Download miễn phí Tiêu chuẩn hoá công ty với việc nâng cao chất lượng sản phẩm
PHẦN I: TIÊU CHUẨN HOÁ CÔNG TY VỚI VIỆC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM 1
I.Khái niệm cơ bản về tiêu chuẩn hoá,tiêu chuẩn và các hoạt động có liên quan. 1
1.Khái niệm của tiêu chuẩn hoá 1
2.Khái niệm về Tiêu chuẩn 2
II.Mục đích, lợi ích và các nguyên tắc cơ bản của hoạt động tiêu chuẩn hoá công ty. 5
1.Khái niệm về Tiêu chuẩn hoá công ty 5
2.Mục đích tiêu chuẩn hoá công ty 6
2.1.Thông hiểu . 6
2.2.An toàn vệ sinh môi trường 6
2.3.Chất lượng sản phẩm . 6
2.4 .Giảm bớt chi phí , tăng lợi nhuận . 6
3. Lợi ích cụ thể của hoạt động tiêu chuẩn hoá công ty. 7
3.1:Trong lĩnh vực tổ chức quản lý 7
3.2:Trong thiết kế 7
3.3:Trong công ứng, mua vật tư. 7
3.4:Trong sản xuất . 7
3.5:Trong bao gói 8
3.6 :Trong tiêu thụ , bán hàng. 8
4. Những nguyên tắc cơ bản của hoạt động Tiêu chuẩn hoá công ty 8
III.Nội dung hoạt động Tiêu chuẩn hoá công ty . 9
1.Xây dựng tiêu chuẩn công ty ,tham gia hoạt động tiêu chuẩn hoá các cấp 9
1.1.1.Đề xuất yêu cầu 10
1.1.2.Thu nhập và phân tích thông tin. 11
1.1.3.Tổng hợp,viết dự thảo . 13
1.1.4:Hoàn chỉnh dự thảo . 14
1.1.5:Xét duyệt . 14
1.2:Tham gia hoạt động Tiêu chuẩn hoá các cấp. 15
IV:Tổ chức hoạt động Tiêu chuẩn hoá trong công ty. 18
1.Tổ chức bộ phận Tiêu chuẩn hoá công ty. 18
2,.Nhiệm vụ của bộ phận Tiêu chuẩn hoá công ty. 19
3:Một số yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động Tiêu chuẩn hoá của công ty. 20
3.1 Sự ủng hộ của lãnh đạo : 20
3.2 Quan điểm lựa chọn 21
3.3 Tính chủ động trong hoạt động Tiêu chuẩn hoá 21
3.4 Sử dụng tiêu chuẩn Quốc gia / tiêu chuẩn Quốc tế có sẵn : 22
3.5 Thông tin tuyên truyền và các biện pháp thúc đẩy . 22
V. Mối quan hệ giữa Tiêu chuẩn hoá với việc nâng cao chất lượng sản phẩm trong công ty . 22
1. Lý thuyết chung : 22
2.Thực chất của mối liên hệ giữa Tiêu chuẩn hoá và việc nâng cao chất lượng sản phẩm 25
PHẦN II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TIÊU CHUẨN HOÁ TRONG VIỆC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY DẦU THỰC VẬT NGHỆ AN 29
I.Giới thiệu công ty 29
1.Quá trình hình thành và phát triển 29
2.Tình hình đặc điểm của công ty 30
2.1.Đặc điểm của công ty. 30
2.2.Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty trong 2 năm qua. 36
http://cloud.liketly.com/flash/edoc/jh2i1fkjb33wa7b577g9lou48iyvfkz6-swf-2015-08-20-tieu_chuan_hoa_cong_ty_voi_viec_nang_cao_chat_luong_san_pham.8vRWQLOOj7.swf /tai-lieu/tieu-chuan-hoa-cong-ty-voi-viec-nang-cao-chat-luong-san-pham-82079/
Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.
Ketnooi -
Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Tóm tắt nội dung tài liệu:
-Khảo sát
-Thu thập thông tin về sử dụng,thị trường ,thiết kế ,sản xuất ,kinh tế ,các tiêu chuẩn có liên quan hiện có ,công tác tiêu chuẩn đang tiến hành.
-Phân tích nhu cầu nhiệm vụ và chi phí của hoạt động tiêu chuẩn hoá .
-Xác định hiệu quả cụ thể .
