be_can

New Member

Download miễn phí Đề tài Tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch văn hoá ở Hà Nội





 

 

LỜI MỞ ĐẦU 1

Chương I. Sự cần thiết để phát triển du lịch văn hoá trong thời kỳ đẩy mạnh CNH - HĐH 2

I. Vai trò và vị trí của du lịch văn hoá trong sự phát triển của du lịch 2

II. Mối quan hệ giữa du lịch văn hoá với quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá 6

Chương II. Tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch văn hoá ở Hà Nội 9

I. Tiềm năng phát triển du lịch văn hoá ở Hà Nội 9

II. Thực trạng du lịch văn hoá Hà Nội 21

Chương III. Kiến nghị một số giải pháp 25

KẾT LUẬN 30

TÀI LIỆU THAM KHẢO 31

 

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


cho đóng góp, bảo quản, vận chuyển.
c) Phát triển du lịch văn hoá góp phần mở rộng và củng cố các mối quan hệ quốc tế, tăng cường tình hữu nghị giữa các dân tộc, củng cố nền hoà bình thế giới. Thông qua sự giao lưu văn hoá giữa các vùng các quốc gia tạo sự thúc đẩy nền văn hoá thế giới phát triển.
d) Du lịch văn hoá phát triển giúp cho các quốc gia giảm bớt sự căng thẳng của các trung tâm đô thị hoá cho công nghiệp mang lại, giảm bớt sự ô nhiễm môi trường trong đô thị.
e) Sự phát triển du lịch văn hoá có ý nghĩa lớn đối với việc góp phần khai thác bảo tồn các di sản văn hoá dân tộc, bảo vệ và phát triển môi trường tự nhiên xã hội, trong quá trình CNH-HĐH.
h) Du lịch văn hoá là một loại hình có thể phát triển quanh năm, đó là một lợi thế lớn cho các nhà kinh doanh du lịch bởi vì họ sẽ tiết kiệm được chi phí về cơ sở vật chất kỹ thuật đảm bảo chất lượng phục vụ và chất lượng đội ngũ lao động tuỳ từng trường hợp vào điều kiện hoàn cảnh của từng địa điểm du lịch mà sự phát triển du lịch nói chung và cụ thể là sự phát triển du lịch văn hoá sẽ tác động tiêu cực đến đời sống kinh tế từng vùng - đất nước du lịch.
Chương II. Tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch văn hoá ở Hà Nội
I. Tiềm năng phát triển du lịch văn hoá ở Hà Nội
1. Tài nguyên du lịch văn hoá
Việt Nam là đất nước có truyền thống văn hiến. Cuộc đấu tranh trường kỳ của dân tộc trong lịch sử giữ nước là truyền thống điểm tựa vững chắc cho du lịch văn hoá. Đất nước với những chiến công hiển hách từ chống giặc phương Bắc (Đường, Hán, Tống, Nguyên, Minh, Thanh...). Những kỳ tích hào hùng qua cuộc kháng chiến chống Pháp (80 năm), Mỹ (21 năm) Việt Nam đã trở thành "lương tâm thời đại".
Do những chiến công mà mỗi mảnh đất, mỗi con sông, ngọn núi đều trở thành huyền thoại.
Hà Nội ngàn xưa, chiếc nôi hồng lịch sử, trái tim thiêng liêng của đất nước, mảnh đất "Thăng Long".
Hà Nội là một trong những thành phố đẹp của châu á. Trên thế giới có nhiều thành phố đẹp, mỗi thành phố có một vẻ đẹp riêng và mang theo mình những dấu ấn lịch sử khác nhau. Nhưng không phải thành phố nào cũng đẹp, cũng sang, cũng đồ sộ nguy nga và thu hút lòng người.
Cái đẹp của thành phố khác với cái đẹp của con người hay của thiên nhiên. Thành phố đẹp cơ bản là do con người tạo ra. Tuy nhiên cùng có những chỗ giống nhau ở điểm xuất phát do "trời phú" cho nữa, nói theo nghĩa bóng. Hà Nội cũng đã có một vị trí thuận lợi cảnh sắc thiên nhiên phong phú.
* Hà Nội - đặc điểm về vị trí địa lý, địa thế
