kayoki1985

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Ngày nay, cùng với sự đi lên, chuyển mình mạnh mẽ của nền kinh tế, văn
hóa – xã hội, tư tưởng… trẻ em là đối tượng ngày càng được quan tâm chăm sóc tốt
hơn. Tuy nhiên, xã hội càng phát triển thì tình trạng trẻ em khuyết tật, trẻ phạm
pháp, trẻ bị lạm dụng… gọi chung là trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt lại có chiều
hướng gia tăng. Nhận thức được sự tồn tại và phát triển của xã hội chính là sự duy
trì, nuôi dưỡng và bảo vệ giống nòi, hơn ai hết, chúng ta nhận thức được rằng trẻ em
chính là niềm tin yêu và hi vọng của sự phát triển tương lai, và sự cần thiết của công
tác giáo dục và bảo vệ trẻ em.
Theo số liệu thống kê của WHO năm 2011, hiện cả nước có khoảng gần 6,7
triệu người khuyết tật, trong đó có trên 1 triệu trẻ em khuyết tật. Tuy nhiên, vẫn còn
khoảng 700 nghìn trẻ khuyết tật chưa từng được đến trường và 32,99% trẻ khuyết
tật bỏ học1. Trẻ khuyết tật dù ở bất cứ dạng nào cũng đều có quyền nhận được sự
giáo dục như bao trẻ bình thường khác, đều có nhu cầu học tập, vui chơi giải trí,
được yêu thương, tôn trọng và hoà nhập cộng đồng… Đồng thời trẻ khuyết tật luôn
gặp phải những vấn đề tâm lý mặc cảm, tự ti về những khuyết tật, khiếm khuyết của
bản thân mình. Hơn nữa, hiện nay trong những gia đình có trẻ khuyết tật, kể cả
người thân hay người chăm sóc trẻ khuyết tật cũng mặc cảm với hoàn cảnh của
mình. Một số cộng đồng dân cư vẫn chưa tin tưởng vào khả năng học tập và hòa
nhập cộng đồng của trẻ khuyết tật. Nhiều người vẫn cho rằng trẻ khuyết tật chỉ nên
học ở các trường lớp chuyên biệt, không thể hòa nhập trong hệ thống giáo dục phổ
thông và một bộ phận giáo viên, cán bộ quản lý cũng có quan niệm như vậy. Việt
Nam cũng giống như các nước khác khi xét về sự hiểu biết và thái độ đối với người
khuyết tật và trẻ khuyết tật. Người khuyết tật thường bị coi là người bỏ đi, là dị
dạng và bị giễu cợt. Việc phát hiện sớm trẻ em trai và gái khuyết tật, hỗ trợ cho cha
mẹ các em và giúp các em hoà nhập vào các trường mẫu giáo và tiểu học còn ở mức
độ thấp. Việc trẻ khuyết tật nặng như trẻ bị thiểu năng trí tuệ hay khuyết tật vận
động được học ở các trường chính quy là điều ít thấy.
Đặc biệt là ở người khuyết tật về trí tuệ hay cơ quan thu nhận cảm giác
(khiếm thính, khiếm thị) khả năng tiếp thu tri thức là khá khó khăn, khuyết tật vận
động thì bị ảnh hưởng ít hơn. Người khuyết tật cần một hình thức giáo dục đặc
biệt phù hợp với đặc điểm khiếm khuyết của mình - điều này đôi khi yêu cầu đầu tư
về cơ sở vật chất nhiều hơn so với giáo dục thông thường, do đó nếu sự hỗ trợ từ
phía chính quyền, cơ quan giáo dục và bản thân gia đình không tốt, việc duy trì học
tập tiếp lên cao hầu như là bất khả thi. Theo Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn
hóa của Liên Hợp Quốc (UNESCO) thì 90% trẻ em khuyết tật ở các nước đang phát
triển không được đưa đến trường. Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc thì cho biết 30%
số thanh niên đường phố là trẻ khuyết tật. Về trình độ học vấn nghiên cứu
của Chương trình hỗ trợ phát triển của Liên Hợp Quốc (UNDP) thực hiện năm 1998
cho thấy tỉ lệ biết đọc, biết viết ở người trưởng thành bị khuyết tật trên toàn cầu là
dưới 3%, ở phụ nữ khuyết tật chỉ 1%. Ở những nước thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát
triển Kinh tế (OECD), sinh viên khuyết tật có trình độ cao vẫn chưa nhiều mặc dù
con số này đang có xu hướng tăng [15, tr.6].
