Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Lên men là quá trình trao đổi chất, qua đó chất hữu cơ bị biến đổi dưới tác
dụng của các men (enzyme) vi sinh vật. Các vi sinh vật thường được sử dụng để
lên men là vi khuẩn, nấm men, nấm mốc. Lên men là một trong những kỹ thuật
lâu đời nhất trong chế biến thực phẩm và mang tầm quan trọng kinh tế to lớn.
Thực phẩm lên men truyền thống có thể xem là một nét văn hóa đặc trưng
cho một đất nước. Chúng được tạo ra nhờ sự tìm tòi sáng tạo của mỗi một dân
tộc trên con đường phát triển những món ăn truyền thống. Theo thời gian, các
sản phẩm lên men truyền thống được mở rộng về cả chủng loại và phương pháp
chế biến. Hầu như mỗi dân tộc trên thế giới đều có riêng một sản phẩm thực
phẩm mang đặc sắc riêng của vùng như Hàn Quốc (kim chi, rượu shochu), Việt
nam (nem, chả, tôm chua ), Nhật Bản (rượu sake, tương miso, nước tương
shoyu ),
Nhật Bản là một trong những quốc gia có những sản phẩm lên men truyền
thống phát triển lâu đời nhất, ứng dụng cho các sản phẩm đó là nhờ sự tìm tòi
phát hiện loại mốc "koji" ngay từ rất sớm. "Koji" là mốc cấy trên gạo, lúa mạch
hay đậu nành, nó hoạt động như một chất mồi cho quá trình lên men.
Truyền
thống này đã được thực hiện ít nhất 500 năm tại Nhật Bản và đã tạo ra nhiều
sản phẩm có tiếng như rượu sake, tương miso, nước tương shoyu
Trãi qua thời gian lâu dài của việc sử dụng thực phẩm cho thấy rằng koji
mốc rất an toàn để áp dụng trong các ngành công nghiệp thực phẩm khác.
Việc ứng dụng mốc koji trong chế biến thực phẩm vẫn còn rất lạ lẫm
với nhiều quốc trên thế giới. Trong quá trình học tập nghe đến tên loại này
đối với chúng em vẫn còn rất lạ lẫm. Cho nên nhóm chúng em chọn đề tài:
“Tìm hiểu về koji”.
PHẦN I
TỔNG QUAN VỀ KOJI
1.1. KOJI LÀ GÌ?
Koji là một trong những thành phần quan trọng nhất được coi là giống
khởi động để sản xuất một số thực phẩm lên men truyền thống của Nhật Bản.
Koji có chứa một hệ các enzyme thủy phân được tạo thành trong nấm
mốc sinh trưởng trên các cơ chất chứa tinh bột. Các enzyme thủy phân này
(glucoamyloza, α-amyloza, proteaza) để thủy phân tinh bột và protein thành
các chất có trọng lượng phân tử thấp. Tùy thuộc sản phẩm cuối cùng, các
chủng nấm mốc khác nhau được sử dụng để sản xuất koji như: Aspergillus
oryzae, Aspergillus awamoki, Aspergillus kawachi, Aspergillus niger,
Koji được nuôi cấy từ hạt gạo, đậu nành, hạt lúa mì, hay đậu tương.
Đó là một thành phần quan trọng trong việc sản xuất của các loại thực phẩm
truyền thống của Nhật Bản lên men như sake, miso và shoyu. Các loại mốc
koji khác nhau được sử dụng để sản xuất các loại thực phẩm khác
nhau. Aspergillus oryzae là nấm mốc được sử dụng để sản xuất koji rộng rãi
nhất. Đối với malt sản xuất bia, mốc koji cung cấp enzyme cần thiết để phân
hủy các chất nền cho quá trình lên men thực phẩm.
1.2. PHÂN LOẠI KOJI:
Koji được phân loại với 3 dạng màu sắc khác nhau: kuro (màu
đen), shiro (màu trắng) và Kiroi (màu vàng). Sự khác nhau của koji không
chỉ mang lại một sự khác biệt về màu sắc, mà còn mang đặc tính riêng biệt
về hình dạng, các hương vị và mùi thơm của mỗi sản phẩm sản xuất.
