Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Tìm hiểu sự thành công thách thức của một chuỗi cung ứng. Thực trạng chuỗi cung ứng tại Công ty Cổ phần may Nhà Bè
LỜI MỞ ĐẦU
Trong quá trình tồn tại và phát triển của mọi tổ chức, chuỗi cung ứng luôn là hoạt
động không thể thiếu. Xã hội ngày càng phát triển, cung ứng ngày càng khẳng định rõ
hơn vai trò quan trọng của mình. Giờ đây trong quá trình hội nhập và toàn cầu hóa về
kinh tế thế giới, cạnh tranh ngày càng khốc liệt để thành công trong môi trường biến động
như vậy đòi hỏi các doanh nghiệp phải tham gia công việc kinh doanh của nhà cung cấp
cung như khách hàng của họ bằng việc xây dựng riêng cho mình một chuỗi cung ứng
hoàn chỉnh.
Phát triển chuỗi cung ứng hoàn chỉnh sẽ tạo ra nền tảng cho doanh nghiệp tiết kiệm
chi phí không cần thiết, nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm, tăng sức cạnh tranh cho
sản phẩm với đối thủ. Ngoài ra nó còn giúp cho nền công nghiệp nước nhà gia nhập chuỗi
cung ứng sản xuất toàn cầu phát triển thị trường tiêu thụ toàn thế giới. Điều này đòi hỏi
doanh nghiệp phải quan tâm sâu sắc đến toàn bộ dòng dịch chuyển nguyên vật liệu cách
thức thiết kế và đóng gói sản phẩm và dịch vụ của nhà cung cấp cách thức vận chuyển
bảo quản sản phẩm hoàn thiện và điều mà người tiêu dùng yêu cầu, đặc biệt với ngành
công nghiệp may đang phát triển như hiện nay.
Vậy các doanh nghiệp trong ngành dệt may đã có nhưng thành công và thách thức
nào để hoàn thiện chuỗi cung ứng của mình. Xin mời cô và các bạn đồng bạn cùng nhóm
13 tìm hiểu để tài: “Tìm hiểu sự thành công & thách thức của một chuỗi cung ứng.
Thực trạng chuỗi cung ứng tại Công ty Cổ phần may Nhà Bè”.
2
1. Tổng quan ngành may mặc Việt Nam
Ngành dệt may Việt Nam trong nhiều năm qua luôn là một trong những ngành xuất
khẩu chủ lực của Việt Nam. Cùng với sự phát triển của công nghệ kĩ thuật, đội ngũ lao
động có tay nghề ngày càng chiếm tỉ lệ lớn và sự ưu đãi từ các chính sách nhà nước,
ngành dệt may đã thu được nhiều kết quả đáng khích lệ, vừa tạo ra giá trị hàng hóa, vừa
đảm bảo nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Tuy nhiên ngành dệt may của chúng
ta vẫn gặp nhiều hạn chế.
Hiện nay, Việt Nam chỉ cung cấp được từ 20-30% nguyên phụ liệu cho công
nghiệp Dệt may, số còn lại phải nhập khẩu. Chúng ta nhập nguyên liệu nhiều nhất từ
Trung Quốc, chiếm trên 40%; ngoài ra nhập từ Đài Loan, Hàn Quốc… Trung Quốc đồng
thời cũng là thị trường xuất khẩu dệt may lớn nhất Việt Nam, chiếm gần 50%. Hàn Quốc
cũng là nước nhập khẩu DMVN với số lượng lớn. Như vậy, ta nhập khẩu nguyên liệu dệt
may từ Trung Quốc, Hàn về gia công, sau khi hoàn thành sản phẩm, lại xuất ngược lại cho
họ. Nói cách khác, họ chỉ thuê địa điểm và nhân công nước ta để sản xuất đồ may mặc?
Theo ông Lê Tiến Trường - Tổng Giám đốc Tập đoàn Dệt may Việt Nam
(Vinatex), hiện nay năng lực sản xuất của DMVN vào khoảng 35 tỷ USD, trong khi nhu
cầu tối đa của thị trường trong nước chỉ khoảng trên 4 tỷ USD. Như vậy, để tăng đà phát
triển, không còn cách nào khác DMVN phải tăng cường xuất khẩu, đương đầu với các đối
thủ cạnh tranh, trong đó có Trung Quốc. “Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil không xuất khẩu
được thì còn có thể quay đầu về phục vụ thị trường trong nước mà vẫn có lãi, do thị
trường họ rộng, còn Việt Nam thì không thể làm như họ”, ông Trường nhấn mạnh.
Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam năm 2016 chỉ đạt khoảng
28,5 tỷ USD, thấp hơn dự kiến khoảng 1,5 tỷ USD và chỉ đạt khoảng 92% kế hoạch.
Trước đó, mục tiêu xuất khẩu dệt may đặt ra năm 2016 là 31 tỷ USD tuy đã điều chỉnh
xuống còn 29 tỷ USD, nhưng vẫn không thể hoàn thành. Đây cũng là năm mà tốc độ tăng
trưởng xuất khẩu toàn ngành dệt may xuống mức thấp nhất trong 10 năm qua. Thế
nhưng, trong tổng số hơn 28,5 tỷ USD xuất khẩu đó, thực chất Việt Nam chỉ được
3
hưởng chưa đến 20% giá trị vì dệt may chúng ta chủ yếu nhập nguyên liệu, máy móc
về nước gia công rồi xuất khẩu.
Về nguyên nhân dẫn tới sự sụt giảm nói trên, theo ông Lê Tiến Trường, Tổng Giám
đốc Tập đoàn Dệt may Việt Nam, năm 2016, do nhu cầu chung của cả thế giới bị suy
giảm, tất cả các quốc gia nhập khẩu đều nhập khẩu thấp hơn năm 2015, nên các nước xuất
khẩu đều gặp khó khăn về phát triển thị trường. Ngay cả các quốc gia lớn, như: Ấn Độ,
Trung Quốc xuất khẩu cũng giảm so với năm 2015. Năm 2016, Việt Nam là nước có tốc
độ xuất khẩu dệt may đạt 5,2%, là mức cao nhất so với 07 nước xuất khẩu dệt may lớn
nhất của thế giới.
Bên cạnh đó, các sản phẩm dệt may nước ta cũng phải cạnh tranh gay gắt với các
đối thủ đến từ: Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan, Bangladesh... Các nước này đang được
hưởng nhiều chính sách ưu đãi từ chính phủ, đặc biệt là về tỷ giá so với đồng USD để
phát triển ngành dệt may và thu hút đơn hàng. Hơn nữa, giá gia công ngành may trong 3
năm gần đây của các nước này lại không tăng.
Ngoài ra, theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam, thị trường xuất khẩu chính hàng dệt
may của Việt Nam trong năm 2016 vẫn là Trung Quốc với hơn 50% tổng lượng xuất
khẩu. Điều này cũng tiềm ẩn nguy cơ khiến doanh nghiệp xuất khẩu sợi có thể gặp rủi ro
khi quá phụ thuộc vào thị trường này.
Ngoài ra, sự kiện Anh rời EU (Brexit) hay thông tin Mỹ có khả năng rút khỏi TPP
đã tác động đến dệt may. Tuy nhiên, điều này hiện mới chỉ ảnh hưởng về mặt tâm lý.
Trên thực tế, việc dự báo xuất khẩu dệt may của Việt Nam không hoàn thành mục
tiêu cũng đã được Hiệp hội Dệt may Việt Nam và nhiều doanh nghiệp nhận định từ trước
đó, bởi nhu cầu thị trường nhập khẩu giảm vì kinh tế khó khăn từ giữa năm 2016. Tuy
nhiên, nhìn chung đến nay dệt may cũng đã có bước tiến dài trong hội nhập, tận dụng
được những lợi thế từ các hiệp định thương mại tự do, chủ động đón đầu các cơ hội khi
nước ta hội nhập.
Nhiều doanh nghiệp đã hướng đến sản xuất theo cách ODM (thiết kế trên ý
tưởng có sẵn, sản xuất), OBM (tự thiết kế, sản xuất, phân phối) tham gia vào chuỗi cung
4
ứng quốc tế. Bên cạnh việc không ngừng mở rộng thị trường xuất khẩu, ngành dệt may
cũng ngày càng quan tâm và dần chiếm lĩnh thị trường trong nước.
