giet_nguoi

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Link tải miễn phí Luận văn: Tìm hiểu các hiện tượng ngữ pháp được giới thiệu trong các giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài (từ năm 1980 đến nay) : Luận văn ThS. Ngôn ngữ học: 60 22 80
Nhà xuất bản: ĐHKHXH & NV
Ngày: 2009
Chủ đề: Giáo trình dạy tiếng Việt
Ngữ pháp
Tiếng Việt
Miêu tả: 147 tr. + CD-ROM
Luận văn ThS. Ngôn ngữ học -- Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2009
Giới thiệu các vấn đề lý luận liên quan đến ngữ pháp học tiếng Việt nói chung và tầm quan trọng của ngữ pháp dạy tiếng, cũng như cơ sở phân định từ loại trong lý thuyết ngữ pháp tiếng Việt. Tìm hiểu sự thay đổi về vai trò, vị thế của ngữ pháp trong các giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài từ năm 1980 đến nay. Đồng thời tiến hành thống kê, phân chia và đưa ra những nhận xét về số lượng các phần chú giải ngữ pháp và chủ điểm ngữ pháp; cách gọi tên và ngôn ngữ chú giải; trình tự và cách thức giới thiệu các phần chú giải ngữ pháp trong bài học. Đưa ra một số nhận xét về việc giới thiệu hiện tượng ngữ pháp trong giáo trình và việc xây dựng chuẩn cho chú giải ngữ pháp dạy tiếng Việt cho người nước ngoài: tiểu chuẩn đúng; tiêu chuẩn đủ và tiêu chuẩn về tính đơn giản
1. Lý do chọn đề tài........................................................................................... 5
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 6
3. Mục đích và ý nghĩa của đề tài ..................................................................... 7
4. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 8
5. Tư liệu ........................................................................................................... 9
6. Bố cục của Luận văn ................................................................................... 10
PHẦN NỘI DUNG
Chương 1. NHỮNG CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1. Vấn đề dạy tiếng Việt cho người nước ngoài ở Việt Nam ...................... 13
1.1.1. Lịch sử vấn đề ....................................................................................... 13
1.1.2. Về các giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài ở Việt Nam
hiện nay ....................................................................................................... 14
1.2. Một số vấn đề lí luận liên quan đến ngữ pháp học nói chung và
ngữ pháp trong giảng dạy một ngoại ngữ ....................................................... 17
1.2.1. Quan niệm về ngữ pháp ........................................................................ 17
1.2.2. Ngữ pháp trong việc giảng dạy một ngoại ngữ .................................... 18
1.2.3. Vai trò của việc chú giải ngữ pháp trong giáo trình dạy tiếng Việt
cho người nước ngoài ..................................................................................... 20
1.3. Tìm hiểu các hiện tượng ngữ pháp trên cơ sở phân định từ loại ............. 22
Chương 2. TÌM HIỂU SỰ THỂ HIỆN CÁC CHÚ GIẢI NGỮ PHÁP TRONG
CÁC GIÁO TRÌNH DẠY TIẾNG VIỆT CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI
2.1. Tìm hiểu vị thế của ngữ pháp trong các giáo trình dạy tiếng Việt
cho người nước ngoài được biên soạn từ năm 1980 đến nay ......................... 24
2.2. Thống kê các giáo trình khảo sát và phân chia theo trình độ......................40
2.3. Kết quả thống kê và nhận xét các hiện tượng ngữ pháp .............................42
2.3.1. Số lượng các phần chú giải ngữ pháp và chủ điểm ngữ pháp...............42
2.3.2. Cách gọi tên, ngôn ngữ trong chú giải, trình tự và cách thức chú giải
ngữ pháp...............................................................................................................47
2.3.3. Cách thức giới thiệu và kiểu loại các chủ điểm ngữ pháp.........................67
2.4. Tiểu kết..................................................................................................... 75
Chương 3. MỘT SỐ NHẬN XÉT VỀ VIỆC GIỚI THIỆU VÀ CHÚ GIẢI
CÁC HIỆN TƯỢNG NGỮ PHÁP TRONG CÁC GIÁO TRÌNH DẠY
TIẾNG VIỆT CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI
3.1. Về việc giới thiệu hiện tượng ngữ pháp trong các giáo trình .................. 76
3.1.1. Sự phân bố về số lượng chủ điểm ngữ pháp trong mỗi bài học ........... 76
3.1.2. Sự phân bố về nội dung chủ điểm ngữ pháp trong mỗi bài học ........... 77
3.1.3. Một số hiện tượng ngữ pháp chưa mang tính cơ bản ........................... 80
3.1.4. Cùng một hiện tượng ngữ pháp – chú giải khác nhau.......................... 80
3.1.5. Sử dụng nhiều thuật ngữ chuyên ngành ngôn ngữ ............................... 82
3.1.6. Một số sơ suất trong khâu biên tập....................................................... 84
3.2. Về việc xây dựng chuẩn cho chú giải ngữ pháp ...................................... 85
3.2.1. Tiêu chuẩn đúng.................................................................................... 85
3.2.2. Tiêu chuẩn đủ........................................................................................ 86
3.2.3. Tiêu chuẩn về tính đơn giản................................................................. 87
3.3. Tiểu kết..................................................................................................... 88
Tuy nhiên, trong một số giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước
ngoài, vẫn có hiện tượng chú giải ngữ pháp chưa rõ ràng và tường minh khiến
cho tiêu chuẩn “đúng” đôi khi bị ảnh hưởng.
