Nhật Bản tránh Trung Quốc: Việt Nam đã trải thảm đỏ!
Trong khi 30% doanh nghiệp Nhật đầu tư ra nước ngoài xem VN là lựa chọn hàng đầu, VN cũng chuẩn bị những ưu đãi tốt nhất cho nhà đầu tư Nhật.
Nhật mang công nghệ, Việt Nam góp nhân công
Mới đây, Phòng Thương mại và Công nghiệp Tokyo (TCCI) đã có chuyến thăm và làm việc tại Hà Nam, ông Koyama Kduji - thay mặt TCCT cho biết 8 doanh nghiệp trong đoàn đều mong muốn hợp tác đầu tư với đối tác Việt Nam và coi đây là điểm đến quan trọng nhất trong khu vực Đông Nam Á.
Đại diện công ty Tokyo Braze, doanh nghiệp chuyên về lĩnh vực hàn cũng chia sẻ không chỉ có kế hoạch mở chi nhánh tại Việt Nam mà còn muốn chuyển giao công nghệ cho các đối tác.
Công ty Tokyo Byora chuyên về kinh doanh ốc vít cũng đề xuất lãnh đạo tỉnh Hà Nam giới thiệu đối tác để chuyển giao công nghệ và hợp tác thương mại. Ngoài ra, đoàn doanh nghiệp Tokyo trong lĩnh vực cung cấp sản phẩm nông nghiệp, dịch vụ y tế, in ấn bao bì… cũng tỏ ý muốn đầu tư tại tỉnh.
Trao đổi với Đất Việt chiều 22/7, ông Nguyễn Quang Khang - chuyên viên phòng Ngoại vụ UBND tỉnh Hà Nam cho biết, các nhà đầu tư đến từ Nhật Bản đang nghiên cứu môi trường đầu tư của Hà Nam. Sau khi nghiên cứu, đánh giá của Nhật Bản cho rằng môi trường đầu tư của Hà Nam tốt, họ cũng cảm nhận được sự nhiệt tình, cởi mở của chính quyền tỉnh trong việc thu hút đầu tư từ doanh nghiệp Nhật Bản.
Ông Nguyễn Quang Khang cho biết chi tiết, vấn đề thu hút các nhà đầu tư đến từ Nhật Bản được coi trọng tại địa phương. Theo đó, Hà Nam có 10 cam kết với các nhà đầu tư như vấn đề cung cấp đủ điện, chuẩn bị cơ sở hạ tầng đến tận hàng rào doanh nghiệp, chuẩn bị những dịch vụ trong khu công nghiệp, viễn thông, ngân hàng...
Nếu doanh nghiệp cần sẽ cấp đất sạch miễn phí cho nhà đầu tư để nhà đầu tư xây dựng nhà ở công nhân. Tạo điều kiện thủ tục nhanh gọn, đối với doanh nghiệp Nhật Bản, Hàn Quốc cấp giấy phép đầu tư lâu nhất là 3 ngày và nhanh chỉ trong 1 ngày có thể bàn bạc và Chủ tịch UBND tỉnh ký chứng nhận chủ trương đầu tư luôn.
30% doanh nghiệp Nhật muốn đầu tư ra nước ngoài đang xem Việt Nam là lựa chọn hàng đầu, Việt Nam cũng chuẩn bị những ưu đãi tốt nhất cho nhà đầu tư Nhật
Cũng theo ông Nguyễn Quang Khang, tỉnh còn tạo môi trường để các nhân viên công ty Nhật không chỉ làm việc mà còn sinh hoạt thoải mái ở Hà Nam bằng việc thu hút nhà đầu tư đầu tư quán ăn Nhật, nhà hàng, khách sạn... là những dịch vụ, khu nghỉ dưỡng cao cấp để người nước ngoài có thể dùng được.
Bảo đảm hỗ trợ tất cả các thủ tục hành chính trong việc sau khi đầu tư vào có bất kỳ vấn đề hành chính nào nhà đầu tư Nhật Bản có thể liên hệ trực tiếp với UBND Hà Nam để có thể làm việc, tạo sự nhanh gọn cho các nhà đầu tư.
