dang_kim_dung
New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Lời mở đầu
Lào Cai là một tỉnh vùng cao biên giới, phía bắc giáp tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), phía tây giáp tỉnh Lai Châu, phía đông giáp tỉnh Hà Giang, phía nam giáp Yên Bái và Sơn La.
Địa hình Lào Cai khá phong phú gồm nhiều loại hình, có địa hình thung lũng, có địa hình vùng núi thấp, địa hình vùng núi cao và các đỉnh núi rất cao như đỉnh Phanxiphăng – nóc nhà của tổ quốc cao 3.143m... Lào Cai có 107 sông suối chạy qua tỉnh, với 3 hệ thống sông chính là sông Hồng, (có chiều dài chạy qua địa phận Lào Cai là 120km), sông Chảy (có chiều dài chạy qua tỉnh là 124km), sông Nậm Mu (có chiều dài chạy qua tỉnh là 122km).
Khí hậu Lào Cai là khí hậu nhiệt đới gió mùa đặc trưng miền núi, mùa đông lạnh khô, ít mưa, mùa hè nóng mưa nhiều. Lào Cai cũng có nhiều tiểu vùng khác nhau. Đặc điểm nổi bật của sinh vật Lào Cai là tính đa dạng sinh học. Toàn tỉnh có hơn 2.000 loài thực vật, 442 loại chim, thú, bò sát, ếch nhái. Trong đó có 60 loại động vật chỉ tìm thấy ở Lào Cai, 9 loại thực vật chỉ tìm thấy ở Sa Pa. Lào Cai có kho tàng quỹ gen đặc biệt quý hiếm (chiếm tới gần 50% số loại thực vật đặc biệt quý hiếm ở nước ta).
Lào Cai với nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú, với trên 31 loại khoáng sản phân bố ở 130 điểm mỏ. Hiện nay, Lào Cai được đánh giá là tỉnh giàu có về khoáng sản, có trữ lượng apatit, đồng, sắt vào loại lớn của khu vực và thế giới.
Thiên nhiên Lào Cai cũng tạo nên các thắng cảnh đẹp như khu Hàm Rồng - một “tiểu Thạch Lâm” ở Sa Pa có bãi đá cổ hàng vạn năm với hàng trăm phiến đá muôn hình muôn vẻ. hay đỉnh Phan Xi Păng hùng vĩ – nóc nhà của Tổ quốc là bảo tàng sống về động, thực vật đặc hữu...
Do đó Lào Cai có đầy đủ tiềm năng về cả thiên nhiên, văn hoá, con người để phát triển một ngành du lịch bền vững, chất lượng cao phù hợp với thế phát triển du lịch thế giới, của Việt Nam, đảm bảo sự phát triển đều khắp, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho tỉnh, cho cộng đồng dân cư, góp phần bảo vệ cảnh quan môi trường và bẳn sắc văn hoá truyền thông các dân tộc.
Nhằm mong được góp một số ý kiến nhỏ bé của mình vào sự nghiệp phát triển du lịch của tỉnh nhà. Vì vây qua một thời gian thực tập tại Phòng Quản lý du lịch - Sở Thương mại - Du lịch tỉnh Lào Cai, qua nghiên cứu một số tài liệu viết về du lịch Lào Cai và được sự hướng dẫn của Ths.Lê Trung Kiên trong thời gian vừa qua, em đã quyết định chọn đề tài:" Tiềm năng, thực trạng và một số giải pháp phát triển du lịch Lào Cai "
- Mục đích nghiên cứu của đề tài là đánh giá đầy đủ, chính xác tiềm năng du lịch Lào Cai, đặc biệt thế mạnh tiềm năng có thể khai thác có hiệu quả cao để phát triển du lịch Lào Cai .
- Trên cơ sở phương pháp luận chung là chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, đề tài còn sử dụng nhiều phương pháp tổng hợp, thống kê, so sánh và phân tích dự đoán, phương pháp chuyên gia, điều tra khảo sát thực tế.v.v…
Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở tình hình đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của Lào Cai, tình hình hoạt động du lịch Lào Cai từ ngày hình thành đến nay, cũng như thành tựu to lớn của du lịch Việt Nam, du lịch Thế giới trong vài thập niên gần đây.
Kết cấu đề tài
Ngoài lời mở đầu, kết luận và danh mục các tài liệu tham khảo, nội dung của đề tài được kết cấu thành 3 chương :
Chương I: Cơ sở lý luận về du lịch.
Chương II: Tiềm năng và Thực trạng du lịch Lào Cai khái quát tiềm năng về tài nguyên du lịch tự nhiên, nhân văn và các điều kiện kinh tế xã hội của tỉnh, đồng thời đánh giá hiện trạng về phát triển của du lịch Lào Cai trong những năm qua.
Chương III: Mục tiêu ,định hướng và giải pháp phát triển đưa ra các mục tiêu về kinh tế – xã hội mà du lịch hướng tới.Để đạt được những mục tiêu bản quy hoạch đã vạch ra định hướng, những khuyến cáo và giải pháp thực hiện làm cơ sở cho các cấp các ngành tổ chức triển khai thực hiên
Chương I
cơ sở lý luận về du lịch
I. Các định nghĩa về du lịch, vai trò của du lịch trong phát triển kinh tế xã hội.
1. Các định nghĩa về du lịch
- Trong lịch sử xã hội loài người, du lịch đã được ghi nhận như một sở thích, một hành động tích cực của con người. Ngày nay khi nền kinh tế phát triển mạnh mẽ, đời sống được nâng cao thì nhu cầu về du lịch càng không thể thiếu được trong đời sống xã hội của con người.
-Về khái niêm du lịch , trên thế giới nhiều học giả đã đưa ra nhiều khái niệm khác nhau, bởi đi từ những góc độ tiếp cân khác nhau;
Nhà kinh tế học người áo JOZEP STANDER định nghĩa du lịch từ góc độ khách du lịch :” Du lịch là loại khách đi theo ý thích ngoài nơi cơ trú thường xuyên để thoả mãn sinh hoạt cao cấp mà không theo đuổi mục tiêu kinh tế.’’
MORVAL thì định nghĩa khác : “ khách du lịch là người đến đất nước khác theo nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng nguyên nhân chủ yếu không phải làm thương mại .“
Giáo sư – Tiến sỹ HUNSIKENR và KRAF thì đưa ra định nghĩa : “ Du lịch là tập hợp các mối quan hệ và các hiện tượng phát sinh trong các cuộc hành trình và lưu trú của những người ngoài địa phương , nếu việc lưu trú đó không phải cư trú thường xuyên và không dính dáng đến hoạt động kỹ thuật, kinh tế và tổ chức liên quan đến các cuộc hành trình của con người và việc lưu trú của họ ngoài nơi ở thường xuyên với nhiều mục đích khác nhau , loại trừ mục đích hành nghề, kiếm lời hay đến thăm có tính chất thường xuyên .”
Hiệp hội du lịch quốc tế đưa ra định nghĩa : “ Khách du lịch quốc tế là những người lưu lại tạm thời ở nuớc ngoài và sống ở ngoài nơi cư trú thường xuyên của họ trong thời gian 24 giờ trở lên “.
- Theo nhà kinh tế học Kalfiotis thì cho rằng:” Du lịch là sự di chuyển tạm thời của cá nhân hay tập thể từ nơi ở đến nơi khác nhằm thỏa mãn nhu cầu tinh thần, đạo đức do đó tạo nên các hoạt động kinh tế".
Theo cuốn Bách khoa toàn thư Việt nam:
- Du lịch là một dạng nghỉ dưỡng sức tham quan tích cực của con người ngoài nơi cư trú với mục đích: Nghỉ ngơi, giải trí, tham quan danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, công trình văn hóa, nghệ thuật.
- Du lịch được coi là nghành kinh doanh tổng hợp có hiệu quả cao về nhiều mặt, nâng cao hiểu biết về thiên nhiên, truyền thống lịch sử và văn hóa dân tộc, từ đó góp phần làm tăng thêm tình yêu quê hương đất nước, đối với người nước ngoài là tình hữu nghị với dân tộc mình, về mặt kinh tế du lịch là lĩnh vực kinh doanh mang lại hiệu quả rất lớn, có thể coi là hình thức xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tại chỗ.
Từ những định nghĩa trên ta thấy các tác giả hầu hết xuất phát từ những đặc điểm di động của khách du lịch để đưa ra định nghĩa , chưa đi xâu vào bản chất của du lịch . Nhìn chung những khái niệm đó chưa hoàn chỉnh. Nếu xuất phát từ hiện tượng du lịch , bản chất du lịch – cơ bản của du lịch , ta có thể đưa ra một khái niệm tổng thể về du lịch như sau : “ Du lịch là quá trình hoạt động của người dời khỏi quê hương đến một nơi khác với mục đích chủ yếu là được thẩm nhận những giá trị vật chất , tinh thần đặc sắc , độc đáo khác lạ với quê hương , không nhằm mục đích sinh lợi được tính bằng đồng tiền. ” Khái niệm này vừa chỉ rõ được nhu cầu, mục đích của khách du lịch , vừa chỉ rõ được nội dung hoạt động du lịch , nguồn lực và cách kinh doanh du lịch . Nói tóm lại khái niệm trên phản ánh đúng bản chất của hiện tượng du lịch là “ lữ du “.
