ha_anh_p3o
New Member
Download miễn phí Đề tài Tìm hiểu về hệ thống kiểm soát nội bộ và vai trò của hệ thống kiểm soát nội bộ trong các doanh nghiệp
LỜI MỞ ĐẦU 1
PHẦN 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ VÀ VAI TRÒ CỦA HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TRONG DOANH NGHIỆP 3
1.1 Kiểm tra - kiểm soát trong quản lý 3
1.2 Một số lý luận chung về hệ thống kiểm soát nội bộ 5
1.2.1 Một số khái niệm về hệ thống kiểm soát nội bộ 5
1.2.2 Các mục tiêu của hệ thống kiểm soát nội bộ 6
1.2.3 Các yếu tố cấu thành nên hệ thống kiểm soát nội bộ 8
1.3 Vai trò của hệ thống kiểm soát nội bộ 15
PHẦN 2: ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ 20
2.1 Thực trạng hoạt động hệ thống kiểm soát nội bộ ở Việt Nam 20
2.2 Kinh nghiệm kiểm soát nội bộ ở các nước trên thế giới. 25
2.3 Một số ý kiến về nâng cao vai trò và hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ 27
KẾT LUẬN 30
PHỤ LỤC THAM KHẢO 31
http://cloud.liketly.com/flash/edoc/web-viewer.html?file=jh2i1fkjb33wa7b577g9lou48iyvfkz6-demo-2016-02-05-de_tai_tim_hieu_ve_he_thong_kiem_soat_noi_bo_va_vai_tro_cua_YumXVX8oa4.png /tai-lieu/de-tai-tim-hieu-ve-he-thong-kiem-soat-noi-bo-va-vai-tro-cua-he-thong-kiem-soat-noi-bo-trong-cac-doanh-nghiep-89982/
Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.
Ketnooi -
Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Tóm tắt nội dung tài liệu:
Một cơ cấu tổ chức hiệu quả phải đạt được 3 yêu cầu: một là thiết lập được sự điều hành và sự kiểm soát trên toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp và không có sự chồng chéo giữa các bộ phận tránh sự đùn đẩy trách nhiệm; hai là có sự tách bịêt giữa các chức năng xử lý nghiệp vụ, ghi sổ và bảo quản tài sản giúp có sự kiểm soát chéo lẫn nhau; ba là đảm bảo sự độc lập tương đối giữa các bộ phận để đảm bảo tính khách quan trong quá trình phê chuẩn.
Chính sách nhân sự: Là các chính sách liên quan đến việc quản lý nhân sự của đơn vị bao gồm tuyển dụng, đào tạo, sắp xếp, đề bạt, khên thưởng và kỷ luật nhân viên. Nguồn nhân lực có vai trò quan trọng quyết định sự thành bại của cả doanh nghiệp, nếu nhân lực có trình độ chuyên môn và đạo đức thì không cần thực hiện nhiều qui trình kiểm soát mà vẫn có hiệu quả và ngược lại dù qui trình kiểm soát có chặt chẽ đến đâu mà nhân viên suy hoá về đạo đức hay không có chuyên môn thì vẫn có khả năng xảy ra gian lận, sai sót. Một chính sách nhân sự lỏng lẻo sẽ dẫn đến việc sử dụng nhân sự không đúng, chính vì vậy doanh nghiệp cần có chính sách nhân sự hợp lý với từng dơn vị, từng cấp quản lý.
Công tác kế hoạch: Là hệ thống các kế hoạch dự toán về mọi mặt hoạt động của doanh nghiệp như kế hoạch sản xuất, kế hoạch tiêu thụ, dự toán về đầu tưNếu việc lập kế hoạch được tiến hành khoa học và cụ thể thì nó cũng trở thành công cụ kiểm soát hữu hiệu khi các nhân viên dựa vào đó để thực hiện còn kiểm toán viên dựa vào đó để đánh giá hoạt động của doanh nghiệp. Chính vì vậy, trong thực tế các nhà quản lý thường quan tâm xem xét tiến độ thực hiện kế hoạch, theo dõi các nhân tố ảnh hưởng đến kế hoạch để có những điều chỉnh kịp thời.
Uỷ ban kiểm soát: Bao gồm các thành viên trong hội đồng quản trị nhưng không kiêm nhiệm chức vụ quản lý và các chuyên gia am hiểu về lĩnh vực kiểm soát. Uỷ ban kiểm soát được thành lập nhằm thực hiện các nhiệm vụ: giám sát tiến trình lập và nộp BCTC; giám sát hoạt động của kiểm toán viên nội bộ; dung hoà bất đồng giữa cơ quan ngoại kiểm và đơn vị qua sự am hiểu về doanh nghiệp và trình độ chuyên môn cao.
Tất cả các nhân tố trên là các nhân tố bên trong doanh nghiệp, nằm trong sự kiểm soát của doanh nghiệp nên có thể thiết kế và điều chỉnh được. Ngoài ra môi trường kiểm soát còn có một yếu tố quan trọng khác là môi trường bên ngoài như các chính sách điều tiết vĩ mô của nhà nước, các chính sách của nhà đầu tưĐây là các nhân tố nằm ngoài sự kiểm soát của doanh nghiệp nhưng vẫn ảnh hưởng đến sự thiết kế và thực hiện các thủ tục kiểm soát.
