nnight53

New Member

Download miễn phí Đề tài Thực trạng tình hình giải quyết tranh chấp kinh tế bằng Toà án và một số giải pháp, kiến nghị





Mở đầu 1

1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu 1

2. Phạm vi nghiên cứu 2

3. Mục đích nghiên cứu 2

4. Phương pháp nghiên cứu 2

5. Kết cấu của khoá luận 2

Hoàng Thị Lan Anh 3

Chương I 4

Pháp luật về giải quyết tranh chấp kinh tế bằng Toà án ở Việt Nam 4

1. Tranh chấp kinh tế 4

2. Yêu cầu của việc giải quyết tranh chấp kinh tế bằng Toà án trong nền kinh tế thị trường 6

3. Chức năng và nhiệm vụ của Toà án kinh tế 9

3.1. Chức năng của Toà án kinh tế 9

3.2. Nhiệm vụ của Toà án kinh tế 10

4. Những nguyên tắc cơ bản trong việc giải quyết các tranh chấp kinh tế tại Toà án nhân dân 10

4.1. Nguyên tắc tôn trọng quyền tự định đoạt của đương sự 12

4.2. Nguyên tắc các đương sự bình đẳng trước pháp luật 12

4.3. Nguyên tắc Toà án không tiến hành điều tra mà chỉ xác minh thu thập chứng cứ 13

4.4. Nguyên tắc Toà án chỉ thụ lý đơn kiện khi các bên đã tiến hành thương lượng hoà giải 14

4.5. Nguyên tắc Toà án giải quyết vụ án kinh tế nhanh chóng, kịp thời 15

4.6. Nguyên tắc Toà án xét xử công khai 15

5. Thẩm quyền của Toà án nhân dân trong việc giải quyết tranh chấp kinh tế 16

6. Trình tự thủ tục giải quyết tranh chấp kinh tế tại Toà án nhân dân 18

6.1. Khởi kiện và thụ lý vụ án kinh tế 18

6.2. Chuẩn bị xét xử 20

6.3. Phiên toà sơ thẩm 21

6.4. Thủ tục phúc thẩm 23

Phiên toà phúc thẩm 24

6.5. Thủ tục xem xét lại các bản án và quyết định đã có hiệu lực pháp luật 26

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


luật quy định cụ thể như sau:
+ Thủ tục bắt đầu phiên toà
+ Thẩm vấn tại phiên toà
+ Tranh luận tại phiên toà
+ Thủ tục nghị án
+ Thủ tục tuyên án
+ Hoàn chỉnh biên bản phiên toà
+ Cấp trích lục bản sao bản án hay quyết định của Toà án.
6.4. Thủ tục phúc thẩm
Thủ tục phúc thẩm là việc Toà án cấp trên trực tiếp xét lại những bản án, quyết định của Toà án cấp dưới chưa có hiệu lực pháp luật mà bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của pháp luật.
Việc tiến hành phúc thẩm các Bản án, quyết định chưa có hiệu lực của Toà án cấp dưới nhằm mục đích sửa chữa những sai lầm của Toà án trong các bản án, quyết định đó. Thủ tục phúc thẩm đảm bảo về mặt tố tụng nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự.
Thủ tục phúc thẩm còn tạo khả năng thuận lợi cho Toà án cấp trên kiểm tra chất lượng xét xử của Toà án cấp dưới cho phù hợp với pháp luật về thực tiễn khách quan.
Chủ thể và khách thể của quyền kháng cáo, kháng nghị
- Chủ thể của quyền kháng cáo và kháng nghị là đương sự hay người thay mặt của đương sự có quyền kháng cáo bản án và quyết định của Toà án, còn Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp hay cấp trên có quyền kháng nghị bản án, quyết định của Toà án cấp sơ thẩm.
Người kháng cáo phải làm đơn kháng cáo và gửi cho Toà án trong thời hạn kháng cáo. Viện kiểm sát kháng nghị bằng một quyết định. Đơn kháng cáo và nội dung kháng nghị phải nêu rõ lý do kháng cáo, kháng nghị; phần quyết định của Bản án, quyết định của Toà án cấp sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị; yêu cầu của người kháng cáo, kháng nghị.
- Khách thể của quyền kháng cáo, kháng nghị là bản án và quyết định chưa có hiệu lực pháp luật của Toà án cấp sơ thẩm. Tuy nhiên không phải tất cả các quyết định của Toà án cấp sơ thẩm đều là khách thể của kháng cáo, kháng nghị mà có những quyết định không thể bị kháng cáo, kháng nghị (chẳng hạn quyết định đình chỉ vụ án vì lý do người khởi kiện rút đơn).
Trình tự thực hiện quyền kháng cáo, kháng nghị
- Thời hạn thực hiện quyền kháng cáo, kháng nghị
Theo quy định tại Điều 61 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế:
+ Thời hạn kháng cáo là 10 ngày kể từ ngày Toà án tuyên án hay ra quyết định.
Trường hợp đương sự vắng mặt thì thời hạn này tính từ ngày bản sao bản án, quyết định được giao cho họ hay được niêm yết tại trụ sở Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi họ có trụ sở hay cư trú.
+ Thời hạn kháng nghị của Viện kiểm sát cùng cấp là 10 ngày, của Viện kiểm sát cấp trên là 20 ngày kể từ ngày Toà tuyên án hay ra quyết định. Nếu Kiểm sát viên không tham gia phiên toà thì thời hạn kháng nghị tính từ ngày Viện kiểm sát cùng cấp nhận được bản sao bản án, quyết định.