Năm 2017, Theo Bộ Công Thương, 9 tháng đầu năm 2017, kim ngạch xuất khẩu
ngành dệt may Việt Nam đạt gần 23 tỷ USD, tăng 9,8% so với cùng kỳ năm ngoái, hoàn
thành trên 75% kế hoạch xuất khẩu cả năm. Dự báo, kim ngạch xuất khẩu toàn ngành
trong quý 4 đạt 8 tỷ USD, tăng 11% so với cùng kỳ năm ngoái, nâng kim ngạch xuất khẩu
cả năm đạt 31 tỷ USD. Trong đó, các thị trường xuất khẩu chính là Hoa Kỳ, Nhật Bản,
Hàn Quốc…đều có mức tăng trưởng tốt.
Mặc dù với việc Anh rời Liên minh châu Âu (EU) và Mỹ chính thức rút khỏi Hiệp
định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) sẽ ảnh hưởng đến kim ngạch xuất khẩu dệt
may Việt Nam sang 2 thị trường này. Bên cạnh những khó khăn, xuất khẩu dệt may của
Việt Nam cũng có những tín hiệu sáng, đó là việc hoàn tất về mặt pháp lý của Hiệp định
thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) dự kiến sẽ có hiệu lực vào năm 2018.
Khi đó, 99% hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu vào EU hoàn toàn được miễn thuế
sẽ mở rộng cơ hội cho DN dệt may Việt Nam xuất khẩu sang EU.
Tuy nhiên, 2017 là năm Hiệp định này chưa có hiệu lực và dù vậy, 2017 vẫn được
coi là năm để chuẩn bị cho các yêu cầu của hiệp định này vì yêu cầu quy tắc xuất xứ từ
vải. Vì thế, Việt Nam phải có sự chuẩn bị rất kỹ thì mới có thể tận dụng được những lợi
thế từ Hiệp định mang lại.
Ông Phạm Xuân Hồng, Chủ tịch Hội May thêu đan Thành phố Hồ Chí Minh đã dự
báo: 2018 sẽ là năm ngành dệt may có nhiều triển vọng nếu thực hiện các chiến lược một
cách bài bản và đi đúng hướng. Đặc biệt, các doanh nghiệp đang nghiên cứu cách
kinh doanh hiệu quả hơn, taọ ra giá trị mới nhiều hơn, ví dụ như làm FOB, ODM, tạo ra
một giá trị mới và giảm bớt giá trị gia công. Theo ông Hồng, nếu làm được điều đó sẽ tạo
ra được giá trị mới, năm 2018 hy vọng rằng tăng trưởng của những cách kinh
doanh sẽ tốt hơn.
5
2. Giới thiệu Công ty Cổ phần may Nhà Bè
- Tên công ty: Tổng công ty Cổ phần may Nhà Bè – Công ty Cổ phần
- Tên tiếng anh: Nha Be Garment Corporation – Joint Stock Company
- Tên viết tắt: NBC
- Biểu tượng (LOGO):
- Trụ sở chính: số 4 Bến Nghé - Phường Tân Thuận - Quận 7 - Thành phố Hồ Chí
Minh
- Điện thoại: (08) 3872 0077 - (08) 3872 5107
Lịch sử hình thành và phát triển
NBC khởi đầu từ hai xí nghiệp may Ledgine và Jean Symi thuộc khu chế xuất Sài
Gòn hoạt động từ trước năm 1975.
Đến nay, NBC đã phát triển thành một Tổng công ty có 37 đơn vị thành viên,
25.000 cán bộ công nhân viên hoạt động trên nhiều lĩnh vực với địa bản trải rộng dài khắp
cả nước.
Đặc biệt vào năm 2015, đánh dấu sự chuyển mình mạnh mẽ của NBC khi đưa mô
hình sản xuất tinh gọn (Lean manufacturing) và hệ thống giám sát tổng thể Lean ERP trên
toàn hệ thống. Năng suất và chất lượng tăng cao khi loại bỏ lãng phí và những bất hợp lý
trong quy trình sản xuất nhằm giảm chi phí sản xuất từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh,
tạo niềm tin vững bền đối với khách hàng.
Sau hơn 40 năm, thành công lớn nhất của NBC là tạo được uy tín với khách hàng
trong và ngoài nước về năng lực sản xuất, chất lượng sản phẩm, đồng thời xây dựng được
một đội ngũ vững mạnh, đoàn kết hướng đến mục tiêu cao hơn.
