LINK TẢI LUẬN VĂN MIỄN PHÍ CHO AE KET-NOI


Kế toán là việc thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin về toàn bộ tài sản, nguồn vốn và sự vận động của chúng trong doanh nghiệp nhằm cung cấp những thông tin hữu ích cho việc ra quyết định về kinh tế - xã hội và đánh giá hiệu quả của các hoạt động trong doanh nghiệp.Trong sự vận động và phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường, công tác kế toán đóng vai trò là một công cụ quan trọng trong quản lý kinh tế và đòi hỏi sự đổi mới để phù hợp với yêu cầu quản lý cũng như nhu cầu thông tin của các đối tượng liên quan. Ngày nay mặc dù công việc kế toán đã được hỗ trợ rất nhiều bởi các chương trình phần mềm kế toán song vai trò của kế toán viên vẫn hết sức quan trọng. Việc đào tạo các cử nhân kế toán có trình độ luôn luôn là nhu cầu cấp thiết của xã hội. Nhận thức được điều này trong thời gian học tập tại trường Kinh tế Quốc Dân với sự hướng dẫn nhiệt tình của các thầy cô em đã luôn cố gắng học hỏi trau dồi kiến thức. Qua thời gian thực tập, bằng việc tiếp xúc với thực tế tại công ty Sơn cùng với sự giúp đỡ của các thầy cô giáo trong khoa kế toán và đặc biệt là sự tận tình chỉ dẫn của Thạc sỹ Nguyễn Thị Mỹ, cộng với nỗ lực phấn đấu học hỏi của bản thân, em đã thu được rất nhiều kiến thức thực tế và viết nên bản báo cáo này. Bản báo cáo gồm ba phần:
Phần I : Tổng quan về công ty cổ phần sơn Hải Phòng số 2
Phần II: Đặc điểm tổ chức kế toán tại đơn vị
Phần III : Đánh giá chung về hoạt động kinh doanh chung vủa công ty.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng song do còn thiếu kinh nghiệm cũng như về thời gian nên báo cáo này không thể tránh khỏi có những sai sót. Vì vậy, em rất mong nhận được sự giúp đỡ, chỉ bảo của các thầy cô giáo để em có thể hoàn thiện tốt hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
PHẦN I : TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN SƠN HẢI PHÒNG SỐ 2
1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty
Công ty Cổ phần sơn Hải Phòng số 2 là một đơn vị hạch toán độc lập, một thành viên thuộc Công ty Sơn Hải Phòng, trụ sở trước đây đóng tại xã An Đồng - huyện An Hải- Hải Phòng nay chuyển về Khu CN Tràng Duệ - Lê Lợi- An Dương – Hải Phòng.
- Ngày 25 tháng 01 năm 2004, thành lập Liên doanh Sơn tĩnh điện thuộc công ty cổ phần sơn Hải Phòng với 51% vốn điều lệ.
- Tháng 04 năm 2004 Công ty Cổ phần Sơn Hải Phòng hợp tác với Hãng Arsonsisi – Italy chuyển giao công nghệ sản xuất Sơn bột tĩnh điện nhãn hiệu SELAC trên dây chuyền công suất 1000 tấn/năm.
- Sau những năm hoạt động hiệu quả
Ngày 01 tháng 01 năm 2008 công ty tiến hành cổ phần hóa và chính thức đổi tên thành Công ty cổ phần Sơn Hải Phòng số 2.
+ Trụ sở: Khu CN Tràng Duệ- Lê Lợi- An Dương – Hải Phòng
+ Diện tích mặt bằng: 14000 m2
+ Kết cấu dự kiến:
Sơn bột tĩnh điện SELAC: 16.7%
Sơn nước SEMAX và VICO: 83.3%
+ Công suất: 6000 tấn/ năm (Sơn nhũ tương: 5000 tấn/ năm)
- Mặc dù là một doanh nghiệp trẻ nhưng công ty Sơn Hải Phòng số 2 đã và đang tiếp tục được kế thừa hơn 45 năm kinh nghiệp trong sản xuất sơn các loại từ Công ty Cổ Phần Sơn Hải Phòng.
1.2 Đặc điểm nghành nghề sản xuất kinh doanh của công ty.
