Hamlyn

New Member

Download miễn phí Chuyên đề Tìm hiểu công nghệ Agent và nghiên cứu ứng dụng Mobile Agent trong Workflow





MỤC LỤC

 

Mục lục.1

Danh mục các hình vẽ.5

Mở đầu .6

Chương I: Giới thiệu về cơ sở thực tập .9

1.1.Lịch sử thành lập và phát triển của công ty qua các giai đoạn .10

1.2.Tổ chức bộ máy quản lý của công ty .11

1.2.1 Sơ đồ tổ chức công ty .11

1.2.2.Các phòng ban và chức năng .11

1.3.Các sản phẩm - Dịch vụ chính của Công ty Điện toán và truyền số liệu.14

1.4. Định hướng phát triển .14

1.5 Kết quả kinh doanh 17

Chương II: Công nghệ Mobile Agent .20

2.1. Công nghệ Agent. 21

2.1.1 Khái niệm. .21

2.1.2 Một số ứng dụng của công nghệ agent .23

2.1.2.1 Ứng dụng trong quản lý sản xuất .23

2.1.2.2 Tác tử quản lý quá trình và luồng công việc .23

2.1.2.3 Tác tử thu thập và quản lý thông tin .24

2.1.2.4 Tác tử phục vụ thương mại điện tử .24

2.1.2.5 Tác tử giao diện .25

2.1.2.6 Trò chơi sử dụng tác tử . .25

2.2 Công nghệ Mobile Agent .26

2.2.1 Khái niệm .26

2.2.1.1 Nguồn gốc .26

2.2.1.2 Sự tiến hoá từ các mô hình ứng dụng phân tán .28

2.2.1.3 Các định nghĩa .29

2.2.1.4 Tính chất của Mobile Agent .30

2.2.2 Các đặc tính của Mobile Agent .30

2.2.3 Một số hệ thống Mobile Agent .31

2.2.3.1 Aglets .31

2.2.3.2 Voyager .32

2.2.3.3 Mole 33

2.2.3.4 Zeus .35

2.2.4 Ứng dụng của Mobile Agent .36

2.2.4.1 Giảm tải mạng .36

2.2.4.2 Khắc phục sự trễ mạng .37

2.2.4.3 Đóng gói các giao thức .37

2.2.4.4 Thi hành không đồng bộ và tự trị .37

2.2.4.5 Thích ứng nhanh .37

2.2.4.6 Khắc phục tình trạng không đồng nhất .38

2.2.4.7 Mạnh mẽ và có khả năng chế ngự lỗi cao .38

2.2.5 Các lĩnh vực nghiên cứu tiềm năng của mobile agent .38

2.2.5.1 Thương mại điện tử .38

2.2.5.2 Thu thập thông tin phân tán .39

2.2.5.3 Theo dõi và thông báo tin cập nhật .39

2.2.5.4 Giám sát và phổ biến thông tin . .39

2.2.5.5 Xử lý song song .40

2.2.5.6 Quản trị hệ thống mạng .40

2.2.5.7 Hỗ trợ các thiết bị di động .40

2.2.6 Nguyên lý hoạt động .40

2.2.6.1 Kỹ thuật Pull Code .40

2.2.6.2 Kỹ thuật Push Code .41

2.2.6.3 Kỹ thuật Autonomous Code .42

Chương III: Ứng dụng Mobile Agent trong Workflow .44

3.1 Khái niệm .45

3.2 Ích lợi của áp dụng workflow 46

3.3 Các dạng workflow .46

3.3.1 Dạng đơn giản 46

3.3.1.1 Tuần tự . 46

3.3.1.2 Phân luồng song song .47

3.3.1.3 Đồng bộ hoá 47

3.3.1.4 Phép chọn loại trừ 48

3.3.1.5 Trộn đơn giản .48

3.3.2 Các dạng nâng cao .49

3.3.2.1 Chọn đa nhánh .49

3.3.3.2 Trộn đồng bộ hoá 50

3.3.2.3 Trộn đa nhánh .50

3.3.2.4 Discriminator .51

3.3.2.5 Các vòng lặp tuỳ ý .52

3.3.2.6 Kết thúc không tường minh .52

3.3.2.7 Đa thể hiện không đồng bộ . .53

3.3.2.8 Đa thể hiện với thông tin biết trước ở thời điểm thiết kế 53

3.3.2.9 Đa thể hiện với thông tin biêt trước ở thời điểm thực thi 54

3.3.2.10 Đa thể hiện không biết trước thông tin .54

3.3.2.11 Chọn lựa bị trì hoãn . .55

3.3.2.12 Đường vào song song 55

3.3.2.13 Cột mốc .56

3.3.2.14 Widthdraw .56

3.3.2.15 Huỷ trường hợp .57

3.4 Kết hợp kỹ thuật Mobile Agent và Workflow .57

3.4.1 Ích lợi . .57

3.4.2 Phương pháp ứng dụng Mobile Agent trong Workflow . 58

3.5 Các hướng nghiên cứu khi tích hợp Mobile Agent và workflow .61

3.5.1 Agent Enhanced Workflow 61

3.5.2 Agent Based Workflow .61

3.6 Mô phỏng ứng dụng.61

3.6.1 Mô tả bài toán.61

3.6.2 Agent host.62

3.6.3 Cấu trúc hệ thống.62

 3.6.4 Quá trình hoạt động.65

 3.6.5 Các đối tượng sử dụng.65

3.6.6 Các lỗi có thể xảy ra.66

Kết luận và đánh giá.67

Tài liệu tham khảo.69

 

 

 

 

 

 

