caosonhung_caosonhung
New Member
Download miễn phí Đề tài Thực trạng và phương pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh trong các doanh nghiệp
Lời mở đầu 1
Phần nội dung 2
I. Hiệu quả kinh doanh và vai trò của nó đối với các doanh nghiệp 2
1. Các quan điểm về hiệu quả kinh doanh bản chất của hiệu quả kinh doanh trong doanh nghiệp 2
2. Vai trò của nâng cao hiệu quả kinh doanh đối với các doanh nghiệp 8
3. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp 11
4. Phương pháp đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp 16
II. Thực trạng hoạt động hiệu quả kinh doanh tại các doanh nghiệp 20
III. Một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh ở các doanh nghiệp 22
1. Các biện pháp nhằm nâng cao lợi nhuận của các doanh nghiệp 22
2. Biện pháp tổ chức quản lý 24
3. Quản lý chiến lược marketing 25
Kết luận 26
Tài liệu tham khảo 27
http://cloud.liketly.com/flash/edoc/web-viewer.html?file=jh2i1fkjb33wa7b577g9lou48iyvfkz6-demo-2017-08-02-de_tai_thuc_trang_va_phuong_phap_nham_nang_cao_hieu_qua_hoat_vyX3b0oX91.png /tai-lieu/de-tai-thuc-trang-va-phuong-phap-nham-nang-cao-hieu-qua-hoat-dong-kinh-doanh-trong-cac-doanh-nghiep-93677/
Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.
Ketnooi -
Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Tóm tắt nội dung tài liệu:
Trong công tác quản lý kinh doanh việc xác định hiệu quả nhằm mục tiêu cơ bản:
+ Để thể hiện và đánh giá trình độ sử dụng các nguồn lực trong hoạt động kinh doanh
+ Phân tích luận chứng kinh tế của các phương án khác nhau trong việc thực hiện một nhiệm vụ cụ thể đó để lựa chọn phương án tối ưu nhất.
Người ta xác định hiệu quả tuyệt đối khi phải bỏ chi phí ra để thực hiện một phương án quyết định nào đó. Để biết rõ chi phí bỏ ra sẽ thu được bao nhiêu lợi ích cụ thể và mục tiêu cụ thể là gì, từ đó quyết định bỏ tiền ra thực hiện phương án hay quyết định kinh doanh phương án đó không. Vì vậy, trong công tác quản lý kinh doanh, bất cứ việc gì đòi hỏi chi phí, dù một phương án lớn hay một phương án nhỏ đều cần tính hiệu quả tuyệt đối.
+ Hiệu quả trước mắt và lâu dài.
Căn cứ vào lợi ích nhận được trong các khoảng thời gian dài hay ngắn mà người ta đưa ra xem xét đánh giá hiệu quả trước mắt và hiệu quả lâu dài. Lợi ích trong hiệu quả trước mắt là hiệu quả xem xét trong thời gian ngắn. Hiệu quả lâu dài là hiệu quả dược xem xét đánh giá trong một khoảng thời gian dài. doanh nghiệp cần xem xét thực hiện các hoạt động kinh doanh sao cho nó mang lại lợi ích trước mắt cũng như lâu dài cho doanh nghiệp. Phải kết hợp hài hoà lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài, không được chỉ vì lợi ích trước mắt mà làm thiệt hại đến lợi ích lâu dài của doanh nghiệp.
2. Vai trò của nâng cao hiệu quả kinh doanh đối với các doanh nghiệp.
a) Hiệu quả kinh doanh là mục đích của quản trị kinh doanh.
Mục tiêu bao trùm và lâu dài của mọi doanh nghiệp là tạo ra lợi nhuận , tối ưu hoá lợi nhuận trên cơ sở nguồn lực sẵn có. Để đạt được mục tiêu này doanh nghiệp sử dụng nhiều phương pháp khác nhau. Trong đó hiệu quả kinh doanh là một trong những mục đích mà nhà quản lý kinh tế kinh doanh muốn vươn tới và đạt tới. Việc xem xét, đánh giá tính toán hiệu quả kinh doanh không chỉ cho biết sử dụng các nguồn lực vào các hoạt động kinh doanh ở mức độ nào mà còn cho phép nhà quản trị phân tích tìm ra các nhân tố để đưa ra các biện pháp quản trị kinh doanh thích hợp trên cả hai phương diện: tăng kết quả và giảm chi phí sản xuất kinh doanh, nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh. Bản chất của hiệu quả kinh doanh chỉ rõ trình độ sử dụng nguồn lực vào kinh doanh: trình độ sử dụng nguồn lực kinh doanh càng cao, các doanh nghiệp càng có khả năng tạo ra kết quả cao trong cùng một nguồn lực đầu vào hay tốc độ tăng của kết quả lớn hơn so với tốc độ tăng của việc sử dụng nguồn lực đầu vào. Do đó, trên phương diện lý luận và thực tiễn phạm trù hiệu quả kinh doanh đóng vai trò rất quan trọng trong việc so sánh đánh giá phân tích kinh tế nhằm tìm ra một giải pháp tối ưu nhất đưa ra phương pháp đúng đắn nhất để đạt được mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận. Như vậy, hiệu quả kinh doanh không những là mục tiêu mục đích của các nà kinh tế, kinh doanh mà còn là một phạm trù để phân tích đánh giá trình độ dụng các yếu tố đầu vào nói trên.