* Một vài đặc điểm của nấm mốc Aspergillus Oryzae:
Aspergillus oryzae thuộc chi Aspergillus, họ Trichocomaceae, bộ
Eurotiales, lớp Eurotiomycetes, ngành Ascomycota và thuộc giới nấm
2
(Kitamoto, 2002). Bào tử của A. oryzae có màu vàng hoa cau, không chứa
độc tố aflatoxin. A.oryzae tiết ra môi trường các enzym thủy phân như
amylase, glucoamylase, xenlulase, pectinase, xylanase và hemixenlulase. Cơ
thể sinh trưởng của nấm mốc A. oryzae là một hệ sợi bao gồm những sợi rất
mảnh, chiều ngang 5-7 µm, phân nhánh rất nhiều và có vách ngăn, chia sợi
thành nhiều bao tế bào.
Từ những sợi nằm ngang này hình thành những sợi đứng thẳng gọi là
cuống đính bào tử, ở đó có cơ quan sinh sản vô tính. Cuống đính bào tử của
A.oryzae thường dài 1-2 mm nên có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Phía đầu
cuống đính bào tử phồng lên gọi là bọng. Từ bọng này phân chia thành
những tế bào nhỏ, thuôn, dài, gọi là những tế bào hình chai.
Đầu các tế bào hình chai phân chia thành những bào tử đính vào nhau,
nên gọi là đính bào tử. Đính bào tử của A. oryzae có màu vàng lục hay màu
vàng hoa cau.
Đặc điểm của giống A. oryzae là giàu các enzyme thủy phân nội bào và
ngoại bào (amylase, protease, pectinase,…). Chúng mọc và phát triển có khi
thành lớp mốc, có màu sắc đen, vàng… Các bào tử này dễ bị gió cuốn bay xa
khi gặp điều kiện thuận lợi sẽ mọc thành mốc mới.
Nấm mốc A. oryzae khi mới phát triển, hệ sợi có màu trắng, sau đó
chuyển dần sang màu vàng lục và khi già chuyển hẳn sang màu vàng.
Aspergillus oryzae là một loại nấm mốc koji, một trong những loại nấm
được sử dụng rộng rãi nhất trong ngành công nghiệp. Đặc biệt ở Nhật Bản,
nó không thể thiếu, là một chất thiết yếu của các loại thực phẩm truyền thống
và đồ uống như tương miso, shoyu (nước tương), và sake (rượu gạo). Nuôi
cấy nấm mốc koji từ đậu nành, gạo, hay lúa mì, được trộn với môi trường
dinh dưỡng và lên men để sản xuất thực phẩm. Truyền thống này đã được
thực hiện ít nhất 500 năm tại Nhật Bản. Trãi qua thời gian lâu dài của việc sử
dụng thực phẩm cho thấy rằng koji mốc rất an toàn để áp dụng trong các quá
trình công nghiệp thực phẩm khác nhau. Ngoài ra, mốc koji có các chức năng
3
hấp dẫn trong sản xuất một loạt các enzyme tự nhiên. Nấm mốc tương
Aspergillus oryzae thích hợp với môi trường giàu gluxit: Gạo, ngô, cám
Aspergillus oryzae chủ yếu tiết ra các enzyme amylaze và proteaza. Khi nuôi
cấy trên môi trường rắn thì PH môi trường ít ảnh hưởng đến quá trình tạo
thành enzyme của nấm mốc vì môi trường có tính đệm cao.
Aspergillus oryzae là sinh vật hoàn toàn hiếu khí, chỉ phát triển hoàn
toàn bình thường khi có đầy đủ Oxy khoảng 1.7m
3
không khí cho 1kg môi
trường trong toàn bộ quá trình phát triển.
1.2.1 Koji vàng (kiroi koji)
Koji vàng (kiroi) đã tồn tại ở Nhật Bản nhiều năm. Nó đã được sử dụng
nhiều trong sản xuất thực phẩm do lợi ích của nó mang lại. Kiroi-koji rất
nhạy cảm với nhiệt độ và thích hợp với khí hậu lạnh. Kiroi-koji hiếm khi
được sử dụng. Đầu những năm 1990, việc sử dụng Kiroi-koji đang dần tăng
lên, nhưng trên một cơ sở rất hạn chế.
