daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

Kết quả nghiên cứu này là của riêng tui dưới sự hướng dẫn của TS. Mai Thị
Hồng Tuyết. Khóa luận không trùng với kết quả nghiên cứu của những tác giả
khác. tui xin cam đoan rằng:
- Khóa luận là kết quả nghiên cứu, tìm tòi của riêng tôi.
- Mọi tư liệu trích dẫn trong khóa luận là hoàn toàn trung thực.
Nếu sai, tui xin hoàn toàn chịu mọi trách nhiệm.
Hà Nội, ngày 02 tháng 05 năm 2018
Tác giả khóa luận
Trần Thị Hồng Phượng


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1

2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................... 2
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu .............................................. 4
3.1. Đối tượng nghiên cứu................................................................................. 4
3.2. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................... 4
4. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 4
5. Mục đích và nhiệm vụ của khóa luận ........................................................... 5
5.1. Mục đích nghiên cứu .................................................................................. 5
5.2. Nhiệm vụ của khóa luận............................................................................. 5
6. Bố cục của khoá luận .................................................................................... 5
NỘI DUNG....................................................................................................... 6
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THỂ LOẠI TIỂU THUYẾT 6
1.1. Lịch sử phát triển của tiểu thuyết ............................................................... 6
1.2. Đặc trưng của tiểu thuyết ........................................................................... 7
1.2.1. Tiểu thuyết nhìn cuộc sống đang diễn ra và ở góc độ đời tư .................. 7
1.2.2. Cuộc sống không thi vị hóa, lý tưởng hóa .............................................. 8
1.2.3. Con người nếm trải trong tiểu thuyết ...................................................... 9
1.2.4. Khai thác yếu tố thừa như là một thành phần chính trong tiểu thuyết .... 9
1.2.5. Xóa bỏ khoảng cách người trần thuật và nội dung trần thuật ............... 11
1.2.6. Khả năng tổng hợp ................................................................................ 12
1.2.7. Một số đặc điểm khác của tiểu thuyết ................................................... 14
1.2.7.1. Dung lượng......................................................................................... 14
1.2.7.2. Kết cấu................................................................................................ 15
1.2.7.3. Không gian và thời gian ..................................................................... 16
1.2.7.4. Nhân vật trong tiểu thuyết .................................................................. 18
Chương 2. SỐ ĐỎ - TIỂU THUYẾT TRÀO PHÚNG XUẤT SẮC ......... 20


2.1. Khái niệm trào phúng ............................................................................... 20
2.2. Cuộc sống đời tư mang màu sắc biếm họa trong Số đỏ ........................... 20
2.2.1. Cuộc sống đời tư đang diễn ra trong Số đỏ ........................................... 20

2.2.2. Cuộc sống trong tác phẩm như một tấn hề kịch.................................... 24
2.3. Nhân vật của Số đỏ là nhân vật trải nghiệm mang màu sắc biếm họa ..... 31
2.3.1. Nhân vật của Số đỏ là nhân vật trải nghiệm.......................................... 31
2.3.2. Nhân vật của Số đỏ mang đặc điểm của nhân vật biếm họa ................. 34
2.3.2.1. Nhân vật có sự mâu thuẫn giữa bên ngoài và bên trong, giữa hành
động và cảnh huống ........................................................................................ 35
2.3.2.2. Nhân vật có những nét tính cách tầm thường .................................... 37
2.3.2.3. Nhân vật là đối tượng của sự chê cười............................................... 40
2.4. Xóa bỏ khoảng cách sử thi trong trần thuật ............................................. 44
2.5. Ngôn ngữ trào phúng trong Số đỏ ............................................................ 48
2.5.1. Ngôn ngữ trần thuật hài hước ............................................................... 48
2.5.2. Ngôn ngữ đối thoại sinh động ............................................................... 51
2.5.2.1. Nhân vật lặp lại những từ ngữ và mệnh đề quen thuộc ..................... 51
2.5.2.2. Nhân vật nhại lại ngôn ngữ của nhân vật khác .................................. 52
2.5.2.3. Nhân vật đối thoại kịch tính ............................................................... 53
KẾT LUẬN .................................................................................................... 56
TÀI LIỆU THAM KHẢO

.