Hà Nội nằm ở trung tâm bắc bộ giữa vùng đồng bằng phù sa châu thổ sông Hồng, nổi tiếng là trù phú với diện tích 920,5 km2. Trong đó nội thành có diện tích 40 km2, ngoại thành có diện tích 880,5 km2.
Với vị trí địa lý và địa thế tự nhiên của mình, Hà Nội đã sớm có một vai trò đặc biệt trong sự hình thành và phát triển của dân tộc Việt Nam. Từ một nghìn năm nay Hà Nội đã được ông cha ta chọn làm thủ đô. Trong "chiếu dời đô" của Lý Công Uẩn viết vào năm Canh Tuất (1010) đã nhận xét về thành Đại La (Hà Nội ngày nay) như sau: "... Thành Đại La nằm ở trung tâm của trời đất có các hình thể như hổ phục rồng chầu đúng các vị trí bốn phương Đông, Tây, Nam, Bắc, trước mặt và sau lưng đều có sự thuận tiện của sông núi. Đất ấy rộng mà bằng phẳng, cao ráo mà sáng sủa, dân cư không phải cái nạn tối tăm, ẩm thấp, muôn vật cực kỳ giàu thịnh, đông vui. Xem khắp đất Việt, đó là chỗ danh thắng, thật là đô hội trọng yếu để bốn phương sum họp và là đô thành bậc nhất đáng đặt làm kinh sư cho muôn đời...".
Từ đó đến nay Hà Nội luôn là trung tâm chính trị, kinh tế văn hoá xã hội của cả nước. Đây cũng chính là tiềm năng cho Hà Nội trở thành trung tâm du lịch hàng đầu của nước ta.
* Hà Nội - vị trí đầu mối giao thông quan trọng
Với vị trí trung tâm kinh tế chính trị của cả nước và với vị trí thuận lợi trung tâm châu thổ Bắc Bộ, Hà Nội đã trở thành trung tâm đầu mối các hệ thống mạng lưới giao thông: đường bộ, đường sắt, đường không từ Hà Nội toả đi các miền của đất nước, còn nối tiếp nước ta với các nước láng giềng và thế giới.
Do đầu mối giao thông quan trọng như vậy, khách du lịch quốc tế có thể từ tuyến đường không, qua cửa khẩu Nội Bài và dừng chân ở Hà Nội để lựa chọn các phương tiện giao thông phù hợp với các chương trình hấp dẫn của chuyến đi.
Trong vòng bán kính xấp xỉ 60-80 km, khách du lịch có thể đến đền Hùng, Tam Đảo (Vĩnh Phú), Hồ Đại Nải, Ba Vì, các làng quan họ ở Hà Bắc, Côn Sơn - Kiếp Bạc (Hải Dương), Hoa Lư - Cúc Phương - Nhà thờ đá Ninh Bình...
- Trong vòng bán kính xấp xỉ 100 km khách có thể đến thăm cảng Hải Phòng, hải đảo Cát Bà, vịnh Hạ Long nổi tiếng...
Tính đến năm 2000 thủ đô Hà Nội đã có 201 di tích. Mật độ di tích của Hà Nội thuộc loại cao nhất cả nước (0,24 di tích trên 1 km2). Nhiều quận, huyện có từ 25 - 50 di tích lịch sử, văn hoá, các danh thắng đã được xếp hạng. Các di tích lịch sử, văn hoá, danh thắng tiêu biểu ở thủ đô Hà Nội:
- Chùa Một Cột: Một trong những công trình tiêu biểu cho vẻ đặc sắc của nghệ thuật kiến trúc Việt Nam. Được dựng năm 1049 chùa có tên là Diên Hựu, nghĩa là phúc ấm dài lâu. Tương truyền vua Lý Thái Tông nằm mộng được Phật bà dắt lên trà san ngự toạ quần thần đánh giá là điềm gở, xin vua cho xây dựng ngôi chùa như bông hoa sen nở trên mặt nước để cho cầu phúc.
Sự độc đáo của kiến trúc chùa một cột là toàn bộ ngôi chùa được đặt trên một cột đá cao 20 m. ở đây, có sự kết hợp táo bạo của trí tưởng tượng lãng mạn đầy thi vị qua hình tượng bông sen và những giải pháp hoàn hảo về kết cấu kiến trúc gỗ.
Khối kiến trúc được phụ trở bởi cảnh quan, có ao, có cây cối đã tạo nên sự gần gũi, tinh khiết mà vẫn thanh tịch.