Có thể thấy điều này với ví dụ trích trong trang 119, Tiếng Việt cho người
nước ngoài, Nguyễn Anh Quế có chú giải về cách nói về ngày, tháng như sau:
Tên tháng mười một của năm gọi là tháng mười một đôi khi có thể gọi là tháng
một – The 11th month of years is “tháng mười một” sometimes “tháng một”.
Chú giải này là không sai, nhưng đối với người nước ngoài ở trình độ ban đầu,
và nếu họ chưa có nhiều am hiểu về văn hóa Việt Nam sẽ dễ gây hiểu lầm.
Bên cạnh đó, tiêu chí “đúng” còn đặt dấu hỏi khi người học tham khảo
nhiều giáo trình khác nhau. Hiện tượng cùng một chủ điểm ngữ pháp nhưng
lại được chú giải khác nhau ở các sách. Ví dụ về cặp từ: “cả…lẫn” (phần
3.1.4, chương 3 của luận văn), trong giáo trình Thực hành Tiếng Việt, Nguyễn
Việt Hương chú giải là “cặp liên từ”, còn Tiếng Việt cho người nước ngoài,
Nguyễn Anh Quế chú giải là “cặp phó từ”.
Việc chú giải chưa rõ ràng cũng có thể dẫn tới việc kiến giải hiện tượng
ngữ pháp bị hiểu không đúng, không tường minh về hiện tượng mình định
trình bày.
3.2.2. Tiêu chuẩn đủ
Bùi Phụng đã cho rằng “Khi dạy tiếng Việt, quan trọng là anh phải biết
không dạy gì chứ không phải là dạy cái gì”. Chẳng hạn, khi chú giải một từ
ngữ, nếu người viết cố công liệt kê giải thích đủ tất cả các ý của một từ đó thì
sẽ là sai lầm và gây khó khăn cho cả người học và người dạy.
Có thể thấy, trong giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài biên
soạn năm 1980 với gánh nặng ngữ pháp mang tính hàn lâm, một số hiện tượng
ngữ pháp được chú giải với nhiều ý nghĩa biểu hiện mở rộng ngoài bài học, tạo
cho người học cảm giác không dễ hiểu, nặng về ngữ pháp (điều này đã được
nhắc đến ở phần 2.1, chương 2 của luận văn). Bên cạnh đó, vẫn có hiện tượng
chú giải những từ không cơ bản như kiểu “Bà già - tiếng thân mật để gọi mẹ.”
hay những cách cấu tạo từ thuộc về ngôn ngữ chuyên sâu như chú giải
trong Giáo trình tiếng Việt, tập 4, Nguyễn Văn Huệ (Chủ biên), trang 18-19:
Đèm đẹp: dạng láy đôi của tính từ đẹp, có ý nghĩa giảm nhẹ (mức độ ít).
Dạng láy của tính từ theo kiểu này được cấu tạo bằng cách lặp lại một tính từ
đơn tiết, có thể có kèm theo sự thay đổi một cách có quy luật ở thanh điệu, ở
âm cuối, thường được dùng trong khẩu ngữ.
