và đặc điểm của giới tính
Theo từ điển Tiếng Việt 2006- Nhà xuất bản Đà Nẵng- Trung tâm từ điển học thì: “Giới tính là những đặc điểm chung phân biệt nam với nữ, giống đực với giống cái” [22, 405]. Theo quan điểm xã hội học trong cuốn “Xã hội học về giới và phát triển” của hai tác giả Lê Ngọc Hùng và Nguyễn Thị Mĩ Lộc, “Giới tính chỉ các đặc điểm sinh học của nam, nữ trong tất cả các mối quan hệ xã hội” [15, 6]. Với tác giả Lê Thị Chiêu Nghi trong cuốn “Giới và dự án phát triển” thì “giới tính là sự khác biệt giữa phụ nữ và nam giới về mặt y- sinh học” [13, 77].
Dưới góc độ khoa học pháp lý, khái niệm giới tính cũng lần đầu tiên được quy định cụ thể tại Điều 5 khoản 2 Luật Bình đẳng giới, theo đó: “Giới tính chỉ các đặc điểm sinh học của nam, nữ”.
Là khái niệm thể hiện đặc điểm sinh học của nam và nữ giới tính có những đặc điểm như sau:
Thứ nhất, bẩm sinh, có sẵn từ lúc lọt lòng (sinh ra đã là nam hay nữ);
Thứ hai, giới tính là sản phẩm của quá trình tiến hóa sinh học ở trình độ cao, do vậy các đặc trưng giới tính hầu như không phụ thuộc vào thời gian, không gian. Từ ngàn xưa đến nay, về mặt sinh học phụ nữ ở khắp nơi trên thế giới đều có đặc điểm sinh học đồng nhất và đối với nam giới cũng tương tự như vậy.
Thứ ba, giới tính có những biển hiện về thể chất có thể quan sát trong cấu tạo, giải phẫu, sinh lý người (giữa nam và nữ có những đặc điểm khác nhau về gen, cơ quan nội tiết, hoócmôn, cơ quan sinh dục…). Đồng thời, giới tính gắn liền với một số chức năng sinh học, đặc biệt là chức năng tái sản xuất con người. Ví dụ: nam giới có khả năng thụ thai còn phụ nữ có khả năng mang thai, đẻ con và cho con bú. Do đó giới không thể thay đổi, vận động.
Thứ tư, giới tính nam và giới tính nữ không thể thay đổi cho nhau trong một quan hệ xã hội cụ thể.
Chính những đặc điểm trên cho chúng ta thấy sự phân biệt giữa khái niệm giới với khái niệm giới tính. Sự phân biệt hai khái niệm “giới tính” và “giới” nhằm phân biệt hai loại đặc điểm của phụ nữ và nam giới: một loại đặc điểm do yếu tố sinh học quy định - đặc điểm giới tính, loại đặc điểm thứ hai do quan niệm xã hội và sự phân công lao động xã hội tạo nên. Từ đó, muốn đạt đến vấn đề bình đẳng giới tức là bình đẳng xã hội giữa nam và nữ thì vấn đề không phải là thay đổi các đặc điểm về giới tính, mà cần thay đổi quan niệm về vị trí, vai trò của phụ nữ và nam giới cũng như thay đổi cách phân công lao động trong gia đình và xã hội.
1.1.3. Khái niệm và đặc điểm bình đẳng giới
Bình đẳng giới theo quan niệm xã hội học là sự đối xử ngang quyền giữa hai giới nam và nữ, cũng như giữa các tầng lớp phụ nữ trong xã hội, có xét đến đặc điểm riêng của nữ giới, được điều chỉnh bởi các chính sách đối với phụ nữ một cách hợp lý. Hay nói cách khác, bình đẳng giới là sự thừa nhận, sự coi trọng ngang nhau đối với các đặc điểm giới tính và sự thiết lập các cơ hội ngang nhau đối với nữ và nam trong xã hội.
Trong lĩnh vực khoa học pháp lý, các thuật ngữ “bình đẳng nam nữ”, “nam nữ bình quyền” đã được sử dụng trong các văn bản pháp luật để thể hiện sự bình đẳng về địa vị pháp lý của nam nữ trong các quan hệ pháp luật cụ thể. Tuy nhiên việc nam nữ bình đẳng về địa vị pháp lý không bao hàm sự bình đẳng của nam và nữ trong tất cả các quan hệ xã hội. Để đạt được điều này cần có một thuật ngữ pháp lý mới: “Bình đẳng giới”. Và thuật ngữ này lần đầu tiên được quy định tại Điều 5 Khoản 3 Luật Bình đẳng giới, bình đẳng giới được hiểu “là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó”.
Bình đẳng giới là mục tiêu và thước đo tiến độ phát triển của một xã hội. Sự bình đẳng giới được thể hiện ở nhiều phương diện, cụ thể như: nữ và nam có điều kiện ngang nhau để phát huy hết khả năng và thực hiện các mong muốn của mình; nữ và nam có cơ hội ngang nhau để tham gia, đóng góp và thụ hưởng các nguồn lực của xã hội trong quá trình phát triển; nữ và nam có các quyền lợi ngang nhau trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.
Như vậy, bình đẳng giới không chỉ đơn giản là số lượng của phụ nữ và nam giới, hay trẻ em trai và trẻ em gái tham gia trong tất cả các hoạt động là như nhau, cũng không có nghĩa là nam giới và phụ nữ giống nhau, mà bình đẳng giới có nghĩa là nam giới và phụ nữ được công nhận và hưởng các vị thế ngang nhau trong xã hội. Đồng thời, sự tương đồng và khác biệt giữa nam và nữ được công nhận. Từ đó nam và nữ có thể trải nghiệm những điều kiện bình đẳng để phát huy đầy đủ các tiềm năng của họ, có cơ hội để tham gia, đóng góp và hưởng lợi bình đẳng từ công cuộc phát triển của quốc gia trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá và xã hội.