2. Khái niệm phát triển du lịch bền vững.
Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và kỹ thuật đã đem đến khả năng khai thác tài nguyên thiên nhiên để thỏa mãn nhu cầu của thế hệ con người đang sống ngày một tăng. Muốn đạt được sự tăng trưởng kinh tế tất yếu phải sử dụng nhiều tài nguyên thiên nhiên, làm cạn kiệt dần nguồn tài nguyên thiên nhiên có hạn, gây ô nhiễm môi trường sinh thái, ảnh hưởng xấu đến thế hệ mai sau.
Phát triển bền vững đòi hỏi phải giải quyết từng bước mối quan hệ giữa tăng trưởng và công bằng xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái.
Phát triển bền vững là sự phát triển dựa trên việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên và điều kiện môi trường hiện có để thỏa mãn nhu cầu của thế hệ con người đang sống nhưng lại đảm bảo cho thế hệ tương lai những điều kiện tự nhiên và môi trường cần thiết để họ sống tốt hơn ngày hôm nay.
Sự phát triển bền vững liên quan nhiều đến việc khai thác và sử dụng các tài nguyên du lịch. Có thể nói đặc điểm môi trường tự nhiên và các tài nguyên văn hóa là tiềm năng số một có thể khai thác phục vụ phát triển du lịch.
Nếu phát triển du lịch mà làm thoái hóa, ô nhiễm môi trường hay phá vỡ sự cân bằng sinh thái, tạo ra sự xuống cấp của các di sản văn hóa thì không thể gọi đó là sự phát triển du lịch bền vững và ngày nay người ta cũng không chấp nhận.
Vậy phát triển du lịch bền vững có thể hiểu đó là sự quản lý, điều hành việc sử dụng và khai thác những tiềm năng du lịch hiện có phục vụ cho mục tiêu thu hút khách du lịch, tạo ra sự tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội song không làm cạn kiệt nguồn tài nguyên, gây ô nhiễm môi trường, phá vỡ sự cân bằng sinh thái mà vẫn duy trì, giữ gìn được môi trường tự nhiên và các tài nguyên văn hóa cho sự phát triển của thế hệ tương lai. Phát triển du lịch bền vững đã trở thành mục tiêu, nhiệm vụ và đòi hỏi khách quan của mọi quốc gia, mọi khu vực và các địa phương trên toàn thế giới.
3. Nguồn lực để phát triển du lịch
Bất kỳ một quốc gia nào muốn phát triển du lịch đều phải căn cứ vào nguồn lực của đất nước và nguồn lực từ bên ngoài. Nguồn lực của đất nước bao gồm
- Nguồn lực nhân văn :Đây là một trong những điều kiện có ý nghĩa quyết định đối với việc phát triển du lịch.Nó bao gồm bề dày lịch sử và truyền thống văn hoá ,nói cụ thể là hệ thống các di tích lịch sử , di tích văn hoá , phong tục tập quán, lễ hội, các món ăn thức uống dân tộc, các loại hình nghệ thuật, các lối sống, nếp sống của các tộc người mang bản sắc độc đáo còn lưu giữ được đến ngày nay.Đối với nước ta , có thể khẳng địng được rằng nước ta có nguồn lực nhân văn phong phú , độc đáo để phát triển du lịch . trải dài từ cổ đại tới nay với các di tích , di chỉ đồ đá như núi Đọ , Hoà Bình , Bắc Sơn, Hạ Long… Di chỉ đồ đồng như trống đồng Đông Sơn , Phùng Nguyên , Đồng Đậu… Cùng với hệ thống di tích lịch sử - văn hoá, phong tục tập quán, lễ hội.. hết sức phong phú và đặc sắc như ; hội Đền Hùng, Cổ Loa, huyền thoại My Châu, Trọng Thuỷ, đền thờ Hai Bà Trưng, văn hoá Thăng Long , văn hoá Huế ,…. Tất cả tạo thành một tổng thể vừa mang tính thống nhất , vừa có bẳn sắc riêng độc đáo – là tiềm năng dồi dào để phát triển du lịch.
- Nguồn lực thiên nhiên : Bao gồm vị trí địa lý và tài nguyên thiên nhiên: đất nước , khí hậu , sinh vật , khoáng sản. Việt Nam có tiềm năng về tự nhiên, thiên nhiên rất phong phú và đa dạng để phát triển du lịch , đồng thời là nước nằm án ngư ở cửa ngõ Đông Nam á , thuân lợi thông thương với các nước trong khu vực và trên thế giới , bằng hệ thống đường biển , đường bộ và đường hàng không.Do nứơc ta nằm ở vành đai kiến tạo địa chất lâu đời , cho nên đã tạo nên những thắng cảnh thiên nhiên hết sức kỳ thú như ; các dãy núi Tam Thanh , Nhị Thanh, Tam Cốc , Bích Động ,… các bãi biển Trà Cổ , Hạ Long, Nha Trang , Cửa Lò…Cùng với đó là khí hậu gió mùa , mát mẻ thích hợp để phát triển du lịch như ; Sapa, Đà Lạt, Tam Đảo….Sông ngòi, kênh rạch luồn chảy suốt mọi miền Tổ Quốc, với hai con sông lớn nhât là sông Hồng và sông Cửu Long, cùng nhiều con sông khác mỗi con mang một dáng vẻ riêng biệt , thật sự hấp dẫn khách du lịch, đặc biệt hơn nưa là nước ta còn có nguồn nước khoáng Kim Bôi, Kênh Gà..đó là điều kiên để phát triển du lịch bằng nước khoáng.Bên cạnh đó nước ta còn có nguồn tài nguyên động thưc vật phong phú và đa dạng với nhiều chủng loại khác nhau , có nhiều loài còn được liệt vào trong sách đỏ….Khoáng sản dồi dào và đa dạng…không chỉ là tiềm năng để phát triển kinh tế mà còn có tác dụng phát triển du lịch .
- Dân cư và lao động : Đầy là nguồn lực để phát triển du lịch, là nguồn cung cấp lao động cho ngành du lịch .Đây là nhân tố con người , có tính quyết định đến thành bại của mọi ngành kinh tế , trong đó có kinh tế du lịch .Nước ta với dân số gần 80 triệu dân,đứng thư 2 ơ Đông Nam á và thứ 13 trên thế giới, dân số trẻ , độ tuổi lao động chiếm tỷ lệ cao.Lao động nước ta cần cù , thông minh, co nhiều kinh nghiệm trong sản xuất, học vấn ngày càng cao…tạo nên những thuận lợi cơ bản để phát triển du lịch .
- Cơ sở vật chất – kỹ thuật : Đây là nguồn lực không thể thiếu để phát triển du lịch. Cơ sở vật chất sẽ ảnh hưởng lớn đến phát triển du lịch ví như : Mạng lưới giao thông, vận tải, đường hành không, đường bộ , đường thuỷ,… với các thiết bị bến cảng, máy bay, tàu biển, tàu hoả, ôtô… hệ thống khách sạn , nhà hàng, cơ sở vui chơi , giải trí.Nếu tốt và đồng bộ thì sẽ tạo điều kiện phát triển du lịch , nhưng nguợc lại se gây khó khăn, làm chậm bước phát triển . Nước ta đang từng bước nâng cao và hoàn thiên cơ sở hạ tầng, đáp ứng mọi nhu cầu của khách du lịch , tạo điều kiên để du lịch ngày càng phát triển hơn.
- Đường lối, chính sách phát triển du lịch : Một quốc gia dù có đầy đủ mọi tiềm năng về nhân văn, tài nguyên thiên nhiên, nguồn lao đông, cơ sở vật chất kỹ thuật … nhưng không có chủ chương , chính sách phát triển du lịch thi du lịch vẫn không thể phát triển được.Đường lối – chính sách phát triển du lịch thể hiện ở việc xác định vị trí của ngành du lịch trong thổng thể các ngành kinh tế – xã hội ; phương hướng – mục tiêu chiến lược phát triển du lịch và các chủ trương, chính sách , biện pháp cụ thể.Những vấn đè cốt lõi đó được cụ thể hoá bằng các chỉ tiêu và biện pháp của các kế hoạch dài hạn, trung hạn, ngắn hạn.ở nước ta, cùng với sự đổi mới, Đảng và nhà nước đã hết sức quan tâm đến phát triển du lịch , khẳng định vị trí quan trọng của du lịch trong sự nghiệp đổi mới và phát triển đất nước.
- Những cơ hội để phát triển du lịch : Những cơ hội về kinh tế , chính trị , văn hoá , giáo dục , y tế, khoa học … cũng là nguồn lực để phát triển du lịch . Bởi lẽ thông qua các cơ hội đó mà du lịch tăng thêm nguồn khách , là điều kiện để tuyên truyền, quảng bá du lịch cho đất nước mình.
4. Vai trò của du lịch trong phát triển Kinh tế - Xã hội.
4.1. Những tác động tích cực của du lịch đối với sự phát triển kinh tế xã hội.
4.1.1. Những lợi ích về kinh tế.
- Ngày nay người ta đều phải thừa nhận những lợi ích to lớn về mặt kinh tế mà du lịch mang lại cho một quốc gia, nhiều quốc gia đã có sự bứt phá nhờ có chiến lược phát triển du lịch đúng đắn.
- Du lịch phát triển tạo sự cân bằng về cán cân thanh toán cho nhiều nước, nhiều địa phương nhờ thu được nguồn ngoại tệ thông qua các dịch vụ phục vụ khách du lịch. Nhiều sản phẩm của địa phương được tiêu thụ tại chỗ song lại thu được ngoại tệ tương đương như xuất khẩu hàng hóa ra bên ngoài (tất nhiên hiệu quả cao hơn, giảm được rất nhiều chi phí ).