b) Sự cần thiết phải nâng cao hiệu kinh doanh.
Kinh doanh cái gì? Kinh doanh như thế nào? Kinh doanh cho ai? chi phí bao nhiêu? Câu hỏi này sẽ không thành vấn đề nếu nguồn lực đầu vào của sản xuất kinh doanh là không hạn chế; người ta sẽ không cần nghĩ tới vấn đề sử dụng tiết kiệm và hiệu quả các nguồn đầu vào... nếu nguồn lực là vô tận. Nhưng nguồn lực kinh doanh là hữu hạn. Trong khi đó phạm trù nhu cầu con người là phạm trù vô hạn: không có giới hạn của sự phát triển các nhu cầu - hàng hoá dịch vụ cung cấp cho con người càng nhiều, càng phong phú, càng có chất lượng càng cao càng tốt. Do vậy, của cải càng khan hiếm lại càng khan hiếm hơn theo cả nghĩa tuyệt đối và nghĩa tương đối của nó. Khan hiếm nguồn lực đòi hỏi bắt buộc con người phải nghĩ đến việc lựa chọn kinh tế, khan hiếm càng tăng nên dẫn tới vấn đề lựa chọn tối ưu ngày càng đặt ra nghiêm túc và ngay gắt. Thực ra khan hiếm mới chỉ là điều kiện cần để lựa chọn kinh tế, nó bắt buộc lựa chọn con người phải lựa chọn kinh tế. Chúng ta biết rằng lúc đầu dân cư còn ít mà của cải trên trái đất còn phong phú, chưa bị cạn kiệt vì khai thác và sử dụng: lúc đó con người chỉ chú ý phát triển theo chiều rộng. Điều kiện đủ cho việc lựa chọn kinh tế là cùng với sự phát triển nhân loại thì càng ngày người ta càng tìm ra nhiều phương pháp sản xuất kinh doanh. Vì vậy, cho phép cùng một nguồn lực đầu vào nhất định người ta làm nhiều công việc khác nhau. Điều này cho phép các doanh nghiệp có khả năng lựa chọn kinh tế: lựa chọn kinh tế tối ưu. Sự lựa chọn này sẽ mang lại cho doanh nghiệp hiệu quả kinh doanh cao nhất, thu được nhiều lợi ích nhất. Giai đoạn phát triển theo chiều rộng nhường chỗ cho phát triển theo chiều sâu: sự phát triển theo chiều sâu nhờ vào nâng cao của hiệu quả kinh doanh.
Như vậy, nâng cao hiệu quả kinh doanh là nâng cao khả năng sử dụng các nguồn lực có sẵn của doanh nghiệp để đạt được sự lựa chọn tối ưu. Trong điều kiện khan hiếm nguồn lực thì việc nâng cao hiệu quả kinh doanh là điều kiện sống còn đặt ra đối với doanh nghiệp trong quá trình tiến hành các hoạt động kinh doanh.
Tuy nhiên, sự lựa chọn kinh tế của các doanh nghiệp trong cơ chế kinh tế khác nhau là không giống nhau: Trong cơ chế kinh tế kế hoạch hoá tập trung, việc lựa chọn kinh tế thường không đặt ra cho mọi cấp xí nghiệp mọi quyết định kinh tế sản xuất cái gì?sản xuất như thế nào? sản xuất cho ai? đều được giải quyết ở trung tâm duy nhất. Các đơn vị kinh doanh cơ sở tiến hành các hoạt động của mình theo sự chỉ đạo từ một trung tâm vì vậy mục tiêu cao nhất của các đơn vị này là hoàn thành kế hoạch nhà nước giao. Do hạn chế nhất định của cơ chế kế hoạch hoá tập trung cho nên không những các đơn vị kinh tế cơ sở ít quan tâm đến hiệu quả kinh tế của mình mà trong nhiều trường hợp các đơn vị kinh tế hoàn thành kế hoạch bằng mọi giá.