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Thể loại là nhân tố then chốt trong quá trình hình thành và phát triển lâu
dài của văn học. Thể loại văn học là một hiện tượng loại hình của sáng tác và giao
tiếp văn học, hình thành trên cơ sở sự lặp lại có quy luật của các yếu tố tác phẩm.
Tác phẩm văn học luôn tồn tại trong các hình thức của thể loại văn học. M. Bakhtin
cho rằng: không thể có tác phẩm nằm ngoài thể loại và tác phẩm chỉ tồn tại trong
một hình thức thể loại cụ thể. Theo ông, thể loại là “nhân vật chính yếu” của lịch sử
văn học. Sự hình thành và phát triển của thể loại là cả một quá trình, nó gắn với sự

hình thành và phát triển của văn học qua các giai đoạn. Tùy theo nhu cầu của xã
hội, bằng khả năng và nhu cầu hoạt động văn hóa, giao lưu văn hóa cùng với những
thể nghiệm trong sáng tác của các nghệ sĩ, nhà văn mà hình thành những thể loại
khác nhau tương đối ổn định. Cùng với sự vận động của văn học, các thể loại tuy
cũng thay đổi qua các thời kì lịch sử song vẫn có những mặt ổn định tiếp nối nhau
từ giai đoạn này đến giai đoạn khác. Các thể loại văn học thịnh hành ngày nay:
truyện ngắn, truyện vừa, tiểu thuyết, kí, kịch đều đã xuất hiện từ xưa ở phương Tây,
đặc biệt biến động lớn vào thời kì Phục Hưng, nhưng phải đến thời kì cận đại, nhất
là vào thế kỉ XVIII – XIX mới có hình thức hoàn chỉnh trong sáng tác của các bậc
thầy như: H. Fielding, Sterne, M. Twen, J. Austen, W. Thackeray, A. Pushkin, N.
Gogol, L. Tolstoi… Ở Việt Nam, thể loại văn học phát triển muộn. Do ảnh hưởng
của văn hóa Hán và trong điều kiện chế độ phong kiến trung đại kéo dài, các thể
loại trữ tình như: thơ, phú, các thể loại truyện truyền kì như Việt điện u linh, Lĩnh
Nam chích quái, Hoàng Lê nhất thống chí… đều viết bằng tiếng Hán. Văn học tiếng
Việt phát triển loại thơ Nôm, ngâm khúc và truyện thơ Nôm như Quốc âm thi tập,
Truyện Kiều, Chinh Phụ ngâm. Các thể loại văn học hiện đại phải bắt đầu từ những
năm 20 của thế kỉ XX mới xuất hiện đầy đủ. Các sáng tác truyện dài đã thấy ở Hồ
Biểu Chánh những năm 20, nhưng phải sang những năm 60, 70 của thế kỉ XX mới
xuất hiện những tác phẩm quy mô như Vỡ bờ của Nguyễn Đình Thi, Cửa biển của
Nguyên Hồng, Vùng trời của Hữu Mai.