- Sự phát triển của du lịch là điều kiện để cải thiện đời sống cho dân cư nơi có các tài nguyên du lịch được đưa vào khai thác, hầu hết mức sống của dân cư đều tăng nhờ tham gia vào các dịch vụ du lịch và nhờ nguồn lợi ích mang lại cho cộng đồng.
- Sự phát triển của du lịch luôn kéo theo sự phát triển của nhiều nghành kinh tế khác như: xây dựng hạ tầng cơ sở công nghiệp, nông nhiệp, thương mại.
4.1.2. Những lợi ích về mặt văn hóa xã hội.
- Một lợi ích to lớn khi phát triển mạnh du lịch là tạo được nhiều việc làm, điều này rất quan trọng đối với các nước đang phát triển. Người ta chỉ ra rằng cứ một lao động làm việc trong nghành du lịch sẽ kéo thêm 2 - 3 việc làm ở các nghành khác nhau trong xã hội. Theo Tổng cục du lịch, du lịch ở Việt Nam hàng năm tạo thêm 15 - 20 nghìn chỗ làm việc trong nghành khách sạn du lịch như vậy từ 40 - 60 nghìn lao động có việc làm và có thu nhập từ dịch vụ phục vụ du lịch.
- Sự phát triển về du lịch tạo ra sự cân bằng về dân số vì các điểm, tuyến du lịch ngày càng mở rộng về các vùng nông thôn, miềm núi sẽ góp phần làm cho dân cư ổn định cuộc sống tại chỗ, giảm bớt hiện tượng di dịch dân cư từ nông thôn đến thành thị, từ vùng cao tới vùng thấp.
- Sự phát triển về du lịch tạo mối quan hệ và sự hiểu biết giữa các quốc gia, các dân tộc, giúp con người vươn tới sự liên kết vì hòa bình, vì cái đẹp. Trong một nước sự phát triển của du lịch tạo sự hiểu biết và tin cậy giữa các dân tộc, giảm bớt sự cách biệt, xóa bỏ lòng tự ti dân tộc. Một quốc gia đa dân tộc như Việt Nam điều này có ý nghĩa vô cùng lớn.
- Du lịch phát triển tạo điều kiện để nâng cao dân trí, khôi phục, giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và các công trình văn hóa, tạo điều kiện để nâng cao đời sống tinh thần cho người dân ở các vùng đang khai thác tiềm năng du lịch.
4.1.3. Góp phần bảo vệ môi trường, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
Với quan điểm phát triển du lịch bền vững sẽ tạo ra những cảnh quan đẹp, hài hòa, nhiều công trình mới được xây dựng như: Vườn rừng, công viên, hồ ao, khu bảo tồn thiên nhiên, vườn hoa, cây cảnh, hệ thống điện, đường, khách sạn…. Tạo nên sự hài hòa giữa con người và tự nhiên.
4.2. Phát triển du lịch và những tác động tiêu cực của nó.
Khi nói đến du lịch, bàn đến phát triển du lịch của một quốc gia, một địa phương người ta chỉ thấy mặt tốt, cái lợi mà du lịch mang lại. Họ đâu ngờ được rằng nếu không có nhận thức đầy đủ và toàn diện về những mặt trái, những tác động tiêu cực mà du lịch đưa lại sẽ phải trả giá, nhiều khi bằng sự hy sinh của cả một thế hệ. Vậy phát triển du lịch sễ chịu những tác động tiêu cực gì.
4.2.1. Hậu quả về mặt kinh tế.
- Du lịch phát triển làm tăng chi phí của nhiều nghành, nhiều lĩnh vực như: Công an, cứu hỏa, y tế, vệ sinh môi trường, đồng thời với một lượng nguồn điện, nước và làm tăng lượng nước thải và chất thải. Nếu hoạt động du lịch kém hiệu quả sẽ làm cùng kiệt địa phương, đất nước.
- Du lịch phát triển thì nhu cầu về đất đai và tài nguyên dành cho du lịch ngày càng lớn ( đất khách sạn, khu vui chơi, giải trí,…) làm ảnh hưởng đến qũy đất cho dân cư và cho sự phát triển của các nghành kinh tế khác.
- Đầu tư cho du lịch rủi ro cao, có khi đầu tư vốn lớn cho khách sạn, nhà hàng, tôn tạo các công trình du lịch mà không thu hút được lượng khách tương xứng, nhiều doanh nghiệp và cá nhân đã bị phá sản khi đầu tư vào du lịch. Bên cạnh đó du lịch thường mang tính thời vụ nên tạo ra những mất cân đối lớn trong đời sống dân cư.
4.2.2. Hậu quả về mặt văn hóa, xã hội.
- Về mặt văn hóa: Nguy hại nhất là sự du nhập văn hóa đồi trụy, ảnh hưởng lớn đến lối sống của thanh niên và cộng đồng. Tiếp đến là sự xói mòn hay làm mất đi bản sắc văn hóa địa phương, đồng thời gây ra sự hư hại các công trình kiến trúc, văn hóa ở những nơi du khách tập trung đông, cuối cùng là nạn ăn cắp, buôn bán cổ vật ra nước ngoài.
- Về mặt xã hội: Nguy hại nhất là sự phát triển của các tệ nạn xã hội như mại dâm, cờ bạc, nghiện hút tại các nhà hàng, khách sạn, các điểm du lịch nếu không được ngăn chặn. Nạn ăn xin, bán hàng rong, trộm cắp có cơ hội phát triển. Tại các địa phương lượng khách du lịch lớn tạo nên giá cả đắt đỏ mà dân cư quanh vùng phải gánh chịu, tiếp đến là sự khó khăn về cung cấp điện, nước và sự tắc nghẽn giao thông thường xảy ra.
4.2.3. Hậu quả về môi trường sinh thái.
- Lượng chất thải, nước thải rất lớn nếu không được xử lý sẽ gây ô nhiễm đến môi trường, các bãi biển, các điểm du lịch đón khách tham quan các công trình kiến trúc phải chịu hậu quả lớn nhất về mặt này.
- Lượng khách du lịch sẽ phá vỡ hệ sinh thái, tàn phá các danh lam thắng cảnh do việc khai thác quá mức các nguồn lực đáp ứng cho nhu cầu của khách và những tác động xấu đến cảnh quan môi trường do khách đem lại.
II. quy hoạch phát triển du lịch
1.Một số quan điểm phát triển du lịch
Trên thực tế những điểm đến du lịch ( destination) có thể phát triển theo rất nhiều điểm khác nhau.Một số điểm đến phát triển du lịch mà không cân một sự quy hoạch nào.Trong quá trình phát triển nếu xuất hiện những tình huống không tích cực thì sẽ tìm các biện pháp phản ứng lại.Như vậy , những điểm đến đó có thể đạt hiệu quả trước mắt cao , nhưng khó có thể đạt được hiệu quả lâu dài.Trong nhiều trường hợp những điểm đến này cuối cùng sẽ ảnh hưởng , gánh chịu những hập quả nghiêm trọng vì đó không nhìn nhân thận trọng trước sự phát triển và ảnh hưởng của các tình huống trong tương lai.
Công tác quy hoạch thường liên quan đến việc sắp sếp lại không gian lãnh thổ thông qua mô hình sử dụng đất đai, kiến trúc phong cảnh và kiến trúc xây dựng.Như vậy công tác quy hoạch phát triển chủ yếu đề cập đến các yếu tố tài nguyên , yếu tố kỹ thuật , không quan tâm đến các yếu tố kinh tế , xã hội , môi trường, luật pháp.Vì vậy không phù hợp với du lịch vì du lịch là hiện tượng kinh tế – xã hội phức tạp, là ngành kinh tế tổng hợp liên quan đến nhiều yếu tố khác nhau, nhiều lĩnh vực hoạt động khác nhau của nền kinh tế xã hội .Trong qua trình phát triển của các điểm du lịch chắc chắn sẽ xuất hiện ngoài những tình huống về kỹ thuật còn có những tình huống về kinh tế , xã hội , môi trường, luật pháp mà nếu không được nhìn nhân , giải quyết thấu đáo sẽ gây ra những hậu quả khó khắc phục về nhiều mặt.
2. Bản chất của quy hoạch phát triển du lịch
Theo nghĩa rộng, quy hoạch phát triển du lịch có thể được coi là mộy hoạt động đa chiều và hướng tới một thể thống nhất trong tương lai. Nó liên quan đến các yếu tố tự nhiên, kinh tế, xã hội, chính trị và công nghệ; liên quan đến sự phân tích quá khứ, hiện tai và tương lai của một điểm đến du lịch.Quy hoạch cũng đề cập đến sự lựa chọn một chương trình hành động với nhiều phương án đặt ra. Nó cũng liên quan đến việc thiết lập các mục tiêu cơ bản cho điểm đến đẻ làm căn cứ cho các kế hoạch hành động hỗ trợ khác tiếp theo.
Theo định nghĩa hẹp, quy hoạch phát triển du lịch có thể được coi là việc xây dựng trước một kế hoạch (hay một phương pháp) để đánh giá tình huống hiện tại , dự báo tương lai và lựa chọn một chương trình hành động phù hợp để tạo được nhiều cơ hội sẵn có nhất cho sự phát triển của điểm đến du lịch .
