Lazzaro

New Member
Tin trên báo Dân trí ngày 2/8:



Bầu Đức chia cổ tức



Nông nghiệp trở thành "con gà đẻ trứng vàng", bầu Đức quyết định chia cổ tức cho cổ đông; nữ đại U50 lên xe hoa lần 2.

Là những diễn biến chính trong giới đại gia tuần vừa qua.



Bầu Đức chia cổ tức, bán đất nền







Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:* Nghi vấn về căn “siêu” biệt thự của ông Trần Văn Truyền tại Sài Gòn



* Bầu Đức chia cổ tức, Liễu đại gia lấy chồng lần 2

* 'Bóng ma' gây ung thư tái xuất *Năm tới, Viêt Nam sẽ là nước xuất khẩu cà phê số 1 thế giới



Ngày 31/7 vừa qua,Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) đã công bố trả cổ tức năm 2013 bằng cổ phiếu với tỷ lệ 10%. Theo đó, tập đoàn lên kế hoạch phát hành 71,8 triệu cổ phần để trả cổ tức bằng cổ phiếu cho cổ đông công ty theo tỷ lệ 10% (khách hàng sở hữu 10CP nhận được 1CP mới). Cổ phiếu phát hành từ nguồn lợi nhuận sau thuế chưa phân phối và thặng dư vốn cổ phần tại thời điểm cuối năm 2013.





Năm 2013, HAGL lãi ròng 846 tỷ đồng (phần dành cho cổ đông công ty mẹ), nâng khoản lợi nhuận sau thuếchưa phân phối tính đến cuối năm lên 1.968 tỷ đồng. Tại cùng thời điểm, đơn vị này có khoản thặng dư vốn cổ phần lên tới 3.544 tỷ đồng.



Trong buổi đại hội cổ đông thường niên tổ chức vào hồi tháng 5/2014, Chủ tịch HAGL – ông Đoàn Nguyên Đức (bầu Đức) đã từng bày tỏ mong muốn tích cực phát triển tập đoàn theo hướng nông nghiệp. Ngoài dầu cọ và cao su, bầu Đức cho biết đẩy mạnh trồng 10.000 ha bắp và nuôi 100.000 con bò tại Lào trong năm nay.



Ông Đức bộc bạch, HAGL có rất nhiều cổ đông trung thành, theo chân tập đoàn từ những ngày mới trồng cây cao su ở Lào và Campuchia.



[​IMG]

Ông Đoàn Nguyên Đức (bầu Đức) đã từng bày tỏ mong muốn tích cực phát triển tập đoàn theo hướng nông nghiệp.



"5 năm qua tiền tươi thóc thật nộp đều đều nhưng lợi nhuận lại không đáng kể. Nhiều cổ đông tâm sự với tui rằng các dự án phát triển rất thuận lợi nhưng chờ lợi nhuận quá lâu, sốt ruột vô cùng. Vì vậy, tui phải nghĩ đến cây bắp, con bò để bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư", bầu Đức nói.



Một ngày sau khi bất ngờ chia cổ tức, vào ngày 1/8, Công ty Cổ phần Đầu tư Bất động sản An Phú (công ty tách ra từ HAGL) cũng đã tiến hành việc trao sổ đỏ đợt 1 cho các khách hàng mua nền đất tại dự án Hoàng Anh Minh Tuấn và mở bán đợt 2.



Tại buổi công bố, 18 khách hàng thay mặt cho hàng trăm khách hàng mua đất nền đợt 1 đã nhận sổ đỏ. Được biết, dự án này tọa lạc tại mặt tiền đường Đỗ Xuân Hợp lộ giới 40 m, phường Phước Long B, quận 9, giáp ranh quận 2, đối diện với khu liên hợp TDTT Quốc gia Rạch Chiếc, sân golf, khu công nghệ cao…Tổng diện tích toàn khu là 81.988 m2 gồm 201 nền nhà phố (diện tích từ 90m2 đến 125m2) và 72 nền biệt thự (diện tích trên 200m2).



