Download miễn phí Đề tài Tín dụng Ngân hàng đối với chương trình xoá đói giảm cùng kiệt tỉnh Hoà Bình





1. Tính cấp thiết của đề tài: 4

2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 5

CHƯƠNG I

TÍN DỤNG NGÂN HÀNG VÀ VAI TRÒ

CỦA TÍN DỤNG NGÂN HÀNG TRONG VIỆC

THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO

I. Nền kinh tế thị trường, những ưu điểm và khuyết tận của nền kinh tế thị trường 6

1. Những ưu điểm của nền kinh tế thị trường: 6

2. Những khuyết tật của nền kinh tế thị trường: 7

II. Sự phân hoá giầu nghèo trong nền kinh tế thị trường; Hệ quan điểm và các giải pháp của Đảng và Nhà nước ta 8

1. Sự phân hoá giàu nghèo trong nền kinh tế thị trường : 8

2. Chuẩn mực phân loại hộ nghèo ở nước ta hiện nay: 8

3. Những quan điểm mục tiêu và giải pháp của Đảng và Nhà nước ta về xoá đói giảm nghèo: 9

3.1. Quan điểm và phương châm xoá đói giảm nghèo của Đảng và Nhà nước ta: 9

3.2. Mục tiêu xoá đói giảm nghèo giai đoạn 1998-2000 và những năm tiếp theo - Các giải pháp: 11

4. Những chương trình hỗ trơ vốn của Chính phủ cho chương trình xoá đói giảm nghèo ở Việt Nam: 12

III. Tín dụng Ngân hàng và vai trò của tín dụng Ngân hàng trong quá trình thực hiện mục tiêu chương trình xoá đói giảm nghèo 14

1. Tín dụng Ngân hàng trong cơ chế thị trường: 14

2. Vai trò của tín dụng Ngân hàng trong quá trình thực hiện mục tiêu chương trình xoá đói giảm nghèo ở Việt Nam: 14

CHƯƠNG II

THỰC TRẠNG TÍN DỤNG CỦA NHNo & PTNT TỈNH HOÀ BÌNH TRONG VIỆC THỰC HIỆN MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO CỦA TỈNH

I. Đặc điểm tự nhiên - kinh tế - xã hội của tỉnh Hoà Bình. Những lợi thế và khó khăn trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội 19