Koji vàng: loại nấm mốc sử dụng chủ yếu là Aspergillus oryzae
Một loạt các nguyên vật liệu có thể được sử dụng kết hợp với Kiroi-koji: gạo
(kome), khoai lang (imo), lúa mạch (mugi). Shochu sản xuất với kiiroi-koji thường
có màu sắc đẹp và mùi trái cây.
1.2.2 Koji đen (kuro koji )
Trong lịch sử, kuro - koji có nguồn gốc ở Okinawa để sản xuất rượu
Awamori, ngày nay nó vẫn được sử dụng hầu hết để sản xuất Awamori. Năm
1910, kuro - koji lần đầu tiên được đưa vào đất liền Nhật Bản qua đảo
Kyushu. Nó đã được giới thiệu bởi Genichiro Kawachi nhờ sự nỗ lực kiếm để
cung cấp cho shochu ở địa phương koji có chất lượng cao.
Kuro-koji bền hơn koji Kiroi màu vàng, phù hợp với khí hậu cận nhiệt
đới. Mặc dù có thể tạo ra hương vị đặc biệt, hầu hết các nhà sản xuất cuối
cùng loại bỏ kuro - koji vì lý do vệ sinh.
4
Năm 1985, Masaki Yamamoto phát triển NK- koji , loại này giúp sản
phẩm tạo ra ngon miệng hơn kuro-koji. NK koji lần đầu tiên được thực hiện
trong sản xuất của các thương hiệu Nishiki shochu Kuroisa năm 1987. Kuro-
koji shochu thường là dữ dội trong hương vị và mùi thơm.
Koji đen: sử dụng nấm mốc Aspergillus awamori
Khoai lang (imo) shochu và Awamori là phổ biến nhất là sản xuất
với kuro-koji.
1.2.3 Koji trắng ( shiro)
Shiro koji được phát hiện vào năm 1923 khi Genichiro Kawachi (người
đã giới thiệu kuro-koji ) chứng kiến một sự biến đổi trong kuro-koji. Điều
này dẫn đến việc nghiên cứu sâu hơn cho đến khi ông có thể xác định làm
thế nào để nuôi cấy nó độc lập. Cuối cùng Shiro-koji thay thế kuro-koji để
ngăn chặn các điều kiện vệ sinh khủng khiếp gây ra bởi kuro-koji. Các nhà
sản xuất nhận ra một số lợi ích từ việc sử dụng shiro-koji: độ bền, dễ dàng
phổ biến rộng rãi và đẩy mạnh quá trình đường hóa. Shiro-koji shochu có đặc
điểm là dễ uống, nhẹ và sạch.
Koji trắng: loại nấm mốc được nuôi cấy thường là Aspergillus kawachii
1.3. KỸ THUẬT SẢN XUẤT KOJI
Koji là một bào tử nấm. Nó thường được sản xuất bằng gạo, nhưng
cũng có thể được tạo ra với kiều mạch (soba), khoai lang (imo), hay lúa
mạch (mugi).
Quá trình tạo ra koji có thể mất 40-50 giờ và có bốn bước cơ bản:
rửa, hấp vật liệu dùng các Tank, làm gia tăng các bào tử và làm mát.
1. Rửa, ngâm nhằm phân loại xử lí tạp chất và làm sạch nguyên liệu.
2. Hấp làm mềm vật liệu, cho phép các koji nấm mốc phát triển dễ
dàng hơn.Tane-kin được dùng hấp vật liệu.
5
3. Koji được pha trộn đều, sau đó được bọc trong vải và đặt vào
phòng. Phòng koji rất nóng và ẩm ướt, vải sẽ giúp giữ lại cả độ ấm và
ẩm. Ngoài ra, khi các bào tử tăng trưởng với lượng lớn ở nhiệt phù hợp,
koji phải được khuấy trộn để điều chỉnh nhiệt độ.
4. Kết thúc quá trình làm koji, các khay chứa vật liệu lấy ra khỏi
phòng và làm mát ở nhiệt độ phòng.