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


Khi kết nối các máy tính, các mạng cục bộ vào Internet, các ứng dụng người dùng phải đối mặt với một môi trường không đồng nhất cả về phần cứng lẫn kiến trúc, hệ điều hành. Và bài toán tương thích, dễ mang chuyển sẽ là vấn đề cần giải quyết
Sự khập khiễng về đường truyền: Mặc dù ngành viễn thông đã đạt được những tiến bộ đáng kinh ngạc và cho ra đời các loại cáp quang với độ truyền tải nhanh đáng kể, đa số người dùng vẫn bị giới hạn với các kết nối như Modem, các đường truyền băng thông thấp với mạng không dây
Với tất cả những đặc điểm trên đây, các ứng dụng phân tán phát triển theo mô hình Client- Server truyền thống tỏ ra một số bất lợi vì đòi hỏi làm việc đồng bộ, đòi hỏi đường truyền băng thông cao, độ trễ thấp và cuối cùng là các dịch vụ thiếu linh động, khó thay đổi hay bổ sung. Mobile Agent là một mô hình trong đó các tiến trình- được gọi là Agent- có tính tự trị và khả năng di động từ máy chủ sang máy khách để hoàn tất các tác vụ. Ý tưởng chủ đạo của Mobile Agent là di chuyển xử lý đến gần nguồn dữ liệu, nhờ đó có thể giảm tải mạng, khắc phục tình trạng trễ, hỗ trợ xử lý không đồng bộ và tạo ra sự tương thích mạnh trên các môi trường không đồng nhất. Mobile Agent với các ưu điểm này hứa hẹn một giải pháp mới, hiệu quả và dễ dàng hơn trong việc phát triển ứng dụng phân tán.
2.2.1.2 Sự tiến hoá từ các mô hình ứng dụng phân tán
Theo truyền thống, một ứng dụng phân tán có cấu trúc xây dựng trên mô hình client – server sẽ thực hiện giao tiếp thông qua cơ chế truyền thông điệp hay các lời gọi hàm từ xa (RPCs). Các mô hình giao tiếp này thường phải đồng bộ, nghĩa là phía client tạm ngưng hoạt động của mình trong thời gian gửi yêu cầu đến server và đợi đến khi nhận được kết quả trả về từ server. Một kiến trúc tiến bộ hơn là Remote Evaluation (REV) do Stamos và Gifford đưa ra vào năm 1990. Trong mô hình REV, thay vì yêu cầu thực hiện các hàm từ xa thì client chỉ việc gửi mã nguồn các hàm của nó đến server và yêu cầu server thực thi rồi trả về kết quả. Một số hệ thống gần đây cũng đã giới thiệu khái niệm thông điệp chủ động (active messages) có thể di trú giữa các vị trí trên mạng, mang theo mã của chương trình để thực thi tại đó. Mobile agent là mô hình tiến hoá tiên tiến nhất so với các mô hình trước đó.
Mobile agent là danh từ ghép giữa agent và mobile. Một mobile agent là một chương trình có khả năng di chuyển một cách tự trị từ nút mạng này sang nút mạng khác và thực hiện các xử lý thay thế cho con người để đạt được mục tiêu được giao phó. Khi di chuyển, các mobile agent đóng gói mã nguồn, dữ liệu và cả trạng thái thi hành, nhờ vậy mobile agent có thể dừng việc thi hành đang thực hiện tại máy này, di chuyển sang máy khác và khôi phục lại sự thi hành tại máy đích.
Client
Server
Tham số (dữ liệu)
Kết quả (dữ liệu)
RPC
Client
Server
Hàm (mã nguồn)
Kết quả (dữ liệu)
RFV
Server 1
Server 2
Client
Server 3
1. agent gửi đi
2. agent di trú
3. agent di trú
4. agent di trú
Agent
Mobile Agent
Hình 2.2: Sự tiến hoá của mô hình mobile agent
2.2.1.3 Các định nghĩa
Mobile Agent là những thành phần phần mềm, bao gồm mã chương trình, dữ liệu và trạng thái hoạt động, có thể tự mình di chuyển từ nơi này sang nơi khác.
Mobile Agent chính là 1 dạng của mobile code (là những chương trình chuyển mã đến Client và thực thi ở đó).
Mobile Agent ngoài những chức năng cơ bản giống với mobile code còn có khả năng mang theo mình dữ liệu, trạng thái thực thi, di chuyển trong mạng dưới sự kiểm soát của chính nó. Vì vậy Mobile Agent an toàn hơn mobile code khi sử dụng.
2.2.1.4 Tính chất của Mobile Agent
Có khả năng di trú từ nơi này sang nơi khác
Liên lạc được với nhau, nhân bản, nhập lại và tổng hợp tính toán
Một số agent có khả năng cung cấp dịch vụ hay giao diện cho các ứng dụng kế thừa
Có kích thước nhỏ
Có khả năng xác định và dùng những tài nguyên trên máy tính đang chứa nó.
2.2.2 Các đặc tính của Mobile Agent
Tính tự trị (autonomous): là khả năng tự kiểm soát bản thân của agent sau khi được giao việc mà không cần có sự can thiệp nào của người dùng hay các agent khác. Hai đặc tính hướng đích (goal-orient) và tính tự chủ (pro-activeness) thường được dùng để đánh giá mức độ tự trị của agent. Khả năng tự trị của agent chủ yếu được quyết định bởi tri thức trang bị cho agent.
