saobang_tinhyeu20091993
New Member
Download miễn phí Đề tài Thực trạng và giải pháp nhằm tăng cường đầu tư của Việt Nam sang Lào
LỜI NÓI ĐẦU
CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ CỦA VIỆT NAM SANG LÀO 6
I. Khái quát về tình hình đầu tư ra nước ngoài 6
1. Tình hình thực hiện đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài 7
2. Tình hình thực hiện đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài phân theo ngành 10
3. Tình hình đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài phân theo đối tác 12
4. Tình hình đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài phân theo hình thức 15
đầu tư 15
II. Thực trạng đầu tư của Việt Nam sang Lào 17
1. Tính tất yếu khách quan trong quan hệ đầu tư Việt – Lào 17
2. Thuận lợi và khó khăn trong đầu tư của Việt Nam sang Lào 19
2.1 Thuận lợi 19
2.1.1 Xu thế hội nhập, ổn định, hoà bình và hợp tác trong khu vực 19
2.1.2 Sự tương đồng về điều kiện kinh tế - xã hội 20
2.1.3 Mối quan hệ đặc biệt giữa Chính phủ và nhân dân hai nước 21
2.1.4 Thuận lợi về tự nhiên của Lào 22
2.1.5 Cơ chế chính sách về đầu tư sang Lào 23
2.2 Khó khăn 24
2.2.1 Nền kinh tế của Việt Nam và Lào kém phát triển 24
2.2.2 Cơ chế chính sách 26
2.2.3 Sức ép cạnh tranh từ các nước trong khu vực và quá trình hội nhập 26
3. Thực trạng đầu tư của Việt Nam sang Lào 28
3.1 Tình hình thực hiện vốn đầu tư và dự án đầu tư của Việt Nam sang Lào 28
3.2 Tình hình thực hiền đầu tư của Việt Nam sang Lào phân theo ngành 33
3.3 Tình hình đầu tư của Việt Nam sang Lào phân theo vùng lãnh thổ 36
3.4 Tình hình thực hiện đầu tư của Việt Nam sang Lào phân theo hình thức 39
đầu tư 39
III. Đánh giá thực trạng đầu tư của Việt Nam sang Lào 42
1. Kết quả 42
2. Hạn chế và nguyên nhân 45
2.1 Số lượng và qui mô các dự án 45
2.2 Công tác thẩm định cấp phép đầu tư và quản lý dự án đầu tư 46
2.3 Cơ chế chính sách 47
2.4 Triển khai thực hiện dự án 49
2.5 Hạn chế khác 49
CHƯƠNG II: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG ĐẦU TƯ CỦA VIỆT NAM SANG LÀO 51
I. Quan điểm và định hướng thu hút FDI của Lào 51
1. Quan điểm 51
1.1 Quan điểm đảm bảo những nguyên tắc về mối quan hệ kinh tế xã hội 51
1.2 Quan điểm đảm bảo hiệu quả kinh tế xã hội, đảm bảo môi trường sinh thái 52
1.3 Quan điểm đảm bảo lợi ích các bên, lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài 53
1.4 Đa dạng hoá các hình thức đầu tư nước ngoài, hướng đầu tư tập trung vào xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế. 53
2. Định hướng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Lào trong một số ngành và lĩnh vực 54
2.1 Nông nghiệp, lâm nghiệp 54
2.2 Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp 54
2.3 Giao thông vận tải – Bưu chính viễn thông 55
II. Quan điểm của Việt Nam trong hợp tác đầu tư với Lào 55
1. Quan điểm hợp tác đầu tư có xem xét đến mối quan hệ đặc biệt Việt – Lào 56
2. Quan điểm tận dụng và khai thác có hiệu quả, hết tiềm năng thế mạnh mỗi bên, đảm bảo phát triển bền vững 56
3. Quan điểm tăng cường ảnh hưởng của Việt Nam đối với Lào thông qua hoạt động đầu tư 57
4. Quan điểm tạo cơ chế thông thoáng cho doanh nghiệp Việt Nam đầu tư sang Lào 57