1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Hoà Bình: 19

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


ăng so với năm 1999 là 2.593.000 triệu đồng, đạt tốc độ tăng 2,2%.
- Nguồn vốn có kỳ hạn trên 12 tháng năm 2000 là 240 triệu đồng, giảm so với năm 1999 là 15.379 triệu đồng, giảm 98%.
Với nguồn vốn tăng trưởng như trên NHNo & PTNT tỉnh Hoà Bình đã có điều kiện để đẩy mạnh cho vay, đặc biệt là cho vay hộ sản xuất, từ đó góp phần tích cực vào chương trình xoá đói giảm cùng kiệt của tỉnh.
Xét về cơ cấu nguồn vốn ta thấy rằng :
Qua 2 năm nguồn vốn huy động tăng trưởng chủ yếu tập trungvào nguồn vốn không kỳ hạn do đó mà nguồn vốn không kỳ hạn chiếm tỷ trọng chủ yếu từ 44% năm 1999 lên 65% tổng nguồn vốn huy động năm 2000.
Nguồn vốn có kỳ hạn dưới 12 tháng chiếm tỷ trọng từ 50% năm 1999 giảm xuống 34% tổng nguồn vốn huy động năm 2000.
Nguồn vốn có kỳ hạn trên 12 tháng chiếm tỷ trọng từ 6% năm 1999 xuống 1% tổng nguồn vốn huy động năm 2000.
Với cơ cấu nguồn vốn như trên, NHNo & PTNT tỉnh Hoà Bình có điều kiện để giảm thấp chi phí đầu vào nhưng lại ảnh hưởng trực tiếp đến cơ cấu đầu tư giữa cho vay ngắn hạn và cho vay trung, dài hạn. Đặc biệt là cơ cấu đầu tư đối với cho vay hộ sản xuất.
l.2. Cho vay hộ sản xuất từ nguồn vốn huy động của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Hoà Bình:
Thực hiện chủ trương cho hộ sản xuất vay vốn để phát triển nông, lâm, ngư, diêm nghiệp và kinh tế nông thôn theo quyết định 67/ QĐ-TTg ngày 30/ 3/ 1999 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách tín dụng Ngân hàng phục vụ phát triển nông nghiệp và nông thôn mà các văn bản trước đó là nghị quyết 10 của BCT năm 1998, nghị định 14/ CT ngày 2/ 3/1993 về chính sách cho hộ sản xuất vay vốn để phát triển nông - lâm - ngư - diêm nghiệp và kinh tế nông thôn. Với nguồn vốn huy động được, NHNo & PTNT tỉnh Hoà Bình đã mở rộng cho vay các thành phần kinh tế trên địa bàn. Đối với kinh tế nông nghiệp, đã đầu tư vốn cho hộ sản xuất 100% số xã trong tỉnh, với số lượt hộ vay hàng năm trên 15 ngàn hộ. Vốn đầu tư chủ yếu phục vụ chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, cho vay hộ sản xuất mua cây, con giống, phân bón, thuốc phòng trừ sâu bệnh, tăng diện tích kết hợp thâm canh tăng năng suất cây trồng, vật nuôi. Mở rộng diện tích cây trồng các loại như cam, quýt, mơ, mai, cây lấy củ... trồng rừng, đặc biệt là cho vay vốn để phát triển vùng nguyên liệu cho chế biến như mía đường, chè, vùng kinh tế hàng hoá như dưa chuột, dưa hấu. Phát triển chăn nuôi trâu bò đàn, lợn, gia cầm và nuôi cá lồng, cá ao... Cho vay mở mang ngành nghề, phát triển thủ công nghiệp nhỏ, phương tiện vận tải, dịch vụ thương mại trong khu vực nông thôn, thị trấn, thị xã, tạo công ăn việc làm, nhiều mô hình kinh tế VACR được hình thành và phát triển, đời sống nhân dân được cải thiện, bộ mặt nông thôn của tỉnh đã được thay da đổi thịt, góp phần thực hiện chủ trương xoá đói giảm cùng kiệt ở nông thôn.
Biểu số 04 :
Tình hình cho vay hộ sản xuất thời kỳ 1999 - 2000
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 1999
Năm 2000
Tăng (+), giảm (-)
Số tiền
%
Số tiền
%
Số tiền
%
1. Tổng dư nợ
205.666
100
224.238
100
+18.572
+9
Trong đó :
* Dự nợ cho vay hộ sản xuất
104.610
100
120.654
100
+ 16.044
+15,3
- Dư nợ cho vay giảm lãi theo CS
7.803
7,5
40.633
33,7
+ 32.830
+420
Quá hạn
2.877
2,75
1.437
1,2
- 1.440
-50
Phân theo loại cho vay :
- Dư nợ cho vay ngắn hạn
85.361
82
99.542
82,5
+ 14.181
+16,6
+ Dư nợ cho vay giảm lãi theo CS
6.233
7,3
39.196
39,0
+ 32.963
+528,8
- Dư nợ cho vay trung hạn
19.249
18
21.103
17,5
+ 1.854
+9,6
+ Dư nợ cho vay giảm lãi theo CS
1.570
8,2
4.238
20,0
+ 2.668
+169,9
2. Lãi suất dư nợ cho vay b.quân
1,09
0,9
Nguồn số liệu: Báo cáo thường niên của NHNo & PTNT tỉnh Hoà Bình.
Tổng dư nợ năm 2000 là 224.238 triệu đồng, tăng so với năm 1999 là 18.572 triệu đồng, đạt tốc độ tăng 9%, tăng chủ yếu vào cho vay hộ sản xuất. Cụ thể:
Dư nợ cho vay hộ sản xuất năm 2000 là 120.654 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 53,8% trong tổng dư nợ, tăng so với năm 1999 là 16.044 triệu đồng và đạt tốc độ tăng 15,3%. Đặc biệt dư nợ cho vay các xã thuộc khu vực II, III (theo phân loại của Uỷ ban Dân tộc và miền núi đó là những khu vực khó khăn và đặc biệt khó khăn - được giảm lãi theo chính sách) có tốc độ tăng trưởng nhanh. Dư nợ cho vay năm 2000 là 40.633 triệu đồng, tăng so với năm 1999 là 32.830 triệu đồng (bằng 420%), chiếm tỷ trọng trong tổng dư nợ từ 7,5% năm 1999 lên 33,7% năm 2000.