3. Tần quan trọng của quy hoạch phát triển du lịch
Thực tế cho thấy kể cả ở những quốc gia có truyền thống và giàu kinh nghiệm phát triển du lịch , hay ở những quốc gia mà du lịch không được đánh giá cao, phát triển kinh tế du lịch không phải là ngành mũi nhọn thì công tác quy hoạch phát triển du lịch vẫn cần được quan tâm đúng mức
3.1 Sự cần thiêt phải phát triển du lịch có quy hoạch;
5.3 - Kiến nghị với Tỉnh uỷ và UBND tỉnh Lào Cai
- Đối với Tỉnh uỷ:
Bởi vì" Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp quan trọng mang nội dung văn hoá sâu sắc, có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hoá cao, phát triển du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng của nhân dân và khách du lịch quốc tế, góp phần nâng cao dân trí, tạo việc làm và phát triển kinh tế - xã hội". Cho nên muốn phát triển du lịch Lào Cai , một lĩnh vực tuy còn non trẻ nhưng hứa hẹn hiệu quả nhiều mặt, Tỉnh uỷ cần có nghị quyết chuyên đề quán triệt trong toàn Đảng bộ và nhân dân các dân tộc trong toàn tỉnh cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ bảo vệ, tu bổ cảnh quan thiên nhiên, môi trường sinh thái, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc tham gia vào các hoạt động kinh tế du lịch. Coi đó là một trong các giải pháp quan trọng xoá đói, giảm nghèo, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
- Đối với Uỷ ban nhân dân tỉnh:
Cần nghiên cứu các cơ chế, chính sách ưu tiên phát triển du lịch. Như ưu tiên vốn đầu tư với lãi xuất ưu đãi và thời gian trả nợ phù hợp với đặc điểm thị trường du lịch ở một tỉnh miền núi khó khăn.
Cần có biện pháp phối hợp với UBND các tỉnh vùng Tây Bắc chỉ đạo việc tổ chức khai thác tuyến du lịch này đạt hiệu quả cao. Cần kiến nghị với Chính Phủ đưa du lịch ở các tỉnh đặc biệt khó khăn vào danh mục ưu đãi đầu tư, ứng xử với du lịch với tư cách một ngành như Pháp lệnh du lịch đã quy định.
Cần sớm thành lập và tạo điều kiện cho đơn vị tổ chức kinh doanh lữ hành hoạt động, tạo tiền đề để phát triển nhanh du lịch trong tỉnh.
5.4 - Kiến nghị với Sở Thương mại - Du lịch Lào Cai
- Sở Thương mại - Du lịch Lào Cai cần nghiên cứu sắp xếp lại mô hình tổ chức để đáp ứng được yêu cầu về phát triển kinh doanh du lịch. Tuy chưa đủ điều kiện để ra đời Sở du lịch riêng, nhưng các doanh nghiệp hoạt động du lịch trong tỉnh vẫn cần có sự giúp đỡ, hướng dẫn, chỉ đạo về thông tin thị trường, chuyên môn nghiệp vụ, đào tạo lao động chuyên ngành mà phòng quản lý du lịch với chức năng chủ yếu là quản lý Nhà nước về du lịch chưa đảm nhận được.
- Cần nghiên cứu đề nghị điều chỉnh lại một số chỉ tiêu, quy mô, thời gian, quy hoạch tổng thể. Có kế hoạch cụ thể thực hiện phát triển du lịch Lào Cai.
- Sớm tổ chức thực hiện việc đào tạo, bồi dưỡng xây dựng và công nhận đội ngũ hướng dẫn viên du lịch của tỉnh. Quan tâm đào tạo, bồi dưỡng lao động trong ngành du lịch.
- Tham mưu cho UBND tỉnh thành lập đơn vị kinh doanh lữ hành, từng bước chủ động khai thác tài nguyên du lịch của tỉnh mà lâu nay "Cho không" các đơn vị bạn./.
Kết luận
Lào Cai là một tỉnh miền núi có đầy đủ tiềm năng du lịch, bao gồm cả tiềm năng du lịch cảnh quan thiên nhiên , môi trường sinh thái và bản sắc văn hoá các dân tộc. Bên cạnh đó dc sự quan tâm của trung ương , của tỉnh là những điều kiện thuân lợi để đẩy mạnh phát triển ngành du lịch.Chính vì thế lượng khách du lịch trong những năm gần đây dã tăng nhanh, đây là động lực cho phát triển du lịch trong thowig gian tới .
Vấn đề đặt ra là cần có nhiều giải pháp đồng bộ để khắc phục thực trạng kém phát triển của du lịch Lào Cai hiện nay và cần có nhiều hình thức quan tâm thu hút khách có mức chi tiêu lớn và khả năng đáp ứng các nhu cầu của du khách đó, cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền quảng bá , tiếp thị , và thắt chặt hơn nữa những mối quan hệ hợp tác phát triển du lịch với các tỉnh trong nước và quốc tế, nhanh chóng hội nhập du lịch cả nước và quốc tế, khai thác các tiềm năng du lịch hiện có để du lịch Lào Cai trong một tương lai không xa, thực sự là một ngành kinh tế quan trọng của tỉnh, tạo nhiều việc làm cho toàn xã hội, tăng nguồn thu ngân sách, tăng nguồn thu ngoại tệ, mở rộng giao lưu trong nước và quốc tế, góp phần đáng kể xoá đói giảm cùng kiệt nhanh chóng đưa Lào Cai thoát ra khỏi tình trạng khó khăn, trở thành một tỉnh phát triển ở miền núi phía Bắc.
Với những kiến thức lý luận được trang bị ở nhà trường, em chọn đề tài: " Tiềm năng - thực trạng và một số giải pháp phát triển du lịch Lào Cai " với mong muốn được góp phần nhỏ bé của mình vào sự nghiệp phát triển du lịch Lào Cai ; đặc biệt tui mong muốn một vấn đề nào đó trong đề tài được sử dụng thực tiễn. Do kiến thức và thời gian còn nhiều hạn chế nên chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót trong quá trình nghiên cứu, trình bày đề tài.
Kính mong nhận được sự thông cảm và đóng góp của thầy, cô giáo, các sinh viên trong nhà trường. Xin trân trọng Thank các thầy giáo, cô giáo trong khoa Du lịch trường Đại học Kinh tế quốc dân. Sở Thương mại - Du lịch tỉnh Lào Cai . Đặc biệt là sự hướng dẫn chỉ bảo của thầy giáo : Ths.Lê Trung Kiên, đã giúp đỡ ủng hộ em trong suốt quá trình thực hiện đề tài ./.
Mục lục
Lời mở đầu ……………………………………………………..1
Phần I – cơ sở lý luận về du lịch………………………………………3
I. Các định nghĩa về du lịch, vai trò của du lịch trong phát triển kinh tế xã hội………………………………………………………………. 3
1. Các định nghĩa về du lịch…………………………………………… 3
2. Khái niệm về du lịch bền vững……………………………………… 4
3. Nguồn lực để phát triển du lịch………………………………….. 5
4. Vai trò của du lịch trong phát triển kinh tế xã hội…………………. 8
II. Quy hoạch phát triển du lịch 10
1. Một số quan điểm phát triển du lịch 10
2. Bản chất quy hoạch phát triển du lịch 11
3. Tầm quan trọng của quy hoạch phát triển du lịch 12
Phần II - Tiềm năng, hiện trạng và mục tiêu phát triển du lịch Lao Cai 16
I. Tiềm năng và chiến lược phát triển du lịch Lao Cai 16
1. Tiềm năng tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên 16
2. Điều kiện kinh tế - xã hội và tài nguyên du lịch nhân văn 17
3. Đánh giá chung về tài nguyên du lịch Lao Cai 20
II. Hiện trạng phát triển du lịch Lao Cai 21
1. Kết cấu hạ tầng` 23
2. Hiện trạng về phát triển du lịch Lao Cai 25
III. Mục tiêu và định hướng phát triển du lịch Lao Cai 34
1. Mục tiêu 34
2. Chiến lược phát triển 34
3. Định hướng phát triển 38
IV. Các giải pháp phát triển du lịch………………………………. 41
1.Giải phát về quy hoạch phát triển một số khu , điểm du lịch………. 41
2 Giải pháp về phát triển kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật……. 42
3 Giải pháp về cơ chế chính sách……………………………………... 45
4 Giải pháp tăng cường công tác quản lý nhà nước về du lịch……….. 49
5 Giải pháp xây dựng thương hiệu du lịch Lào Cai………………….. 50
6 Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ khách bằng cách đa dạng hoá các hoạt động phục vụ du lịch………………………….. 51
V. Một số kiến nghị …………………………………………………….……….52
1 - Kiến nghị với chính phủ…………………………………………. 52
2 - Kiến nghị với tổng cục du lịch……………………………………. 52
3 - Kiến nghị với Tỉnh uỷ và UBND tỉnh Lào Cai……………………. 53
4 - Kiến nghị với Sở Thương mại - Du lịch Lào Cai…………………. 53
Kết luận…………………………………………………………... 55
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
Lời mở đầu
Lào Cai là một tỉnh vùng cao biên giới, phía bắc giáp tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), phía tây giáp tỉnh Lai Châu, phía đông giáp tỉnh Hà Giang, phía nam giáp Yên Bái và Sơn La.
