nkid2008

New Member

Download miễn phí Đề tài Tìm hiểu và hoàn thiện hệ thống quản lý công nợ





LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CÔNG NỢ 5

1.1. Kế toán nợ phải thu khách hàng 5

1.1.1. Khái niệm 5

1.1.2. Nguyên nhân phát sinh tín dụng hay mua bán trả sau 6

1.1.3. Một số vấn đề chung liên quan đến những khoản phải thu 7

1.2. Kế toán dự phòng nợ phải thu khó đòi 13

1.2.1. Khái niệm 13

1.2.2. Một số vấn đề liên quan đế nợ phải thu khó đòi 14

1.2.3. Thanh lý phần công nợ khi xác định được khách hàng nào không thể trả nợ 18

1.2.4. Giải quyết những khoản phải thu 22

1.2.5. Phân tích bảng báo cáo và khoản phải thu 23

1.3. Quản lý Công nợ 24

1.3.1. Quyết định điều kiện để xem xét công nợ 25

1.3.2. Quá trình thu nợ 26

CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU SƠ NÉT VỀ CTY TNHH TM-DV KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TTNN 28

2.1. Sơ nét về công ty TTNN 28

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển 28

2.1.2. Nhiệm vụ và quyền hạn 29

2.1.3. Sơ đồ tổ chức 30

2.1.4. Tình hình tài chính trong doanh nghiệp 34

2.2. Tình hình tổ chức bộ máy kế toán 37

2.2.1. Sơ đồ chức năng phòng kế toán 37

2.2.2. Hệ thống tài khoản sử dụng 37

2.2.3. Niên độ kế toán 37

2.2.4. Hình thức kế toán áp dụng 37

CHƯƠNG 3: TÌNH HÌNH TỔ CHỨC HỆ THỐNG QUẢN LÝ CÔNG NỢ TẠI CTY TNHH TM-DV KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TTNN 40

CHƯƠNG 4: THẢO LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ CÁC BIỆN PHÁP 48

4.1. Cần sự kết hợp của toàn bộ nhân viên 49

4.2. Quy trình quản lý kế toán công ty 49

4.3. Đo lường hiệu quả các khoản phải thu 51

4.4. Hợp tác với khách hàng 51

4.5. Kiểm soát nội bộ trong phần chăm sóc công nợ 52

4.6. Ghi nhận khoản phải thu như thế nào 53

TÀI LIỆU THAM KHẢO 54

 