Bảo đảm an ninh an toàn cho doanh nghiệp bằng nhiều cách khác nhau như phối hợp với công an, an ninh. Bên cạnh đó, về phía tỉnh cũng đứng ra tuyển lao động thay cho doanh nghiệp, doanh nghiệp chỉ cần báo với tỉnh cần bao nhiêu tỉnh sẽ đứng ra tuyển dụng doanh nghiệp không cần trực tiếp làm còn máy móc, công nghệ, dây chuyền sản xuất sẽ do phía nhà đầu tư Nhật Bản chuẩn bị.
"Điểm cuối cùng là tỉnh thành lập Ban hỗ trợ doanh nghiệp Nhật Bản, đường dây nóng của Chủ tịch tỉnh để các doanh nghiệp có thể liên lạc với Chủ tịch tỉnh bằng tiếng Anh và tiếng Nhật, có những chuyên gia Nhật cùng ngồi trong ban hỗ trợ để hỗ trợ các doanh nghiệp Nhật Bản", ông Nguyễn Quang Khang nói.
Hiện, theo thống kê, tại Hà Nam có 35 doanh nghiệp Nhật Bản hoạt động trong lĩnh vực phụ kiện ô tô, xe máy là chủ yếu, các lĩnh vực khác như hàn, sản xuất bao bì, y tế, xây dựng... đều có các doanh nghiệp Nhật Bản từng đến Hà Nam đặt vấn đề.
Kỳ vọng
Không chỉ cải thiện môi trường đầu tư tốt nhất để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Nhật Bản liên tục mở rộng đầu tư sản xuất tại địa phương, các địa phương cũng cho biết, bên cạnh những chính sách ưu đãi chung như ưu đãi về thuế đất, thuế thu nhập doanh nghiệp, nếu xét thấy các dự án mà nhà đầu tư Nhật Bản tham gia có tác động lớn tới kinh tế địa phương, tỉnh cũng sẽ cân nhắc để đưa ra những chính sách ưu đãi đặc biệt.
Thậm chí, nhiều tỉnh thành cũng đặt kỳ vọng vào sự tham gia của Nhật Bản vào địa phương trước xu hướng dòng đầu tư Nhật Bản đang ồ ạt dịch chuyển từ Trung Quốc sang Việt Nam trong thời gian gần đây.
Trao đổi với PV Đất Việt, ông Lê Ngọc Hợp - Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Thanh Hóa - một trong những tình thành hiện đang thu hút lượng lớn vốn đầu tư tử Nhật Bản cho biết, hiện nay các nhà đầu tư đến từ Nhật Bản đang xúc tiến nghiên cứu đầu tư nông nghiệp sạch tại địa bàn tỉnh.
Tại Thanh Hóa, Nhật Bản đang đặt vấn đề mở rộng đầu tư nông nghiệp sạch
Theo ông Lê Ngọc Hợp, nhà đầu tư Nhật Bản đã đánh giá môi trường đầu tư của Thanh Hóa rất tích cực. Tỉnh Thanh Hóa đã có nghị quyết của Ban chấp hành Tỉnh ủy về việc cải thiện môi trường đầu tư, các chỉ số về môi trường đầu tư đều đứng trong top 10.
Theo thông tin của ông Lê Ngọc Hợp về việc Nhật Bản mở rộng đầu tư nông nghiệp sạch, phía Nhật Bản cho biết sẽ hoạt động theo hình thức nhập khẩu một số giống cây trồng có giá trị kinh tế cao của Nhật và sản xuất trên địa bàn tỉnh với quy mô nhỏ sau đó nhân rộng, trong đó có 1 số sản phẩm bao tiêu hoàn toàn đầu ra.
Nhật Bản cũng yêu cầu phải có đất quy mô tương đối lớn, họ cũng đặt vấn đề phát triển cây sắn làm vùng nguyên liệu cho sản xuất xăng sinh học nhưng Thanh Hóa không có nhu cầu vì vùng nguyên liệu chủ yếu phục vụ cho việc chế biến sắn trên địa bàn.
"Diện tích mà phía Nhật Bản đề xuất là khoảng 500 ha. Trước mắt nhà đầu tư Nhật Bản mới đang tham khảo và làm việc với tỉnh 2 cuộc. họ cho biết đang xây dựng phương án cụ thể để làm việc cụ thể với tỉnh", ông Lê Ngọc Hợp nói.