Tính di động (mobility): là khả năng di chuyển từ môi trường thi hành này sang môi trường thi hành khác của một agent. Khả năng di động của một agent được phân thành hai loại: 1) Di động mạnh (strong mobility) là khả năng mà hệ thống có thể di chuyển cả mã chương trình và trạng thái thi hành của agent đến một môi trường khác. 2) Di động yếu (weak mobility) là khả năng của hệ thống chỉ có thể di chuyển mã chương trình giữa các môi trường thi hành với nhau, mã nguồn có thể mang kèm theo một số dữ liệu khởi tạo nhưng trạng thái thi hành thì không thể di chuyển.
Tính thích ứng (reactiveness): là khả năng của agent có thể thực thi trên những môi trường lạ và cảm nhận được sự thay đổi của môi trường.
Khả năng cộng tác (collaboration): là khả năng liên lạc, phối hợp hoạt động của agent với các agent cùng môi trường hay với các loại đối tượng khác trong những môi trường khác.
2.2.3 Một số hệ thống Mobile Agent
2.2.3.1 Aglets
Aglets được xây dựng và phát triển bởi D. B. Lange và IBM Tokyo Research Laboratory. Hiện nay, bộ Aglets Software Development Kit (ASDK) do IBM phát triển đã dừng lại ở phiên bản 1.1 Beta3 trên nền JDK1.1. Phiên bản mới nhất của ASDK là 2.0.2 do SourceForge phát triển trên nền JDK1.3.
Aglets là một hệ thống Java Mobile Agent hỗ trợ các khái niệm thi hành tự trị và định tuyến động trên lộ trình của nó. Có thể xem aglets như là một khái quát hoá và mở rộng của applet và servlet. Aglet server là một chương trình cung cấp một môi trường thi hành và một máy ảo Java cho Aglet hoạt động. Ngoài ra, Aglet server cũng sử dụng một trình quản lý để tiếp nhận và kiểm soát aglets một cách an toàn.
Aglet API là bộ thư viện bao gồm các hàm chuyên biệt dành cho việc phát triển agent. Nhờ vào Aglet API, khả năng nổi tiếng của Java là “viết một lần, thi hành bất cứ đâu”. Một khi aglets được tạo ra, nó sẽ chạy trên máy có hỗ trợ Aglet API mà không quan tâm đến nguồn gốc hệ điều hành và phần cứng bên dưới hay nguồn gốc cụ thể của Aglet API được cài trên máy đang chạy.
Trong mô hình đối tượng Aglets, một mobile agent là một đối tượng di động có luồng kiểm soát riêng, làm việc theo sự kiện và liên lạc với các agent khác bằng cách truyền thông điệp. Aglets có một cơ chế định danh duy nhất và toàn cục dựa trên URL. Aglets hỗ trợ cơ chế di động yếu (weak mobility). Các aglets giao tiếp với nhau một cách đồng nhất và độc lập với vị trí lưu trú thông qua đối tượng proxy. Suốt chu kỳ sống, các aglets sẵn sàng bắt những sự kiện (clone, mobility, persistence) phát sinh trong môi trường để có phản ứng thích hợp. Agent có thể giao tiếp đồng bộ hay không đồng bộ thông qua các loại thông điệp: synchronous, one-way, hay future reply. Aglets sử dụng ATP (Agent Transfer Protocol) cho việc di chuyển và giao tiếp. Aglets sử dụng hai loạ mẫu thiết kế chính là chủ - tớ (Master - Slave) và hành trình (Itinerary) cho việc di chuyển của các agent.
Aglets là một tronh những flatform được sử dụng nhiều nhất để phát triển các hệ thống mobile agent. Một số đề án thực hiện với Aglet có thể kể đến là TabiCan - chợ điện tử chuyển bán vé máy bay và tour du lịch trọn gói, Cps720 (Artificial Intelligence Topics with Agent) tại đại học Ryerson University, Mỹ, Acme - hệ thống hỗ trợ Sales Order Processing trong việc mua bán chứng khoán, của Đại học Loughborough, Anh.
2.2.3.2 Voyager
Voyager là một môi trường thương mại hỗ trợ phát triển các ứng dụng agent được hãng Object Space phát triển từ giữa năm 1996. Voyager đã trải qua nhiều lần nâng cấp và thay đổi từ phiên bản 1.0 cho đến bây giờ là phiên bản 4.5. Tháng 03.2002 sản phẩm Voyager được nhượng lại cho Recursion Software, một công ty chuyên về các sản phẩm viết trên C++ và Java để đảm bảo cho việc phát triển Voyager sau này. Các phiên bản từ 1.0 đến 3.3 Voyager được phân phối cho các nhà phát triển như một freeware. Hiện tại Voyager đã có phiên bản 4.5 Evaluation hoàn toàn tương thích với JDK1.3, JDK1.2 và JDK1.1. Phiên bản này bao gồm 6 sản phẩm, trong đó sản phẩm chính yếu dùng cho các ứng dụng mobile agent là Voyager ORB Proffessional.
Voyager sử dụng ngôn ngữ lập trình Java với cú pháp chuẩn để tạo dựng các đối tượng ở xa một cách rất dễ dàng, cho phép các đối tượng này trao đổi thông điệp với nhau, và di chuyển các đối tượng giữa các máy tính có hỗ trợ môi trường Voyager. Voyager hỗ trợ mạnh về tính di động với khả năng mang toàn bộ mã chương trình và dữ liệu di chuyển từ máy ảo Java này sang máy ảo Java khác nếu các máy ảo có hỗ trợ Voyager. Trạng thái hoạt động của agent cũng sẽ được bảo toàn và tiếp tục thực thi tại nơi agent đến.
Một trong những đặc điểm nổi trội khác của Voyager là tính phổ quát. Các chương trình viết trong Voyager có thể trao đổi thông tin hai chiều với các chương trình viết b...

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Tìm hiểu giải pháp phát hiện tấn công từ chối dịch vụ sử dụng phương pháp phân tích thống kê Công nghệ thông tin 0
D Tìm hiểu quy trình sản xuất bột ngũ cốc tại công ty CP SXTM Thực phẩm KAT Food Nông Lâm Thủy sản 0
D Tìm hiểu quy trình sản xuất dứa khoanh mini trong nước đường đóng hộp tại công ty cổ phần rau quả tiền giang Nông Lâm Thủy sản 0
D Tìm hiểu quy trình công nghệ sản suất sữa chua 6 tấn/ngày Khoa học kỹ thuật 0
D Tìm hiểu sự thành công thách thức của một chuỗi cung ứng Luận văn Kinh tế 0
D tìm hiểu công nghệ nén ảnh jpeg, chuẩn jpeg và các loại jpeg. thử nghiệm ứng dụng cụ thể Công nghệ thông tin 0
D Tìm hiểu công tác sưu tầm hiện vật tại bảo tàng tỉnh nam định từ năm 2000 đến nay Luận văn Kinh tế 2
D tìm hiểu quy trình công nghệ sản xuất kem Khoa học kỹ thuật 0
D Tìm hiểu về thực trạng công tác tổ chức phân công hiệp tác lao động tại một tổ chức, từ đó đưa ra đánh giá, nhận xét và hướng hoàn thiện Luận văn Kinh tế 0
D Tìm hiểu thực trạng đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán do công ty TNHH kiểm toán An Phú thực hiện Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top