Địa hình Lào Cai khá phong phú gồm nhiều loại hình, có địa hình thung lũng, có địa hình vùng núi thấp, địa hình vùng núi cao và các đỉnh núi rất cao như đỉnh Phanxiphăng – nóc nhà của tổ quốc cao 3.143m... Lào Cai có 107 sông suối chạy qua tỉnh, với 3 hệ thống sông chính là sông Hồng, (có chiều dài chạy qua địa phận Lào Cai là 120km), sông Chảy (có chiều dài chạy qua tỉnh là 124km), sông Nậm Mu (có chiều dài chạy qua tỉnh là 122km).
Khí hậu Lào Cai là khí hậu nhiệt đới gió mùa đặc trưng miền núi, mùa đông lạnh khô, ít mưa, mùa hè nóng mưa nhiều. Lào Cai cũng có nhiều tiểu vùng khác nhau. Đặc điểm nổi bật của sinh vật Lào Cai là tính đa dạng sinh học. Toàn tỉnh có hơn 2.000 loài thực vật, 442 loại chim, thú, bò sát, ếch nhái. Trong đó có 60 loại động vật chỉ tìm thấy ở Lào Cai, 9 loại thực vật chỉ tìm thấy ở Sa Pa. Lào Cai có kho tàng quỹ gen đặc biệt quý hiếm (chiếm tới gần 50% số loại thực vật đặc biệt quý hiếm ở nước ta).
Lào Cai với nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú, với trên 31 loại khoáng sản phân bố ở 130 điểm mỏ. Hiện nay, Lào Cai được đánh giá là tỉnh giàu có về khoáng sản, có trữ lượng apatit, đồng, sắt vào loại lớn của khu vực và thế giới.
Thiên nhiên Lào Cai cũng tạo nên các thắng cảnh đẹp như khu Hàm Rồng - một “tiểu Thạch Lâm” ở Sa Pa có bãi đá cổ hàng vạn năm với hàng trăm phiến đá muôn hình muôn vẻ. hay đỉnh Phan Xi Păng hùng vĩ – nóc nhà của Tổ quốc là bảo tàng sống về động, thực vật đặc hữu...
Do đó Lào Cai có đầy đủ tiềm năng về cả thiên nhiên, văn hoá, con người để phát triển một ngành du lịch bền vững, chất lượng cao phù hợp với thế phát triển du lịch thế giới, của Việt Nam, đảm bảo sự phát triển đều khắp, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho tỉnh, cho cộng đồng dân cư, góp phần bảo vệ cảnh quan môi trường và bẳn sắc văn hoá truyền thông các dân tộc.
Nhằm mong được góp một số ý kiến nhỏ bé của mình vào sự nghiệp phát triển du lịch của tỉnh nhà. Vì vây qua một thời gian thực tập tại Phòng Quản lý du lịch - Sở Thương mại - Du lịch tỉnh Lào Cai, qua nghiên cứu một số tài liệu viết về du lịch Lào Cai và được sự hướng dẫn của Ths.Lê Trung Kiên trong thời gian vừa qua, em đã quyết định chọn đề tài:" Tiềm năng, thực trạng và một số giải pháp phát triển du lịch Lào Cai "
- Mục đích nghiên cứu của đề tài là đánh giá đầy đủ, chính xác tiềm năng du lịch Lào Cai, đặc biệt thế mạnh tiềm năng có thể khai thác có hiệu quả cao để phát triển du lịch Lào Cai .
- Trên cơ sở phương pháp luận chung là chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, đề tài còn sử dụng nhiều phương pháp tổng hợp, thống kê, so sánh và phân tích dự đoán, phương pháp chuyên gia, điều tra khảo sát thực tế.v.v…
Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở tình hình đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của Lào Cai, tình hình hoạt động du lịch Lào Cai từ ngày hình thành đến nay, cũng như thành tựu to lớn của du lịch Việt Nam, du lịch Thế giới trong vài thập niên gần đây.
Kết cấu đề tài
Ngoài lời mở đầu, kết luận và danh mục các tài liệu tham khảo, nội dung của đề tài được kết cấu thành 3 chương :
Chương I: Cơ sở lý luận về du lịch.
Chương II: Tiềm năng và Thực trạng du lịch Lào Cai khái quát tiềm năng về tài nguyên du lịch tự nhiên, nhân văn và các điều kiện kinh tế xã hội của tỉnh, đồng thời đánh giá hiện trạng về phát triển của du lịch Lào Cai trong những năm qua.
Chương III: Mục tiêu ,định hướng và giải pháp phát triển đưa ra các mục tiêu về kinh tế – xã hội mà du lịch hướng tới.Để đạt được những mục tiêu bản quy hoạch đã vạch ra định hướng, những khuyến cáo và giải pháp thực hiện làm cơ sở cho các cấp các ngành tổ chức triển khai thực hiên
Chương I
cơ sở lý luận về du lịch
I. Các định nghĩa về du lịch, vai trò của du lịch trong phát triển kinh tế xã hội.
1. Các định nghĩa về du lịch
- Trong lịch sử xã hội loài người, du lịch đã được ghi nhận như một sở thích, một hành động tích cực của con người. Ngày nay khi nền kinh tế phát triển mạnh mẽ, đời sống được nâng cao thì nhu cầu về du lịch càng không thể thiếu được trong đời sống xã hội của con người.
-Về khái niêm du lịch , trên thế giới nhiều học giả đã đưa ra nhiều khái niệm khác nhau, bởi đi từ những góc độ tiếp cân khác nhau;
Nhà kinh tế học người áo JOZEP STANDER định nghĩa du lịch từ góc độ khách du lịch :” Du lịch là loại khách đi theo ý thích ngoài nơi cơ trú thường xuyên để thoả mãn sinh hoạt cao cấp mà không theo đuổi mục tiêu kinh tế.’’
MORVAL thì định nghĩa khác : “ khách du lịch là người đến đất nước khác theo nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng nguyên nhân chủ yếu không phải làm thương mại .“
Giáo sư – Tiến sỹ HUNSIKENR và KRAF thì đưa ra định nghĩa : “ Du lịch là tập hợp các mối quan hệ và các hiện tượng phát sinh trong các cuộc hành trình và lưu trú của những người ngoài địa phương , nếu việc lưu trú đó không phải cư trú thường xuyên và không dính dáng đến hoạt động kỹ thuật, kinh tế và tổ chức liên quan đến các cuộc hành trình của con người và việc lưu trú của họ ngoài nơi ở thường xuyên với nhiều mục đích khác nhau , loại trừ mục đích hành nghề, kiếm lời hay đến thăm có tính chất thường xuyên .”
Hiệp hội du lịch quốc tế đưa ra định nghĩa : “ Khách du lịch quốc tế là những người lưu lại tạm thời ở nuớc ngoài và sống ở ngoài nơi cư trú thường xuyên của họ trong thời gian 24 giờ trở lên “.
- Theo nhà kinh tế học Kalfiotis thì cho rằng:” Du lịch là sự di chuyển tạm thời của cá nhân hay tập thể từ nơi ở đến nơi khác nhằm thỏa mãn nhu cầu tinh thần, đạo đức do đó tạo nên các hoạt động kinh tế".
Theo cuốn Bách khoa toàn thư Việt nam:
- Du lịch là một dạng nghỉ dưỡng sức tham quan tích cực của con người ngoài nơi cư trú với mục đích: Nghỉ ngơi, giải trí, tham quan danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, công trình văn hóa, nghệ thuật.
- Du lịch được coi là nghành kinh doanh tổng hợp có hiệu quả cao về nhiều mặt, nâng cao hiểu biết về thiên nhiên, truyền thống lịch sử và văn hóa dân tộc, từ đó góp phần làm tăng thêm tình yêu quê hương đất nước, đối với người nước ngoài là tình hữu nghị với dân tộc mình, về mặt kinh tế du lịch là lĩnh vực kinh doanh mang lại hiệu quả rất lớn, có thể coi là hình thức xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tại chỗ.
Từ những định nghĩa trên ta thấy các tác giả hầu hết xuất phát từ những đặc điểm di động của khách du lịch để đưa ra định nghĩa , chưa đi xâu vào bản chất của du lịch . Nhìn chung những khái niệm đó chưa hoàn chỉnh. Nếu xuất phát từ hiện tượng du lịch , bản chất du lịch – cơ bản của du lịch , ta có thể đưa ra một khái niệm tổng thể về du lịch như sau : “ Du lịch là quá trình hoạt động của người dời khỏi quê hương đến một nơi khác với mục đích chủ yếu là được thẩm nhận những giá trị vật chất , tinh thần đặc sắc , độc đáo khác lạ với quê hương , không nhằm mục đích sinh lợi được tính bằng đồng tiền. ” Khái niệm này vừa chỉ rõ được nhu cầu, mục đích của khách du lịch , vừa chỉ rõ được nội dung hoạt động du lịch , nguồn lực và cách kinh doanh du lịch . Nói tóm lại khái niệm trên phản ánh đúng bản chất của hiện tượng du lịch là “ lữ du “.
2. Khái niệm phát triển du lịch bền vững.
Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và kỹ thuật đã đem đến khả năng khai thác tài nguyên thiên nhiên để thỏa mãn nhu cầu của thế hệ con người đang sống ngày một tăng. Muốn đạt được sự tăng trưởng kinh tế tất yếu phải sử dụng nhiều tài nguyên thiên nhiên, làm cạn kiệt dần nguồn tài nguyên thiên nhiên có hạn, gây ô nhiễm môi trường sinh thái, ảnh hưởng xấu đến thế hệ mai sau.