Lĩnh vực hoạt động: Ngoài thế mạnh truyền thống là sản xuất các sản phẩm may mặc,
NBC còn tham gia một số lĩnh vực khác trên cơ sở phát huy tối đa năng lực sẵn có của
6
Tổng công ty và các đơn vị thành viên. Hoạt động của NBC gồm ba lĩnh vực/thị trường
chính:
- Sản xuất và bán lẻ hàng may mặc cho thị trường trong nước
- Sản xuất hàng may mặc xuất khẩu cho thị trường quốc tế
- Các hoạt động đầu tư, thương mại và dịch vụ khác
Tầm nhìn: NBC mang những xu thế thời trang mới nhất đến với người Việt Nam và thế
giới trong vai trò nhà cung cấp sản phẩm thời trang công nghệ hàng đầu.
Sứ mệnh: NBC cung cấp cho khách hàng và người tiêu dùng những sản phẩm thời trang
đáng tin cậy cùng những dịch vụ chuyên nghiệp, tạo nên sự tự tin khi đồng hành cùng
thương hiệu NBC.
Giá trị cốt lõi: NBC luôn hành động dựa trên những giá trị sau:
- Khách hàng là trọng tâm: Khách hàng luôn là trọng tâm trong việc hoạch định
chính sách và chiến lược.
- Trách nhiệm xã hội: Với vai trò của một doanh nghiệp hàng đầu tại Việt Nam,
NBC không chỉ tập trung mục tiêu kinh doanh mà còn tích cực khẳng định sự lãnh đạo
của mình trong việc cải thiện mức sống xã hội và sự phát triển cho CB - CNV và cho
cộng đồng.
- Sáng tạo và Chất lượng: Những yếu tố trung tâm của sáng tạo là kỹ năng tạo ra
các mẫu thiết kế phù hợp nhất, lựa chọn chất liệu, cải tiến thiết bị và hệ thống sản xuất
bằng cách sử dụng công nghệ mới nhất có sẵn. NBC luôn luôn đặt ra những tiêu chuẩn để
đáp ứng hay vượt những yêu cầu của thị trường và người tiêu dùng.
- Trách nhiệm với CB – CNV: Tạo ra một môi trường khỏe mạnh, an toàn và đầy
đủ để CB - CNV của NBC có thể phát huy được tiềm năng cá nhân.
- Linh động và hiệu quả: Hệ thống sản xuất và quản lý của NBC mang tính linh
động cao nhằm đáp ứng nhu cầu thời trang của khách hàng.
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
Tìm hiểu sự thành công thách thức của một chuỗi cung ứng. Thực trạng chuỗi cung ứng tại Công ty Cổ phần may Nhà Bè
LỜI MỞ ĐẦU
Trong quá trình tồn tại và phát triển của mọi tổ chức, chuỗi cung ứng luôn là hoạt
động không thể thiếu. Xã hội ngày càng phát triển, cung ứng ngày càng khẳng định rõ
hơn vai trò quan trọng của mình. Giờ đây trong quá trình hội nhập và toàn cầu hóa về
kinh tế thế giới, cạnh tranh ngày càng khốc liệt để thành công trong môi trường biến động
như vậy đòi hỏi các doanh nghiệp phải tham gia công việc kinh doanh của nhà cung cấp
cung như khách hàng của họ bằng việc xây dựng riêng cho mình một chuỗi cung ứng
hoàn chỉnh.
Phát triển chuỗi cung ứng hoàn chỉnh sẽ tạo ra nền tảng cho doanh nghiệp tiết kiệm
chi phí không cần thiết, nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm, tăng sức cạnh tranh cho
sản phẩm với đối thủ. Ngoài ra nó còn giúp cho nền công nghiệp nước nhà gia nhập chuỗi
cung ứng sản xuất toàn cầu phát triển thị trường tiêu thụ toàn thế giới. Điều này đòi hỏi
doanh nghiệp phải quan tâm sâu sắc đến toàn bộ dòng dịch chuyển nguyên vật liệu cách
thức thiết kế và đóng gói sản phẩm và dịch vụ của nhà cung cấp cách thức vận chuyển
bảo quản sản phẩm hoàn thiện và điều mà người tiêu dùng yêu cầu, đặc biệt với ngành
công nghiệp may đang phát triển như hiện nay.
Vậy các doanh nghiệp trong ngành dệt may đã có nhưng thành công và thách thức
nào để hoàn thiện chuỗi cung ứng của mình. Xin mời cô và các bạn đồng bạn cùng nhóm
13 tìm hiểu để tài: “Tìm hiểu sự thành công & thách thức của một chuỗi cung ứng.
Thực trạng chuỗi cung ứng tại Công ty Cổ phần may Nhà Bè”.