1


1.2. Theo M. Bakhtin, trong hệ thống thể loại, tiểu thuyết là thể loại duy nhất
còn đang vận động, do đó nó có diện mạo vô cùng phong phú. Ngay từ thế kỉ XIX
tiểu thuyết đã được coi là hình thái chủ yếu của nghệ thuật ngôn từ. Từ đó cho đến
nay, trải qua hơn một thế kỉ văn học, thể loại này vẫn giữ một vị trí then chốt trong
đời sống văn học toàn nhân loại nói chung và văn học Việt Nam nói riêng. Là một
hình thức tự sự cỡ lớn, tiểu thuyết có khả năng phản ánh hiện thực một cách bao

quát và sinh động theo hướng tiếp cận cả bề rộng lẫn chiều sâu của nó.
1.3. Số đỏ của Vũ Trọng Phụng là một trong những tiểu thuyết tiêu biểu của
thể loại tiểu thuyết Việt Nam hiện đại. Số đỏ được coi là “cuốn sách ghê gớm có thể
làm vinh dự cho mọi nền văn học ” (Nguyễn Khải – Tham luận tại Đại hội III, Hội
nhà văn Việt Nam, tháng 9 năm 1983), đồng thời nó cũng nó kết tinh tư tưởng và tài
năng trào phúng bậc thầy của Vũ Trọng Phụng. Việc chọn đề tài khóa luận nhằm
tập trung nghiên cứu tiểu thuyết Số đỏ (Vũ Trọng Phụng) từ góc nhìn thể loại nhằm
hiểu một cách thấu đáo hơn cách xây dựng tác phẩm, những đặc sắc trong
việc miêu tả, nội dung hiện thực được phản ánh và những nét riêng biệt của nhà văn
so với các tiểu thuyết gia cùng thời. Từ đó nhằm khẳng định những đóng góp của
ông cho sự phát triển thể loại.
2. Lịch sử vấn đề
Vũ Trọng Phụng là một trong những cây bút tiêu biểu của nền văn xuôi Việt
Nam hiện đại. Cuộc đời ông tuy ngắn ngủi (1912-1939) nhưng khối lượng tác phẩm
mà ông để lại khá phong phú: hơn 50 tác phẩm trong đó có 28 truyện ngắn, 9 tiểu
thuyết, 8 phóng sự, 6 kịch bản, 1 dịch thuật. Ngoài ra còn có một số bài viết tranh
luận, phê bình văn học và hàng trăm bài báo về các vấn đề chính trị, xã hội, văn
hóa… Trong đó, Số đỏ được coi là tác phẩm tiểu biểu, thể hiện thành công nhất bút
pháp trào phúng của Vũ Trọng Phụng. Nghiên cứu về Vũ Trọng Phụng đã có rất
nhiều, nhưng mỗi công trình lại có hướng nghiên cứu, tiếp cận khác nhau.
Trong quá trình nghiên cứu, chúng tui đã tiếp cận được một số bài viết và
công trình nghiên cứu về Số đỏ và Vũ Trọng Phụng đáng lưu ý như:

2


Về cuộc đời sự nghiệp của Vũ Trọng Phụng có: Vũ Trọng Phụng về tác gia
và tác phẩm (2000) biên tập các bài viết của nhiều tác giả. Chuyên luận Vũ Trọng
Phụng nhà văn hiện thực (1957) của Văn Tâm. Vũ Trọng Phụng (1912-1930)
(1988) của Nguyễn Hoành Khung. Vũ Trọng Phụng tài năng và sự thật (1997) của

Lại Nguyên Ân sưu tầm và biên soạn. Vũ Trọng Phụng bàn về phóng sự và tiểu
thuyết tả chân (2002) của Nguyễn Ngọc Thiện.
Kể từ khi ra đời cho đến nay tác phẩm Số đỏ của Vũ Trọng Phụng đã có nhiều
những công trình nghiên cứu theo các hướng nghiên cứu khác nhau đồng thời cũng
nhận được nhiều những ý kiến nhận xét trái ngược nhau theo từng giai đoạn.
Năm 1943, trong cuốn Nhà văn hiện đại, Vũ Ngọc Phan cho rằng: “Số đỏ của Vũ
Trọng Phụng là một cuốn tiểu thuyết hoạt kê nhưng là một hoạt kê không lấy gì làm
cao cho lắm”, “cái lối khôi hài của ông trong Số đỏ là một lối khôi hài nông nổi,
tuy nhạo đời nhưng không căn cứ” [9,174]. Với nhận định này, tác giả chưa đánh
giá đúng được giá trị nghệ thuật cũng như giá trị tư tưởng của cuốn tiểu thuyết. Đến
năm 1989 với bài Đánh giá lại Số đỏ, Phan Cự Đệ đã trả lại cho Số đỏ giá trị đích
thực của nó và khẳng định vị trí của nó trong sự nghiệp của Vũ Trọng Phụng: “Với
Số đỏ, Vũ Trọng Phụng đã cắm một cái mốc quan trọng trong nghệ thuật điển hình
hóa hiện thực, trong nghệ thuật trào phúng của văn xuôi Việt Nam”. Trong bài
Những bài giảng chọn lọc theo chương trình lớp 12 (1991) tác giả Nguyễn Đăng
Mạnh đã đánh giá cao nghệ thuật trào phúng trong tiểu thuyết Số Đỏ của Vũ Trọng
Phụng “Số đỏ là cuốn trào phúng được viết theo khuynh hướng hiện thực chủ
nghĩa. Về mặt là cuốn tiểu thuyết trào phúng thành công của nó là đã gây được một
tiếng cười, đúng hơn, một chuỗi cười giòn giã từ đầu đến cuối thông qua một loạt
tình tiết, tình huống hài hước và một loạt dáng kí họa, biếm họa hết sức độc
đáo và sinh động” [6,89]. Cuốn Số đỏ - tác phẩm và dư luận (2002) của Tôn Thảo
Miên tổng hợp và chọn lọc những ý kiến đánh giá của các nhà nghiên cứu xoay
quanh tiểu thuyết Số đỏ.
Nghiên cứu về nội dung tư tưởng và phong cách nghệ thuật của tiểu thuyết
có các công trình nghiên cứu: Những lớp sóng ngôn từ trong Số đỏ của Vũ Trọng

3


Phụng (1990) của Đỗ Đức Hiểu. Trào phúng của Vũ Trọng Phụng trong Số đỏ

(1990) của Hoàng Ngọc Hiến. Số đỏ và sự phá sản của ngôn ngữ (1994) của Võ Thị
Quỳnh. Bên cạnh đó còn có Số đỏ (2000) của Trần Đăng Suyền, “Số đỏ của Vũ
Trọng Phụng và chủ nghĩa hiện đại Việt Nam” (2002) của Peter Zinoman. Các công
trình nghiên cứu trên đã phần nào nêu bật được nội dung tư tưởng cũng như phong
cách nghệ thuật của cuốn tiểu thuyết bậc thầy này. Cuốn nhà văn Vũ Trọng Phụng
với chúng ta (Nxb Tp Hồ Chí Minh, 1999) do Trần Hữu Tá sưu tầm – biên soạn –
giới thiệu ra mắt nhân dịp 60 năm ngày Vũ Trọng Phụng qua đời là một công trình
nghiên cứu nghiên cứu nghiêm túc, công phu nhằm “xem xét sơ lược vấn đề Vũ
Trọng Phụng trong non 70 năm qua” với hướng thể hiện “sự trân trọng đúng mức
của chúng ta hôm nay đối với thành quả sáng tạo của ông cho nền văn học Việt
Nam hiện đại. Nghiên cứu về nhân vật Xuân Tóc Đỏ có bài nghiên cứu: Nhân vật
Xuân Tóc Đỏ trong “Số Đỏ” của Vũ Trọng Phụng (1998) của Hà Minh Đức.
Qua khảo sát, chúng tui cũng nhận thấy vấn đề “Tiểu thuyết Số đỏ (Vũ Trọng
Phụng) dưới góc nhìn thể loại” chưa được nghiên cứu. Do đó, trong công trình này,
chúng tui cũng đặt ra và giải quyết vấn đề trên cơ sở hệ thống tư liệu phong phú

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top