Đặc biệt, theo ông Lê Ngọc Hợp, Thanh Hóa rất kỳ vọng vào hợp tác lần này vì vấn đề nông nghiệp công nghệ cao của tỉnh đã có đề án và được phê duyệt từ rất lâu nhưng vấn đề khó khăn là tìm được những nhà đầu tư lớn, có công nghệ hiện đại.
"Nông nghiệp Thanh Hóa, đặc biệt vấn đề rau sạch, rau an toàn tỉnh đã có cơ chế chính sách, có đề án nhưng triển khai quy hoạch đang nhiều khó khăn đặc biệt vấn đề công nghệ, vốn quan trọng là phải có nhà đầu tư lớn vào. Lĩnh vực nông nghiệp nhiều rủi ro, tỷ suất lợi nhuận thấp và trình độ canh tác thấp, thị trường được mùa mất giá nên mong thu hút được nhà đầu tư Nhật đảm bảo đầu ra thì chắc chắn sẽ rất hiệu quả", ông Lê Ngọc Hợp nói.
Hiện Nhật Bản đang tham gia đối tác trong dự án lọc hóa dầu và đường Nghi Sơn. "Tỉnh đang kỳ vọng rằng xu thế các nhà đầu tư Nhật Bản, Hàn Quốc dịch chuyển vốn đầu tư vào Việt Nam đặc biệt ngành công nghiệp công nghệ cao và nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh đặc biệt thu hút đầu tư", ông Lê Ngọc hợp nói.
Cũng theo ông Lê Ngọc Hợp, Nhật Bản đang muốn dịch chuyển dòng vốn đầu tư từ Trung Quốc sang Việt Nam, nắm bắt được cơ hội này sẽ rất tốt cho Việt Nam, đặc biệt phải kéo được những dự án lớn tác động lớn đến kinh tế của địa phương.
http://ndh.vn/nhat-ban-tranh-trung-quoc-viet-nam-da-trai-tham-do--20140723103941246p145c151.news
Trong khi 30% doanh nghiệp Nhật đầu tư ra nước ngoài xem VN là lựa chọn hàng đầu, VN cũng chuẩn bị những ưu đãi tốt nhất cho nhà đầu tư Nhật.
Nhật mang công nghệ, Việt Nam góp nhân công
Mới đây, Phòng Thương mại và Công nghiệp Tokyo (TCCI) đã có chuyến thăm và làm việc tại Hà Nam, ông Koyama Kduji - thay mặt TCCT cho biết 8 doanh nghiệp trong đoàn đều mong muốn hợp tác đầu tư với đối tác Việt Nam và coi đây là điểm đến quan trọng nhất trong khu vực Đông Nam Á.
Đại diện công ty Tokyo Braze, doanh nghiệp chuyên về lĩnh vực hàn cũng chia sẻ không chỉ có kế hoạch mở chi nhánh tại Việt Nam mà còn muốn chuyển giao công nghệ cho các đối tác.
Công ty Tokyo Byora chuyên về kinh doanh ốc vít cũng đề xuất lãnh đạo tỉnh Hà Nam giới thiệu đối tác để chuyển giao công nghệ và hợp tác thương mại. Ngoài ra, đoàn doanh nghiệp Tokyo trong lĩnh vực cung cấp sản phẩm nông nghiệp, dịch vụ y tế, in ấn bao bì… cũng tỏ ý muốn đầu tư tại tỉnh.
Trao đổi với Đất Việt chiều 22/7, ông Nguyễn Quang Khang - chuyên viên phòng Ngoại vụ UBND tỉnh Hà Nam cho biết, các nhà đầu tư đến từ Nhật Bản đang nghiên cứu môi trường đầu tư của Hà Nam. Sau khi nghiên cứu, đánh giá của Nhật Bản cho rằng môi trường đầu tư của Hà Nam tốt, họ cũng cảm nhận được sự nhiệt tình, cởi mở của chính quyền tỉnh trong việc thu hút đầu tư từ doanh nghiệp Nhật Bản.