http://dantri.com.vn/kinh-doanh/bau-duc-chia-co-tuc-lieu-dai-gia-lay-chong-lan-2-925231.htm
 

raymous_md

New Member
Tin thứ 2 trên Dân Trí - Ngày 2/8



Tốc độ nhập bò Úc vào Việt Nam tăng khủng khiếp

Với chi phí nuôi đắt đỏ, số lượng nuôi nhỏ lẻ đã khiến bò Việt bị bò Úc áp đảo về số lượng và lấn chiếm thị phần. Nếu không có chính sách phát triển kịp thời, bò Việt sẽ tiến dần đến cái chết là điều có thể thấy trước, nhất là khi thuế nhập khẩu thịt giảm dần đến 0%.

>> "Công nghệ" hô biến thịt nạc màu đỏ thành… thịt bò Úc

>> Bò Úc loạn giá

>> Thịt bò Úc nhập khẩu: giá rẻ đáng ngờ!


“Điên cuồng” nhập khẩu







Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:* Hậu vụ JTC tố hối lộ: Nhật Bản vẫn cam kết cấp ODA cho Việt Nam mức cao nhất

* Vỡ đường ống nước Sông Đà: Chín lần thất tín, sao vẫn tin?

* Argentina vỡ nợ do các quỹ "kền kền" của Mỹ?

* [INFOGRAPHIC] Tổng hợp các tin đồn xung quanh chiếc iPhone 6 sắp tới



Theo Hiệp hội Chăn nuôi Việt Nam, 7 tháng đầu năm, Việt Nam nhập về khoảng 120.000 con bò Úc, cao gấp khoảng 4 lần cùng kỳ và nhiều hơn gần 50% cả năm 2013. Tốc độ nhập bò Úc vào Việt Nam tăng khủng khiếp.





Năm 2012, Việt Nam mới bắt đầu nhập bò Úc với số lượng khá khiêm tốn, chỉ khoảng 3.000 con. Nhưng qua năm 2013 đã tăng vọt lên gần 67.000 con, và như đã đề cập, 7 tháng đầu năm nay là 120.000 con. Vượt qua cả Trung Quốc, Việt Nam đã trở thành thị trường nhập khẩu bò Úc đứng thứ 2 sau Indonesia.



Với tốc độ nhập “điên cuồng” như thế, bò Úc đã lấn chiếm thị phần nhanh chóng, đánh bật bò nội ra khỏi các cửa hàng, siêu thị, quán ăn. Theo đánh giá của các doanh nghiệp thì hiện bò Úc đã chiếm 70% thị phần bò tươi tại TP.HCM và vẫn còn đang tiếp tục tăng lên từng ngày.



[​IMG]​Biểu đồ số lượng bò Úc nhập khẩu vào Việt Nam.



Bò Việt Nam gần như vắng bóng hẳn, chỉ còn xuất hiện rải rác ở một số chợ truyền thống. “Năm ngoái bò Úc nhập về nhiều là do lượng bò nội và bò nhập về từ Campuchia, Lào nguồn cung giảm sút mạnh, giá lại cao trong khi bò Úc giá lại rẻ hơn 30-50%, chỉ khoảng 2,4USD/kg bò hơi.



Nhưng năm nay giá đã tăng lên gần 35%, hơn 3,2 USD/kg, vậy mà lượng bò Úc nhập về không những không giảm mà còn tăng lên gấp 2,5 lần là điều chưa từng thấy” - ông Lưu Sơn Thủy- Giám đốc DNTN Thủy Hà chia sẻ.



Ông Nguyễn Đăng Vang - Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Việt Nam, cho rằng sở dĩ bò Úc chiếm lĩnh thị trường Việt Nam là do nhu cầu tiêu thụ thịt bò trong dân còn rất lớn. Hiện trong khẩu phần ăn của người Việt, thịt trâu bò chỉ mới chiếm có 6% trong khi con số trung bình của thế giới là 23%.