Từ cơ cấu nguồn vốn như đã phân tích ở trên đã ảnh hưởng trực tiếp đến cơ cấu đầu tư của NHNo & PTNT tỉnh Hoà Bình, đặc biệt là cơ cấu đầu tư cho vay hộ sản xuất.
Nợ ngắn hạn cho vay hộ sản xuất năm 2000 là 99.542 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 82,5% trong tổng dư nợ cho vay hộ sản xuất, tăng so với năm 1999 là 14.181 triệu đồng và bằng 16,6%, trong đó dư nợ cho vay giảm lãi theo chính sách là 39.196 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 39% tổng dư nợ ngắn hạn hộ sản xuất, tăng so với năm 1999 là 32.963 triệu đồng, bằng 528,8%.
Nợ trung hạn cho vay hộ sản xuất năm 2000 là 21.103 triệu đồng, chỉ chiếm tỷ trọng 17,5% tổng dư nợ cho vay hộ sản xuất, tăng so với năm 1999 là 1.854 triệu đồng và bằng 9,6%, trong đó dư nợ cho vay giảm lãi theo chính sách là 4.238 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 20% trong tổng dư nợ trung hạn hộ sản xuất, tăng so với năm 1999 là 2.668 triệu đồng, bằng 169,9%.
Vốn Ngân hàng đã giúp các hộ cùng kiệt ở vùng sâu, vùng xa, vùng cao mạnh dạn vay vốn, góp phần khắc phục khó khăn trong sản xuất nhằm thoát khỏi tình trạng sản xuất tự cung tự cấp, dần dần tiếp cận với cơ chế thị trường.
Cơ chế cho vay không ngừng được hoàn thiện phù hợp với điều kiện, trình độ của nông dân nói chung và nông dân cùng kiệt nói riêng để họ dễ dàng tiếp cận với đồng vốn của Ngân hàng.
1.3. Những tồn tại và nguyên nhân trong công tác tín dụng đối với hộ sản xuất ở tỉnh Hoà Bình:
* Về nguồn vốn:
- Tuy nguồn vốn huy động tăng qua các năm, nhưng nguồn vốn thường tăng không ổn định và có chi phí bình quân đầu vào cao. Điều đó làm ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng đầu tư của Ngân hàng vì: Là Ngân hàng thương mại, NHNo & PTNT tỉnh Hoà Bình phải tính toán mức lãi suất cho vay (đầu ra) sao cho đủ bù đắp lãi suất đầu vào, chi phí nghiệp vụ Ngân hàng và đảm bảo có lãi. Vì vậy, lãi suất cho vay đối với hộ nông dân nói chung, hộ nông dân cùng kiệt nói riêng là quá cao so với suất lợi nhuận mà người nông dân thu được. Ngược lại, nếu NHNo & PTNT tỉnh Hoà Bình cho vay với mức lãi suất vừa phải (hộ nông dân có thể chịu đựng được) thì chênh lệch đầu ra đầu vào thấp, không đủ bù đắp chi phí nghiệp vụ. Đây là điều trân trở lớn nhất không chỉ của riêng NHNo & PTNT tỉnh Hoà Bình và của hộ nông dân cùng kiệt mà của cả các cấp bộ, ngành, của Chính phủ và đó cũng là một trong những nguyên nhân trực tiếp chưa mở rộng được tín dụng đối với hộ nông dân nghèo, nhất là ở địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng núi cao và vùng tập trung dân tộc ít người... gây ra tình trạng ứ đọng vốn ở NHNo & PTNT tỉnh Hoà Bình.
- Nguồn vốn cho vay hộ nông dân của NHNo & PTNT tỉnh Hoà Bình chủ yếu là nguồn vốn huy động ngắn hạn, từ đó hạn chế việc đầu tư trung, dài hạn cho h...

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Thực trạng thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ của ngân hàng techcombank Luận văn Kinh tế 0
D Thực trạng hoạt động thẻ tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín – Chi nhánh Bình Dương Luận văn Kinh tế 0
D Giáo trình tín dụng – ngân hàng PDF Luận văn Kinh tế 0
D Nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bưu điện Liên Việt Luận văn Kinh tế 0
D Hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay cá nhân tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam đà nẵng Luận văn Kinh tế 0
D So sánh quy trình tín dụng của 4 ngân hàng thương mại nhà nước Luận văn Kinh tế 0
D Các loại gian lận thường gặp phải trong hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại Luận văn Kinh tế 0
D Phát triển dịch vụ phi tín dụng tại các ngân hàng thương mại việt nam Luận văn Kinh tế 0
A Vận dụng phương pháp thống kê phân tích hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại CP quân đội phòng giao dịch Đống Đa Luận văn Kinh tế 0
G Mở rộng tín dụng đối với DNNVV tại chi nhánh ngân hàng No&PTNT huyện Trực Ninh – Nam Định Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top