III. Một số giải pháp nhằm tăng cường đầu tư của Việt Nam sang Lào 58
1. Giải pháp vĩ mô 58
1.1 Hoàn thiện hệ thống pháp luật về đầu tư ra nước ngoài 58
1.2 Đơn giản hoá thủ tục đăng kí thẩm định và cấp phép đầu tư. 59
1.3 Xây dựng các chính sách ưu đãi, hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện đầu tư 60
1.4 Tăng cường tổ chức công tác xúc tiến đầu tư giữa hai nước 62
1.5 Tăng cường mối quan hệ đặc biệt Việt – Lào 63
2. Giải pháp vi mô 64
2.1 Tăng cường tìm hiểu môi trường đầu tư của Lào 64
2.2 Hoàn thiện năng lực quản lí dự án 64
2.3 Tăng cường năng lực tài chính và khoa học công nghệ 65
2.4 Xây dựng quan hệ hợp tác giữa các doanh nghiệp Việt Nam tại Lào 66
KẾT LUẬN 67
TÀI LIỆU THAM KHẢO 68
http://cloud.liketly.com/flash/edoc/jh2i1fkjb33wa7b577g9lou48iyvfkz6-swf-2015-08-11-de_tai_thuc_trang_va_giai_phap_nham_tang_cuong_dau_tu_cua_vi.eUgEFmYvWI.swf /tai-lieu/de-tai-thuc-trang-va-giai-phap-nham-tang-cuong-dau-tu-cua-viet-nam-sang-lao-79956/
Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.
Ketnooi -
Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Tóm tắt nội dung tài liệu:
Tổng quan có thể nhận thấy rằng đầu tư của Việt Nam sang Lào chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn đầu tư, lên tới 62,35% trong tổng vốn đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài. Các năm 1998, 2005 là những năm mà tỷ lệ này rất cao lên tới 81,08% và 93,68%. Tiêu biểu nhất có lẽ là năm 2005 với 34% tổng số dự án đầu tư sang Lào nhưng chiếm đến trên 90% tổng nguồn vốn. Lí do chính là do hai dự án lớn đầu tư sang Lào đó là dự án trồng cây cao su tại Lào và dự án nhà máy thuỷ điện Xêkaman 3. Tuy nhiên xu hướng tổng vốn đầu tư sang Lào cũng không ổn định, tăng giảm thất thường. Qui mô trung bình của các dự án đầu tư sang Lào không cao, chỉ khoảng trên 500.000 USD cho một dự án ( không tính dự án nhà máy thuỷ điện Xêkaman 3). Tỉ trọng vốn đầu tư thực hiện của các dự án đầu tư sang Lào so với các quốc gia khác là khá cao chiếm gần 30% so với sang 30 quốc gia và vùng lãnh thổ khác. Đó là vì các dự án sang Lào chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực đòi hỏi vốn ít, phù hợp với năng lực tài chính của các doanh nghiệp Việt Nam
Bảng 7: Tốc độ tăng vốn đầu tư của Việt Nam sang Lào thời kì 1993 – 2005
Đơn vị (%)
Năm
Tốc độ tăng vốn đầu tư liên hoàn
Tốc độ tăng vốn thực hiện liên hoàn
1993
-
-
1994
-
-
1998
1,78
-
1999
180,67
-
2000
16,14
-
2001
-81,92
-71,94
2002
-55,66
-82,05
2003
1245,25
781,33
2004
-36,13
6,92
2005
10145,38
107,64
Tốc độ tăng vốn đầu tư qua các năm không ốn định, năm 2005 tốc độ tăng vốn so với năm trước là kỉ lục lên tới 10145,38 lần. Theo xu hướng này năm 2006 có thể đoán được rằng năm 2006 số lượng dự án đầu tư vào Lào vẫn tiếp tục tăng, tuy nhiên tổng vốn đầu tư sẽ giảm do chưa thể có được các dự án mang tính đột phá như năm 2005, phải vài năm nữa mới có thể có lại tốc độ tăng tổng vốn đầu tư lớn đến như vậy. Mặc dù vốn đầu tư có xu hướng tăng giảm thất thường nhưng nhìn chung kể tử năm 2003 trở lại đây tốc độ thực hiện vốn vẫn tăng, là dấu hiệu tốt đảm bảo khả năng nhanh chóng đưa dự án vào khai thác vận hành.