- Sản xuất kinh doanh các loại sơn phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Công ty tiến hành tổ chức sản xuất theo dây chuyền và được chuyên môn hóa theo từng phân xưởng. Sản phẩm chính của công ty là sơn trang trí, sơn tàu biển…
1.2.1 Khái niệm về sơn
Sơn là loại vật liệu được sử dụng để quét lên 1 bề mặt có công dụng bảo vệ, trang trí và 1 số vai trò phụ cho vật cần sơn
1.2.2 Phân loại sơn
Có rất nhiều cách phân loại sơn: theo chất tạo màng, theo phạm vi sử dụng, theo bản chất dung môi,...
Phân loại theo chất tạo màng
Tên sơn thường được lấy bằng tên của chất tạo màng. VD: sơn alkyd, sơn PU, sơn epoxy,...
Phân loại theo phạm vi sử dụng
Cách phân loại này rộng lớn hơn rất nhiều, tùy theo mục đích sử dụng của sơn mà người ta gọi tên sơn luôn như vậy. Ví dụ như: sơn chống rỉ, sơn tường, sơn công nghiệp, sơn chịu nhiệt, sơn chống hà, sơn chống trượt, sơn cách điện, sơn phản quang,...
1.2.3 Quy trình sản xuất sơn:
1.2.3.1 Sơn nước (ướt)
- Các thành phần trong sơn.
Sơn thông thường bao gồm các thành phần chính sau:
Chất tạo màng
Chất tạo màng là các polyme có độ bám dính tốt, có khả năng chứa các loại bột như: bột màu, bột độn tốt, có các tính chất như thời gian khô, độ cứng, độ bóng tốt,....Chất tạo màng có vai trò quan trọng nhất trong sơn vì quyết định hầu hết các tính chất của màng sơn. Các polyme được sử dụng làm chất tạo màng nhiều nhất trong sơn như là: nhựa alkyd, nhựa vinyl, nhựa epoxy, nhựa PU, nhựa acrylate,...
Các tính chất quan trọng của chất tạo màng được quan tâm trong công nghiệp sơn là: tỷ trọng, khả năng hòa tan trong dung môi, khả năng phản ứng hóa học ( với sơn khô hóa học), độ nhớt,...
Bột màu
Có 2 loại bột màu được sử dụng trong công nghiệp sơn là: bột màu vô cơ và bột màu hữu cơ.
- Bột màu vô cơ được sử dụng rất nhiều trong sơn do giá thành thấp, độ bền cơ, bền nhiệt độ cao. Bột màu vô cơ là các hợp chất vô cơ có màu. VD: màu đỏ của sơn chông rỉ thường sử dụng là bột oxit Fe, màu vàng là các hợp chất của Cr, màu ghi là màu của oxit Zn, màu đen là màu của C,...Nhược điểm lớn nhất của bột màu vô cơ là độ lên màu và độ phủ kém, màu xỉn,... Vì vậy phải dùng nhiều lượng bột màu.
- Bột màu hữu cơ là các chất hữu cơ có màu. Ưu điểm của bột màu hữu cơ là độ phủ tốt , có màu sắc tươi, sáng, cường độ lên màu cao. Vì vậy, chỉ cần sử dụng với 1 lượng nhỏ bột màu cũng đủ màu cho sơn và bột màu hữu cơ chủ yếu sử dụng cho sơn phủ. Tuy nhiên, giá thành bột màu hữu cơ lại đắt, độ bền nhiệt kém, dễ phân hủy khi nhiệt độ cao, dẫn đến hiện tượng loang màu sơn, hay còn gọi là hiện tượng "sơn bay".
Các loại bột màu trong công nghiệp sơn chỉ cho các màu cơ bản như: trắng, đen, đỏ, vàng,... Muốn có các màu sắc theo yêu cầu cần tiến hành trộn các màu cơ bản với nhau theo nguyên tắc phối màu. Công đoạn này hết sức quan trọng. Và người công nhân hay phụ trách pha màu là người được trọng dụng nhất trong công ty sơn do khả năng nhận biết và pha chế màu sắc thì không phải ai cũng làm được.
Bột phụ trợ (bột độn)
Trước đây, người ta gọi loại bột này là bột độn do mục đích làm giảm giá thành của sơn. Bột phụ trợ là tên mới được sử dụng. Ngày nay, do phát hiện 1 số tính chất tốt như cải thiện cơ tính của màng sơn mà loại bột này có tên là bột phụ trợ.