- Chùa Kim Liên: Chùa Kim Liên (bông sen Vàng) nằm trên một doi đất bằng phẳng trong lòng Nghi Tàm, xã Quảng An, huyện Từ Liêm - Hà Nội. Bao quanh đất chùa là gương nước Hồ Tây trong xanh. Có lẽ, do bắt nguồn từ một cung điện nên phong cách kiến trúc tam quan chùa Kim Liên đượm dáng vẻ cung đình. Đây là một loại hình kiến trúc gỗ đặc sắc và quý hiếm trong kiến trúc chùa chiền ở nước ta. Trong chùa có rất nhiều tượng đẹp, nổi tiếng nhất là pho Quan Âm Thiên phủ ngang hàng với những pho có giá trị nghệ thuật cao ở nước ta... Chùa Kim Liên được coi là ngôi chùa đẹp nhất Hà Nội.
- Chùa Trấn Quốc: Có thể coi đây là ngôi chùa vào loại cổ nhất nước ta, vì tương truyền là có từ thời Lý Nam Đế (544-548). Chùa còn giữ được lối kiến trúc độc đáo khác với nhiều chùa, phía trước là nhà Bắc Đường, rồi đến nhà Tam Bảo, phía sau mới là hai dãy hành lang thập điện và gác chuông. Trong chùa có một số tượng đẹp, đáng chú ý là pho tượng Thích Ca nhập niết bàn bằng gỗ thếp vàng. Chùa cũng có nhiều bia, cổ nhất là tấm bia dựng năm 1639 do trạng nguyên Nguyễn Xuân Chinh soạn, nội dung ghi lại lịch sử xây dựng chùa.
- Văn Miếu - Quốc Tử Giám: Văn Miếu được xây dựng vào năm 1070 để làm nơi biểu dương cho Nho giáo. Sáu năm sau (1076) xây nhà Quốc Tử giám ở kề sát Văn Miếu, ban đầu là nơi học của các hoàng tử sau mở rộng thu nhận cả những học trò giỏi trong cả nước. Ngày nay, ở đây được dùng làm nơi trưng bày chuyên đề về cổ sử của Thủ Đô.
Du khách tới đây không chỉ tiếp xúc với một di tích văn hoá giáo dục có đủ 900 tuổi mà còn được giới thiệu thêm về lịch sử hình thành của Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội.
- Di tích thành cổ Hà Nội: Thăng Long là kinh đô từ năm 1010, vua Lý Thái Tổ đã xây thành trải qua các đời Trần, Hồ, Lê sơ, Mạc, Lê Trung Hưng, Tây Sơn đều sử dụng thành này. Năm 1803, vua Gia Long nhà Nguyễn cho lệnh phá thành này, xây thành mới. Do đó, vị trí thành Thăng Long từ đời Lý (thế kỷ 11) đến đầu nhà Nguyễn (thế kỷ 19) đến nay chưa thể nói chính xác ở nơi nào.
Còn thành nhà Nguyễn thì tuy nay không còn nhưng các bản đồ cổ vẫn còn và có thể nhận ra địa giới. "Địa giới phía Bắc là đường Phan Đình Phùng, phía Đông là đường Phùng Hưng, phía Tây là đường Hùng Vương bây giờ".
Thành cổ đã bị thực dân Pháp phá huỷ từ năm 1894 đến năm 1897. Ngày nay chỉ còn lại một di tích đáng kể là thềm điện Kính Thiên.
- Cột cờ Hà Nội: Đây là một trong những công trình kiến trúc ít ỏi thuộc khu vực thành cổ Hà Nội may mắn thoát khỏi sự phá huỷ do thực dân Pháp tiến hành trong ba năm 1894-1897.
Đỉnh cột cờ được cấu tạo thành một cái lầu bát giác cao 3m có 8 cửa sổ tương ứng với 8 cạnh. Giữa lầu là một trụ tròn đường kính 40 cm cao đến đỉnh lầu là chỗ để cắm cán cờ cao 8m. Như vậy toàn bộ cột cờ bao gồm 3 tầng, đế cao gần 20cm và thân cao khoảng 40cm, là một cao điểm đáng kể ở nội thành thủ đô Hà Nội.
- Hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn: Đây là một danh thắng nổi tiếng của Hà Nội. Hồ Gươm ở giữa Hà Nội, nơi đã từng gắn với bao sự kiện lịch sử trọng đại của dân tộc từ ngàn xưa để lại. Hồ Gươm là niềm tự hào không những của người Hà Nội mà của cả đồng bào ta. Nói đến Việt Nam thì phải nói đến Hà Nội mà nói đến Hà Nội hẳn không ai không nhắc đến Hồ Gươm. Ngày nay cùng với sự đi lên của đất nước, Hồ Gươm dù được nhà nước chú ý đến nhiều. Tháp Rùa, đền Ngọc Sơn, cầu Thê Húc đã được sửa sang tu bổ, song không bao giờ Hồ Gươm mất đi nét cổ kính, tâm linh trong lòng người Hà Nội.
Những ngày ở Hà Nội, du khách có thể ...

 
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top