Thời hạn kháng cáo, kháng nghị quy định như vậy là đủ để đảm bảo thực hiện quyền kháng cáo, kháng nghị. Quá thời hạn quy định mà không có kháng cáo, kháng nghị thì mặc nhiên bản án sơ thẩm có hiệu lực pháp luật và phải đưa ra thi hành.
- Hậu quả pháp lý của kháng cáo, kháng nghị
Phần bản án, quyết định bị kháng cáo, kháng nghị thì chưa có hiệu lực pháp luật, phần bản án, quyết định không bị kháng cáo, kháng nghị thì có hiệu lực pháp luật (Điều 64 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế).
- Thủ tục kháng cáo, kháng nghị
Đơn kháng cáo, bản kháng nghị được gửi đến Toà án cấp sơ thẩm đã giải quyết vụ án.
Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày người kháng cáo xuất trình chứng từ về việc nộp tạm ứng án phí phúc thẩm, hay kể từ ngày nhận được kháng nghị Toà án cấp sơ thẩm phải gửi kháng cáo, kháng nghị kèm theo toàn bộ hồ sơ vụ án cho Toà án phúc thẩm.
Phiên toà phúc thẩm
Trong thời hạn 1 tháng kể từ ngày nhận đủ hồ sơ do Toà án cấp sơ thẩm gửi đến, Toà án cấp phúc thẩm phải mở phiên toà xét xử. Thời hạn này có thể gia hạn thêm nếu vụ án có nhiều tình tiết phức tạp.
Hội đồng xét xử gồm ba thẩm phán.
Trước khi mở phiên toà, Toà án có thể áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời theo yêu cầu của đương sự hay chủ động ra quyết định khẩn cấp tạm thời nếu xét thấy cần thiết. Toà án cũng có thể tiến hành các biện pháp để xác minh, thu thập chứng cứ... bảo đảm cho việc giải quyết vụ án đúng đắn, khách quan.
Phiên toà phúc thẩm được tiến hành với sự có mặt của các thành phần sau:
Đương sự kháng cáo, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến kháng cáo, kháng nghị.
Kiểm sát viên trong trường hợp Viện kiểm sát kháng nghị hay Viện kiểm sát xét thấy cần thiết tham gia phiên toà phúc thẩm hay khi có yêu cầu của Toà án.
Nếu đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến kháng cáo, kháng nghị, Kiểm sát viên vắng mặt không có lý do chính đáng thì phiên toà phúc thẩm vẫn tiến hành.
Về mặt thủ tục phiên toà phúc thẩm được tiến hành giống như phiên toà sơ thẩm. Chỉ khác là khi xem xét kháng cáo, kháng nghị một thành viên của Hội đồng xét xử trình bày nội dung vụ án, quyết định của bản án sơ thẩm và nội dung kháng cáo, kháng nghị.
Kết thúc phiên toà, Toà án có thể ra một trong các quyết định sau:
Bác kháng cáo, kháng nghị và giữ nguyên bản án, quyết định sơ thẩm.
Sửa đổi một phần hay toàn bộ quyết định của bản án, quyết định sơ thẩm.
Huỷ bản án, quyết định sơ thẩm và chuyển vụ án cho cấp sơ thẩm xét xử lại.
Tạm đình chỉ hay đình chỉ việc giải quyết vụ án có căn cứ tạm đình chỉ, đình chỉ theo quy định của pháp luật.
Bản án, quyết định của Toà án cấp phúc thẩm có hiệu lực pháp luật ngay sau khi tuyên bố. Bản sao bản án, quyết định phúc thẩm phải được gửi cho đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến kháng cáo, kháng nghị trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày ra bản án, quyết định.
6.5. Thủ tục xem xét lại các bản án và quyết định đã có hiệu lực pháp luật
Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế quy định hai hình thức xét lại các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật đó là thủ tục giám đốc thẩm và thủ tục tái thẩm. Tuy cùng xét lại các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật trên cơ sở có kháng nghị của người có thẩm quyền nhưng giám đốc thẩm và tái thẩm là hai giai đoạn độc lập của tố tụng kinh tế.
6.5.1. Thủ tục giám đốc thẩm
Giám đốc thẩm là một giai đoạn đặc biệt của tố tụng kinh tế. Trong đó Toà án cấp trên kiểm tra tính hợp pháp, tính có căn cứ đối với những bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án cấp dưới trên cơ sở kháng nghị của người có thẩm quyền.
Theo quy định của Luật tổ chức Toà án nhân dân, Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân và Điều 47 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế, những người sau đây có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm:
Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền kháng nghị bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án nhân dân địa phương.
Chánh án Toà án cấp tỉnh, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh có quyền kháng nghị các bản án, quyế...

