lovely_weeds

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

Lời mở đầu

Song song với sự phát triển của nền khoa học công nghệ hiện đại, nền kinh tế thế giới cũng không ngừng phát triển, bộ mặt kinh tế thế giới nói chung cũng như từng quốc gia nói riêng đang từng ngày thay da đổi thịt. Và tất nhiên trong số các quốc gia đó cũng phải kể đến Việt Nam, sự hội nhập kinh tế mạnh mẽ vào đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX đã giúp nền kinh tế Việt Nam có sự biến chuyển rõ rệt, nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp chuyển sang nền kinh tế thị trường, nền kinh tế mở, nền kinh tế đa thành phần đã đặt ra nhiều thách thức mới. Trước yêu cầu cấp thiết của nền kinh tế 1991 hoạt động KT đã ra đời ở Việt Nam. KT đã ngày càng khẳng định được vị thế của mình và đã nhanh chóng trở thành một nhu cầu không thể thiếu của nền kinh tế. Cho tới ngày nay đã có rất nhiều CT KT đã ra đời ở Việt Nam: các CT KT nội địa, các CT KT liên doanh với nước ngoài... Hoạt động KT được mở rộng từ KT độc lập đến hoạt động KT nhà nước và KT nội bộ.
Công ty kiểm toán và dịch vụ tin học (AISC) cũng là một trong số các CT KT độc lập ra đời sớm nhất ở Việt Nam, với bề dày lịch sử cùng với đội ngũ cán bộ công nhân viên có sự am hiểu và trình độ cao trên các lĩnh vực: Kế toán, Kiểm toán, Quản lý tài chính, tin học... nên AISC có một tiếng nói rất lớn trên thị trường dịch vụ Kiểm toán ở Việt Nam. AISC đã đem lại lòng tin cho những khách hàng của mình, chính vì vậy uy tín của AISC ngày càng được nâng cao và thu hút được một lượng khách hàng rất lớn.
Chúng ta đều biết rằng BCKT về BCTC là kết quả cuối cùng của thể hiện ý kiến nhận xét của KTV về toàn bộ các thông tin tài chính Kế toán của DN được Kiểm toán. Đây là văn bản được trình bày một cách rõ ràng, mạch lạc nhất về toàn bộ kết quả, chất lượng và toàn bộ công việc đã thực hiện trong cuộc KT, nói cách khác đây là sản phẩm cuối cùng của một cuộc KT, nó có ý nghĩa quyết định trong suốt cả một quá trình Kiểm toán. Nhận thấy được tầm quan trọng của BCKT về BCTC, được sự hướng dẫn tận tình của TS Chu Thành và các cán bộ của CT nên trong quá trình thực tập tại Công ty kiểm toán và dịch vụ tin học - AISC em đã hoàn thành chuyên đề thực tập tốt nghiệp với đề tài đề tài: “Tìm hiểu giai đoạn kết thúc Kiểm toán BCTC do Công ty kiểm toán và dịch vụ tin học AISC thực hiện”.
Nội dung của chuyên đề bao gồm ba chương:
Chương I. Những vấn đề lý luận cơ bản về giai đoạn kết thúc Kiểm toán Kiểm toán BCTC.
Chương II. Thực tế của giai đoạn kết thúc Kiểm toán BCTC do AISC thực hiện.
Chương III. Một số ý kiến đề xuất nhằm góp phần hoàn thiện công tác tổ chức giai đoạn kết thúc Kiểm toán BCTC do AISC thực hiện.

