pitago1105
New Member
Download miễn phí Đề tài Thực trạng tình hình quản lý lãi suất của NHNN và tác động của nó đến hoạt động của ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội
Lời mở đầu 1
CHƯƠNG I - VAI TRÒ CỦA CHÍNH SÁCH LÃI SUẤT 3
I. KHÁI NIỆM VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LÃI SUẤT 3
1. Khái niệm và các phép đo về lãi suất 3
2. Phân loại lãi suất 4
3. Hình thái diễn biến của lãi suất 5
4. Các nhân tố ảnh hưởng đến lãi suất 9
4.1. Cấu trúc rủi ro của lãi suất 9
4.2. Cấu trúc kỳ hạn của lãi suất 10
4.3. Ngoài ra lãi suất còn chịu tác động bởi các yếu tố khác đó là các thuộc tính về chính trị và sự ổn định của đồng tiền. 12
II. VAI TRÒ CỦA CHÍNH SÁCH LÃI SUẤT. 13
1. Lãi suất và khuynh hướng chi tiêu đầu tư trong nền kinh tế. 13
2. Tác động đến hoạt động xuất nhập khẩu 14
3. Hoạch định chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước thông qua phân tích mô hình IS - LM của Keynes 15
4. Lãi suất với ổn định giá trị đồng tiền và kiềm chế lạm phát. 18
CHƯƠNG II - THỰC TRẠNG XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ CHÍNH SÁCH LÃI SUẤT CỦA
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC THỜI GIAN QUA VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ
ĐẾN HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN
ĐỘI. 20
I. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH LÃI SUẤT CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
THỜI GIAN QUA 20
1. Giai đoạn từ 1988 - 1990 20
2. Diễn biễn điều chỉnh lãi suất từ 3/1990 - 11/1993 24
3. Giai đoạn 1993 - 1997 27
4. Chính sách lãi suất giai đoạn từ 1998 đến nay 32
5. Một số đóng góp cơ bản của chính sách lãi suất đối với thành tựu kinh tế xã hội. 42
II. THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH QUẢN LÝ LÃI SUẤT CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG
MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI (NHTMCPQĐ) TỪ KHI ĐI VÀO HOẠT ĐỘNG (1997)
CHO ĐẾN NAY. 44
1. Các Ngân hàng Thương mại xác định lãi suất như thế nào. 44
1.1 Định giá đầu vào và lãi suất huy động. 45
1.2 Định giá đầu ra - lãi suất cho vay và đầu tư. 45
2. Thực trạng tình hình quản lý lãi suất của Ngân hàng Thương mại cổ phần quân đội từ khi đi vào hoạt động (tháng 11/1996) cho đến nay. 46
3. Một số nhận xét, đánh giá về chính sách lãi suất của Ngân hàng Thương mại cổ phần quân đội 49
3.1. Một số thành tựu chủ yếu của chính sách lãi suất tại NHTM CPQĐ 49
3.2 Một số chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động của NHTMCPQĐ 55
3.3 Một số vấn đề còn tồn tại 56
CHƯƠNG III - VẬN DỤNG CHÍNH SÁCH LÃI SUẤT CUẢ NHÀ NƯỚC NHẰM PHÁT
TRIỂN HOẠT ĐỘNG CỦA NHTMCPQĐ 59
I. MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG XÂY DỰNG CHÍNH SÁCH LÃI SUẤT CỦA NHNN. 59
1. Nguyên tắc hình thành lãi suất. 59
2. Một số quan điểm điều hành chính sách lãi suất 60
3. Tiến trình xây dựng chính sách lãi suất mới (lãi suất cơ bản) 64
II. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI 65
1. Lịch sử hình thành và phát triển 65