2
1. Tổng quan ngành may mặc Việt Nam
Ngành dệt may Việt Nam trong nhiều năm qua luôn là một trong những ngành xuất
khẩu chủ lực của Việt Nam. Cùng với sự phát triển của công nghệ kĩ thuật, đội ngũ lao
động có tay nghề ngày càng chiếm tỉ lệ lớn và sự ưu đãi từ các chính sách nhà nước,
ngành dệt may đã thu được nhiều kết quả đáng khích lệ, vừa tạo ra giá trị hàng hóa, vừa
đảm bảo nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Tuy nhiên ngành dệt may của chúng
ta vẫn gặp nhiều hạn chế.
Hiện nay, Việt Nam chỉ cung cấp được từ 20-30% nguyên phụ liệu cho công
nghiệp Dệt may, số còn lại phải nhập khẩu. Chúng ta nhập nguyên liệu nhiều nhất từ
Trung Quốc, chiếm trên 40%; ngoài ra nhập từ Đài Loan, Hàn Quốc… Trung Quốc đồng
thời cũng là thị trường xuất khẩu dệt may lớn nhất Việt Nam, chiếm gần 50%. Hàn Quốc
cũng là nước nhập khẩu DMVN với số lượng lớn. Như vậy, ta nhập khẩu nguyên liệu dệt
may từ Trung Quốc, Hàn về gia công, sau khi hoàn thành sản phẩm, lại xuất ngược lại cho
họ. Nói cách khác, họ chỉ thuê địa điểm và nhân công nước ta để sản xuất đồ may mặc?
Theo ông Lê Tiến Trường - Tổng Giám đốc Tập đoàn Dệt may Việt Nam
(Vinatex), hiện nay năng lực sản xuất của DMVN vào khoảng 35 tỷ USD, trong khi nhu
cầu tối đa của thị trường trong nước chỉ khoảng trên 4 tỷ USD. Như vậy, để tăng đà phát
triển, không còn cách nào khác DMVN phải tăng cường xuất khẩu, đương đầu với các đối
thủ cạnh tranh, trong đó có Trung Quốc. “Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil không xuất khẩu
được thì còn có thể quay đầu về phục vụ thị trường trong nước mà vẫn có lãi, do thị
trường họ rộng, còn Việt Nam thì không thể làm như họ”, ông Trường nhấn mạnh.
Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam năm 2016 chỉ đạt khoảng
28,5 tỷ USD, thấp hơn dự kiến khoảng 1,5 tỷ USD và chỉ đạt khoảng 92% kế hoạch.
Trước đó, mục tiêu xuất khẩu dệt may đặt ra năm 2016 là 31 tỷ USD tuy đã điều chỉnh
xuống còn 29 tỷ USD, nhưng vẫn không thể hoàn thành. Đây cũng là năm mà tốc độ tăng
trưởng xuất khẩu toàn ngành dệt may xuống mức thấp nhất trong 10 năm qua. Thế
nhưng, trong tổng số hơn 28,5 tỷ USD xuất khẩu đó, thực chất Việt Nam chỉ được
3
hưởng chưa đến 20% giá trị vì dệt may chúng ta chủ yếu nhập nguyên liệu, máy móc
về nước gia công rồi xuất khẩu.
Về nguyên nhân dẫn tới sự sụt giảm nói trên, theo ông Lê Tiến Trường, Tổng Giám
đốc Tập đoàn Dệt may Việt Nam, năm 2016, do nhu cầu chung của cả thế giới bị suy
giảm, tất cả các quốc gia nhập khẩu đều nhập khẩu thấp hơn năm 2015, nên các nước xuất
khẩu đều gặp khó khăn về phát triển thị trường. Ngay cả các quốc gia lớn, như: Ấn Độ,
Trung Quốc xuất khẩu cũng giảm so với năm 2015. Năm 2016, Việt Nam là nước có tốc
độ xuất khẩu dệt may đạt 5,2%, là mức cao nhất so với 07 nước xuất khẩu dệt may lớn
nhất của thế giới.
Bên cạnh đó, các sản phẩm dệt may nước ta cũng phải cạnh tranh gay gắt với các
đối thủ đến từ: Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan, Bangladesh... Các nước này đang được
hưởng nhiều chính sách ưu đãi từ chính phủ, đặc biệt là về tỷ giá so với đồng USD để
phát triển ngành dệt may và thu hút đơn hàng. Hơn nữa, giá gia công ngành may trong 3
năm gần đây của các nước này lại không tăng.