Chương I
Những vấn đề lý luận cơ bản về giai đoạn kết thúc
Kiểm toán Báo cáo tài chính

1. Khái quát sơ bộ về Kiểm toán BCTC
1.1. Kiểm toán BCTC trong hệ thống Kiểm toán.
Giữa KTBCTC với toàn bộ hệ thống KT có mối quan hệ rất mật thiết đó là mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng, cái riêng nằm trong cái chung, song cái chung không bao trùm toàn bộ cái riêng. Cụ thể đó là: KTBCTC cùng với các loại hình KT khác có chức năng chung là xác minh và bày tỏ ý kiến, có đối tượng chung là hoạt động cần được KT và có phương pháp chung là KT chứng từ và KT ngoài chứng từ. Công tác KT đều được tổ chức khoa học theo trình tự xác định và được thực hiện bởi đội ngũ những nhà chuyên môn am hiểu và vận dụng có kinh nghiệm các phương pháp KT vào từng đối tượng cụ thể trên cơ sở pháp lý xác định. Chính quan hệ này đòi hỏi hình thành KT liên kết.
Tuy nhiên, KTBCTC là một loại hình có đặc trưng tiêu biểu. Chính vì vậy KTBCTC có những đặc điểm riêng ngay trong cái chung và từ cái chung về chức năng, đối tượng, phương pháp đến tổ chức KT.
1.2. Khái niệm Kiểm toán BCTC.
Kiểm toán có gốc từ Latinh là: AUDIT nghĩa là NGHE.
Theo định nghĩa của liên đoàn Kế toán quốc tế (International Federation of Accountants - IFAC) thì: “Kiểm toán là việc các KTV độc lập kiểm tra và trình bày ý kiến của mình về bản BCTC”.
Trong lời mở đầu khi giải thích về các CMKT của Vương Quốc Anh đã đưa ra khái niệm: “KT là sự kiểm tra độc lập và là sự bày tỏ ý kiến về những bản khai tài chính của một DN do KTV được bổ nhiệm để thực hiện công việc đó theo đúng với bất cứ nghĩa vụ pháp lý có liên quan”.
Theo tiến sĩ Rober N. Anthony, giáo sư trường Đại học Harvard (Mỹ): “Kiểm toán là việc xem xét, kiểm tra các công việc ghi chép Kế toán bởi các Kế toán viên công cộng (được thừa nhận độc lập và ở bên ngoài tổ chức được kiểm tra)”.
Còn Alvin Aren, giáo sư KT trường Đại học Missigan thì định nghĩa: “KT là quá trình các chuyên gia độc lập, có kỹ năng nghiệp vụ, thu thập, đánh giá các bằng chứng về các thông tin có thể định lượng được của một DN, với mục đích xác định và Báo cáo về tương quan giữa các thông tin này với các chuẩn mực được thiết lập”.
Kiểm toán mới thực sự xuất hiện và được công nhận ở Việt Nam từ năm 1991. Trong qúa trình sử dụng vẫn chưa thống nhất được khái niệm Kiểm toán, nhưng nhìn chung “Kiểm toán” được phản ánh trên ba quan điểm:
Quan điểm hiện đại về KT: trong quá trình phát triển, KT không chỉ giới hạn ở Kiểm toán BCTC mà còn thâm nhập vào nhiều lĩnh vực khác nhau, vì vậy theo quan điểm này, phạm vi Kiểm toán bao gồm các lĩnh vực chủ yếu sau: Kiểm toán qui tắc, Kiểm toán hiệu quả, Kiểm toán thông tin, Kiểm toán hiệu năng.
Quan điểm KT truyền thống: KT là sự kiểm tra độc lập và là sự bày tỏ ý kiến về những bản khai tài chính do KTV độc lập thực hiện theo đúng với bất cứ nghĩa vụ pháp định nào có liên quan.
Quan điểm cũ về KT trong thời kỳ bao cấp: KT đồng nghĩa với kiểm tra Kế toán, là một chức năng của Kế toán; nghĩa là rà soát thông tin từ chứng từ Kế toán đến tổng hợp cân đối Kế toán.
Như vậy, ta có thể thấy rằng tuy có nhiều khái niệm nhiều quan điểm khác nhau về KT nhưng bản chất của KT không hề thay đổi, nội dung của các quan niệm không hoàn toàn đối lập nhau mà phản ánh quá trình phát triển của thực tiễn và lí luận của KT. Và KTBCTC mang những nét chung nhất, đặc thù nhất của Kiểm toán. Những khái niệm nêu trên cũng chính là những định nghĩa về KTBCTC.