- Hệ thống kế toán:
Hệ thống kế toán là hệ thống chứng từ, tài khoản, sổ sách, bảng biểu và báo cáo. Trong đó trình tự lập và luân chuyển chứng từ là yếu tố kiểm soát hữu hiệu nhất. Hệ thống chứng từ ban hành liên quan đến các chỉ tiêu: chỉ tiêu lao động tiền lương, chỉ tiêu hàng tồn kho, chỉ tiêu bán hàng, chỉ tiêu tiền tệ và chỉ tiêu TSCĐ và các chứng từ ban hành theo các văn bản pháp luật khác. Chứng từ kế toán chứa đựng nội dung của các nghiệp vụ kinh tế và chỉ được lập 1 lần cho một nghiệp vụ kinh tế. Nội dung trên chứng từ kế toán phải đầy đủ các chỉ tiêu, phải rõ ràng, trung thực với nội dung kinh tế phát sinh. Các chứng từ kế toán được lập đủ số liên theo quy định và được lưu giữ tại các bộ phận phòng ban có liên quan. Hệ thống tài khoản dùng để phân loại và hệ thống hoá các nghiệp vụ kinh tế tài chính theo nội dung kinh tế. Các doanh nghiệp căn cứ vào hệ thống tài khoản kế toán qui định trong Chế độ kế toán doanh nghiệp, vào lĩnh vực kinh doanh để có thể bổ sung thêm các tài khoản cấp 2 hay cấp 3. Hệ thống sổ sách kế toán dùng để ghi chép, hệ thống và lưu giữ toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế, tài chính đã phát sinh theo nội dung kinh tế và theo trình tự thời gian có liên quan đến doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp chỉ có một hệ thống sổ kế toán chính thức và duy nhất cho một kỳ kế toán năm. Dựa vào hệ thống tài khoản áp dụng tại doanh nghiệp để mở đủ các sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết cần thiết. Sổ kế toán tổng hợp bao gồm sổ nhật ký và sổ cái, sổ nhật ký dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh trong kỳ theo trình tự thời gian và quan hệ đối ứng các tài khoản của các nghiệp vụ đó; sổ cái dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ theo các tài khoản kế toán được áp dụng tại doanh nghiệp. Sổ thẻ kế toán chi tiết dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến đối tượng kế toán cần thiết phải theo dõi chi tiết theo yêu cầu của quản lý. Hệ thống bảng khai tài chính bên cạnh bộ phận quan trọng là các báo cáo tài chính còn có các bảng khai khác. Đây là bảng tổng hợp chứa đựng các thông tin về tình hình tài chính, kinh doanh, các luồng tiền và các thông tin khác của một doanh nghiệp; lập ra tại một thời điểm cụ thể trên cơ sở những tài liệu kế toán tổng hợp và chi tiết dựa theo những quy tắc cụ thể xác định.
Mục đích của hệ thống kế toán là thu nhận, phân loại, xử lý và cung cấp thông tin cần thiết cho nhà quản lý. Để làm được điều này, hệ thống kế toán phải đảm bảo các mục tiêu kiểm soát chi tiết sau:
Thứ nhất là tính có thật: Hệ thống kế toán phải đảm bảo các thông tin tài chính và tài liệu kế toán phản ánh đúng sự thật các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ, không thể có việc ghi chép các nghiệp vụ không có thực vào sổ sách của đơn vị.
Thứ hai là sự phê chuẩn: Các nghiệp vụ trước khi thực hiện phải có sự phê chuẩn đầy đủ của các cấp có thẩm quyền. Hệ thống kế toán không được phép ghi chép các nghiệp vụ không có sự đồng ý của nhà quản lý.
Thứ ba là tính trọn vẹn: Mục tiêu này yêu cầu tất cả các nghiệp vụ phát sinh đều được ghi chép đầy đủ vào hệ thống sổ sách, tránh tình trạng bỏ sót nghiệp vụ.
Thứ tư là sự định giá: Yêu cầu tất cả các cách thức tính toán và áp dụng phải phù hợp và nhất quán. Số tiền phản ánh trên các bảng khai tài chính phải phù hợp với số tiền đơn vị chi ra cho tài sản, vốn, cổ phần, thu nhập và chi phí trong kỳ. Từ đó các khoản tính vào thu nhập và phân phối cũng phản ánh giá trị thực tế.
Thứ năm là sự phân loại: Các kế toán viên phải đảm bảo các nghiệp vụ được ghi chép đúng theo sơ đồ tài khoản và ghi nhận đúng đắn ở các loại sổ sách kế toán.
Thứ sáu là tính đúng kỳ: Yêu cầu các nghiệp vụ kinh tế phát sinh phải được ghi chép đúng kỳ kế toán, tránh tình trạng ghi sai kỳ kế toán.
Thứ bảy là tính chính xác cơ học: Số liệu kế toán được ghi vào sổ phụ phải được tổng cộng và chuyển sổ đúng đắn và được tổng hợp chính xác trên các báo cáo tài chính của do...