pe_kim_pro

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

Lời nói đầu 3
CHƯƠNG I - NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN. 2
I - KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ CỦA CHỨNG KHOÁN. 2
1. Chứng khoán là gì? 2
2. Các nguyên tắc hoạt động của thị trường chứng khoán. 3
3. Các chức năng của thị trường chứng khoán. 3
4. Công ty đầu tư - Những tổ chức đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp 5
5. Một số quy định về Công ty chứng khoán. 7
II. THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN MỘT SỐ NƯỚC. 8

1. Thị trường chứng khoán Italia 8

2. Thị trường chứng khoán Hàn Quốc 10

CHƯƠNG II - THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG ĐIỀU KIỆN ĐỂ PHÁT TRIỂN THỊ

TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN Ở VIỆT NAM. 13

I. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH TẾ Ở VIỆT NAM . 13

1. Thực trạng hoạt động của ngân hàng đầu tư và phát triển Việt nam. 13

2. Thực trạng cổ phần hoá các doanh nghiệp . 14

II. ĐIỀU KIỆN ĐỂ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN Ở VIỆT NAM. 17

1. Thuận lợi 17

2. Khó khăn. 18

3. Ba điều kiện thiết yếu để phát triển thị trường chứng khoán ở Việt Nam. 19

III. PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN Ở VIỆT NAM LÀ TẤT YẾU. 21

CHƯƠNG III - PHƯƠNG HƯỚNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐỂ PHÁT