Hoạt động kinh doanh trong cơ chế thị trường, môi trường cạnh tranh gay gắt, nâng cao hiệu quả kinh doanh là điều kiện tồn tại của doanh nghiệp.
Trong cơ chế thị trường việc giải quyết vấn đề: sản xuất cái gì? sản xuất như thế nào? sản xuất cho ai? được dựa trên cơ sở quan hệ - cung cầu, giá cả thị trường, cạnh tranh và hợp tác... Các doanh nghiệp phải tự đặt ra các quyết định kinh doanh của mình, tự hạch toán lỗ lãi, lãi nhiều hưởng nhiều lãi ít hưởng ít, không có lãi sẽ đi đến phá sản doanh nghiệp. Do đó mục tiêu lợi nhuận trở thành một trong những mục tiêu quan trọng nhất, mang tính sống còn của doanh nghiệp.
Mặt khác trong nền kinh tế thị trường các doanh nghiệp phải cạnh tranh để tồn tại và phát triển. Môi trường cạnh tranh càng gay gắt, trong cuộc cạnh tranh đó có những doanh nghiệp vẫn đứng vững và phát triển, bên cạnh đó không ít doanh nghiệp bị thua lỗ, giải thể, phá sản. Để đứng vững trên thị trường các doanh nghiệp luôn phải chú ý tìm mọi cách giảm chi phí sản xuất kinh doanh, nâng cao uy tín... của doanh nghiệp trên thị trường nhằm tối đa hoá lợi nhuận. Các doanh nghiệp thu được lợi nhuận càng cao càng tốt. Như vậy, để đạt được hiệu quả kinh doanh và nâng cao hiệu quả kinh doanh luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp và trở thành vấn đề sống còn để doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển.
2. Các nhân tố ảnh hưởng việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
a) Nhóm nhân tố chủ quan.
- Lực lượng lao động.
Trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, lực lượng lao động tác động trực tiếp lên hiệu quả kinh doanh theo các hướng sau:
- Trình độ lao động: Nếu lực lượng lao động của doanh nghiệp có trình độ tương ứng sẽ góp phần quan trọng vận hành có hiệu quả yếu tố vật chất trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp.
- Cơ cấu lao động: nếu doanh nghiệp có cơ cấu lao động hợp lý phù hợp trước hết nó góp phần vào sử dụng có hiệu quả bản thân các yếu tố lao động trong quá trình sản xuất kinh doanh, mặt khác nó góp phần tạo lập và thường xuyên điều chỉnh mối quan hệ tỷ lệ hợp lý, thích hợp giữa các yếu tố trong quá trình kinh doanh.
- ý thức, tinh thần, trách nhiệm, kỷ luật của người lao động. Đây là yếu tố cơ bản quan trọng để phát huy nguồn lao động trong kinh doanh. Vì vậy chúng ta chỉ có thể đạt được hiệu quả kinh doanh trong doanh nghiệp chừng nào chúng ta tạo được đội ngũ lao động có kỷ luật, có kỹ thuật, có năng suất cao.
- Trình độ phát triển của cơ sở vật chất kỹ thuật và ứng dụng của tiến bộ khoa học kỹ thuật.
Nhân tố này tác động vào hiệu quả kinh doanh theo các hướng sau:
- Sự phát triển của cơ sở vật chất kỹ thuật tạo ra cơ hội để nắm bắt thông tin trong quá trình hoạch định kinh doanh cũng như trong quá trình điều chỉnh, định hướng lại hay chuyển hướng kinh doanh.
- Kỹ thuật và công nghệ sẽ tác động đến việc tiết kiệm chi phí vật chất trong quá trình kinh doanh làm cho chúng ta sử dụng một cách hợp lý, tiết kiệm chi phí vật chất trong quá trình kinh doanh.
- Cơ sở vật chất và ứng dụng của tiến bộ khoa học kỹ thuật: Cơ sở vật chất và ứng dụng của tiến bộ khoa học kỹ thuật sẽ tạo ra đa ngành nghề kinh doanh.
- Hệ thống trao đổi và sử lý thông tin của doanh nghiệp .
Thông tin ngà...