Để tiến hành công việc trong giai đoạn này ,cần có đội ngũ cán bộ chuyên môn,bao gồm cả người sử dụng và người sản xuất .Bộ phận tiêu chuẩn có trách nhiệm tổ chức phối hợp và đảm bảo để mọi người có liên quan đều được hỏi ý kiến vì điều này khiến qúa tán thành và áp dụng sau này trở nên đơn giản .
trong giai đoạn này cần thu thập mọi tài liệu cơ bản hiện hành để tạo cơ sở cho tiêu chuẩn cần biên soạn.Trước hết là các dữ liệu trong nội bộ công ty về sử dụng,sản xuất các chi tiết bộ phận có liên quan đến sản phẩm cần Tiêu chuẩn hoá .Thu thập các danh mục sản phẩm của các bên cung cấp ,các yêu cầu của khách hàng ,hoạt động của các đối thủ cạnh tranh.
Cần có sự tiếp xúc với phòng cung ứng để có thông tin về loại hàng hoá tương tự có trên thị trường mà công ty thường nhập. Tròn quá trình Tiêu chuẩn hoá phòng cung ứng thường xuyên được hỏi ý kiến để tiêu chuẩn trong tương lai thích nghi với thị trường về giá cả và chất lượng ,như vậy các kỹ sư thiết kế sẽ tận dụng được những ưu việt của các sản phẩm ,tiêu chuẩn của các bên cung ứng trong các bản thiết kế của họ .
Các tiêu chuẩn Quốc gia ,khu vực và Quốc tế cần được tham khảo kỹ .Đương nhiên khi sử dụng được Tiêu chuẩn hoá Quốc tế thì công ty có thể thoả mãn được thị trường trong và ngoài nước.Đối với các tiêu chuẩn Quốc gia ,nếu như các tiêu chuẩn liên quan đến công ty hiện đang lưu hành thì phải được coi là cơ sở để xây dựng tiêu chuẩn công ty .Nếu không có tiêu chuẩn Quốc gia thích hợp,có thể tham khảo tiêu chuẩn các nước khác ,trong đó chú ý đến các nước công nghiệp quan trọng,có nhiều ảnh hưởng trong thương mại quốc tế .
Bước tiếp theo là sử dụng các tiêu chuẩn ngành ,liên hiệp công ty hay các công ty khác .Tạo được sự thích ứng với các tiêu chuẩn này có thể đem lại được nhiều ích lợi.
Khi sử dụng các tiêu chuẩn bên ngoài ,một vấn đề luôn đặt ra là sử dụng hay chấp nhận nó ở mức nào .Chúng được áp dụng hoàn toàn hay có chọn lọc và sửa đổi .Điều này tuỳ từng trường hợp từng trường hợp cụ thể ,tuỳ loại tiêu chuẩn áp dụng ,tuỳ vào đặc điểm của công ty . Công ty dễ dàng áp dụng các tiêu chuẩn cơ bản có tầm quan trọng với tiến bộ khoa học kỹ thuật và làm cơ sở cho sự phát triển và công nghiệp hoá sau này ,như đơn vị SI,số ưu tiên,dung sai lắp ghép ,Modun trong lĩnh vực xây dựng, đơn vị trong bao gói vận chuyển và bảo quản ,các phương pháp thử cơ bản ,bản vẽ và ký hiệu,xử lý số liệu...
Các tiêu chuẩn bên ngoài thuộc loại tiêu chuẩn cơ bản cũng có thể được áp dụng dễ dàng ,các tiêu chuẩn này không liên quan trực tiếp đến cấc sản phẩm cụ thể nhưng có tầm quan trọng đến toàn bộ lính vực kiểm tra và thử nghiệm ,các loại vật liệu ,bảo quản,môi trường ,quản lý ... các tiêu chuẩn bên ngoài có liên quan trực tiếp đến các sản phẩm cụ thể được áp dụng tuỳ theo từng trường hợp .Thông thường các tiêu chuẩn Quốc gia và Quốc tế chỉ tập trung vào việc kiểm soát vào kích thước ,kiểu loại,các yêu cầu về chức năng sử dụng,an toàn ...Tuy nhiên các yếu tố này không phải luôn luôn kết hợp lại để có thể tạo nên các tiêu chuẩn hoàn chỉnh cho sản phẩm ,đặc biệt là các sản phẩm phức tạp.Bởi vậy trong những trường hợp này công ty cần có những nghiên cứu và bổ sung thêm nhiều tiêu chuẩn công ty .Cần nhắc lại rằng :các tiêu chuẩn bên ngoài được sử dụng cho hoạt động Tiêu chuẩn hoá trong công ty phải được đáp ứng yêu cầu thị trường .Điều này chỉ có được nếu các yêu cầu trong tiêu chuẩn phải thực sự phản ánh cả nhu cầu của người sản xuất và khách hàng với một giá cả chấp nhận được.Nếu không thoả mãn nhu cầu này thì chúng sẽ bị thay thế bởi các sản phẩm cạnh tranh tương tự.Khi xét đến thị trường không chỉ giới hạn thị trường trong nước .Nếu có thể ,tiêu chuẩn công ty phải phù hợp với tiêu chuẩn Quốc tế(nếu chúng hiện có ),trong một số trường hợp phải phù hợp với tiêu chuẩn Quốc gia mà công ty dự định hay đã có,những khách hàng xuất nhập khẩu chủ yếu .