Bên cạnh đó, thịt bò Úc nhập về được phía Úc giám sát kỹ về chất lượng, độ an toàn vệ sinh thực phẩm, hơn hẳn bò trong nước nên được người tiêu dùng tin cậy hơn. “Do không có lợi thế về chăn nuôi đại gia súc nên mỗi năm Việt Nam chỉ sản xuất khoảng 370.000 tấn thịt trâu bò hơi, không đủ cho tiêu dùng trong nước nên phải nhập khẩu thêm” - ông Vang nói.



Cái chết được báo trước?



Hiện để được nhập khẩu bò Úc, theo quy định từ phía quốc gia Úc, các nhà kinh doanh Việt Nam phải xây dựng khu nuôi nhốt bò, nhà máy giết mổ theo tiêu chuẩn Úc. Theo các doanh nghiệp, thì số tiền nhập khẩu bò Úc chỉ bằng ½ chi phí đầu tư hệ thống chuồng trại và quy trình giết mổ này. Và toàn bộ các khâu này đều có sự giám sát của chuyên gia Úc từ khi khởi động đến khi hoạt động.



“Úc yêu cầu các nhà giết mổ phải đảm bảo theo quy trình giết mổ nhân đạo, tức là không được làm cho con vật bị hoảng loạn, stress từ khi vận chuyển đến giết mổ. Nếu không thực hiện đúng cam kết, họ sẽ ngừng hợp đồng bán bò” - ông Văn Đức Mười - Tổng Giám đốc Công ty Vissan, giải thích thêm. Do vậy, thịt bò có được từ quy trình giết mổ này sẽ đảm bảo chất lượng, người tiêu dùng yên tâm.

Trong khi đó, những quy trình này hoàn toàn xa lạ với người nuôi bò Việt Nam. Hiện ở Việt Nam, bò được nuôi nhỏ lẻ, tự phát trong các hộ dân với một quy trình cũng “nhỏ lẻ và tự phát” như thế theo trình độ và hiểu biết của người nuôi. Quy trình giết mổ và vận chuyển cũng không đảm bảo vệ sinh.



Ông Nguyễn Hồng Phong - Giám đốc kinh doanh và phát triển thị trường Công ty TNHH TM DV XNK Thực phẩm sạch (thương hiệu Fresfoco), cho biết sau khi được nhập về và giết mổ, thịt bò Úc được đóng gói, hút chân không, gắn thương hiệu, chuyên chở bằng xe đông lạnh đến các điểm bán và tại đây, thịt bò được bảo quản bằng tủ mát nên bảo đảm chất lượng. Tất cả các khâu đều theo một chuỗi khép kín.



Trong khi đó, bò nội do nông dân nuôi nhỏ lẻ thiếu về số lượng cũng như sự đồng bộ nên khó tham gia chuỗi khép kín. Thịt được giết tươi, chở đi bằng xe máy và bán ở các chợ lẻ suốt từ sáng tới chiều tối mà không có lấy viên nước đá ướp lạnh nào.



Ông Nguyễn Trí Công- Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi tỉnh Đồng Nai, ngậm ngùi cho biết không phải các doanh nghiệp trong nước không thấy được tiềm năng to lớn của con bò thịt. Nhưng với những đặc thù tự nhiên và chính sách của Việt Nam không thể chăn nuôi lớn theo quy mô công nghiệp như Úc và các nước khác có thảo nguyên, đồng cỏ bao la.



“Tốc độ đô thị hóa phát triển chóng mặt trong những thập niên gần đây đã đẩy giá đất ở Việt Nam lên cao đắt đỏ. Chính điều này đã làm “teo tóp” dần lượng bò được chăn nuôi ở Việt Nam, chi phí chăn nuôi theo đó cũng tăng lên cao, khiến bò Việt không thể nào cạnh tranh nổi về giá và cả chất lượng với bò Úc và bò các nước khác. Nếu cứ tiếp tục như vậy, cái chết của bò nội là điều có thể thấy trước” - ông Công buồn bã.
 

nhocbin13579

New Member
TIN NGÀY 31/7 TRÊN CAPHE:



HAG

Công ty Cổ phần Hoàng Anh Gia Lai (HOSE)




Giá hiện tại: HAG[​IMG]25.5+0.1(+0.39%)Hồ sơ công ty[​IMG] GDCĐ lớn & CĐ nội bộ

HAG lên kế hoạch trả cổ tức 10% bằng cổ phiếu

[​IMG]



Cổ phiếu phát hành từ nguồn LNST chưa phân phối và thặng dư vốn cổ phần tại thời điểm cuối năm 2013.