* Định kiến giới và bạo lực gia đình.
Định kiến giới: Định kiến giới vốn là vấn đề cốt lõi của sự phân biệt đối xử trên cơ sở giới. Đó là những quan điểm bảo thủ, ủng hộ cho sự phân biệt đối xử trên cơ sở giới. Nhất là ở Việt Nam thì đây là yếu tố bị ảnh hưởng nhiều bởi yếu tố văn hóa truyền thống đã ăn sâu vào tư tưởng của người dân. Vì vậy muốn xóa bỏ những định kiến giới đi tới xóa bỏ sự phân biệt đối xử về giới chúng tui cho rằng biện pháp giáo dục là biện pháp đem lai hiệu quả nhất. Do vậy cần chú trọng đến công tác giáo dục bình đẳng giới trong gia đình, trong nhà trường. Đặc biệt là giáo dục thông qua phương tiện truyền thông đại chúng: tivi, báo, đài, internet. Ví dụ: xây dựng các chương trình về bình đẳng giới và phát sóng lên đài truyền hình Việt Nam.
Bên cạnh giải pháp trên thì một giải pháp quan trọng xuất phát từ chính bản thân người phụ nữ. Đó là mỗi người phụ nữ phải tự khẳng định vai trò của mình trong gia đình và xã hội. Bản thân mỗi người cần phá bỏ những mặc cảm, cần tự tin vào năng lực bản thân và có ý thức nỗ lực không ngừng để khẳng định vai trò của họ trong nhiều lĩnh vực đời sống.
Bạo lực gia đình: Để Luật Phòng chống bạo lực gia đình đi vào cuộc sống và công tác phòng chống bạo lực gia đình có hiệu quả chúng ta cần thực hiện đồng bộ các giải pháp sau:
- Tuyên truyền pháp luật về bạo lực và phòng, chống bạo lực: tuyên truyền các quy định về quyền con người, về hành vi bị coi là bạo lực bị nghiêm cấm, về trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phòng, chống bạo lực, về các biện pháp xử lí, hậu quả pháp lí đối với những người thực hiện hành vi bạo lực.
- Tư vấn pháp lí, tư vấn tâm lí, tư vấn ứng xử, tổ chức các lớp học ngắn hạn cho các đối tượng có nhu cầu tìm hiểu hay đối tượng tiềm ẩn nguy cơ gây bạo lực (người nghiện rượu, ma túy…)
- Khi bạo lực phát sinh, hòa giải là biện pháp cần thực hiện một cách hữu hiệu và thực chất để phòng ngừa bạo lực.
- cần kịp thời ngăn chặn bạo lực bằng mọi cách có thể, phải thông tin về bạo lực cho người có trách nhiệm và cho mọi người khác biết để cùng chung sức ngăn bạo lực, chăm sóc và giúp đỡ nạn nhân.
- Cần hỗ trợ nạn nhân bị bạo lực về y tế, tâm lí và trong hoàn cảnh nhất định cần họ còn cần được hỗ trợ về các nhu cầu cần thiết trong cuộc sống như chỗ ăn, mặc, chỗ tạm lánh. Ví dụ: Nhà nước cần đầu tư nhân rộng mô hình “Nhà tạm lánh” trong khắp các tỉnh, thành trong cả nước, khuyến khích mô hình “Nhà tạm lánh tư nhân”.
- Tùy theo mức độ gây bạo lực, hậu quả của bạo lực mà áp dụng các biện pháp xử lí hành chính (cảnh cáo, phạt tiền, buộc chấm dứt bạo lực, cấm tiếp xúc với nạn nhân, giáo dục tại xã phường…) hay nặng hơn là truy cứu trách nhiệm hình sự.