Đối với tính từ có phụ âm cuối -p, -t, -ch, -c: mát → man mát (sắc →
ngang, -t → -n), sạch → sành sạch (nặng → huyền, -ch → -nh), khác → khang
khác (sắc → ngang, -k → -ng).
Đối với tính từ không có phụ âm cuối hay phụ âm cuối không phải -p, -t,
-ch, -c: Thanh bằng (Thanh ngang và thanh huyền) không thay đổi. vui → vui
vui, vàng → vàng vàng, buồn → buồn buồn. Thanh trắc (bốn thanh còn lại) chỉ
thay đổi thanh điệu (đổi thành thanh ngang). Ví dụ: đỏ → đo đỏ (hỏi →
ngang), trắng → trăng trắng (sắc → ngang).
Việc “kê đơn” liều lượng chú giải ngữ pháp cho hợp lý và dễ hiểu với
người học chính là vấn đề đòi hỏi kinh nghiệm của người soạn sách. Khi chú
giải một vấn đề ngữ pháp, điều cần thiết là không làm cho người học cảm
thấy quá phức tạp về những vấn đề mang tính không thông dụng, không dễ sử
dụng nhất là người học là người nước ngoài.
3.2.3. Tiêu chuẩn về tính đơn giản
Tính đơn giản đối với một chú giải ngữ pháp là việc diễn giải ngôn ngữ
sao cho hợp lí, ngắn gọn, dễ hiểu, dễ áp dụng, tránh tối đa dùng các khái niệm
mang tính chất “hàn lâm”, các thuật ngữ trong ngành ngôn ngữ học, không thể
quá chú ý giới thiệu và chú giải cùng một lúc hết các ý nghĩa biểu hiện của một
từ khiến cho người học gặp khó khăn trong việc lĩnh hội kiến thức
biết các cách nói theo chủ đề như chào hỏi, hỏi về nghề nghiệp, hỏi về gia
đình,… và các câu giao tiếp mang tính chất “mẫu”.
Ví dụ: mẫu câu chào hỏi, mẫu câu hỏi đáp sức khoẻ ; cách nói về quốc
tịch, ngôn ngữ, cách nói nghề nghiệp,…(Tiếng Việt cho người nước ngoài,
Nguyễn Anh Quế),…
Ví dụ: Mẫu câu hỏi và trả lời về quốc tịch: Hỏi: Anh (chị, ông, bà,…)
là người nước nào? Trả lời: tui là người Nhật. (Thực hành Tiếng Việt,
Nguyễn Việt Hương).
“Chào: The common Vietnamese word of greeting is “chào”. It used
any time and thus can be tralate by “hello morning, good afternoon, or
goodbye in English. For example: Chào anh, anh khỏe không? Hello, How
are you? Chào chị. tui đi!...” (Tiếng Việt cơ sở, Vũ Văn Thi)
“Cách nói nghề nghiệp: Nếu nghề nghiệp được biểu thị bằng D thì dùng
kết cấu “là+ D” hay “làm + D”… Ví dụ : là bác sĩ, làm bác sĩ,…” (Tiếng
Việt cho người nước ngoài, Nguyễn Anh Quế).
Việc chú giải các chủ điểm ngữ pháp này giúp người học có thể hiểu
được ý nghĩa ngữ pháp, nắm được các quy tắc ngữ pháp, từ đó có thể áp dụng
vào cấu tạo câu và phát ngôn trong tiếng Việt. Các chủ điểm ngữ pháp này
được coi như chìa khoá công cụ để giúp người học có kĩ năng trong việc học
ngoại ngữ, có thể xây dựng được các câu và phát ngôn sao cho đúng ngữ pháp
tiếng Việt. Tuy nhiên, đã có nhiều tên gọi trong các giáo trình và việc gọi tên
không thống nhất cho các “chìa khoá” này sẽ gây khó khăn cho người học bởi
việc học tiếng trong thực tế không phải lúc nào cũng liền mạch và người học/
người dạy cũng sử dụng nhiều giáo trình khác nhau. Chính vì vậy, vấn đề đặt
ra là việc cần thống nhất tên gọi chủ điểm ngữ pháp.
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:

Các chủ đề có liên quan khác

Top