Công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai (HAG) công bố nghị quyết HĐQT ngày 30/7/2014 về việc triển khai phương án trả cổ tức bằng cổ phiếu.



Triển khai Nghị quyết ĐHCĐ thường niên 2014, Hoàng Anh Gia Lai lên kế hoạch phát hành 71,8 triệu cổ phần để trả cổ tức bằng cổ phiếu cho cổ đông công ty theo tỷ lệ 10%. Cổ phiếu phát hành từ nguồn LNST chưa phân phối và thặng dư vốn cổ phần tại thời điểm cuối năm 2013.



Năm 2013, HAG lãi ròng 846 tỷ đồng (phần dành cho cổ đông công ty mẹ), nâng khoản LNST chưa phân phối tính đến cuối năm lên 1.968 tỷ đồng. Tại cùng thời điểm, HAG có khoản thặng dư vốn cổ phần lên tới 3.544 tỷ đồng.



Hiện Hoàng Anh Gia Lai chưa công bố kết quả kinh doanh quý 2 năm 2014. Quý 1 vừa qua công ty lãi ròng 372 tỷ đồng, gấp 4 lần con số cùng kỳ. Mía đường tiếp tục đóng góp phần lớn vào lợi nhuận của HAG trong quý 1/2014.
 

cu_nhan_9x_tb

New Member
Giá 25.5 vẫn còn ngon. Thứ hai mình xúc tiếp hag, tiền bán ree về sẽ xúc hết hag. Sau đó là khoá tủ luôn, tập trung vào làm việc chuyên môn, có xiền lại xúc tiếp và cất tủ. mọi việc còn lain mình giao cho a Đức lo liệu. Mình tin vào anh, nếu anh thất bại thì mình sụi theo a luôn. Ngược lại thì vinh quang theo a.
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Công trình: Nhà kỹ thuật - Trung tâm điều hành thông tin cáp sợi quang ở khu đô thị mới Ngã 5- Sân bay Cát Bi Kiến trúc, xây dựng 0
R Nghiên cứu các công nghệ thông tin di động, các sản phẩm mới Luận văn Kinh tế 0
D Tin nhắn đẹp độc chức mừng giáng sinh, năm mới Sinh viên chia sẻ 2
K Phát triển thông tin khoa học và công nghệ địa phương để thúc đẩy hoạt động đổi mới công nghệ (Nghiê Kinh tế quốc tế 0
G Xây dựng chính sách thông tin hỗ trợ đổi mới công nghệ tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa Kinh tế quốc tế 0
C Đổi mới hoạt động thông tin - thư viện đáp ứng yêu cầu đào tạo theo tín chỉ tại Trường Đại học Hải Dương Văn hóa, Xã hội 0
B Đổi mới hoạt động thông tin - thư viện đáp ứng yêu cầu đào tạo theo học chế tín chỉ tại ĐHQGHN Văn hóa, Xã hội 2
D Chính sách đối với nguồn nhân lực thông tin - thư viện ở Việt Nam trong giai đoạn đổi mới đất nước Văn hóa, Xã hội 0
N Nghiên cứu hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Trung tâm Thông tin - Thư viện trường Đại học Hà Nội trước yêu cầu đổi mới sự nghiệp đào tạo của nhà trường Văn hóa, Xã hội 0
B Phát triển nguồn lực thông tin tại Trung tâm Thông tin - Tư liệu thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam phục vụ sự nghiệp đổi mới đất nước Văn hóa, Xã hội 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top