3. Cơ cấu tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Thương mại cổ phần quân đội 67
III. VẬN DỤNG CHÍNH SÁCH LÃI SUẤT CỦA NHÀ NƯỚC NHẰM PHÁT TRIỂN
HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI. 71
1. Sử dụng công cụ lãi suất linh hoạt 71
1.1 áp dụng các mức lãi suất trên cơ sở phân loại khách hàng 72
1.2 Lãi suất để thâm nhập thị trường mới 73
1.3 Áp dụng chính sách lãi suất biến đổi 73
1.4 Sử dụng kỹ thuật kéo dài thời hạn của các nguồn ngắn hạn để cho vay trung dài hạn 74
1.5 Tăng quy mô hoạt động để giảm lãi suất 75
1.6 Kỹ thuật vượt trần lãi suất 76
2. Quản lý khe hở lãi suất (hay rủi ro lãi suất) 77
2.1 Sử dụng kỹ thuật trao đổi lãi suất (Swap lãi suất) 81
2.2 Sử dụng công cụ hợp đồng tài chính kỳ hạn hay hợp đồng quyền chọn. 81
3. Lãi suất điều hoà vốn trong nội bộ ngân hàng 82
4. Vấn đề đối với bản thân Ngân hàng 83
IV. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC. 84
1. Vấn đề lãi suất nợ quá hạn 85
2. Mối quan hệ giữa lãi suất ngắn hạn - Trung dài hạn, giữa lãu suất nông thôn - thành thị 86
3. Vấn đề quản lý bằng trần lãi suất của Ngân hàng Nhà nước 86
4. Mối quan hệ giữa lãi suất trái phiếu kho bạc và lãi suất huy động vốn của hệ thống các NHTM. 87
Kết luận 88
Tài liệu tham khảo 90
Mục lục 91
http://cloud.liketly.com/flash/edoc/jh2i1fkjb33wa7b577g9lou48iyvfkz6-swf-2015-09-09-de_tai_thuc_trang_tinh_hinh_quan_ly_lai_suat_cua_nhnn_va_tac.BhKVwM5KSg.swf /tai-lieu/de-tai-thuc-trang-tinh-hinh-quan-ly-lai-suat-cua-nhnn-va-tac-dong-cua-no-den-hoat-dong-cua-ngan-hang-thuong-mai-co-phan-84336/
Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.
Ketnooi -
Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Tóm tắt nội dung tài liệu:
Chênh lệch 0,35% là nhằm bảo vệ lợi ích của người gửi tiền có lãi suất cao do Ngân hàng Thương mại không thể hạ thấp lãi suất huy động xuống thấp được. Nhưng thực tế không phải như thế vì một Ngân hàng Thương mại hạ thấp lãi suất tiền gửi xuống dưới mức mặt bằng huy động chung thì rất có hại vì sẽ có một dòng tiền gửi rút ra để gửi vào các Ngân hàng khác có lãi suất cao hơn. Do đó ảnh hưởng tới khả năng thanh toán và thiệt hại lớn hơn nhiều cho Ngân hàng so với giảm chi phí do hạ lãi suất. Các Ngân hàng Thương mại có thể đồng loạt hạ lãi suất tiền gửi khi mà trên thị trường cung lớn hơn cầu nhưng trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo thì lãi suất tiền gửi luôn có xu hướng tiến đến gần lãi suất cho vay vì sự cạnh tranh giữa các Ngân hàng.
Ngoài ra sự chênh lệch qúa lớn giữa lãi suất nội tệ và lãi suất ngoại tệ cũng là một vấn đề cần xem xét (lãi suất cho vay ngoại tệ từ 14 - 15%/năm, lãi suất cho vay ngoại tệ là 7,5%/năm ) sự chênh lệch lãi này sẽ tạo ra kẽ hở cho sự đầu cơ, vay hay chuyển đổi ngoại tệ thành VNĐ. Sau đó gửi vào Ngân hàng để hưởng chênh lệch lãi suất. Mặt khác nó còn làm khó cho các Ngân hàng Thương mại trong việc huy động vốn ngoại tệ, làm cho nguồn vốn đầu tư của các Ngân hàng liên doanh, chi nhánh Ngân hàng nước ngoài hướng ra nước ngoài vì lãi suất ngoại tệ thấp hơn lãi suất nội tệ.