Theo Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Việt Nam, trình độ học vấn của
người khuyết tật ở Việt Nam rất thấp. 41% số người khuyết tật chỉ biết đọc biết viết;
19,5% học hết cấp một; 2,75% có trình độ trung học chuyên nghiệp hay chứng chỉ
học nghề, và ít hơn 0.1% có bằng đại học hay cao đẳng. Nhìn chung, chỉ có
khoảng 3% được đào tạo nghề chuyên môn, và chỉ hơn 4% trong số đó có việc
làm ổn định. Hiện có hơn 40% người khuyết tật sống dưới chuẩn cùng kiệt (Bộ
LĐTBXH, 2005).
Một trong những mục tiêu quan trọng của chiến lược giáo dục là đến năm
2015, hầu hết trẻ khuyết tật Việt Nam có cơ hội bình đẳng trong tiếp cận một nền
giáo dục có chất lượng và được trợ giúp để phát triển tối đa tiềm năng, tham gia và
đóng góp tích cực cho xã hội. Mặc dù giáo dục hòa nhập được xác định là hướng đi
chính trong các trường phổ thông nhưng hiện nay vẫn chưa có sự thống nhất giữa
các bộ, ban ngành như chính sách cho học sinh, giáo viên. Quá trình giáo dục hoà
nhập ở Việt Nam và phương pháp tiếp cận giáo dục hoà nhập là một tiến trình cho
đến nay vẫn đang tiếp diễn với khung chính sách và pháp luật về Cơ sở pháp luật
cho giáo dục hoà nhập ở Việt Nam, tuy nhiên việc thực hiện còn nhiều trở ngại và
có nhiều bài học được rút ra từ thực tiễn giáo dục hoà nhập. Giáo dục hoà nhập
nhằm giúp trẻ khuyết tật cũng như mọi trẻ khác có quyền được hưởng giáo dục
trong hệ thống giáo dục phổ thông, để phát triển tối đa nhân cách, tài năng và các
khả năng về mặt tâm hồn và thể chất của mình. Công ước về quyền trẻ em (1989),
trong đó đã nêu rõ quyền của tất cả trẻ em. Một số quyền cho trẻ khuyết tật được
giải thích bằng thuật ngữ giáo dục (Điều 23) “quyền được giáo dục và đào tạo để
giúp trẻ khuyết tật đạt được mức độ cao nhất có thể được của sự tự lập và hoà nhập
xã hội… mục đích của giáo dục là phát triển nhân cách, tài năng, khả năng trí tuệ
và thể lực của trẻ ở mức độ tối đa nhất”.
Có thể thấy đã có những tấm gương khuyết tật điển hình đã thành công trong
học tập và thể hiện nghị lực phấn đấu tái hoà nhập như: thầy gíáo Nguyễn Văn Kí bị
liệt 2 tay, đã vượt lên số phận, trở thành một nhà giáo ưu tú viết bằng chân; hay chàng
trai Công nghệ thông tin Trịnh Công Thanh, căn bệnh ung thư xương đã cướp đi của
anh chân bên phải, dù không được học chính quy về chuyên ngành Công nghệ thông
tin song Thanh đã lần mò cùng các bạn bè xây dựng nên những chuyên trang, diễn
đàn trực tuyến dành cho người khuyết tật, các nạn nhân chất độc da cam, dioxin.