Phát triển bền vững đòi hỏi phải giải quyết từng bước mối quan hệ giữa tăng trưởng và công bằng xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái.
Phát triển bền vững là sự phát triển dựa trên việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên và điều kiện môi trường hiện có để thỏa mãn nhu cầu của thế hệ con người đang sống nhưng lại đảm bảo cho thế hệ tương lai những điều kiện tự nhiên và môi trường cần thiết để họ sống tốt hơn ngày hôm nay.
Sự phát triển bền vững liên quan nhiều đến việc khai thác và sử dụng các tài nguyên du lịch. Có thể nói đặc điểm môi trường tự nhiên và các tài nguyên văn hóa là tiềm năng số một có thể khai thác phục vụ phát triển du lịch.
Nếu phát triển du lịch mà làm thoái hóa, ô nhiễm môi trường hay phá vỡ sự cân bằng sinh thái, tạo ra sự xuống cấp của các di sản văn hóa thì không thể gọi đó là sự phát triển du lịch bền vững và ngày nay người ta cũng không chấp nhận.
Vậy phát triển du lịch bền vững có thể hiểu đó là sự quản lý, điều hành việc sử dụng và khai thác những tiềm năng du lịch hiện có phục vụ cho mục tiêu thu hút khách du lịch, tạo ra sự tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội song không làm cạn kiệt nguồn tài nguyên, gây ô nhiễm môi trường, phá vỡ sự cân bằng sinh thái mà vẫn duy trì, giữ gìn được môi trường tự nhiên và các tài nguyên văn hóa cho sự phát triển của thế hệ tương lai. Phát triển du lịch bền vững đã trở thành mục tiêu, nhiệm vụ và đòi hỏi khách quan của mọi quốc gia, mọi khu vực và các địa phương trên toàn thế giới.
3. Nguồn lực để phát triển du lịch
Bất kỳ một quốc gia nào muốn phát triển du lịch đều phải căn cứ vào nguồn lực của đất nước và nguồn lực từ bên ngoài. Nguồn lực của đất nước bao gồm
- Nguồn lực nhân văn :Đây là một trong những điều kiện có ý nghĩa quyết định đối với việc phát triển du lịch.Nó bao gồm bề dày lịch sử và truyền thống văn hoá ,nói cụ thể là hệ thống các di tích lịch sử , di tích văn hoá , phong tục tập quán, lễ hội, các món ăn thức uống dân tộc, các loại hình nghệ thuật, các lối sống, nếp sống của các tộc người mang bản sắc độc đáo còn lưu giữ được đến ngày nay.Đối với nước ta , có thể khẳng địng được rằng nước ta có nguồn lực nhân văn phong phú , độc đáo để phát triển du lịch . trải dài từ cổ đại tới nay với các di tích , di chỉ đồ đá như núi Đọ , Hoà Bình , Bắc Sơn, Hạ Long… Di chỉ đồ đồng như trống đồng Đông Sơn , Phùng Nguyên , Đồng Đậu… Cùng với hệ thống di tích lịch sử - văn hoá, phong tục tập quán, lễ hội.. hết sức phong phú và đặc sắc như ; hội Đền Hùng, Cổ Loa, huyền thoại My Châu, Trọng Thuỷ, đền thờ Hai Bà Trưng, văn hoá Thăng Long , văn hoá Huế ,…. Tất cả tạo thành một tổng thể vừa mang tính thống nhất , vừa có bẳn sắc riêng độc đáo – là tiềm năng dồi dào để phát triển du lịch.
- Nguồn lực thiên nhiên : Bao gồm vị trí địa lý và tài nguyên thiên nhiên: đất nước , khí hậu , sinh vật , khoáng sản. Việt Nam có tiềm năng về tự nhiên, thiên nhiên rất phong phú và đa dạng để phát triển du lịch , đồng thời là nước nằm án ngư ở cửa ngõ Đông Nam á , thuân lợi thông thương với các nước trong khu vực và trên thế giới , bằng hệ thống đường biển , đường bộ và đường hàng không.Do nứơc ta nằm ở vành đai kiến tạo địa chất lâu đời , cho nên đã tạo nên những thắng cảnh thiên nhiên hết sức kỳ thú như ; các dãy núi Tam Thanh , Nhị Thanh, Tam Cốc , Bích Động ,… các bãi biển Trà Cổ , Hạ Long, Nha Trang , Cửa Lò…Cùng với đó là khí hậu gió mùa , mát mẻ thích hợp để phát triển du lịch như ; Sapa, Đà Lạt, Tam Đảo….Sông ngòi, kênh rạch luồn chảy suốt mọi miền Tổ Quốc, với hai con sông lớn nhât là sông Hồng và sông Cửu Long, cùng nhiều con sông khác mỗi con mang một dáng vẻ riêng biệt , thật sự hấp dẫn khách du lịch, đặc biệt hơn nưa là nước ta còn có nguồn nước khoáng Kim Bôi, Kênh Gà..đó là điều kiên để phát triển du lịch bằng nước khoáng.Bên cạnh đó nước ta còn có nguồn tài nguyên động thưc vật phong phú và đa dạng với nhiều chủng loại khác nhau , có nhiều loài còn được liệt vào trong sách đỏ….Khoáng sản dồi dào và đa dạng…không chỉ là tiềm năng để phát triển kinh tế mà còn có tác dụng phát triển du lịch .
- Dân cư và lao động : Đầy là nguồn lực để phát triển du lịch, là nguồn cung cấp lao động cho ngành du lịch .Đây là nhân tố con người , có tính quyết định đến thành bại của mọi ngành kinh tế , trong đó có kinh tế du lịch .Nước ta với dân số gần 80 triệu dân,đứng thư 2 ơ Đông Nam á và thứ 13 trên thế giới, dân số trẻ , độ tuổi lao động chiếm tỷ lệ cao.Lao động nước ta cần cù , thông minh, co nhiều kinh nghiệm trong sản xuất, học vấn ngày càng cao…tạo nên những thuận lợi cơ bản để phát triển du lịch .
- Cơ sở vật chất – kỹ thuật : Đây là nguồn lực không thể thiếu để phát triển du lịch. Cơ sở vật chất sẽ ảnh hưởng lớn đến phát triển du lịch ví như : Mạng lưới giao thông, vận tải, đường hành không, đường bộ , đường thuỷ,… với các thiết bị bến cảng, máy bay, tàu biển, tàu hoả, ôtô… hệ thống khách sạn , nhà hàng, cơ sở vui chơi , giải trí.Nếu tốt và đồng bộ thì sẽ tạo điều kiện phát triển du lịch , nhưng nguợc lại se gây khó khăn, làm chậm bước phát triển . Nước ta đang từng bước nâng cao và hoàn thiên cơ sở hạ tầng, đáp ứng mọi nhu cầu của khách du lịch , tạo điều kiên để du lịch ngày càng phát triển hơn.
- Đường lối, chính sách phát triển du lịch : Một quốc gia dù có đầy đủ mọi tiềm năng về nhân văn, tài nguyên thiên nhiên, nguồn lao đông, cơ sở vật chất kỹ thuật … nhưng không có chủ chương , chính sách phát triển du lịch thi du lịch vẫn không thể phát triển được.Đường lối – chính sách phát triển du lịch thể hiện ở việc xác định vị trí của ngành du lịch trong thổng thể các ngành kinh tế – xã hội ; phương hướng – mục tiêu chiến lược phát triển du lịch và các chủ trương, chính sách , biện pháp cụ thể.Những vấn đè cốt lõi đó được cụ thể hoá bằng các chỉ tiêu và biện pháp của các kế hoạch dài hạn, trung hạn, ngắn hạn.ở nước ta, cùng với sự đổi mới, Đảng và nhà nước đã hết sức quan tâm đến phát triển du lịch , khẳng định vị trí quan trọng của du lịch trong sự nghiệp đổi mới và phát triển đất nước.
- Những cơ hội để phát triển du lịch : Những cơ hội về kinh tế , chính trị , văn hoá , giáo dục , y tế, khoa học … cũng là nguồn lực để phát triển du lịch . Bởi lẽ thông qua các cơ hội đó mà du lịch tăng thêm nguồn khách , là điều kiện để tuyên truyền, quảng bá du lịch cho đất nước mình.
4. Vai trò của du lịch trong phát triển Kinh tế - Xã hội.
4.1. Những tác động tích cực của du lịch đối với sự phát triển kinh tế xã hội.
4.1.1. Những lợi ích về kinh tế.
- Ngày nay người ta đều phải thừa nhận những lợi ích to lớn về mặt kinh tế mà du lịch mang lại cho một quốc gia, nhiều quốc gia đã có sự bứt phá nhờ có chiến lược phát triển du lịch đúng đắn.
- Du lịch phát triển tạo sự cân bằng về cán cân thanh toán cho nhiều nước, nhiều địa phương nhờ thu được nguồn ngoại tệ thông qua các dịch vụ phục vụ khách du lịch. Nhiều sản phẩm của địa phương được tiêu thụ tại chỗ song lại thu được ngoại tệ tương đương như xuất khẩu hàng hóa ra bên ngoài (tất nhiên hiệu quả cao hơn, giảm được rất nhiều chi phí ).