KẾT LUẬN

Luật bình đẳng giới ra đời là cơ sở pháp lý cho việc thúc đẩy quá trình thực hiện mục tiêu bình đẳng giới trong mọi mặt của đời sống xã hội ở Việt Nam nói chung và ở hai lĩnh vực lao động- việc làm và gia đình nói riêng. Cho đến nay Luật Bình đẳng giới đã thi hành được gần hai năm và kết quả bước đầu cho thấy là rất khả quan, khoảng cách bình đẳng nam nữ đã được rút ngắn, vị thế người phụ nữ cũng dần được cải thiện trong nhiều lĩnh vực. Tuy nhiên trong quá trình thi hành vẫn còn bộc lộ những hạn chế nhất định cả về phương diện pháp luật và phương diện thực tế, các văn bản pháp luật quy định liên quan tới vấn đề bình đẳng giới tuy nhiều nhưng có những quy định của luật vẫn chưa thực sự chú ý tới lợi ích của người phụ nữ, trong lao động và việc làm còn tồn tại nhiều quy định chưa thể hiện được tính bình đẳng, nhất là trong lĩnh vực đào tạo nghề, thu nhập, bảo hiểm xã hội, điều kiện lao động và tuổi nghỉ hưu. Những qui định này đã phần nào nói lên tình trạng bất bình đẳng trong lĩnh vực vốn được coi là quan trọng bậc nhất này. Bên cạnh đó, trong lĩnh vực gia đình, tình trạng bạo lực gia đình vẫn còn diễn ra phổ biến ở khắp mọi nơi trên đất nước, định kiến giới vẫn còn in sâu trong tư tưởng của nhiều người. Tất cả những khó khăn trên là một rào cản lớn ảnh hưởng đến quá trình thực hiện mục tiêu bình đẳng giới và công bằng xã hội ở nước ta. Vì vậy cũng đòi hỏi phải có những giải pháp thích hợp từ phía các cơ quan Nhà nước, các tổ chức đoàn thể và từng cá nhân nhằm thúc đẩy và thực hiện mục tiêu bình đẳng giới ở nước ta trong thời gian tới.
Bình đẳng giới là vấn đề quan tâm của hầu hết các quốc gia và được xác định là một trong những mục tiêu thiên niên kỉ của toàn cầu. Đồng thời Bình đẳng giới cũng được quan tâm trong nhiều chương trình, dự án trong và ngoài nước. Thực hiện bình đẳng giới sẽ tạo cơ hội và điều kiện phát triển về mọi mặt cho cả nam và nữ góp phần cho sự phát triển kinh tế- văn hóa- xã hội của đất nước.
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề bình đẳng giới chúng tui nghiên cứu đề tài với mong muốn góp phần hoàn thiện pháp luật bình đẳng giới ở Việt Nam. Tuy nhiên, với khả năng và trình độ còn hạn chế, không thể tránh khỏi những thiếu sót. Chúng tui mong rằng vấn đề “Thực trạng thi hành Luật Bình đẳng giới ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay” sẽ được nhiều nhà nghiên cứu khoa học pháp lý, các bạn sinh viên và những người quan tâm vấn đề bình đẳng giới tiếp tục nghiên cứu, đóng góp ý kiến.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Thực trạng và đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng thi công công trình xây dựng, áp dụng cho dự án đầu tư xây dựng bệnh viện sản nhi Quảng Ninh Y dược 0
Z Thực trạng công tác hạch toán kế toán tổng hợp tại Công ty Thương mại dịch vụ Tràng Thi Luận văn Kinh tế 0
B Thực trạng xây dựng và thực thi chiến lược kinh doanh của Công ty Du lịch dịch vụ Tây Hồ trong năm qua Khoa học kỹ thuật 0
D Công tác tiếp công dân giải quyết khiếu nại trong thi hành án dân sự ở thành phố Long Xuyên thực trạng và giải pháp Văn hóa, Xã hội 0
B Lễ hội thi bắn pháo hoa Quốc tế Đà Nẵng, thực trạng và giải pháp Marketing Địa lý & Du lịch 0
W Thực trạng và triển vọng của Việt Nam trong gia nhập và thực thi Công ước La Hay năm 1993 về bảo vệ Kinh tế quốc tế 0
B Pháp luật thi hành án dân sự, thực trạng và giải pháp, liên hệ thực tiễn ở tỉnh Hải Dương1 Luận văn Luật 0
C Thực trạng thi hành pháp luật về cấp giấy chứng nhận đầu tư theo luật đầu tư 2005 Luận văn Luật 0
L Thực trạng thi hành pháp luật bảo hiểm y tế tự nguyện ở Việt Nam Luận văn Luật 0
P Thực trạng thi hành pháp luật Bảo hiểm xã hội tự nguyện tại thành phố Đà Nẵng Luận văn Luật 2

Các chủ đề có liên quan khác

Top