Ta có thể kể đến một số dự án tiêu biểu trong hoạt động đầu tư của Việt Nam sang Lào như:
- Dự án thuỷ điện Xêkaman 3: Dự án này do công ty cổ phần đầu tư và phát triển điện Việt – Lào đầu tư với tổng vốn đầu tư là 273.000.000 USD, vốn pháp định 69.231.000 USD. Nhà máy này có công suất 250 MW trên sông Nam Pagnou, sông nhánh của sông Xêkaman thuộc địa phận tính SêKông, giáp biên giới tỉnh Quảng Nam sẽ nối với nhà máy A Vương (đang được xây dựng). Dự kiến sau khi dự án hoàn thành Việt Nam sẽ mua điện từ nhà máy này phục vụ cho nhu cầu tiêu thụ điện trong nước. Đây là một dự án có qui mô vốn lớn, phức tạp về điều kiện thi công, thời gian thực hiện dự án là 30 năm, thực hiện bằng 100% vốn của Việt Nam nhưng vốn tự có của doanh nghiệp mới chỉ chiếm 25% tổng vốn đầu tư. Do vậy rất cần có sự hỗ trợ của nhà nước trong bảo lãnh vốn vay, cơ chế, chính sách ưu đãi trong miễn giảm thuế nhập khẩu máy móc, thiết bị, vật tư và các nghĩa vụ thuế khác.
- Dự án Công ty cổ phần cao su Việt Lào với tổng vốn đầu tư 25.514.345 USD, vốn pháp định 20.411.476 USD, thời gian thực hiện 50 năm tại tỉnh Champasak để trồng 10.000 ha cao su tại Lào và xây dựng nhà máy chế biến mủ cao su công suất 18.000 tấn/ năm. Dự án này cũng được thực hiện bằng 100% vốn của Việt Nam.
- Dự án đầu tư trồng cao su thiên nhiên, điều, cacao của công ty Cao su Đăc Lắc tại 4 tỉnh Nam Lào đồng thời sẽ tiến hành xây dựng nhà máy chế biến mủ cao su công suất 10.000 tấn/ năm. Dự án này có tổng vốn đầu tư là 32.292.827 USD.
Như vậy các dự án tiêu biểu của Việt Nam sang Lào đã tận dụng được những ưu thế của Lào về điều kiện tự nhiên cũng như phục vụ được cho nhu cầu trong nước khi dự án đi vào vận hành, tuân theo công thức chung khi tiến hành đầu tư sang Lào là 3+2, bao gồm vốn, công nghệ và thị trường Việt Nam với lao động và tài nguyên của Lào.