Ông Nguyễn Quang Khang cho biết chi tiết, vấn đề thu hút các nhà đầu tư đến từ Nhật Bản được coi trọng tại địa phương. Theo đó, Hà Nam có 10 cam kết với các nhà đầu tư như vấn đề cung cấp đủ điện, chuẩn bị cơ sở hạ tầng đến tận hàng rào doanh nghiệp, chuẩn bị những dịch vụ trong khu công nghiệp, viễn thông, ngân hàng...
Nếu doanh nghiệp cần sẽ cấp đất sạch miễn phí cho nhà đầu tư để nhà đầu tư xây dựng nhà ở công nhân. Tạo điều kiện thủ tục nhanh gọn, đối với doanh nghiệp Nhật Bản, Hàn Quốc cấp giấy phép đầu tư lâu nhất là 3 ngày và nhanh chỉ trong 1 ngày có thể bàn bạc và Chủ tịch UBND tỉnh ký chứng nhận chủ trương đầu tư luôn.
30% doanh nghiệp Nhật muốn đầu tư ra nước ngoài đang xem Việt Nam là lựa chọn hàng đầu, Việt Nam cũng chuẩn bị những ưu đãi tốt nhất cho nhà đầu tư Nhật
Cũng theo ông Nguyễn Quang Khang, tỉnh còn tạo môi trường để các nhân viên công ty Nhật không chỉ làm việc mà còn sinh hoạt thoải mái ở Hà Nam bằng việc thu hút nhà đầu tư đầu tư quán ăn Nhật, nhà hàng, khách sạn... là những dịch vụ, khu nghỉ dưỡng cao cấp để người nước ngoài có thể dùng được.
Bảo đảm hỗ trợ tất cả các thủ tục hành chính trong việc sau khi đầu tư vào có bất kỳ vấn đề hành chính nào nhà đầu tư Nhật Bản có thể liên hệ trực tiếp với UBND Hà Nam để có thể làm việc, tạo sự nhanh gọn cho các nhà đầu tư.
Bảo đảm an ninh an toàn cho doanh nghiệp bằng nhiều cách khác nhau như phối hợp với công an, an ninh. Bên cạnh đó, về phía tỉnh cũng đứng ra tuyển lao động thay cho doanh nghiệp, doanh nghiệp chỉ cần báo với tỉnh cần bao nhiêu tỉnh sẽ đứng ra tuyển dụng doanh nghiệp không cần trực tiếp làm còn máy móc, công nghệ, dây chuyền sản xuất sẽ do phía nhà đầu tư Nhật Bản chuẩn bị.
"Điểm cuối cùng là tỉnh thành lập Ban hỗ trợ doanh nghiệp Nhật Bản, đường dây nóng của Chủ tịch tỉnh để các doanh nghiệp có thể liên lạc với Chủ tịch tỉnh bằng tiếng Anh và tiếng Nhật, có những chuyên gia Nhật cùng ngồi trong ban hỗ trợ để hỗ trợ các doanh nghiệp Nhật Bản", ông Nguyễn Quang Khang nói.
Hiện, theo thống kê, tại Hà Nam có 35 doanh nghiệp Nhật Bản hoạt động trong lĩnh vực phụ kiện ô tô, xe máy là chủ yếu, các lĩnh vực khác như hàn, sản xuất bao bì, y tế, xây dựng... đều có các doanh nghiệp Nhật Bản từng đến Hà Nam đặt vấn đề.
Kỳ vọng
Không chỉ cải thiện môi trường đầu tư tốt nhất để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Nhật Bản liên tục mở rộng đầu tư sản xuất tại địa phương, các địa phương cũng cho biết, bên cạnh những chính sách ưu đãi chung như ưu đãi về thuế đất, thuế thu nhập doanh nghiệp, nếu xét thấy các dự án mà nhà đầu tư Nhật Bản tham gia có tác động lớn tới kinh tế địa phương, tỉnh cũng sẽ cân nhắc để đưa ra những chính sách ưu đãi đặc biệt.
Thậm chí, nhiều tỉnh thành cũng đặt kỳ vọng vào sự tham gia của Nhật Bản vào địa phương trước xu hướng dòng đầu tư Nhật Bản đang ồ ạt dịch chuyển từ Trung Quốc sang Việt Nam trong thời gian gần đây.