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


oản sử dụng
Kế toán dự phòng khoản thu khó đòi sử dụng tài khoản 1592 “dự phòng khoản phải thu khó đòi”.
Kết cấu của tài khoản này như sau:
Bên nợ: Số được hoàn nhận dự phòng phải thu khó đòi.
Bên có: Số dự phòng phải thu khó đòi được lập tính vào chi phí quản lý doanh nghiệp.
Dư có: Khoản dự phòng phải thu khó đòi hiện có.
Ngoài ra kế toán còn sử dụng tài khoản ngoài bảng là TK 004 “Nợ khi đã xử lý”.
Kết cấu tài khoản này như sau:
Bên nợ: Nợ khó đòi đã được xử lý phát sinh trong kỳ.
Bên có: Nợ khó đòi đã được xử lý được thu lại được và được xóa bỏ trong kỳ.
1.2.2.5. Sơ đồ kế toán dự phòng phải thu khó đòi
Hình 1.2 Sơ đồ kế toán dự phòng phải thu khó đòi
Nguồn: webketoan
Phương pháp dự phòng này thường được sữ dụng trong bảng báo cáo tài chính phục vụ cho cổ đông khi mà chi phí nợ xấu ngày nay đang là vấn đề nghiêm trọng khi kinh tế suy thoái và đối tác “không thể trả nợ” (chứ không phải là không muốn trả nợ). Như quá trình ở trên đã trình bày rõ thì cách ghi này có 3 yếu tố chính cần lưu ý:
Các khoản phải thu khó đòi chúng ta cần ước lượng. Và cách ước lượng này được xem như là một chi phí do đó sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận cuối cùng của công ty. Cho nên khi lập bảng ước lượng cần chú ý vì có thể công ty lập dự phòng cao sẽ khiến lợi nhuận cuối kỳ thấp dẫn đến công ty sẽ không hấp dẫn dưới mắt các nhà đầu tư (đối với các công ty cổ phần). Ngược lại, một dự phòng ước lượng thấp sẽ giúp lợi nhuận cao nhưng lại đưa thêm rủi ro đối với các khoản phải thu khó đòi khác.
Khoản dự phòng sẽ nằm bên Nợ trong tài khoản chi phí nợ xấu và bên Có bên tài khoản Dự phòng cho các khoản nợ xấu (một tài khoản đối ứng lại).
Cuối cùng khi đã xác định thanh lý khoản nào trong nọ xấu đó, thì khoản nợ xấu khó đòi thật sự sẽ được ghi vào bên Nợ của Dự phòng nợ khó đòi và phần Có bên Các khoản phải thu.
Để làm rõ hơn phần này, ta sẽ đưa ra một ví dụ sau. Giả sử như TTNN bán hàng chịu là 4 tỉ VND trong năm 2008. Với khoản này thì vào báo cáo kế toán cuối kỳ công ty thấy rằng 300 triệu vẫn chưa thu được. Cuối cùng, kế toán trưởng quyết định trình lên Ban giám đốc là sẽ có khoảng 100 triệu trong tổng số doanh số bán chịu này sẽ không thu được. Như vậy sau khi bán giám đốc đồng ý, kế toán sẽ ghi nhận khoản ước lượng 100 triệu này như sau:
Chi phí nợ xấu là 100 triệu VND bên Nợ
Dự phòng nợ khó đòi sẽ tăng lên 100 triệu VND bên Có
Chúng ta thấy rằng dự phòng này chỉ đưa ra nhằm nói lên con số ước tính cho khoản mà khách hàng có thể không trả được trong tương lai. Cách này được dùng để tránh phải trừ trực tiếp vào khoản Khoản phải thu vì chẳng ai biết khách hàng nào chính xác sẽ không trả nợ và lấp được những khoản trống mà phương pháp thanh lý để lại mặc dù về cơ bản thì hai phương pháp cùng làm giảm khoản phải thu.
Trong cách dự phòng này thì không công ty nào hi vọng mình sẽ có nợ xấu nhưng khi đã xuất hiện thì chúng ta phải làm những thao tác kế toán như khi nào thì ghi là nợ xấu và ghi nhận như thế nào khi khách hàng mà chúng ta liệt kê vào nợ xấu có thể vượt qua cơn khủng hoảng để thanh toán nợ lại cho chúng ta (trường hợp trên không phải lúc nào cũng xãy ra).
1.2.3. Thanh lý phần công nợ khi xác định được khách hàng nào không thể trả nợ