3.2 Tình hình thực hiền đầu tư của Việt Nam sang Lào phân theo ngành
Bảng 8: Vốn đầu tư của Việt Nam sang Lào phân theo ngành
thời kì 1993 – 2005
Đơn vị (USD, %)
Chuyên ngành
Số dự án
Tổng vốn đầu tư
Đầu tư thực hiện
Tỷ trọng vốn đầu tư so với tổng vốn đầu tư ra nước ngoài
Tỷ trọng vốn thực hiện so với vốn thực hiện ra nước ngoài
Công nghiệp
25
297.962.440
3.228.312
60,44
27,58
CN nặng
11
278.482.820
-
98,97
2,17
CN nhẹ
4
3.057.570
150.000
11,69
-
CN thực phẩm
3
2.225.050
-
52,02
-
Xây dựng
7
14.197.000
3.078.312
34,62
64,07
Nông nghiệp
15
65.463.900
160.160
92,96
6
Nông - lâm nghiệp
15
65.463.900
160.160
100
28,59
Dịch vụ
10
3.454.196
900.000
10,85
31,84
GTVT - Bưu điện
5
204.000
6,05
-
Khách sạn - Du lịch
1
813.385
-
9,21
-
Văn hoá - Ytế - Giáo dục
1
1.356.811
-
53,42
-
Dịch vụ
3
1.080.000
900.000
7,04
85,19
Nguồn: Ban hợp tác Việt Lào
Đầu tư theo ngành của Việt Nam sang Lào đã tập trung vào các ngành phát huy được lợi thế so sánh của Lào, đó là các ngành tận dụng được nguồn tài nguyên thiên nhiên cũng như nguồn lao động phong phú, dồi dào tại đây. Đứng đầu về ngành tiếp nhận số dự án cũng như vốn đầu tư chính là ngành công nghiệp. Lào đang trong tiến trình xây dựng cơ sở ban đầu để tiến lên công nghiệp hoá hiện đại hoá, do vậy đây là những ngành nhận được sự ưu đãi lớn từ phía Chính phủ Lào. Đầu tư vào ngành này không những chúng ta đạt được các mục tiêu về lợi nhuận mà còn đạt được nhiều mục tiêu mang tính chính trị khác, vì vậy từ phía Việt Nam chúng ta cũng nhận được nhiều sự hỗ trợ từ phía Chính phủ. Trong ngành công nghiệp phải kể đến ngành công nghiệp nặng với 11 dự án và 287.482.820 USD vốn đầu tư, tiếp theo là xây dựng với 7 dự án và 5.197.000 USD vốn đầu tư. Ngành nông nghiệp ngày càng dành được sự quan tâm của các doanh nghiệp. Bây giờ là thời điểm các doanh nghiệp đầu tư chuẩn bị vùng nguyên liệu cho một số các dự án công nghiệp lớn trong tương lai do vậy tổng vốn đầu tư cho ngành này cũng khá đáng kể 65.463.900 USD cho 15 dự án. Tuy nhiên do điều kiện địa lý, tự nhiên của Lào là không có biển, do vậy tất cả các dự án đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp sang Lào là vào nông – lâm nghiệp mà chủ yếu tập trung vào các dự án lâm nghiệp tận dụng nguồn tài nguyên rừng vô cùng phong phú tại đây, phục vụ cho ngành công nghiệp chế biến gỗ, cao su...
Ngành dịch vụ số lượng dự án đầu tư còn khá khiêm tốn chỉ khoảng 10 dự án và tổng vốn đầu tư là 3.454.196. Sở dĩ như vậy là vì dân số Lào chỉ có khoảng hơn 6 triệu dân, thị trường tiêu thụ nhỏ, trong khi đó hàng hoá từ Thái Lan chất lượng tốt, giá cả phải chăng tràn sang, Việt Nam khó có thể cạnh tranh được trong việc cung cấp các dịch vụ. Do vậy, dịch vụ không phải là cái đích của các doanh nghiệp Việt Nam mặc dù ngành này có lợi thế về vốn ít, thời gian thu hồi vốn nhanh.
Tương quan vốn đầu tư cho các ngành của các doanh nghiệp Việt Nam sang thị trường Lào có thể minh hoạ qua biểu đồ:
Biểu 6: Cơ cấu vốn đầu tư của Việt Nam sang Lào phân theo ngành thời kì 1993 – 2005
Như vậy, ngành công nghiệp chiếm tới 81% tổng số vốn đầu tư, ngành nông nghiệp 18%, ngành dịch vụ 1%. Nh