Trao đổi với PV Đất Việt, ông Lê Ngọc Hợp - Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Thanh Hóa - một trong những tình thành hiện đang thu hút lượng lớn vốn đầu tư tử Nhật Bản cho biết, hiện nay các nhà đầu tư đến từ Nhật Bản đang xúc tiến nghiên cứu đầu tư nông nghiệp sạch tại địa bàn tỉnh.
Tại Thanh Hóa, Nhật Bản đang đặt vấn đề mở rộng đầu tư nông nghiệp sạch
Theo ông Lê Ngọc Hợp, nhà đầu tư Nhật Bản đã đánh giá môi trường đầu tư của Thanh Hóa rất tích cực. Tỉnh Thanh Hóa đã có nghị quyết của Ban chấp hành Tỉnh ủy về việc cải thiện môi trường đầu tư, các chỉ số về môi trường đầu tư đều đứng trong top 10.
Theo thông tin của ông Lê Ngọc Hợp về việc Nhật Bản mở rộng đầu tư nông nghiệp sạch, phía Nhật Bản cho biết sẽ hoạt động theo hình thức nhập khẩu một số giống cây trồng có giá trị kinh tế cao của Nhật và sản xuất trên địa bàn tỉnh với quy mô nhỏ sau đó nhân rộng, trong đó có 1 số sản phẩm bao tiêu hoàn toàn đầu ra.
Nhật Bản cũng yêu cầu phải có đất quy mô tương đối lớn, họ cũng đặt vấn đề phát triển cây sắn làm vùng nguyên liệu cho sản xuất xăng sinh học nhưng Thanh Hóa không có nhu cầu vì vùng nguyên liệu chủ yếu phục vụ cho việc chế biến sắn trên địa bàn.
"Diện tích mà phía Nhật Bản đề xuất là khoảng 500 ha. Trước mắt nhà đầu tư Nhật Bản mới đang tham khảo và làm việc với tỉnh 2 cuộc. họ cho biết đang xây dựng phương án cụ thể để làm việc cụ thể với tỉnh", ông Lê Ngọc Hợp nói.
Đặc biệt, theo ông Lê Ngọc Hợp, Thanh Hóa rất kỳ vọng vào hợp tác lần này vì vấn đề nông nghiệp công nghệ cao của tỉnh đã có đề án và được phê duyệt từ rất lâu nhưng vấn đề khó khăn là tìm được những nhà đầu tư lớn, có công nghệ hiện đại.
"Nông nghiệp Thanh Hóa, đặc biệt vấn đề rau sạch, rau an toàn tỉnh đã có cơ chế chính sách, có đề án nhưng triển khai quy hoạch đang nhiều khó khăn đặc biệt vấn đề công nghệ, vốn quan trọng là phải có nhà đầu tư lớn vào. Lĩnh vực nông nghiệp nhiều rủi ro, tỷ suất lợi nhuận thấp và trình độ canh tác thấp, thị trường được mùa mất giá nên mong thu hút được nhà đầu tư Nhật đảm bảo đầu ra thì chắc chắn sẽ rất hiệu quả", ông Lê Ngọc Hợp nói.
Hiện Nhật Bản đang tham gia đối tác trong dự án lọc hóa dầu và đường Nghi Sơn. "Tỉnh đang kỳ vọng rằng xu thế các nhà đầu tư Nhật Bản, Hàn Quốc dịch chuyển vốn đầu tư vào Việt Nam đặc biệt ngành công nghiệp công nghệ cao và nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh đặc biệt thu hút đầu tư", ông Lê Ngọc hợp nói.
Cũng theo ông Lê Ngọc Hợp, Nhật Bản đang muốn dịch chuyển dòng vốn đầu tư từ Trung Quốc sang Việt Nam, nắm bắt được cơ hội này sẽ rất tốt cho Việt Nam, đặc biệt phải kéo được những dự án lớn tác động lớn đến kinh tế của địa phương.
http://ndh.vn/nhat-ban-tranh-trung-quoc-viet-nam-da-trai-tham-do--20140723103941246p145c151.news