Quy trình nhân giống A. oryzae
6
Đậu
nành
Rửa
Ngâm
Rút nước
Nấu (Hấp)
Làm nguội
Phối trộn
Ủ mốc
Bổ sung muối
Koji
đậu
nành
Mốc khởi đầu
(A. oryzae)
Muố
i
Nướ
c
Tạp
chất
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
Lên men là quá trình trao đổi chất, qua đó chất hữu cơ bị biến đổi dưới tác
dụng của các men (enzyme) vi sinh vật. Các vi sinh vật thường được sử dụng để
lên men là vi khuẩn, nấm men, nấm mốc. Lên men là một trong những kỹ thuật
lâu đời nhất trong chế biến thực phẩm và mang tầm quan trọng kinh tế to lớn.
Thực phẩm lên men truyền thống có thể xem là một nét văn hóa đặc trưng
cho một đất nước. Chúng được tạo ra nhờ sự tìm tòi sáng tạo của mỗi một dân
tộc trên con đường phát triển những món ăn truyền thống. Theo thời gian, các
sản phẩm lên men truyền thống được mở rộng về cả chủng loại và phương pháp
chế biến. Hầu như mỗi dân tộc trên thế giới đều có riêng một sản phẩm thực
phẩm mang đặc sắc riêng của vùng như Hàn Quốc (kim chi, rượu shochu), Việt
nam (nem, chả, tôm chua ), Nhật Bản (rượu sake, tương miso, nước tương
shoyu ),
Nhật Bản là một trong những quốc gia có những sản phẩm lên men truyền
thống phát triển lâu đời nhất, ứng dụng cho các sản phẩm đó là nhờ sự tìm tòi
phát hiện loại mốc "koji" ngay từ rất sớm. "Koji" là mốc cấy trên gạo, lúa mạch
hay đậu nành, nó hoạt động như một chất mồi cho quá trình lên men.
Truyền
thống này đã được thực hiện ít nhất 500 năm tại Nhật Bản và đã tạo ra nhiều
sản phẩm có tiếng như rượu sake, tương miso, nước tương shoyu
Trãi qua thời gian lâu dài của việc sử dụng thực phẩm cho thấy rằng koji
mốc rất an toàn để áp dụng trong các ngành công nghiệp thực phẩm khác.
Việc ứng dụng mốc koji trong chế biến thực phẩm vẫn còn rất lạ lẫm
với nhiều quốc trên thế giới. Trong quá trình học tập nghe đến tên loại này
đối với chúng em vẫn còn rất lạ lẫm. Cho nên nhóm chúng em chọn đề tài:
“Tìm hiểu về koji”.
PHẦN I
TỔNG QUAN VỀ KOJI
1.1. KOJI LÀ GÌ?
Koji là một trong những thành phần quan trọng nhất được coi là giống
khởi động để sản xuất một số thực phẩm lên men truyền thống của Nhật Bản.
Koji có chứa một hệ các enzyme thủy phân được tạo thành trong nấm
mốc sinh trưởng trên các cơ chất chứa tinh bột. Các enzyme thủy phân này
(glucoamyloza, α-amyloza, proteaza) để thủy phân tinh bột và protein thành
các chất có trọng lượng phân tử thấp. Tùy thuộc sản phẩm cuối cùng, các
chủng nấm mốc khác nhau được sử dụng để sản xuất koji như: Aspergillus
oryzae, Aspergillus awamoki, Aspergillus kawachi, Aspergillus niger,
Koji được nuôi cấy từ hạt gạo, đậu nành, hạt lúa mì, hay đậu tương.
Đó là một thành phần quan trọng trong việc sản xuất của các loại thực phẩm
truyền thống của Nhật Bản lên men như sake, miso và shoyu. Các loại mốc
koji khác nhau được sử dụng để sản xuất các loại thực phẩm khác
nhau. Aspergillus oryzae là nấm mốc được sử dụng để sản xuất koji rộng rãi
nhất. Đối với malt sản xuất bia, mốc koji cung cấp enzyme cần thiết để phân
hủy các chất nền cho quá trình lên men thực phẩm.
1.2. PHÂN LOẠI KOJI:
Koji được phân loại với 3 dạng màu sắc khác nhau: kuro (màu
đen), shiro (màu trắng) và Kiroi (màu vàng). Sự khác nhau của koji không
chỉ mang lại một sự khác biệt về màu sắc, mà còn mang đặc tính riêng biệt
về hình dạng, các hương vị và mùi thơm của mỗi sản phẩm sản xuất.