Trong quá trình đòi nợ, công ty thường dùng các phương pháp khác nhau như lập biên bản nhắc nợ, gọi điện đến lãnh đạo đối tác và cuối cùng là đưa ra tòa án kinh tế. Trong phần sau, tui sẽ đề cập nhiều hơn về vấn đề này, bây giờ thì ta tiếp tục sau khi các biện pháp đó không còn hữu dụng nữa. Lúc đó công ty buộc phải thanh lý tài khoản đó. Cho rõ hơn, tui đưa ra một ví dụ như sau: Kế toán trưởng công ty TTNN nhận được quyết định của Ban giám đốc về quyết định thanh lý khoản nợ 200 triệu của công ty AAA. Thì nghiệp vụ kế toán sẽ ghi nhận như sau
Phần Dự phòng nợ khó đòi sẽ giảm 200 triệu bên Nợ
Khoản phải thu phải giảm 200 triệu bên Có.
Ta thấy rằng với biện pháp này thì không xuất hiện chi phí nợ xấu khi buộc phải thanh lý mà chỉ làm giảm cả hai bên Dự phòng nợ khó đòi và phần Khoản phải thu mà thôi. Chính vì vậy, chỉ có bảng cân đối kế toán bị ảnh hưởng (mặc dù con số chung vẫn không thay đổi) chứ không ảnh hưởng gì đến bảng kết quả hoạt động kinh doanh.
1.2.3.1. Phục hồi khi nhận lại được những khoản nợ xấu
May mắn thay, trong quá trình hoạt động vẫn có những công ty vượt qua khó khăn và thanh toán nợ cho chúng ta khi họ đã bị ghi là nợ xấu. Khi đó, nghiệp vụ kế toán sẽ ghi hai khoản liên quan như sau: phục hồi lại tài khoản cho khách hàng và làm động tác kế toán ngược lại như với phần thanh lý.
1.2.3.2. Những điều cơ bản dành cho phương pháp trích lập dự phòng
Sau khi đã nói sơ qua những khoản như trên, thì tui xin được đề cập đến những điều cơ bản của việc trích lập dự phòng này. Theo lý thuyết của các cách quản lý hiện đại của phương Tây, có hai cách thường được sữ dụng dựa vào hai con số xác định: phần trăm của doanh số và phần trăm của khoản phải thu. Trong báo cáo tài chính thì cả hai đều được chấp nhận và điều quan trọng nằm trong tay Ban giám đốc xem cách nào là phù hợp (giống như phần trích lập dự phòng cho đầu tư tài chính ngắn hạn là đề tài nóng hổi trong các cuộc họp đại hội cổ đông của các công ty lên sàn vừa qua mà REE là một ví dụ). Vấn đề nằm ở chổ là Ban giám đốc sẽ chọn xem ảnh hưởng này dựa trên báo cáo thu nhập hay bảng cân đối kế toán.
1.2.3.2.1. Tính nợ khó đòi theo phần trăm của doanh thu (revenue hay sales)
Theo cách tính nợ khó đòi theo phần trăm của doanh thu, nghiệp vụ kế toán sẽ tính toán dựa trên phần trăm của doanh thu mua chịu mà công ty (loại phần mua bán trả tiền ngay ra). Hầu như phần trăm bao nhiêu sẽ dựa vào các dữ liệu quá khứ cũng như chính sách ước lượng cho tương lai. Nó có thể dựa theo doanh số bán chịu gộp hay ròng cũng được trong năm kinh doanh hiện tại. Bởi vì kinh tế thế giới có những biến động bất ngờ mà chúng ta không thể dự báo được cho nữa năm (một phần vì các công ty không có đầy đủ thông tin cũng như chuyên nghiệp như các quỹ đầu tư để dự báo chuyện này) nên có thể công ty vẫn đưa ra dự báo tương lai để điều chỉnh lại phần trăm mà con số quá khứ cho ra.
Ví dụ công ty TTNN có doanh số bán chịu trong năm 2008 là 4 tỷ và con số mà Ban giám đốc dự tính sẽ không thu được là 5%. Thì kết quả tính ra con số chi phí nợ khó thu sẽ vào khoảng 4tỷ x 5% = 200 triệu VND.
Ta thấy rõ rằng cách tính này giúp thỏa điều kiện về tính đối ứng (matching principle) của nghiệp vụ kế toán sẽ được thỏa mãn. Kết quả là chi phí nợ xấu đã được trực tiếp liên quan theo phần trăm đến doanh thu của công ty (phần doanh thu bán chịu). Vấn đề ở đây nếu xãy ra điều chỉnh thì tính cân bằng của khoản dự phòng sẽ ít được để ý đến. Khoản điều chỉnh này cần dựa theo khoản phải thu khó đòi. Nếu con số thực tế khác xa so với con số dự tính, phần trăm ước lượng trong tương lai cần sữa làm sao để phù hợp.
1.2.3.2.2. Tính nợ khó

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top