Một vấn đề thực tế khác là công ty nên áp dung tiêu chuẩn Quốc gia hay Quốc tế khi chúng đã được biên soạn và phê duyệt hay đang ở giai đoạn dự thảo .Không thể có câu trả lời chung cho mọi trường hợp.Kinh nghiệm cho thấy quá trình hoàn chỉnh và phê duyệt tiêu chuẩn Quốc gia hay Quốc tế mất khá nhiều thời gian.Bởi vậy dù quá trình hoàn chỉnh và phê duyệt có làm thay đổi nội dung chút ít của tiêu chuẩn sau này,song nếu công ty đang có nhu cầu về nó thì cũng nên tranh thủ sử dụng vào công việc của mình .
1.1.3.Tổng hợp,viết dự thảo .
Sau khi hoàn thành việc phân tích ,bước tiếp theo trong quá trình xây dựng tiêu chuẩn là tập hợp các thông tin nhận được để chuẩn bị dự thảo tiêu chuẩn .Phải nắm vững các hướng dẫn của nhà nước và công ty trong quá trình trình bày tiêu chuẩn .Cần luôn nhớ rằng ,việc xây dựng dự thảo là nỗ lực chung của cán bộ chuyên môn và cán bộ tiêu chuẩn .Nên lưu ý các điểm sau:
a.Phải ngắn gọn,xúc tích để các thông tin được rõ ràng ;
b.Tránh dùng ngôn từ đặc biệt-tiêu chuẩn không chỉ dùng cho các nhà chuyên môn mà còn dùng cho các người khác và họ phải hiểu được văn bản.Khi dùng thuật ngữ kỹ thuật phải có định nghĩa ;
c.Sử dụng minh hoạ-một biểu đồ tốt đáng giá hàng ngàn từ ,nên khi có thể nên dùng biểu đồ hay hình ảnh ;
d.Sử dụng tra cứu-cần tránh những lặp lại không cần thiết , đặc biệt khi thông tin lặp lại có trong tiêu chuẩn khác thì nên dùng hình thức tra cứu;
e:áp dụng được -tiêu chuẩn là để áp dụng nên thongtin từ ngữ phải rõ ràng không thể dẫn tới nhiều cách giải thích.Dùng từ ngữ như khi có thể khi áp dụng được thì nên tránh dùng .Những yêu cầu kỹ thuật không đo được hay không có phương pháp thử thích hợp thì không nên quy định ;
f: Nhất quán- bản dự thảo phải nhất quán trong một hay trong một loạt tiêu chuẩn .Cần tuân thủ nguyên tắc này trong cách sắp xếp các điều và ngôn ngữ sử dụng.
1.1.4:Hoàn chỉnh dự thảo .
Dự thảo tiêu chuẩn được gửi cho những người trong công ty có liên quan để lấy ý kiến. Cần gửi bản thuyết minh kèm theo dự thảo để giải thích mục đích , nguồn gốc và sự cần thiết của tiêu chuẩn. Cần quy định thời hạn nhận ý kiến để không trậm trễ trong việc xây dựng tiêu chuẩn .
Cán bộ tiêu chuẩn và cán bộ biên soạn tổng kết các ý kiến nhận được , dung hoà các ý kiến mô thuẫn , tổ chức hội nghị chuyên đề những dị biệt .Cần có sự thống nhất trong các vấn đề .Nếu tiêu chuẩn được tán thành theo quyết định của đa số, ác ý kiến của thiểu số có thể không thoả mãn và điều này có thể ảnh hưởng để áp dụng tiêu chuẩn .Bởi vậy cố gắng tránh tình trạng như vậy .
1.1.5:Xét duyệt .
Sau khi đã hoàn thành dự thảo tiêu chuẩn, phòng tiêu chuẩn chuẩn bị hồ sơ để trình duyệt .Hồ sơ tiêu...