5. Một số đóng góp cơ bản của chính sách lãi suất đối với thành tựu kinh tế xã hội.
Chúng ta biết rằng lạm phát từ lâu đã là căn bệnh cố hữu của nền kinh tế sử dụng tiền tệ. ở nước ta từ thời còn bao cấp lạm phát đã từng hoành hành và tàn phá các lực lượng sản xuất xã hội trong một thời gian dài có giai đoạn lạm phát ở vào mức phi mã (năm 1988 lạm phát đã ở mức 734%)
Trong thời gian qua Đảng, Nhà nước và Ngân hàng Nhà nước với đường lối đổi mới đã coi lãi suất là một công cụ hữu hiệu để chống lạm phát và được các nhà kinh tế nước ngoài đánh giá cao.
Lần đầu tiên vào năm 1991, đứng trước tình thế lạm phát cao ở mức phi mã kéo dài từ năm 1988 đến năm 1991, tháng 3 năm 1991 Ngân hàng Nhà nước đã ra Quyết định số 29/QĐNH. Theo đó nâng mức lãi suất tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn lên 9-12%/tháng đồng thời nâng lãi suất cho vay lên 6,0%/tháng ngay lập tức Quyết định này đã tạo ra một tâm lý thích gửi tiền vào các Ngân hàng của dân chúng. Sau đó không lâu Ngân hàng đã thu hút được nguồn tiết kiệm lớn từ dân cư, khoảng hơn 300 tỉ đồng, trong vòng hơn 10 ngày, từ lưu thông đã chuyển về Ngân hàng. Cùng với sự đổ xô gửi tiền vào Ngân hàng, tiền gửi không còn đơn thuần là tiền nhàn rỗi trong dân cư nữa mà còn có cả tiền bán tài sản. Nếu như trước đây người ta chỉ lo mua vàng, tài sản để tích luỹ thì năm 1991 thì người ta lại nhanh chóng bán chúng đi để gửi tiền vào Ngân hàng nhưng lãi suất cho vay của Ngân hàng còn cao 6,0%/tháng đã không khuyến khích được các doanh nghiệp vay vốn để sản xuất. các yếu tố trên đây đã tạo ra sự bội thu về tiền mặt trong các Ngân hàng Thương mại. Kết quả là lượng tiền trong lưu thông giảm hẳn thậm chí còn gây lên hiện tượng khan hiếm về tiền mặt, cũng vì vậy mà sức mua sắm trong nền kinh tế giảm hẳn, giá cả thị trường hàng hoá hạ thấp và lạm phát phi mã đã được chặn đứng từ 734%/năm vào năm 1988 đến năm 1991 lạm phát đã giảm xuống mức hai con số 34,8%/năm và lạm phát được kiềm chế ở mức thấp nhất từ trước đến nay vào năm 1999 (3,6%/năm).