Ngoài ra, theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam, thị trường xuất khẩu chính hàng dệt
may của Việt Nam trong năm 2016 vẫn là Trung Quốc với hơn 50% tổng lượng xuất
khẩu. Điều này cũng tiềm ẩn nguy cơ khiến doanh nghiệp xuất khẩu sợi có thể gặp rủi ro
khi quá phụ thuộc vào thị trường này.
Ngoài ra, sự kiện Anh rời EU (Brexit) hay thông tin Mỹ có khả năng rút khỏi TPP
đã tác động đến dệt may. Tuy nhiên, điều này hiện mới chỉ ảnh hưởng về mặt tâm lý.
Trên thực tế, việc dự báo xuất khẩu dệt may của Việt Nam không hoàn thành mục
tiêu cũng đã được Hiệp hội Dệt may Việt Nam và nhiều doanh nghiệp nhận định từ trước
đó, bởi nhu cầu thị trường nhập khẩu giảm vì kinh tế khó khăn từ giữa năm 2016. Tuy
nhiên, nhìn chung đến nay dệt may cũng đã có bước tiến dài trong hội nhập, tận dụng
được những lợi thế từ các hiệp định thương mại tự do, chủ động đón đầu các cơ hội khi
nước ta hội nhập.
Nhiều doanh nghiệp đã hướng đến sản xuất theo cách ODM (thiết kế trên ý
tưởng có sẵn, sản xuất), OBM (tự thiết kế, sản xuất, phân phối) tham gia vào chuỗi cung
4
ứng quốc tế. Bên cạnh việc không ngừng mở rộng thị trường xuất khẩu, ngành dệt may
cũng ngày càng quan tâm và dần chiếm lĩnh thị trường trong nước.
Năm 2017, Theo Bộ Công Thương, 9 tháng đầu năm 2017, kim ngạch xuất khẩu
ngành dệt may Việt Nam đạt gần 23 tỷ USD, tăng 9,8% so với cùng kỳ năm ngoái, hoàn
thành trên 75% kế hoạch xuất khẩu cả năm. Dự báo, kim ngạch xuất khẩu toàn ngành
trong quý 4 đạt 8 tỷ USD, tăng 11% so với cùng kỳ năm ngoái, nâng kim ngạch xuất khẩu
cả năm đạt 31 tỷ USD. Trong đó, các thị trường xuất khẩu chính là Hoa Kỳ, Nhật Bản,
Hàn Quốc…đều có mức tăng trưởng tốt.
Mặc dù với việc Anh rời Liên minh châu Âu (EU) và Mỹ chính thức rút khỏi Hiệp
định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) sẽ ảnh hưởng đến kim ngạch xuất khẩu dệt
may Việt Nam sang 2 thị trường này. Bên cạnh những khó khăn, xuất khẩu dệt may của
Việt Nam cũng có những tín hiệu sáng, đó là việc hoàn tất về mặt pháp lý của Hiệp định
thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) dự kiến sẽ có hiệu lực vào năm 2018.
Khi đó, 99% hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu vào EU hoàn toàn được miễn thuế
sẽ mở rộng cơ hội cho DN dệt may Việt Nam xuất khẩu sang EU.
Tuy nhiên, 2017 là năm Hiệp định này chưa có hiệu lực và dù vậy, 2017 vẫn được
coi là năm để chuẩn bị cho các yêu cầu của hiệp định này vì yêu cầu quy tắc xuất xứ từ
vải. Vì thế, Việt Nam phải có sự chuẩn bị rất kỹ thì mới có thể tận dụng được những lợi
thế từ Hiệp định mang lại.
Ông Phạm Xuân Hồng, Chủ tịch Hội May thêu đan Thành phố Hồ Chí Minh đã dự
báo: 2018 sẽ là năm ngành dệt may có nhiều triển vọng nếu thực hiện các chiến lược một
cách bài bản và đi đúng hướng. Đặc biệt, các doanh nghiệp đang nghiên cứu cách
kinh doanh hiệu quả hơn, taọ ra giá trị mới nhiều hơn, ví dụ như làm FOB, ODM, tạo ra
một giá trị mới và giảm bớt giá trị gia công. Theo ông Hồng, nếu làm được điều đó sẽ tạo
ra được giá trị mới, năm 2018 hy vọng rằng tăng trưởng của những cách kinh
doanh sẽ tốt hơn.