* Một vài đặc điểm của nấm mốc Aspergillus Oryzae:
Aspergillus oryzae thuộc chi Aspergillus, họ Trichocomaceae, bộ
Eurotiales, lớp Eurotiomycetes, ngành Ascomycota và thuộc giới nấm
2
(Kitamoto, 2002). Bào tử của A. oryzae có màu vàng hoa cau, không chứa
độc tố aflatoxin. A.oryzae tiết ra môi trường các enzym thủy phân như
amylase, glucoamylase, xenlulase, pectinase, xylanase và hemixenlulase. Cơ
thể sinh trưởng của nấm mốc A. oryzae là một hệ sợi bao gồm những sợi rất
mảnh, chiều ngang 5-7 µm, phân nhánh rất nhiều và có vách ngăn, chia sợi
thành nhiều bao tế bào.
Từ những sợi nằm ngang này hình thành những sợi đứng thẳng gọi là
cuống đính bào tử, ở đó có cơ quan sinh sản vô tính. Cuống đính bào tử của
A.oryzae thường dài 1-2 mm nên có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Phía đầu
cuống đính bào tử phồng lên gọi là bọng. Từ bọng này phân chia thành
những tế bào nhỏ, thuôn, dài, gọi là những tế bào hình chai.
Đầu các tế bào hình chai phân chia thành những bào tử đính vào nhau,
nên gọi là đính bào tử. Đính bào tử của A. oryzae có màu vàng lục hay màu
vàng hoa cau.
Đặc điểm của giống A. oryzae là giàu các enzyme thủy phân nội bào và
ngoại bào (amylase, protease, pectinase,…). Chúng mọc và phát triển có khi
thành lớp mốc, có màu sắc đen, vàng… Các bào tử này dễ bị gió cuốn bay xa
khi gặp điều kiện thuận lợi sẽ mọc thành mốc mới.
Nấm mốc A. oryzae khi mới phát triển, hệ sợi có màu trắng, sau đó
chuyển dần sang màu vàng lục và khi già chuyển hẳn sang màu vàng.
Aspergillus oryzae là một loại nấm mốc koji, một trong những loại nấm
được sử dụng rộng rãi nhất trong ngành công nghiệp. Đặc biệt ở Nhật Bản,
nó không thể thiếu, là một chất thiết yếu của các loại thực phẩm truyền thống
và đồ uống như tương miso, shoyu (nước tương), và sake (rượu gạo). Nuôi
cấy nấm mốc koji từ đậu nành, gạo, hay lúa mì, được trộn với môi trường
dinh dưỡng và lên men để sản xuất thực phẩm. Truyền thống này đã được
thực hiện ít nhất 500 năm tại Nhật Bản. Trãi qua thời gian lâu dài của việc sử
dụng thực phẩm cho thấy rằng koji mốc rất an toàn để áp dụng trong các quá
trình công nghiệp thực phẩm khác nhau. Ngoài ra, mốc koji có các chức năng
3
hấp dẫn trong sản xuất một loạt các enzyme tự nhiên. Nấm mốc tương
Aspergillus oryzae thích hợp với môi trường giàu gluxit: Gạo, ngô, cám
Aspergillus oryzae chủ yếu tiết ra các enzyme amylaze và proteaza. Khi nuôi
cấy trên môi trường rắn thì PH môi trường ít ảnh hưởng đến quá trình tạo
thành enzyme của nấm mốc vì môi trường có tính đệm cao.
Aspergillus oryzae là sinh vật hoàn toàn hiếu khí, chỉ phát triển hoàn
toàn bình thường khi có đầy đủ Oxy khoảng 1.7m
3
không khí cho 1kg môi
trường trong toàn bộ quá trình phát triển.
1.2.1 Koji vàng (kiroi koji)
Koji vàng (kiroi) đã tồn tại ở Nhật Bản nhiều năm. Nó đã được sử dụng
nhiều trong sản xuất thực phẩm do lợi ích của nó mang lại. Kiroi-koji rất
nhạy cảm với nhiệt độ và thích hợp với khí hậu lạnh. Kiroi-koji hiếm khi
được sử dụng. Đầu những năm 1990, việc sử dụng Kiroi-koji đang dần tăng
lên, nhưng trên một cơ sở rất hạn chế.