- Sự phát triển của du lịch là điều kiện để cải thiện đời sống cho dân cư nơi có các tài nguyên du lịch được đưa vào khai thác, hầu hết mức sống của dân cư đều tăng nhờ tham gia vào các dịch vụ du lịch và nhờ nguồn lợi ích mang lại cho cộng đồng.
- Sự phát triển của du lịch luôn kéo theo sự phát triển của nhiều nghành kinh tế khác như: xây dựng hạ tầng cơ sở công nghiệp, nông nhiệp, thương mại.
4.1.2. Những lợi ích về mặt văn hóa xã hội.
- Một lợi ích to lớn khi phát triển mạnh du lịch là tạo được nhiều việc làm, điều này rất quan trọng đối với các nước đang phát triển. Người ta chỉ ra rằng cứ một lao động làm việc trong nghành du lịch sẽ kéo thêm 2 - 3 việc làm ở các nghành khác nhau trong xã hội. Theo Tổng cục du lịch, du lịch ở Việt Nam hàng năm tạo thêm 15 - 20 nghìn chỗ làm việc trong nghành khách sạn du lịch như vậy từ 40 - 60 nghìn lao động có việc làm và có thu nhập từ dịch vụ phục vụ du lịch.
- Sự phát triển về du lịch tạo ra sự cân bằng về dân số vì các điểm, tuyến du lịch ngày càng mở rộng về các vùng nông thôn, miềm núi sẽ góp phần làm cho dân cư ổn định cuộc sống tại chỗ, giảm bớt hiện tượng di dịch dân cư từ nông thôn đến thành thị, từ vùng cao tới vùng thấp.
- Sự phát triển về du lịch tạo mối quan hệ và sự hiểu biết giữa các quốc gia, các dân tộc, giúp con người vươn tới sự liên kết vì hòa bình, vì cái đẹp. Trong một nước sự phát triển của du lịch tạo sự hiểu biết và tin cậy giữa các dân tộc, giảm bớt sự cách biệt, xóa bỏ lòng tự ti dân tộc. Một quốc gia đa dân tộc như Việt Nam điều này có ý nghĩa vô cùng lớn.
- Du lịch phát triển tạo điều kiện để nâng cao dân trí, khôi phục, giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và các công trình văn hóa, tạo điều kiện để nâng cao đời sống tinh thần cho người dân ở các vùng đang khai thác tiềm năng du lịch.
4.1.3. Góp phần bảo vệ môi trường, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
Với quan điểm phát triển du lịch bền vững sẽ tạo ra những cảnh quan đẹp, hài hòa, nhiều công trình mới được xây dựng như: Vườn rừng, công viên, hồ ao, khu bảo tồn thiên nhiên, vườn hoa, cây cảnh, hệ thống điện, đường, khách sạn…. Tạo nên sự hài hòa giữa con người và tự nhiên.
4.2. Phát triển du lịch và những tác động tiêu cực của nó.
Khi nói đến du lịch, bàn đến phát triển du lịch của một quốc gia, một địa phương người ta chỉ thấy mặt tốt, cái lợi mà du lịch mang lại. Họ đâu ngờ được rằng nếu không có nhận thức đầy đủ và toàn diện về những mặt trái, những tác động tiêu cực mà du lịch đưa lại sẽ phải trả giá, nhiều khi bằng sự hy sinh của cả một thế hệ. Vậy phát triển du lịch sễ chịu những tác động tiêu cực gì.
4.2.1. Hậu quả về mặt kinh tế.
- Du lịch phát triển làm tăng chi phí của nhiều nghành, nhiều lĩnh vực như: Công an, cứu hỏa, y tế, vệ sinh môi trường, đồng thời với một lượng nguồn điện, nước và làm tăng lượng nước thải và chất thải. Nếu hoạt động du lịch kém hiệu quả sẽ làm cùng kiệt địa phương, đất nước.
- Du lịch phát triển thì nhu cầu về đất đai và tài nguyên dành cho du lịch ngày càng lớn ( đất khách sạn, khu vui chơi, giải trí,…) làm ảnh hưởng đến qũy đất cho dân cư và cho sự phát triển của các nghành kinh tế khác.
- Đầu tư cho du lịch rủi ro cao, có khi đầu tư vốn lớn cho khách sạn, nhà hàng, tôn tạo các công trình du lịch mà không thu hút được lượng khách tương xứng, nhiều doanh nghiệp và cá nhân đã bị phá sản khi đầu tư vào du lịch. Bên cạnh đó du lịch thường mang tính thời vụ nên tạo ra những mất cân đối lớn trong đời sống dân cư.
4.2.2. Hậu quả về mặt văn hóa, xã hội.
- Về mặt văn hóa: Nguy hại nhất là sự du nhập văn hóa đồi trụy, ảnh hưởng lớn đến lối sống của thanh niên và cộng đồng. Tiếp đến là sự xói mòn hay làm mất đi bản sắc văn hóa địa phương, đồng thời gây ra sự hư hại các công trình kiến trúc, văn hóa ở những nơi du khách tập trung đông, cuối cùng là nạn ăn cắp, buôn bán cổ vật ra nước ngoài.
- Về mặt xã hội: Nguy hại nhất là sự phát triển của các tệ nạn xã hội như mại dâm, cờ bạc, nghiện hút tại các nhà hàng, khách sạn, các điểm du lịch nếu không được ngăn chặn. Nạn ăn xin, bán hàng rong, trộm cắp có cơ hội phát triển. Tại các địa phương lượng khách du lịch lớn tạo nên giá cả đắt đỏ mà dân cư quanh vùng phải gánh chịu, tiếp đến là sự khó khăn về cung cấp điện, nước và sự tắc nghẽn giao thông thường xảy ra.
4.2.3. Hậu quả về môi trường sinh thái.
- Lượng chất thải, nước thải rất lớn nếu không được xử lý sẽ gây ô nhiễm đến môi trường, các bãi biển, các điểm du lịch đón khách tham quan các công trình kiến trúc phải chịu hậu quả lớn nhất về mặt này.
- Lượng khách du lịch sẽ phá vỡ hệ sinh thái, tàn phá các danh lam thắng cảnh do việc khai thác quá mức các nguồn lực đáp ứng cho nhu cầu của khách và những tác động xấu đến cảnh quan môi trường do khách đem lại.
II. quy hoạch phát triển du lịch
1.Một số quan điểm phát triển du lịch
Trên thực tế những điểm đến du lịch ( destination) có thể phát triển theo rất nhiều điểm khác nhau.Một số điểm đến phát triển du lịch mà không cân một sự quy hoạch nào.Trong quá trình phát triển nếu xuất hiện những tình huống không tích cực thì sẽ tìm các biện pháp phản ứng lại.Như vậy , những điểm đến đó có thể đạt hiệu quả trước mắt cao , nhưng khó có thể đạt được hiệu quả lâu dài.Trong nhiều trường hợp những điểm đến này cuối cùng sẽ ảnh hưởng , gánh chịu những hập quả nghiêm trọng vì đó không nhìn nhân thận trọng trước sự phát triển và ảnh hưởng của các tình huống trong tương lai.
Công tác quy hoạch thường liên quan đến việc sắp sếp lại không gian lãnh thổ thông qua mô hình sử dụng đất đai, kiến trúc phong cảnh và kiến trúc xây dựng.Như vậy công tác quy hoạch phát triển chủ yếu đề cập đến các yếu tố tài nguyên , yếu tố kỹ thuật , không quan tâm đến các yếu tố kinh tế , xã hội , môi trường, luật pháp.Vì vậy không phù hợp với du lịch vì du lịch là hiện tượng kinh tế – xã hội phức tạp, là ngành kinh tế tổng hợp liên quan đến nhiều yếu tố khác nhau, nhiều lĩnh vực hoạt động khác nhau của nền kinh tế xã hội .Trong qua trình phát triển của các điểm du lịch chắc chắn sẽ xuất hiện ngoài những tình huống về kỹ thuật còn có những tình huống về kinh tế , xã hội , môi trường, luật pháp mà nếu không được nhìn nhân , giải quyết thấu đáo sẽ gây ra những hậu quả khó khắc phục về nhiều mặt.
2. Bản chất của quy hoạch phát triển du lịch
Theo nghĩa rộng, quy hoạch phát triển du lịch có thể được coi là mộy hoạt động đa chiều và hướng tới một thể thống nhất trong tương lai. Nó liên quan đến các yếu tố tự nhiên, kinh tế, xã hội, chính trị và công nghệ; liên quan đến sự phân tích quá khứ, hiện tai và tương lai của một điểm đến du lịch.Quy hoạch cũng đề cập đến sự lựa chọn một chương trình hành động với nhiều phương án đặt ra. Nó cũng liên quan đến việc thiết lập các mục tiêu cơ bản cho điểm đến đẻ làm căn cứ cho các kế hoạch hành động hỗ trợ khác tiếp theo.
Theo định nghĩa hẹp, quy hoạch phát triển du lịch có thể được coi là việc xây dựng trước một kế hoạch (hay một phương pháp) để đánh giá tình huống hiện tại , dự báo tương lai và lựa chọn một chương trình hành động phù hợp để tạo được nhiều cơ hội sẵn có nhất cho sự phát triển của điểm đến du lịch .