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
T Nhờ tải TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG và THỰC TRẠNG NUÔI DƯỠNG NGƯỜI BỆNH tại KHOA hồi sức TÍCH cực Khởi đầu 1
K Phân tích thực trạng và đề xuất biện pháp cải thiện tình hình tài chính của Công ty TNHH HAL Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
L Thực trạng và giải pháp để khắc phục tình trạng lạm phát ở nước ta hiện nay Luận văn Kinh tế 0
A Thực trạng tình hình tài chính doanh nghiệp Nidec Tosok Khoa học Tự nhiên 0
A Thực trạng tình hình kinh doanh xuất khẩu của công ty CP xuất nhập khẩu Nam Hà Nội trong thời gian qua (1994 - 1998) Luận văn Kinh tế 0
S Tình hình thực hiện bảo hiểm xã hội trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh – Thực trạng và giải pháp Công nghệ thông tin 0
N Các chuyến thăm thực địa, tình trạng và vấn đề nổi bật do phái đoàn kiểm điểm adb ghi chép 25 Luận văn Kinh tế 0
S Thực trạng tình hình duy trì và phát triển thị trường tại công ty TNHH Hoá chất Hồng Phát Luận văn Kinh tế 0
W Thực trạng xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam và tình hình xuất khẩu mặt hàng này ở Công ty xuất nhập khẩu Intimex Luận văn Kinh tế 0
R Phân tích thực trạng về kết quả và tình hình hoạt động tiêu thụ ở công ty kính mắt Hà Nội Luận văn Kinh tế 2

Các chủ đề có liên quan khác

Top