Koji vàng: loại nấm mốc sử dụng chủ yếu là Aspergillus oryzae
Một loạt các nguyên vật liệu có thể được sử dụng kết hợp với Kiroi-koji: gạo
(kome), khoai lang (imo), lúa mạch (mugi). Shochu sản xuất với kiiroi-koji thường
có màu sắc đẹp và mùi trái cây.
1.2.2 Koji đen (kuro koji )
Trong lịch sử, kuro - koji có nguồn gốc ở Okinawa để sản xuất rượu
Awamori, ngày nay nó vẫn được sử dụng hầu hết để sản xuất Awamori. Năm
1910, kuro - koji lần đầu tiên được đưa vào đất liền Nhật Bản qua đảo
Kyushu. Nó đã được giới thiệu bởi Genichiro Kawachi nhờ sự nỗ lực kiếm để
cung cấp cho shochu ở địa phương koji có chất lượng cao.
Kuro-koji bền hơn koji Kiroi màu vàng, phù hợp với khí hậu cận nhiệt
đới. Mặc dù có thể tạo ra hương vị đặc biệt, hầu hết các nhà sản xuất cuối
cùng loại bỏ kuro - koji vì lý do vệ sinh.
4
Năm 1985, Masaki Yamamoto phát triển NK- koji , loại này giúp sản
phẩm tạo ra ngon miệng hơn kuro-koji. NK koji lần đầu tiên được thực hiện
trong sản xuất của các thương hiệu Nishiki shochu Kuroisa năm 1987. Kuro-
koji shochu thường là dữ dội trong hương vị và mùi thơm.
Koji đen: sử dụng nấm mốc Aspergillus awamori
Khoai lang (imo) shochu và Awamori là phổ biến nhất là sản xuất
với kuro-koji.
1.2.3 Koji trắng ( shiro)
Shiro koji được phát hiện vào năm 1923 khi Genichiro Kawachi (người
đã giới thiệu kuro-koji ) chứng kiến một sự biến đổi trong kuro-koji. Điều
này dẫn đến việc nghiên cứu sâu hơn cho đến khi ông có thể xác định làm
thế nào để nuôi cấy nó độc lập. Cuối cùng Shiro-koji thay thế kuro-koji để
ngăn chặn các điều kiện vệ sinh khủng khiếp gây ra bởi kuro-koji. Các nhà
sản xuất nhận ra một số lợi ích từ việc sử dụng shiro-koji: độ bền, dễ dàng
phổ biến rộng rãi và đẩy mạnh quá trình đường hóa. Shiro-koji shochu có đặc
điểm là dễ uống, nhẹ và sạch.
Koji trắng: loại nấm mốc được nuôi cấy thường là Aspergillus kawachii
1.3. KỸ THUẬT SẢN XUẤT KOJI
Koji là một bào tử nấm. Nó thường được sản xuất bằng gạo, nhưng
cũng có thể được tạo ra với kiều mạch (soba), khoai lang (imo), hay lúa
mạch (mugi).
Quá trình tạo ra koji có thể mất 40-50 giờ và có bốn bước cơ bản:
rửa, hấp vật liệu dùng các Tank, làm gia tăng các bào tử và làm mát.
1. Rửa, ngâm nhằm phân loại xử lí tạp chất và làm sạch nguyên liệu.
2. Hấp làm mềm vật liệu, cho phép các koji nấm mốc phát triển dễ
dàng hơn.Tane-kin được dùng hấp vật liệu.
5
3. Koji được pha trộn đều, sau đó được bọc trong vải và đặt vào
phòng. Phòng koji rất nóng và ẩm ướt, vải sẽ giúp giữ lại cả độ ấm và
ẩm. Ngoài ra, khi các bào tử tăng trưởng với lượng lớn ở nhiệt phù hợp,
koji phải được khuấy trộn để điều chỉnh nhiệt độ.
4. Kết thúc quá trình làm koji, các khay chứa vật liệu lấy ra khỏi
phòng và làm mát ở nhiệt độ phòng.
Quy trình nhân giống A. oryzae
6
Đậu
nành
Rửa
Ngâm
Rút nước
Nấu (Hấp)
Làm nguội
Phối trộn
Ủ mốc
Bổ sung muối
Koji
đậu
nành
Mốc khởi đầu
(A. oryzae)
Muố
i
Nướ
c
Tạp
chất
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
You must be registered for see links