5
2. Giới thiệu Công ty Cổ phần may Nhà Bè
- Tên công ty: Tổng công ty Cổ phần may Nhà Bè – Công ty Cổ phần
- Tên tiếng anh: Nha Be Garment Corporation – Joint Stock Company
- Tên viết tắt: NBC
- Biểu tượng (LOGO):
- Trụ sở chính: số 4 Bến Nghé - Phường Tân Thuận - Quận 7 - Thành phố Hồ Chí
Minh
- Điện thoại: (08) 3872 0077 - (08) 3872 5107
Lịch sử hình thành và phát triển
NBC khởi đầu từ hai xí nghiệp may Ledgine và Jean Symi thuộc khu chế xuất Sài
Gòn hoạt động từ trước năm 1975.
Đến nay, NBC đã phát triển thành một Tổng công ty có 37 đơn vị thành viên,
25.000 cán bộ công nhân viên hoạt động trên nhiều lĩnh vực với địa bản trải rộng dài khắp
cả nước.
Đặc biệt vào năm 2015, đánh dấu sự chuyển mình mạnh mẽ của NBC khi đưa mô
hình sản xuất tinh gọn (Lean manufacturing) và hệ thống giám sát tổng thể Lean ERP trên
toàn hệ thống. Năng suất và chất lượng tăng cao khi loại bỏ lãng phí và những bất hợp lý
trong quy trình sản xuất nhằm giảm chi phí sản xuất từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh,
tạo niềm tin vững bền đối với khách hàng.
Sau hơn 40 năm, thành công lớn nhất của NBC là tạo được uy tín với khách hàng
trong và ngoài nước về năng lực sản xuất, chất lượng sản phẩm, đồng thời xây dựng được
một đội ngũ vững mạnh, đoàn kết hướng đến mục tiêu cao hơn.
Lĩnh vực hoạt động: Ngoài thế mạnh truyền thống là sản xuất các sản phẩm may mặc,
NBC còn tham gia một số lĩnh vực khác trên cơ sở phát huy tối đa năng lực sẵn có của
6
Tổng công ty và các đơn vị thành viên. Hoạt động của NBC gồm ba lĩnh vực/thị trường
chính:
- Sản xuất và bán lẻ hàng may mặc cho thị trường trong nước
- Sản xuất hàng may mặc xuất khẩu cho thị trường quốc tế
- Các hoạt động đầu tư, thương mại và dịch vụ khác
Tầm nhìn: NBC mang những xu thế thời trang mới nhất đến với người Việt Nam và thế
giới trong vai trò nhà cung cấp sản phẩm thời trang công nghệ hàng đầu.
Sứ mệnh: NBC cung cấp cho khách hàng và người tiêu dùng những sản phẩm thời trang
đáng tin cậy cùng những dịch vụ chuyên nghiệp, tạo nên sự tự tin khi đồng hành cùng
thương hiệu NBC.
Giá trị cốt lõi: NBC luôn hành động dựa trên những giá trị sau:
- Khách hàng là trọng tâm: Khách hàng luôn là trọng tâm trong việc hoạch định
chính sách và chiến lược.
- Trách nhiệm xã hội: Với vai trò của một doanh nghiệp hàng đầu tại Việt Nam,
NBC không chỉ tập trung mục tiêu kinh doanh mà còn tích cực khẳng định sự lãnh đạo
của mình trong việc cải thiện mức sống xã hội và sự phát triển cho CB - CNV và cho
cộng đồng.
- Sáng tạo và Chất lượng: Những yếu tố trung tâm của sáng tạo là kỹ năng tạo ra
các mẫu thiết kế phù hợp nhất, lựa chọn chất liệu, cải tiến thiết bị và hệ thống sản xuất
bằng cách sử dụng công nghệ mới nhất có sẵn. NBC luôn luôn đặt ra những tiêu chuẩn để
đáp ứng hay vượt những yêu cầu của thị trường và người tiêu dùng.
- Trách nhiệm với CB – CNV: Tạo ra một môi trường khỏe mạnh, an toàn và đầy
đủ để CB - CNV của NBC có thể phát huy được tiềm năng cá nhân.
- Linh động và hiệu quả: Hệ thống sản xuất và quản lý của NBC mang tính linh
động cao nhằm đáp ứng nhu cầu thời trang của khách hàng.
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
You must be registered for see links