TRIỂN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN Ở VIỆT NAM. 23

I. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN Ở VIỆT NAM 23

1. Uỷ ban chứng khoán Nhà nước. 25

2. Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh. 27

3. Trung tâm lưu giữ chứng khoán và thanh toán lưu trữ. 29

4. Kiểm toán độc lập. 29

5. Trung tâm phân tích chứng khoán. 30

II. CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN Ở VIỆT NAM 31

1. Tạo chứng khoán cho thị trường chứng khoán. 31

2. Tổ chức các công ty môi giới chứng khoán. 33

3. Tăng nhu cầu chứng khoán. 33

4. Tạo lập môi trường lành mạnh cho thị trường chứng khoán. 34

Kết luận 37

Tài liệu tham khảo 38

Lời Nói Đầu
Hình thành và phát triển một chiều dài lịch sử trên bốn trăm năm, thị trường chứng khoán là một thực thể tài chính tồn tại phổ biến trong hầu hết ở các quốc gia trên thế giới. ở Việt Nam trong bước chuyển đổi từ một nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước, dù mới mẻ và hết sức phức tạp, vấn đề xây dựng thị trường chứng khoán đã và đang thu hút sự quan tâm nghiên cứu của nhiều nhà kinh tế. Đến nay, theo nhận định của các nhà kinh tế, không còn nghi ngờ gì nữa, thị trường chứng khoán là chiếc chìa khoá vàng" giúp giải quyết một cách hữu hiệu vấn đề huy động vốn cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Thị trường chứng khoán là một hoạt động phát triển mạnh ở hầu hết các nước có cơ chế thị trường, là nơi huy động đồng tiền nhàn rỗi của mọi người trong xã hội phục vụ nhu cầu vốn dài hạn của các doanh nghiệp.
Đã manh nha việc ra đời trung tâm giao dịch chứng khoán Việt Nam đầu tiên tại thành phố Hồ Chí Minh sẽ khai trương hoạt động vào cuối quý 3 đầu quý 4 năm nay. Dẫu sao cũng là một điều đáng mừng, nền kinh tế Việt Nam đã tiến nhanh, tiến mạnh, tiến sâu vào nền kinh tế thị trường, từng bước hội nhập nền kinh tế trong khu vực và trên thế giới.
Ngày 11.7.1998 Chính phủ đã ban hành "Nghị định về chứng khoán và thị trường chứng khoán" đặt nền móng cho một thị trường chứng khoán ở Việt Nam.
Làm thế nào để nhận định đúng được thị trường chứng khoán, giảm đến mức tối thiểu những thất bại, xây dựng được thị trường chứng khoán hoạt động thành công vững chắc ở Việt Nam hay không? Đã có rất nhiều sách báo đề cập đến các khía cạnh của vấn đề này. ở đây đề án cập nhật đến những điều kiện và giải pháp chủ yếu để phát triển thị trường chứng khoán ở Việt nam. Kết cấu đề án gồm có 3 chương:
Chương I: Những vấn đề cơ bản về thị trường chứng khoán.
Chương II: Thực trạng và những điều kiện để phát triển thị trường chứng khoán ở Việt Nam.
Chương III: Phương hướng và những giải pháp chủ yếu để phát triển thị trường chứng khoán ở Việt Nam.
Chương I
Những vấn đề cơ bản thị trường chứng khoán.
I - Khái niệm và vai trò của chứng khoán.
1. Chứng khoán là gì?
Hiện nay, Chính phủ đang tổ chức nghiên cứu xây dựng luật pháp về chứng khoán và thị trường chứng khoán chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho sự ra đời và hoạt động lành mạnh của thị trường chứng khoán ở nước ta. Vậy thị trường chứng khoán là gì?
Thị trường chứng khoán không phải là các hoạt động giao lưu hàng hoá thông thường. Nó giao lưu một loại hàng hoá khác, loại hàng hoá này không có công năng hay giá trị sử dụng - hàng hoá ở đây là các chứng khoán - một loại chứng thư ghi nhận một số tiền đầu tư dưới dạng vốn góp (cổ phiếu) hay cho vay (trái phiếu, tín phiếu, kỳ phiếu...) với mục đích kiếm lời.
Sự ra đời của trái phiếu và cổ phiếu bắt nguồn từ nhu cầu huy động vốn của Nhà nước, của các công ty và nhu cầu đầu tư vốn của các hộ gia đình và các thể chế khác như các quỹ hưu trí, các công ty bảo hiểm... Một điều hiển nhiên là trong mỗi gia đình, dù giàu có hay bình thường đều phải có những khoản tiết kiệm nhất định để dùng cho các nhu cầu đột xuất hay các nhu cầu lớn đã định trước. Song việc giữ tiền tiết kiệm tại nhà không làm cho người ta yên tâm, phần vì sự thất lạc, phần vì sợ mất giá và do đó họ muốn tìm nơi ẩn náu cho đồng tiền, đồng thời cũng mong muốn cho số tiền đó có thể mang lại những khoản thu nhập nhất định. Các nhà kinh doanh do thiếu vốn nên họ đã kết hợp với hệ thống ngân hàng tổ chức các hình thức huy động tiết kiệm khác nhau, với những mức độ rủi ro khác nhau để thu hút tất cả số tiền tiết kiệm rải rác ở các hộ gia đình. Các hình thức đó rất đa dạng : Gửi tiết kiệm, mua trái phiếu Nhà nước, trái phiếu địa phương, trái phiếu công ty, mua cổ phiếu ưu đãi, cổ phiếu thường hay trái phiếu có khả năng chuyển đổi thành cổ phiếu... Tất cả các hình thức này đều có thể lựa chọn cho đồng tiền tiết kiệm trú ngụ và khi không thích thì có thể rút ra và tìm nơi trú ẩn khác bằng cách tham gia vào thị trường chứng khoán.
Người ta phân biệt hai loại thị trường chứng khoán: Thị trường chứng khoán cấp I (hay sơ cấp) xuất hiện khi các công ty thực hiện việc phát hành cổ phiếu lần đầu, khi các tổ chức ngân hàng, kho bạc Nhà nước hay các công ty thực hiện việc phát hành trái phiếu lần đầu, và người có tiền đầu tư hay tiết kiệm trực tiếp mua ở nơi phát hành. Thị trường chứng khoán cấp I có tác dụng huy động vốn cho nền kinh tế nhưng chỉ có nó thôi thì sẽ có trở ngại là ngươì mua cổ phiếu khi cần tiền không thể đòi công ty phát hành cổ phiếu trả lại mình số vốn đó còn người mua trái phiếu nếu cần tiền thì cũng phải đợi đến kỳ mới lấy được tiền ra. Vì vậy cần có thị trường chứng khoán cấp II (hay thứ cấp) là thị trường được tổ chức công khai theo pháp luật và quy chế để mua và bán các loại chứng khoán đã được đăng ký. Tuỳ theo tình hình cung và cầu chứng khoán thực tế trên thị trường mà giá từng loại chứng khoán được hình thành.
2. Các nguyên tắc hoạt động của thị trường chứng khoán.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
R Xuất khẩu dịch vụ du lịch ở Việt Nam: Thực trạng và giải pháp Luận văn Kinh tế 0
R Pháp luật về bảo hiểm xã hội tự nguyện - Thực trạng và giải pháp Luận văn Luật 0
D Thực trạng tổ chức hạch toán kết toán tại công ty TNHH sản xuất và thương mại Hưng Phát Luận văn Kinh tế 0
B Thực trạng và tính cấp thiết của việc xây dựng một hệ thống thuật ngữ y học pháp - việt Sinh viên chia sẻ 0
D Tìm hiểu về bộ chứng từ trong thanh toán xuất nhập khẩu thực trạng và các giải pháp hoàn thiện tại Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ tiêm chủng mở rộng tại huyện Tu mơ rông năm 2016 Y dược 0
N Nhờ tải giúp em Thực trạng và các yếu tố tác động đến việc làm thêm của sinh viên Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay (Luận văn thạc sĩ) - Phan Thị ThuThảo Khởi đầu 3
D Thực trạng công tác kế toán tại công ty cổ phần xây dựng và đầu tư 492 Luận văn Kinh tế 0
T Nhờ tải TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG và THỰC TRẠNG NUÔI DƯỠNG NGƯỜI BỆNH tại KHOA hồi sức TÍCH cực Khởi đầu 1
D Thực trạng công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại FSI Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top