Tóm lại có thể định nghĩa khái quát về KTBCTC như sau:
“Kiểm toán BCTC là hoạt động xác minh và bày tỏ ý kiến về tính trung thực hợp lý của bản khai tài chính cũng như việc các bản khai tài chính này có được lập phù hợp với các nguyên tắc, các CMKT được chấp nhận rộng rãi hay không”.
1.3. Đối tượng Kiểm toán BCTC.
Đối tượng KT tài chính là hệ thống các bảng khai tài chính: BCTC, Báo cáo quyết toán ngân sách, Công trình xây dựng cơ bản, bảng kê khai và trong số này quan trọng nhất là BCTC. Trong hệ thống CMKT Việt Nam Chuẩn mực số 200 đã định nghĩa: “BCTC là hệ thống Báo cáo được lập theo Chuẩn mực và chế độ Kế toán hiện hành (hay được chấp nhận) phản ánh các thông tin kinh tế, tài chính chủ yếu của đơn vị”. Còn, Bảng khai tài chính bao gồm những bản kê khai có tính chất pháp lý khác nhau như Bảng kê khai tài sản cá nhân, bảng kê khai tài sản đặc biệt, các bảng khai theo yêu cầu riêng của chủ đầu tư... Các bảng kê khai này đều chứa đựng những thông tin lập ra tại một thời điểm cụ thể trên cơ sở những tài liệu Kế toán tổng hợp và chi tiết dựa theo những quy tắc cụ thể xác định. Do vậy một thông tin chứa đựng trong mỗi bảng khai tài chính trên một khoản mục cụ thể đều mang trong mình nó nhiều mối quan hệ theo những hướng khác nhau: giữa khoản mục này với khoản mục có liên quan khác, giữa số tiền ghi trên khoản mục với số dư hay số phát sinh của các tài khoản tương ứng, giữa thông tin trên từng loại khoản mục với các quy tắc xác lập chúng... Như vậy khi nói đối tượng Kiểm toán Tài chính là các Bảng khai tài chính là nói đến quan hệ trực tiếp. Trên cả lý luận cũng như thực tế, để xác minh và bày tỏ ý kiến về Bản khai tài chính, KTBCTC không thể tách rời các tài liệu Kế toán, các hoạt động kinh doanh và tổ chức quản lý của đơn vị nhằm xác minh cụ thể độ tin cậy từng khoản mục cũng như mối quan hệ kinh tế chứa đựng trong các số dư, trong các chỉ tiêu phản ánh các mối quan hệ bên trong hoạt động tài chính. Trong KT tài chính, cần khái quát được các loại quan hệ trên Bảng khai tài chính để xem xét tính “hợp lý chung” và các hướng tổng quát trong việc xác minh các Bảng khai tài chính đồng thời phải đi sâu vào từng loại quan hệ cụ thể để nghiên cứu những “nét đặc thù” trong việc xác minh và bày tỏ ý kiến của các quan hệ trong KT tài chính liên kết với KT nghiệp vụ và KT tuân thủ. Điều này có ý nghĩa đặc biệt quan trong trong việc thực hiện chức năng chung của KT đồng thời có tác dụng thiết thực trong phân chia công việc KT thành các phần hợp thành để KT (phần hành KT).
1.4. Mục tiêu của Kiểm toán BCTC.
Theo hệ thống CMKT Việt Nam, Chuẩn mực số 200: “Mục tiêu của KTBCTC là giúp cho KTV và CT KT đưa ra ý kiến xác nhận rằng BCTC có được lập trên cơ sở Chuẩn mực và chế độ Kế toán hiện hành (hay được chấp nhận), có tuân thủ pháp luật liên quan và có phản ánh trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu hay không, mục tiêu KTBCTC còn giúp cho đơn vị được KT thấy rõ những tồn tại, sai sót để khắc phục nhằm nâng cao chất lượng thông tin tài chính của đơn vị”.
Theo thông lệ quốc tế thì chức năng xác minh của KT được cụ thể hoá thành các mục tiêu, trong quá trình KTBCTC các mục tiêu này phụ thuộc vào từng loại hình Kiểm toán cụ thể. Gắn liền với hai chức năng của KT Tài chính đó là: Xác minh và bày tỏ ý kiến về các Bản khai tài chính thì mục tiêu của KT Tài chính bao gồm Mục tiêu KT chung (mục tiêu KT tổng quát) và mục tiêu KT đặc thù.
Mục tiêu KT chung đó là: Tìm kiếm bằng chứng KT để đưa ra ý kiến về tính trung thực hợp lý của thông tin được trình bày trên bảng khai tài chính.
Giữa cam kết hay các giải trình của nhà quản lý và mục tiêu KT chung có quan hệ chặt chẽ với nhau.
Mục tiêu KT chung được chia thành hai loại: Loại một Mục tiêu hợp lý chung và Mục tiêu chung khác (Mục tiêu có thực, mục tiêu trọn vẹn, mục tiêu về tính chính xác cơ học, mục tiêu về định giá, mục tiêu phân loại và trình bày, mục tiêu về quyền và nghĩa vụ). Loại hai mục tiêu KT đặc thù (Xác định dựa trên những cơ sở chủ yếu sau: Dựa vào mục tiêu KT chung, dựa vào đặc điểm của đối tượng KT cụ thể, dựa vào đặc điểm của hệ thống kiểm soát nội bộ và Kế toán, dựa vào kinh nghiệm, trình độ, khả năng phán đoán của KTV).
3.3. Cần tổ chức hạch toán và xác định giá nhập kho than chế biến.
Quy định
Căn cứ vào Quy chế tài chính trong Tổng CT than Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 926/QĐ-HĐQT ngày 26/7/2002 của HĐQT TVN.
Căn cứ chế kế toán áp dụng trong TVN ban hành theo quyết định số 1195/QĐ-HĐQT ngày 25/10/2001 của HĐQT TVN.
Căn cứ vào Quyết định số 522/2003/QĐ-HĐQT ngày 08/4/2003 của HĐQT TVN về việc phê duyệt nội dung sửa đổi, bổ sung chế độ kế toán áp dụng trong TVN.
Căn cứ vào Công văn số 4421/CV-KTT ngày 14/12/2004 của Tổng GĐ TVN về việc hướng dẫn lập Báo cáo quyết toán tài chính năm 2004.
Phát hiện
Chúng tui nhận thấy trong năm tài chính CT có hoạt động chế biến than. Tuy nhiên CT đã chưa tổ chức hạch toán và tính giá thành cho các sản phẩm này.
ảnh hưởng
Việc CT chưa hạch toán giá thành than chế biến là chưa phù hợp với hướng dẫn về hạch toán kế toán; gây khó khăn cho việc xác định hiệu quả của hoạt động chế biến than. Giá trị sản phẩm than chế biến không phản ánh đầy đủ chi phí. Điều này có thể ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của CT khi giá trị và số lượng than chế biến tồn kho lớn.
Kiến nghị của KTV
CT cần tiến hành xây dựng định mức chi phí chế biến than, hạch toán tính giá thành than chế biến.
Do số lượng than chế biến tồn kho tại thời điểm 31/12/2004 không lớn nên chúng tui không đề nghị điều chỉnh.
3.4. Xác định chỉ tiêu các khoản phải trả phù hợp với quy định.
Quy định
Căn cứ chế độ kế toán áp dụng trong TVN ban hành theo quyết định số 1195/QĐ-HĐQT ngày 25/10/2001 của HĐQT TVN.
Căn cứ vào Thông tư số 89/2002/TT-BTC ngày 09/10/2002 về việc hướng dẫn kế toán thực hiện bốn chuẩn mực kế toán ban hành theo Quyết định số 149/2001/QDD-BTC ngày 31/12/2001 của Bộ Tài chính.
Căn cứ vào công văn số 4421/CV-KTT ngày 14/12/2004 của Tổng GĐ TVN về việc hướng dẫn lập báo cáo quyết toán tài chính năm 2004.
Phát hiện
Chúng tui cũng nhận thấy việc xác định chỉ tiêu các khoản phải trả trên BCTC của CT là chưa phù hợp. Số dư tài khoản Phải trả cho người bán trên Bảng cân đối kế toán bao gồm cả công nợ phải trả cho các cá nhân cán bộ đơn vị trực thuộc.
ảnh hưởng
Việc chưa phân loại chính xác đối tượng phải trả sẽ dẫn đến thông tin trên BCTC chưa chính xác và chưa phù hợp với hướng dẫn chế độ kế toán của TVN.
Kiến nghị của KTV
CT cần tiến hành phân loại lại các khoản công nợ phải trả phù hợp với quy định hiện hành. Tăng số dư khoản mục phải trả khác, đồng thời giảm số dư tài khoản phải trả người bán số tiền là 1.862.332.644 đồng (xem bút toán điều chỉnh đính kèm biên bản này).
Cần ghi nhận đầy đủ giá trị TSCĐ theo quy định và thực hiện chi Quỹ phúc lợi phù hợp với nguồn.
Quy định
Căn cứ vào thông tư số 128/2003/TT-BTC ngày 22/12/2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 164/2003/NĐ-CP ngày 22/12/2003 của Chính Phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế TNDN;
Căn cứ chế kế toán áp dụng trong TVN ban hành theo quyết định số 1195/QĐ-HĐQT ngày 25/10/2001 của HĐQT TVN;
Căn cứ vào Quyết định số 522/2003/QĐ-HĐQT ngày 08/4/2003 của HĐQT TVN về việc phê duyệt nội dung sửa đổi, bổ sung chế độ kế toán áp dụng trong TVN.
Căn cứ vào Quyết định số 206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003 của Bộ trưởng Bộ tài chính về việc ban hành chế độ quản lý sử dụng và trích khấu hao TSCĐ.
Căn cứ vào công văn số 4421/CV-KTT ngày 14/12/2004 của Tổng GĐ TVN về việc hướng dẫn lập báo cáo quyết toán tài chính năm 2004.
Phát hiện
Chúng tui nhận thấy trong năm tài chính 2004 CT đã mua sắm một số tài sản cố định từ Quỹ phúc lợi. Tuy nhiên CT chưa hạch toán ghi nhận tăng giá trị tài sản các tài sản này. Các tài sản này cũng không được phản ánh trên Biên bản kiểm kê tài sản cố định.
Trong năm CT đã đầu tư kinh doanh trái phiếu dài hạn từ Quỹ phúc lợi số tiền 23.000.000 đồng. Tuy nhiên CT chưa hạch toán giảm nguồn vốn quỹ số tiền này.
CT đã chi quỹ phúc lợi vượt quá số được chi theo quy định. Cụ thể số dư tài khoản Quỹ phúc lợi tại 31/12/2004 trên Bảng cân đối kế toán của CT là - 894.830 đồng. Số dư thực tế sau khi ghi giảm nguồn vốn quỹ số tiền 23.000.000 đồng đã đề cập ở trên là -23.894.830 đồng.
ảnh hưởng
Việc chưa ghi nhận giá trị TSCĐ là chưa phù hợp với hướng dẫn tại Quyết định số 206/2003/QĐ-BTC và sẽ gây khó khăn cho công tác quản lý TSCĐ. Mặt khác, trên Biên bản kiểm kê tài sản cố định cũng không phản ánh giá trị các TSCĐ này chứng tỏ công tác kiểm kê TSCĐ chưa thật sự hiệu quả.
Việc CT chưa ghi nhận giảm nguồn quỹ phúc lợi khi thực hiện đầu tư kinh doanh trái phiếu gây khó khăn cho công tác quản lý chi tiêu từ nguồn quỹ phúc lợi. Việc CT chi từ nguồn quỹ phúc lợi vượt số đã trích là chưa phù hợp với quy định.
Kiến nghị của KTV
Cần tăng cường công tác kiểm kê quản lý TSCĐ. Tăng cường công tác kiểm tra hạch toán TSCĐ, đảm bảo TSCĐ được ghi nhận theo đúng quy định hiện hành.
Tăng cường công tác kiểm tra hạch toán nguồn vốn, quỹ. Tránh tình trạng chi quỹ vượt giá trị được chi trong năm.
Điều chỉnh các bút toán theo chi tiết đính kèm biên bản này.
3.6. Một số khoản chi phí không có chứng từ hợp lệ.
Quy định
Căn cứ vào thông tư số 128/2003/TT-BTC ngày 22/12/2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 164/2003/NĐ-CP ngày 22/12/2003 của Chính Phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế TNDN;
Căn cứ chế kế toán áp dụng trong TVN ban hành theo quyết định số 1195/QĐ-HĐQT ngày 25/10/2001 của HĐQT TVN;
Căn cứ vào quyết định số 522/2003/QĐ-HĐQT ngày 08/4/2003 của HĐQT TVN về việc phê duyệt nội dung sửa đổi, bổ sung chế độ kế toán áp dụng trong TVN.
Căn cứ vào Thông tư số 89/2002/TT-BTC ngày 09/10/2002 về việc hướng dẫn kế toán thực hiện bốn chuẩn mực kế toán ban hành theo Quyết định số 149/2001/QDD-BTC ngày 31/12/2001 của Bộ Tài chính.
Căn cứ vào công văn số 4421/CV-KTT ngày 14/12/2004 của Tổng GĐ TVN về việc hướng dẫn lập báo cáo quyết toán tài chính năm 2004.
Phát hiện
Trong quá trình kiểm toán chúng tui nhận thấy một số khoản chi phí chưa đầy đủ chứng từ hợp lệ
ảnh hưởng
Các khoản chi không có chứng từ hợp lý, hợp lệ có thể không được cơ quan thuế, tài chính chấp thuận là chi phí hợp lý hợp lệ.
Kiến nghị của KTV
CT cần ghi nhận chi phí kinh doanh trên cơ sở chứng từ gốc hợp lý, hợp lệ, làm cơ sở cho công tác hạch toán kế toán và quyết toán thuế.
Một số ý kiến khác:
Chi trợ cấp thôi việc 12.385.600 sử dụng quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm chưa phù hợp với quy định.
Điều chỉnh thuế theo quyết toán thuế:
Nợ TK 811: 1.339.562
Có TK 133: 1.339.562

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
R Tìm hiểu các khía cạnh tiêu cực trên Thị Trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn qua Tài chính, Chứng khoán 0
T Tìm hiểu và đánh giá Kế hoạch hóa lao động – Việc làm của Việt Nam giai đoạn 2006 – 2010 Luận văn Kinh tế 0
B Tìm hiểu giai đoạn kết thúc kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán Luận văn Kinh tế 2
D Tổng quan thay đổi quy định về đấu thầu thuốc tại Việt Nam giai đoạn 2012-2015 và tìm hiểu điều khoản có liên quan trong hiệp định TPP Y dược 0
O Bước đầu tìm hiểu ảnh hưởng của văn học Pháp đối với văn học lãng mạn Việt nam giai đoạn 1930-1945 Văn hóa, Xã hội 0
H Tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết tôn giáo ở tỉnh Thái Bình trong giai đoạn hiện nay Kinh tế chính trị 0
H Tìm hiểu giai cấp địa chủ Việt Nam ở đồng bằng Bắc Bộ từ đầu thế kỷ XX đến trước cuộc cải cách ruộng Lịch sử Việt Nam 0
N Tìm hiểu chính sách tôn giáo của triều Nguyễn trong giai đoạn 1802-1883 (từ Gia Long đến Tự Đức) Lịch sử Việt Nam 5
Y Tìm hiểu lịch sử từ vựng tiếng Việt Nam Bộ trong giai đoạn cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX năm 1945 Văn hóa, Xã hội 0
D Tìm hiểu chuẩn nghèo Việt Nam các giai đoạn 2000 – 2005, 2006 – 2010, và dự kiến giai đoạn 2010 - 2015 Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top