Trên cơ sở nghiên cứu và tìm hiểu thực tế về trẻ khuyết tật trí tuệ được giáo
dục hội nhập và giáo dục hòa nhập tài Trường Tiểu học Bình Minh, tui nhận thấy
Công tác xã hội trong việc hỗ trợ giáo dục hoà nhập cho trẻ em khuyết tật đặc biệt
là trẻ khuyết tật trí tuệ hiện nay là vô cùng cần thiết để giúp các em nhanh chóng
hoà nhập xã hội. Chính vì thế, tui chọn đề tài: “Tìm hiểu mô hình giáo dục hoà
nhập cho trẻ khuyết tật trí tuệ tại Trường Tiểu học Bình Minh - Hà Nội”.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu của đề tài
Thứ nhất, một số công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề giáo dục hòa
nhập trẻ khuyết tật trên thế giới
Từ những năm đầu của thế kỷ XI, ở các nước Pháp, Đức, Tây Ban Nha và
một số nước Châu Âu đã xuất hiện cách giáo dục chuyên biệt mang đậm tư
tưởng nhân văn, quan điểm y tế, phục hồi chức năng chỉnh trị, đây là mô hình xuất
hiện sớm nhất trong lịch sử giáo dục trẻ khuyết tật. Ở cách này, trẻ có các
dạng khuyết tật khác nhau được đưa vào các cơ sở giáo dục riêng, tách biệt với hệ
thống giáo dục quốc dân [1, tr. 78].
Năm 1770 đã xuất hiện một mô hình giáo dục hội nhập trẻ khuyết tật ở Mỹ,
năm 1950 thì mô hình giáo dục hội nhập xuất hiện ở nhiều nước. Năm 1956,
Philippines đã đưa trẻ khiếm thính vào học ở trường phổ thông. Năm 1945, Anh đưa
TKT vào trường hội nhập…
Về bản chất, giáo dục hội nhập vẫn dựa vào mô hình y tế - phục hồi chức
năng, Trẻ khuyết tật sau khi được phục hồi chức năng được học với trẻ bình thường,
song chỉ tham gia một số hoạt động.
Cho đến năm 1960, tư tưởng tôn trọng giá trị và bình đẳng cho mọi người,
trong đó có trẻ em, đã xuất hiện và trở thành trào lưu trên toàn thế giới. Giáo dục
hòa nhập ra đời, ở đó trẻ khuyết tật được giáo dục ngay trong trường học của trẻ em
bình thường, tại cộng đồng nơi các em đang sinh sống.
Đầu tiên xuất hiện ở một số nước Châu Âu như: Thụy Điển, Nauy, Italy, Tây
Ban Nha… sau đó là ở Bắc Mỹ, Newzeland và tiếp tục phát triển ở các nước khác
và nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế, UNESCO và UNICEF.
Thành công của GDHN được khẳng định từ nửa thế kỷ XX, giúp cho một số lượng
lớn trẻ khuyết tật ở mọi quốc gia có cơ hội phát triển, nhiều trẻ thành đạt, đại đa số
có cuộc sống bình thường, hòa nhập cộng đồng thuận lợi [20, tr. 89].
Trên thực tế tại nhiều nước trên thế giới, mô hình “giáo dục hoà nhập cho trẻ
khuyết tật” đã đáp ứng đủ các nhu cầu của trẻ khuyết tật và người nhà của trẻ do
một ê-kíp các chuyên gia cùng tham gia làm việc bao gồm nhân viên y tế, bác sĩ tâm
lý, cán bộ giáo dục đặc biệt và nhân viên công tác xã hội. Hoà nhập dựa trên lí
thuyết xã hội và giáo dục. Những người tin tưởng vào hoà nhập cũng là những
người tin tưởng rằng tất cả mọi người đều là những thành viên quan trọng của xã
hội, không phân biệt sự khác nhau hay sự đa dạng giữa họ. Trong giáo dục, điều này
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top