Do lạm phát được đẩy lùi và giá cả ổn định hơn, giá trị đồng tiền đã dần được khôi phục, lòng tin của dân chúng vào công cuộc chống lạm phát tăng lên. Đây thực sự là thành công đầu tiên của Nhà nước ta trong công cuộc chuyển đổi giá cả, điều đó chứng tỏ bước đi đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta trong công cuộc cải cách kinh tế. Tuy nhiên giải pháp trên đây chỉ là giải pháp tình thế thông qua sự bao cấp tín dụng của Nhà nước có nghĩa là Ngân hàng phải chịu lỗ để giảm lạm phát cho nên giải pháp này không thể áp dụng lâu. Thực tế trong thời gian dài từ tháng 3 năm 1992 đến tháng 7 năm 1993 các Ngân hàng vẫn duy trì mức lãi suất có kỳ hạn 3 tháng là 4% do mức tăng trưởng chậm của kinh tế, Ngân sách Nhà nước thâm hụt lớn...sự bao cấp tín dụng không còn hữu hiệu nữa mà lại trở thành hiện tượng không bình thường trong nền kinh tế. Trước tình hình đó, Nhà nước và Ngân hàng Nhà nước đã đưa ra giải pháp lãi suất mới để xóa bỏ sự bao cấp tín dụng đó là chính sách lãi suất thực dương gắn vai trò kinh doanh tiền tệ của các Ngân hàng Thương mại với cơ chế thị trường có sự cạnh tranh, từng bước Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh giảm đồng bộ các mức lãi suất nâng lãi suất cho vay cao hơn lãi suất tiền gửi...kết quả lạm phát giảm từ 67% trong năm 1993 xuống còn 17,5% năm 1994. Năm 1995 lạm phát tiếp tục giảm mạnh xuống còn 5,2%/ năm sang năm 1996 - 1997 lạm phát tăng lên mức 2 con số là 14,4% - 12,7% nhưng chủ yếu là do các yếu tố khách quan như giá nguyên liệu nhập tăng, Nhà nước điều chỉnh giá một số mặt hàng thiết yếu và phát hành thêm tiền mới vào lưu thông...năm 1997 lãi suất được đánh giá là không gây ra hiện tượng lạm phát, năm 1998 - 1999 lạm phát được kiềm chế ở mức thấp 1 con số (4,5% - 3,6%/năm).
Trong những năm qua lãi suất thực đã thực sự góp phần kiềm chế và đẩy lùi lạm phát, tạo điều kiện cho việc mở rộng sản xuất và hoạt động của ngành Ngân hàng, góp phần ổn định và phát triển kinh tế đất nước như việc đẩy mạnh xuất khẩu, thực hiện 3 chương trình kinh tế lớn mà Đảng đã đề ra (đó là đẩy mạnh xuất khẩu, sản xuất lương thực, thực phẩm và hàng tiêu dùng) nhằm giải quyết nhu cầu về vốn tạo đà cho sự phát triển kinh tế của đất nước, chúng ta có thể thấy điều này qua bảng số liệu sau:
Biểu VIII
Năm
1991
1992
1993
1994
1995
1996
1997
1998
1999
2000
2001
Tỉ lệ lạm phát
34,7
67,1
67,5
17,5
5,2
14,4
12,7
4,5
3,6
9,2
9
Tăng trưởng kinh tế
6,8
5,1
6,0
8,3
8,0
8,8
9,5
9,3
9,0
5,8
6
Nguồn: tổng cục thống kê.
Như vậy chúng ta thấy lãi suất có một vai trò hết sức quan trọng đối với sự ổn định tiền tệ và tăng trưởng kinh tế mỗi sự thay đổi của lãi suất đến hoạt động của nền kinh tế và do đó làm thay đổi các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô khác chính vì vậy công cụ lãi suất trở thành một công cụ hết sức lợi hại cần khai thác và sử dụng một cách hợp lý.
Biểu đồ: Tình hình diễn biến của các chỉ tiêu kinh tế cơ bản từ 1991 - 2001
II. Thực trạng tình hình quản lý lãi suất của Ngân hàng Thương mại cổ phần quân đội (NHTMCPQĐ) từ khi đi vào hoạt động (1997) cho đến nay.
1. Các Ngân hàng Thương mại xác định lãi suất như thế nào.
Trước hết chúng ta xem xét các Ngân hàng Thương mại nói chung và Ngân hàng Thương mại cổ phần quân đội nói riêng xác định lãi suất đầu vào và lãi suất đầu ra của mình như thế nào? Nội dung việc xác định lãi suất huy động và lãi suất cho vay của các Ngân hàng Thương mại được xác định dựa trên ba nguyên tăc cơ bản đó là: thứ nhât qui định lãi suất của các Ngân hàng Thương mại phải tuân thủ mọi qui đị...