3. Tần quan trọng của quy hoạch phát triển du lịch
Thực tế cho thấy kể cả ở những quốc gia có truyền thống và giàu kinh nghiệm phát triển du lịch , hay ở những quốc gia mà du lịch không được đánh giá cao, phát triển kinh tế du lịch không phải là ngành mũi nhọn thì công tác quy hoạch phát triển du lịch vẫn cần được quan tâm đúng mức
3.1 Sự cần thiêt phải phát triển du lịch có quy hoạch;
5.3 - Kiến nghị với Tỉnh uỷ và UBND tỉnh Lào Cai
- Đối với Tỉnh uỷ:
Bởi vì" Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp quan trọng mang nội dung văn hoá sâu sắc, có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hoá cao, phát triển du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng của nhân dân và khách du lịch quốc tế, góp phần nâng cao dân trí, tạo việc làm và phát triển kinh tế - xã hội". Cho nên muốn phát triển du lịch Lào Cai , một lĩnh vực tuy còn non trẻ nhưng hứa hẹn hiệu quả nhiều mặt, Tỉnh uỷ cần có nghị quyết chuyên đề quán triệt trong toàn Đảng bộ và nhân dân các dân tộc trong toàn tỉnh cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ bảo vệ, tu bổ cảnh quan thiên nhiên, môi trường sinh thái, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc tham gia vào các hoạt động kinh tế du lịch. Coi đó là một trong các giải pháp quan trọng xoá đói, giảm nghèo, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
- Đối với Uỷ ban nhân dân tỉnh:
Cần nghiên cứu các cơ chế, chính sách ưu tiên phát triển du lịch. Như ưu tiên vốn đầu tư với lãi xuất ưu đãi và thời gian trả nợ phù hợp với đặc điểm thị trường du lịch ở một tỉnh miền núi khó khăn.
Cần có biện pháp phối hợp với UBND các tỉnh vùng Tây Bắc chỉ đạo việc tổ chức khai thác tuyến du lịch này đạt hiệu quả cao. Cần kiến nghị với Chính Phủ đưa du lịch ở các tỉnh đặc biệt khó khăn vào danh mục ưu đãi đầu tư, ứng xử với du lịch với tư cách một ngành như Pháp lệnh du lịch đã quy định.
Cần sớm thành lập và tạo điều kiện cho đơn vị tổ chức kinh doanh lữ hành hoạt động, tạo tiền đề để phát triển nhanh du lịch trong tỉnh.
5.4 - Kiến nghị với Sở Thương mại - Du lịch Lào Cai
- Sở Thương mại - Du lịch Lào Cai cần nghiên cứu sắp xếp lại mô hình tổ chức để đáp ứng được yêu cầu về phát triển kinh doanh du lịch. Tuy chưa đủ điều kiện để ra đời Sở du lịch riêng, nhưng các doanh nghiệp hoạt động du lịch trong tỉnh vẫn cần có sự giúp đỡ, hướng dẫn, chỉ đạo về thông tin thị trường, chuyên môn nghiệp vụ, đào tạo lao động chuyên ngành mà phòng quản lý du lịch với chức năng chủ yếu là quản lý Nhà nước về du lịch chưa đảm nhận được.
- Cần nghiên cứu đề nghị điều chỉnh lại một số chỉ tiêu, quy mô, thời gian, quy hoạch tổng thể. Có kế hoạch cụ thể thực hiện phát triển du lịch Lào Cai.
- Sớm tổ chức thực hiện việc đào tạo, bồi dưỡng xây dựng và công nhận đội ngũ hướng dẫn viên du lịch của tỉnh. Quan tâm đào tạo, bồi dưỡng lao động trong ngành du lịch.
- Tham mưu cho UBND tỉnh thành lập đơn vị kinh doanh lữ hành, từng bước chủ động khai thác tài nguyên du lịch của tỉnh mà lâu nay "Cho không" các đơn vị bạn./.
Kết luận
Lào Cai là một tỉnh miền núi có đầy đủ tiềm năng du lịch, bao gồm cả tiềm năng du lịch cảnh quan thiên nhiên , môi trường sinh thái và bản sắc văn hoá các dân tộc. Bên cạnh đó dc sự quan tâm của trung ương , của tỉnh là những điều kiện thuân lợi để đẩy mạnh phát triển ngành du lịch.Chính vì thế lượng khách du lịch trong những năm gần đây dã tăng nhanh, đây là động lực cho phát triển du lịch trong thowig gian tới .
Vấn đề đặt ra là cần có nhiều giải pháp đồng bộ để khắc phục thực trạng kém phát triển của du lịch Lào Cai hiện nay và cần có nhiều hình thức quan tâm thu hút khách có mức chi tiêu lớn và khả năng đáp ứng các nhu cầu của du khách đó, cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền quảng bá , tiếp thị , và thắt chặt hơn nữa những mối quan hệ hợp tác phát triển du lịch với các tỉnh trong nước và quốc tế, nhanh chóng hội nhập du lịch cả nước và quốc tế, khai thác các tiềm năng du lịch hiện có để du lịch Lào Cai trong một tương lai không xa, thực sự là một ngành kinh tế quan trọng của tỉnh, tạo nhiều việc làm cho toàn xã hội, tăng nguồn thu ngân sách, tăng nguồn thu ngoại tệ, mở rộng giao lưu trong nước và quốc tế, góp phần đáng kể xoá đói giảm cùng kiệt nhanh chóng đưa Lào Cai thoát ra khỏi tình trạng khó khăn, trở thành một tỉnh phát triển ở miền núi phía Bắc.
Với những kiến thức lý luận được trang bị ở nhà trường, em chọn đề tài: " Tiềm năng - thực trạng và một số giải pháp phát triển du lịch Lào Cai " với mong muốn được góp phần nhỏ bé của mình vào sự nghiệp phát triển du lịch Lào Cai ; đặc biệt tui mong muốn một vấn đề nào đó trong đề tài được sử dụng thực tiễn. Do kiến thức và thời gian còn nhiều hạn chế nên chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót trong quá trình nghiên cứu, trình bày đề tài.
Kính mong nhận được sự thông cảm và đóng góp của thầy, cô giáo, các sinh viên trong nhà trường. Xin trân trọng Thank các thầy giáo, cô giáo trong khoa Du lịch trường Đại học Kinh tế quốc dân. Sở Thương mại - Du lịch tỉnh Lào Cai . Đặc biệt là sự hướng dẫn chỉ bảo của thầy giáo : Ths.Lê Trung Kiên, đã giúp đỡ ủng hộ em trong suốt quá trình thực hiện đề tài ./.
Mục lục
Lời mở đầu ……………………………………………………..1
Phần I – cơ sở lý luận về du lịch………………………………………3
I. Các định nghĩa về du lịch, vai trò của du lịch trong phát triển kinh tế xã hội………………………………………………………………. 3
1. Các định nghĩa về du lịch…………………………………………… 3
2. Khái niệm về du lịch bền vững……………………………………… 4
3. Nguồn lực để phát triển du lịch………………………………….. 5
4. Vai trò của du lịch trong phát triển kinh tế xã hội…………………. 8
II. Quy hoạch phát triển du lịch 10
1. Một số quan điểm phát triển du lịch 10
2. Bản chất quy hoạch phát triển du lịch 11
3. Tầm quan trọng của quy hoạch phát triển du lịch 12
Phần II - Tiềm năng, hiện trạng và mục tiêu phát triển du lịch Lao Cai 16
I. Tiềm năng và chiến lược phát triển du lịch Lao Cai 16
1. Tiềm năng tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên 16
2. Điều kiện kinh tế - xã hội và tài nguyên du lịch nhân văn 17
3. Đánh giá chung về tài nguyên du lịch Lao Cai 20
II. Hiện trạng phát triển du lịch Lao Cai 21
1. Kết cấu hạ tầng` 23
2. Hiện trạng về phát triển du lịch Lao Cai 25
III. Mục tiêu và định hướng phát triển du lịch Lao Cai 34
1. Mục tiêu 34
2. Chiến lược phát triển 34
3. Định hướng phát triển 38
IV. Các giải pháp phát triển du lịch………………………………. 41
1.Giải phát về quy hoạch phát triển một số khu , điểm du lịch………. 41
2 Giải pháp về phát triển kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật……. 42
3 Giải pháp về cơ chế chính sách……………………………………... 45
4 Giải pháp tăng cường công tác quản lý nhà nước về du lịch……….. 49
5 Giải pháp xây dựng thương hiệu du lịch Lào Cai………………….. 50
6 Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ khách bằng cách đa dạng hoá các hoạt động phục vụ du lịch………………………….. 51
V. Một số kiến nghị …………………………………………………….……….52
1 - Kiến nghị với chính phủ…………………………………………. 52
2 - Kiến nghị với tổng cục du lịch……………………………………. 52
3 - Kiến nghị với Tỉnh uỷ và UBND tỉnh Lào Cai……………………. 53
4 - Kiến nghị với Sở Thương mại - Du lịch Lào Cai…………………. 53
Kết luận…………………………………………………………... 55
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
You must be registered for see links
Tags: Nghiên cứu phát triển du lịch bền vững trong quá trình khai thác phát triển tài nguyên du lịch ở Sapa, nếu những thế mạnh tự nhiện để phát triển kinh tế của tỉnh lào cai, Thực trạng phát triễn du lịch tại tỉnh Lào Cai, Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng và đề xuất giải pháp nhằm gìn giữ, tôn tạo và phát huy thắng cảnh Bàu Trắng góp phần phát triển du lịch bền vững, du lịch đối với kinh tế văn hóa xã hội lào cai, thực trạng phát triển du lịch bền vững từ góc độ kinh tế ở sapa
Last edited by a moderator: