tnqnt_tnqnt
New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
1. Lý do chọn đề tài
Sức khỏe tâm thần (SKTT) được xem là một tình trạng sức khỏe mà
mỗi cá nhân nhận thức rõ khả năng của mình, có thể đối phó với những căng
thẳng bình thường trong cuộc sống, làm việc hiệu quả, thành công và có thể
đóng góp cho cộng đồng. SKTT là sự hòa hợp giữa trạng thái khỏe mạnh về
thể chất và tình cảm; là trạng thái tâm lý ổn định và vui khỏe của con người.
Nó được biểu hiện ở chỗ con người cảm giác hài lòng, thỏa mãn, vui tươi, yêu
đời, tự tin từ đó mà quản lý được hành vi của mình, cư xử đúng mực và tôn
trọng mọi người xung quanh trên cơ sở ý thức đầy đủ về giá trị bản thân.
SKTT không chỉ ảnh hưởng lên cuộc sống cá nhân mỗi người mà còn làm cho
họ có khả năng ứng phó nhanh nhẹn và thích hợp với các khó nhăn của cuộc
sống. Các vấn đề SKTT đặc biệt là trầm cảm, lo âu nếu không được quan tâm
phòng ngừa và can thiệp phù hợp sẽ để lại hậu quả cho cả cá nhân và gia đình
(đối với trường hợp tự tử và thực hiện các hành vi tự tử); ảnh hưởng tới mối
quan hệ của cá nhân với các thành viên trong gia đình, với bạn bè; ảnh hưởng
đến kết quả học tập tại trường; năng suất lao động cũng như sự phát triển cá
nhân nói chung. Chúng ta đang đứng trước một thách thức lớn về vấn đề
SKTT. Các báo cáo nghiên cứu gần đây cho thấy vấn đề SKTT có xu hướng
gia tăng. Năm 1996, nghiên cứu về gánh nặng bệnh tật của thế giới của Đại
học Harvard, WHO và Ngân hàng thế giới cho biết gánh nặng toàn cầu của
các rối loạn tâm thần chiếm 10,5% gánh nặng bệnh tật, tuy nhiên tỷ lệ này vẫn
được đánh giá là thấp hơn so với thực tế. Năm 2000, tại Việt Nam, chương trình
Quốc Gia về chăm sóc SKTT ở cộng đồng sơ bộ tổng kết tỷ lệ mắc điểm lo âu
qua test Zung trong dân cư ở Thành phố Thái Nguyên là 2,85% [20]
Trung tâm Thực hành Công tác xã hội và Phát triển cộng đồng của trường
Đại học Lao động Xã hội là nơi các em sinh viên tìm đến để chia sẻ những băn
khoăn, e sợ các em gặp phải trong quá trình học tập và cả trong cuộc sống
của các em. Với kinh nghiệm thực tế của bản thân khi làm việc tại Trung tâm
Phát triển Công tác xã hội của trường, tui nhận thấy nhiều sinh viên đến trung
tâm tham vấn có những biểu hiện của các rối loạn lo âu. Với sinh viên, thời
gian học tập ở trường đại học là quãng thời gian quan trọng trong quá trình
tích lũy tri thức, kinh nghiệm phương pháp tư duy. Từ điểm xuất phát này họ
trở thành con người trưởng thành và bước vào đời. Trở thành sinh viên, bên
cạnh niềm vui sướng, tự hào, bản thân các em bắt đầu cuộc sống với những
khó khăn trong việc chuyển tiếp từ môi trường học phổ thông trung học sang
môi trường học tập ở bậc cao hơn, các em phải làm quen với một môi trường
học tập ở bậc đại học với nhiều khác biệt về khối lượng, nội dung tri thức,
cách học, các mối quan hệ với thầy mới, bạn mới, phương pháp học mới, môi
trường sống mới và điều kiện kinh tế có nhiều khác biệt so với nhịp sống ở các
thành phố lớn tạo ra không ít khó khăn cho các em. Đem theo những khó khăn
này nhiều sinh viên đã lúng túng không biết kiểm soát cuộc sống, nỗi lo chồng
nỗi lo và nguy cơ các em rơi vào vòng lo âu - trầm cảm là rất lớn. Lúc đó,
không chỉ học tập mà cả các chức năng xã hội khác của các em cũng bị suy
giảm nghiêm trọng điều này đã được chỉ ra khá rõ trong một nghiên cứu về sự
suy giảm chất lượng cuộc sống ở các đối tượng trên 18 tuổi có các rối loạn lo
âu và cảm xúc trong các thử nghiệm lâm sàng của BS Lê Hiếu năm 2007 [11].
Nhiều nghiên cứu và các bài viêt về rối loạn lo âu cũng chỉ ra rằng, khi
con người bị rối loạn lo âu thì điều này cũng ảnh hưởng lớn đến đời sống
kinh tế xã hội. Người bệnh bị suy giảm khả năng lao động, tăng nguy cơ
mất việc làm, giảm chất lượng cuộc sống. Theo nghiên cứu của Hoge
(2004), những bệnh nhân rối loạn lo âu lan tỏa nghỉ việc trung bình 6
ngày/tháng, so với 3,1 - 3,5 ngày/tháng trên bệnh nhân hen, đái tháo đường,
viêm khớp. Chi phí xã hội đối với rối loạn lo âu lan tỏa và các vấn đề cộng
đồng kèm theo là rất đáng kể, tăng nhu cầu được trợ giúp ở các trung tâm y tế
và dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần, có xu hướng lạm dụng chất, nghiện
chất. Năm 2004, chi phí điều trị nội trú rối loạn lo âu lan tỏa ở Châu Âu dao động
từ 2000-3000 EU/bệnh nhân/đợt điều trị, so với chi phí điều trị các rối loạn lo âu
khác chỉ từ 300-1000EU/bệnh nhân/đợt điều trị [6].
Như vậy, việc hiểu rõ học sinh sinh viên thường có các biểu hiện rối loạn
lo âu như thế nào để từ đó tuyên truyền giúp học sinh sớm nhận thức và phòng
ngừa sẽ làm giảm hậu quả của rồi loạn lo âu. Xuất phát từ những lý luận và
thực tiễn trên, chúng tui lựa chọn đề tài: “Tìm hiểu các biểu hiện rối loạn lo
âu ở sinh viên trường Đại học Lao động Xã hội” làm đề tài nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu
Việc tiến hành đề tài nghiên cứu: “Tìm hiểu các biểu hiện rối loạn lo
âu ở sinh viên trường Đại học Lao động Xã hội” hướng tới việc:
- Tìm ra những biểu hiện lo âu mà sinh viên trường ĐHLĐXH gặp phải.
- Tỷ lệ sinh viên có biểu hiện RLLA nói chung và tỷ lệ rối loạn lo âu
được phân chia theo các dạng rối loạn lo âu cụ thể.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Trong khuôn khổ thời gian có hạn, đề tài chỉ tập trung vào giải quyết
một số nhiệm vụ sau:
- Tìm hiểu cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu: các khái niệm có liên
quan, một số học thuyết bàn về lo âu, một số RLLA phổ biến và giới thiệu một
mô hình trị liệu cho RLLA được đánh giá là có hiệu quả. Tổng quan cơ sở sữ liệu
của các nghiên cứu đi trước, những nghiên cứu trước đã giải quyết được vấn
đề gì, những gì chưa giải quyết được – đưa ra khái niệm công cụ của đề tài
nghiên cứu.
- Tìm hiểu thực trạng mức độ biểu hiện của rối loạn lo âu nói chung và
các dạng rối loạn lo âu cụ thể ở sinh viên trường Đại học Lao động xã hội.
4. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Những biểu hiện về rối loạn lo âu của sinh viên
trường Đại học Lao động - Xã hội.
- Khách thể nghiên cứu: 185 sinh viên trường Đại học Lao động - Xã hội
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
Bao gồm các công việc như: Đọc, phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa và
khái quát hóa những quan điểm cũng như những công trình nghiên cứu của
các tác giả trong và ngoài nước liên quan đến rối loạn lo âu nói chung và rối
loạn lo âu của sinh viên nói riêng…để xây dựng cơ sở lý luận của đề tài.
5.2. Phương pháp điều tra qua bảng hỏi có sử dụng test và thang đo
Đây là phương pháp chính của đề tài nhằm mục đích tìm hiểu những
biểu hiện RLLA và đánh giá các yếu tố có ảnh hưởng đến lo âu trầm cảm ở
sinh viên. Bảng hỏi có sử dụng thang đo mức độ lo âu – Zung (Self Rating
Anxiety Scale).
5.3. Phương pháp thống kê
Để trình bày và phân tích số liệu, nghiên cứu sử dụng chương trình phần
mềm thống kê SPSS dùng trong môi trường Window, phiên bản 17.0.
Các thông số và phép toán thông kê được sử dụng trong nghiên cứu này là:
Phân tích sử dụng thống kê mô tả với các chỉ số:
Điểm trung bình cộng (mean).
Độ lệch chuẩn (standardizied devation).
Phép kiểm định giá trị trung bình so với các biến độc lập: t – test, one
way Anova.
6. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo, phụ
lục, nội dung chính của luận văn được trình bày trong 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu
Chương 2: Tổ chức và phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Kết quả nghiên cứu và một số đề xuất
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
1. Lý do chọn đề tài
Sức khỏe tâm thần (SKTT) được xem là một tình trạng sức khỏe mà
mỗi cá nhân nhận thức rõ khả năng của mình, có thể đối phó với những căng
thẳng bình thường trong cuộc sống, làm việc hiệu quả, thành công và có thể
đóng góp cho cộng đồng. SKTT là sự hòa hợp giữa trạng thái khỏe mạnh về
thể chất và tình cảm; là trạng thái tâm lý ổn định và vui khỏe của con người.
Nó được biểu hiện ở chỗ con người cảm giác hài lòng, thỏa mãn, vui tươi, yêu
đời, tự tin từ đó mà quản lý được hành vi của mình, cư xử đúng mực và tôn
trọng mọi người xung quanh trên cơ sở ý thức đầy đủ về giá trị bản thân.
SKTT không chỉ ảnh hưởng lên cuộc sống cá nhân mỗi người mà còn làm cho
họ có khả năng ứng phó nhanh nhẹn và thích hợp với các khó nhăn của cuộc
sống. Các vấn đề SKTT đặc biệt là trầm cảm, lo âu nếu không được quan tâm
phòng ngừa và can thiệp phù hợp sẽ để lại hậu quả cho cả cá nhân và gia đình
(đối với trường hợp tự tử và thực hiện các hành vi tự tử); ảnh hưởng tới mối
quan hệ của cá nhân với các thành viên trong gia đình, với bạn bè; ảnh hưởng
đến kết quả học tập tại trường; năng suất lao động cũng như sự phát triển cá
nhân nói chung. Chúng ta đang đứng trước một thách thức lớn về vấn đề
SKTT. Các báo cáo nghiên cứu gần đây cho thấy vấn đề SKTT có xu hướng
gia tăng. Năm 1996, nghiên cứu về gánh nặng bệnh tật của thế giới của Đại
học Harvard, WHO và Ngân hàng thế giới cho biết gánh nặng toàn cầu của
các rối loạn tâm thần chiếm 10,5% gánh nặng bệnh tật, tuy nhiên tỷ lệ này vẫn
được đánh giá là thấp hơn so với thực tế. Năm 2000, tại Việt Nam, chương trình
Quốc Gia về chăm sóc SKTT ở cộng đồng sơ bộ tổng kết tỷ lệ mắc điểm lo âu
qua test Zung trong dân cư ở Thành phố Thái Nguyên là 2,85% [20]
Trung tâm Thực hành Công tác xã hội và Phát triển cộng đồng của trường
Đại học Lao động Xã hội là nơi các em sinh viên tìm đến để chia sẻ những băn
khoăn, e sợ các em gặp phải trong quá trình học tập và cả trong cuộc sống
của các em. Với kinh nghiệm thực tế của bản thân khi làm việc tại Trung tâm
Phát triển Công tác xã hội của trường, tui nhận thấy nhiều sinh viên đến trung
tâm tham vấn có những biểu hiện của các rối loạn lo âu. Với sinh viên, thời
gian học tập ở trường đại học là quãng thời gian quan trọng trong quá trình
tích lũy tri thức, kinh nghiệm phương pháp tư duy. Từ điểm xuất phát này họ
trở thành con người trưởng thành và bước vào đời. Trở thành sinh viên, bên
cạnh niềm vui sướng, tự hào, bản thân các em bắt đầu cuộc sống với những
khó khăn trong việc chuyển tiếp từ môi trường học phổ thông trung học sang
môi trường học tập ở bậc cao hơn, các em phải làm quen với một môi trường
học tập ở bậc đại học với nhiều khác biệt về khối lượng, nội dung tri thức,
cách học, các mối quan hệ với thầy mới, bạn mới, phương pháp học mới, môi
trường sống mới và điều kiện kinh tế có nhiều khác biệt so với nhịp sống ở các
thành phố lớn tạo ra không ít khó khăn cho các em. Đem theo những khó khăn
này nhiều sinh viên đã lúng túng không biết kiểm soát cuộc sống, nỗi lo chồng
nỗi lo và nguy cơ các em rơi vào vòng lo âu - trầm cảm là rất lớn. Lúc đó,
không chỉ học tập mà cả các chức năng xã hội khác của các em cũng bị suy
giảm nghiêm trọng điều này đã được chỉ ra khá rõ trong một nghiên cứu về sự
suy giảm chất lượng cuộc sống ở các đối tượng trên 18 tuổi có các rối loạn lo
âu và cảm xúc trong các thử nghiệm lâm sàng của BS Lê Hiếu năm 2007 [11].
Nhiều nghiên cứu và các bài viêt về rối loạn lo âu cũng chỉ ra rằng, khi
con người bị rối loạn lo âu thì điều này cũng ảnh hưởng lớn đến đời sống
kinh tế xã hội. Người bệnh bị suy giảm khả năng lao động, tăng nguy cơ
mất việc làm, giảm chất lượng cuộc sống. Theo nghiên cứu của Hoge
(2004), những bệnh nhân rối loạn lo âu lan tỏa nghỉ việc trung bình 6
ngày/tháng, so với 3,1 - 3,5 ngày/tháng trên bệnh nhân hen, đái tháo đường,
viêm khớp. Chi phí xã hội đối với rối loạn lo âu lan tỏa và các vấn đề cộng
đồng kèm theo là rất đáng kể, tăng nhu cầu được trợ giúp ở các trung tâm y tế
và dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần, có xu hướng lạm dụng chất, nghiện
chất. Năm 2004, chi phí điều trị nội trú rối loạn lo âu lan tỏa ở Châu Âu dao động
từ 2000-3000 EU/bệnh nhân/đợt điều trị, so với chi phí điều trị các rối loạn lo âu
khác chỉ từ 300-1000EU/bệnh nhân/đợt điều trị [6].
Như vậy, việc hiểu rõ học sinh sinh viên thường có các biểu hiện rối loạn
lo âu như thế nào để từ đó tuyên truyền giúp học sinh sớm nhận thức và phòng
ngừa sẽ làm giảm hậu quả của rồi loạn lo âu. Xuất phát từ những lý luận và
thực tiễn trên, chúng tui lựa chọn đề tài: “Tìm hiểu các biểu hiện rối loạn lo
âu ở sinh viên trường Đại học Lao động Xã hội” làm đề tài nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu
Việc tiến hành đề tài nghiên cứu: “Tìm hiểu các biểu hiện rối loạn lo
âu ở sinh viên trường Đại học Lao động Xã hội” hướng tới việc:
- Tìm ra những biểu hiện lo âu mà sinh viên trường ĐHLĐXH gặp phải.
- Tỷ lệ sinh viên có biểu hiện RLLA nói chung và tỷ lệ rối loạn lo âu
được phân chia theo các dạng rối loạn lo âu cụ thể.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Trong khuôn khổ thời gian có hạn, đề tài chỉ tập trung vào giải quyết
một số nhiệm vụ sau:
- Tìm hiểu cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu: các khái niệm có liên
quan, một số học thuyết bàn về lo âu, một số RLLA phổ biến và giới thiệu một
mô hình trị liệu cho RLLA được đánh giá là có hiệu quả. Tổng quan cơ sở sữ liệu
của các nghiên cứu đi trước, những nghiên cứu trước đã giải quyết được vấn
đề gì, những gì chưa giải quyết được – đưa ra khái niệm công cụ của đề tài
nghiên cứu.
- Tìm hiểu thực trạng mức độ biểu hiện của rối loạn lo âu nói chung và
các dạng rối loạn lo âu cụ thể ở sinh viên trường Đại học Lao động xã hội.
4. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Những biểu hiện về rối loạn lo âu của sinh viên
trường Đại học Lao động - Xã hội.
- Khách thể nghiên cứu: 185 sinh viên trường Đại học Lao động - Xã hội
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
Bao gồm các công việc như: Đọc, phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa và
khái quát hóa những quan điểm cũng như những công trình nghiên cứu của
các tác giả trong và ngoài nước liên quan đến rối loạn lo âu nói chung và rối
loạn lo âu của sinh viên nói riêng…để xây dựng cơ sở lý luận của đề tài.
5.2. Phương pháp điều tra qua bảng hỏi có sử dụng test và thang đo
Đây là phương pháp chính của đề tài nhằm mục đích tìm hiểu những
biểu hiện RLLA và đánh giá các yếu tố có ảnh hưởng đến lo âu trầm cảm ở
sinh viên. Bảng hỏi có sử dụng thang đo mức độ lo âu – Zung (Self Rating
Anxiety Scale).
5.3. Phương pháp thống kê
Để trình bày và phân tích số liệu, nghiên cứu sử dụng chương trình phần
mềm thống kê SPSS dùng trong môi trường Window, phiên bản 17.0.
Các thông số và phép toán thông kê được sử dụng trong nghiên cứu này là:
Phân tích sử dụng thống kê mô tả với các chỉ số:
Điểm trung bình cộng (mean).
Độ lệch chuẩn (standardizied devation).
Phép kiểm định giá trị trung bình so với các biến độc lập: t – test, one
way Anova.
6. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo, phụ
lục, nội dung chính của luận văn được trình bày trong 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu
Chương 2: Tổ chức và phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Kết quả nghiên cứu và một số đề xuất
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
You must be registered for see links