Link tải miễn phí Luận văn: Thực trạng và giải pháp phát triển đội ngũ thuyết minh viên du lịch ở các di tích cấp quốc gia đặc biệt tại Hà Nội : Luận văn ThS. Du lịch: Chương trình đào tạo thí điểm

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nằm ở trung tâm Bắc Bộ, với bề dày hàng ngàn năm lịch sử, Hà Nội có tiềm
năng và lợi thế so sánh đa dạng và phong phú để thu hút khách du lịch. Hà Nội là
địa phương đứng đầu trong cả nước về số lượng và các giá trị tài nguyên, các di tích
lịch sử - văn hoá (DTLSVH), đặc biệt là từ khi tỉnh Hà Tây được sáp nhập vào Thủ
đô. Tuy số lượng du khách đến Hà Nội tăng mạnh trong những năm qua, tốc độ
tăng trưởng cao nhưng tăng trưởng ngành du lịch của Hà Nội chưa xứng với tiềm
năng và lợi thế của mình [16, tr.134]. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế chung,
Du lịch Hà Nội đang từng bước khẳng định vai trò của mình đối với xã hội. Những
nỗ lực hội nhập và phát triển đã hình thành tính chuyên nghiệp trong kinh doanh du
lịch. Chuyên môn hoá trong phát triển du lịch ngày càng rõ rệt, đặc biệt là ở lĩnh
vực dịch vụ. Tính chuyên nghiệp càng cao, chuyên môn hoá càng rõ rệt dẫn đến
việc hình thành và phát triển những nghề mới.
Trong những năm gần đây hoạt động du lịch trở lên hết sức đa dạng,
phong phú với nhiều loại hình hấp dẫn. Một trong những loại hình được quan
tâm, phát triển phát triển nhất là du lịch văn hoá. Loại hình du lịch này đã đáp ứng
được nhu cầu tham quan giải trí, lòng ham hiểu biết và mang ý nghĩa giáo dục rất
cao. Không những chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng mà chúng còn được coi là
nền tảng phát triển của ngành du lịch. Các di tích này cũng chứa đựng các giá trị
to lớn về kiến trúc mỹ thuật, phản ánh từng giai đoạn lịch sử của đất nước. Điều
này cũng dẫn đến hình thành một đội ngũ những người chuyên thuyết minh cho
du khách tại các di tích.
Luật Du lịch ra đời, có hiệu lực từ tháng 01 năm 2006 đã chính thức công
nhận một nghề mới trong hệ thống nghề của ngành du lịch – nghề Thuyết minh viên
du lịch. Điều 78 Luật Du lịch định nghĩa chức danh Thuyết minh viên du lịch, quy
định tiêu chuẩn cơ bản của nghề và cơ quan quản lý, tuy nhiên các văn bản dưới
Luật vẫn chưa có các quy định tiêu chuẩn cụ thể về trình độ, về kiến thức, về kỹ
năng của Thuyết minh viên du lịch làm cơ sở cho việc đào tạo, tuyển dụng và sử
dụng đội ngũ này.
Hầu hết các Thuyết minh viên du lịch tại các khu di tích lịch sử là những
người được đào tạo bài bản về kiến thức chuyên ngành tại các trường văn hoá và
lâm nghiệp. Số còn lại và phần lớn những Thuyết minh viên du lịch tại điểm du lịch
văn hoá cộng đồng là thành viên của cộng đồng bản địa, với những hiểu biết phong
phú về khu điểm du lịch đó.
Tuy nhiên, lực lượng Thuyết minh viên du lịch này còn rất mỏng, chưa đáp
ứng nhu cầu của khách du lịch và đa phần những Thuyết minh viên du lịch đang
hoạt động không được trang bị các kỹ năng nghiệp vụ hướng dẫn khách du lịch.
Điều này phần nào làm ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ du lịch. Sở dĩ có tình
trạng này là do các nguyên nhân khách quan (sự phát triển và nhu cầu của xã hội)
và cả nguyên nhân chủ quan (xuất phát từ phía ngành du lịch và các ngành liên quan
như văn hoá, giáo dục…).
Việc đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp cho phát triển một cách
hợp lý đội ngũ Thuyết minh viên du lịch cả về số lượng và chất lượng nhằm đáp
ứng nhu cầu thị trường là hết sức cần thiết, mang ý nghĩa thực tiễn cao, đặc biệt
trong giai đoạn hiện nay. Chính vì những lý do đó, tác giả đã quyết định chọn đề tài
“Thực trạng và giải pháp phát triển đội ngũ Thuyết minh viên du lịch ở các di
tích cấp quốc gia đặc biệt tại Hà Nội” làm đề tài nghiên cứu cho Luận văn của
mình với hy vọng Luận văn sẽ giúp ích phần nào đó cho công tác phát triển đội ngũ
Thuyết minh viên du lịch Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung.
2. Mục tiêu, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu của đề tài
2.1. Mục tiêu nghiên cứu:
Mục tiêu chính của đề tài là nghiên cứu, đề xuất một số giải pháp, kiến nghị
nhằm phát triển đội ngũ Thuyết minh viên du lịch có trình độ nghiệp vụ và kỹ năng
nghề cao, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thị trường ở các di tích quốc gia đặc
biệt tại Hà Nội.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:
+ Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác phát triển đội ngũ
Thuyết minh viên du lịch. Các nội dung cụ thể bao gồm: các vấn đề về Thuyết minh
viên du lịch (khái niệm, vai trò…).

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
R Xuất khẩu dịch vụ du lịch ở Việt Nam: Thực trạng và giải pháp Luận văn Kinh tế 0
R Pháp luật về bảo hiểm xã hội tự nguyện - Thực trạng và giải pháp Luận văn Luật 0
D Thực trạng tổ chức hạch toán kết toán tại công ty TNHH sản xuất và thương mại Hưng Phát Luận văn Kinh tế 0
B Thực trạng và tính cấp thiết của việc xây dựng một hệ thống thuật ngữ y học pháp - việt Sinh viên chia sẻ 0
D Tìm hiểu về bộ chứng từ trong thanh toán xuất nhập khẩu thực trạng và các giải pháp hoàn thiện tại Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ tiêm chủng mở rộng tại huyện Tu mơ rông năm 2016 Y dược 0
N Nhờ tải giúp em Thực trạng và các yếu tố tác động đến việc làm thêm của sinh viên Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay (Luận văn thạc sĩ) - Phan Thị ThuThảo Khởi đầu 3
D Thực trạng công tác kế toán tại công ty cổ phần xây dựng và đầu tư 492 Luận văn Kinh tế 0
T Nhờ tải TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG và THỰC TRẠNG NUÔI DƯỠNG NGƯỜI BỆNH tại KHOA hồi sức TÍCH cực Khởi đầu 1
D Thực trạng công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại FSI Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top