Các loại bột phụ trợ thường sử dụng trong công nghiệp sơn là bột đá, bột nặng, bột nhẹ,...(các loại này thường đều là CaCO3 nhưng do khác biệt về tính chất đá nơi khai thác mà có tỷ trọng và 1 số tính chất khác nhau)
Phụ gia
Phụ gia là các hợp chất có thành phần rất nhỏ trong sơn nhưng lại đóng vai trò cải thiện đáng kể các tính chất của màng sơn. Các loại phụ gia được sử dụng nhiều nhất trong sơn là: phụ gia làm khô, phụ gia chống lắng, chống chảy, tạo độ nhớt giả,...
Đối với các loại sơn alkyd do đặc tính lâu khô nên luôn phải sử dụng loại phụ gia làm khô. Các phụ gia này là các hợp chất của Co, Mn, Pb,... đóng vai trò khâu mạch alkyd giúp sơn khô nhanh hơn.
Phụ gia chống lắng đa phần là các bentonit có tác dụng tạo 1 lớp mạng lưới trong màng sơn, từ đó giúp nâng đỡ các hạt bột màu và bột phụ trợ có tỷ trọng cao.
Phụ gia chống chảy, tạo độ nhớt giả là các phụ gia mà khi thêm vào sẽ phản ứng với chất tạo màng, tạo mạng không gian chật hẹp hơn, làm tăng độ nhớt của sơn, tăng bám dính và có tác dụng chống chảy khi sơn với lớp dày.
Dung môi
Dung môi đóng vai trò pha loãng trong sơn. Các loại dung môi được sử dụng chủ yếu bao gồm: xylen, toluen, MEK, MIBK, butyl acetate,....
Quy trình sản xuất sơn nước
Như đã trình bày ở trên, không kể các công đoạn sản xuất các nguyên liệu cho sơn thì quy trình sản xuất sơn bao gồm các công đoạn sau:
- Muối, ủ
- Nghiền
- Pha
- Đóng gói
Muối, ủ
Công đoạn này yêu cầu khuấy trộn toàn bộ lượng bột cần dùng cùng các phụ gia cần thiết khuếch tán trong chất tạo màng và dung môi. Lượng chất tạo màng và dung môi sử dụng phải phù hợp để độ nhớt thuận lợi cho quá trình khuấy trộn. Giai đoạn này được gọi là giai đoạn muối.
Ủ là giai đoạn để hỗn hợp muối trong 1-2 ngày cho bột được ngấm dầu thật tốt. Tuy nhiên, ngày nay do chất lượng nguyên liệu tốt hơn nhiều và quá trình khuấy trộn được tối ưu giai đoạn này thường được bỏ qua.
Nghiền
Giai đoạn này giúp các loại bột được nghiền nhỏ, đạt đến độ mịn yêu cầu của sơn.
Các loại máy nghiền được sử dụng chủ yếu trong công nghiệp sơn là mày nghiền bi. Có nhiều loại máy nghiền bi được sử dụng như là máy nghiền ngang, máy nghiền đứng, máy nghiền rọ,...
Giai đoạn pha
Giai đoạn này là giai đoạn bổ sung dung môi, chất tạo màng, các phụ gia cần thiết còn lại để sơn đạt độ nhớt, độ chảy, tỷ trọng,… và các chỉ tiêu yêu cầu khác. Giai đoạn này được thực hiện trong máy khuấy.
Đóng gói sản phẩm
Sau khi sơn đã đạt các chỉ tiêu chất lượng sẽ được đóng gói và lưu kho hay xuất xưởng.
1.2.3.2 Sơn bột
Sơn bột đã được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau: làm lớp sơn bảo vệ cho các sản phẩm có màu trắng, nhất là làm lớp sơn lót cho khung xe ôtô. Hiện nay, với sự phát triển của các khoáng chất thiên nhiên, nhất là sự phát triển của titan đioxit nanô, sơn bột càng có nhiều triển vọng ứng dụng. Sơn bột gần như 100% không bay hơi trong khi sơn dung môi có hàm lượng rắn chỉ 40%. Ở dạng bột rất mịn, sơn bột rất dễ chảy ở ngoài không khí và có thể sơn bằng phương pháp phun tĩnh điện và khá thân thiện với môi trường. Các hạt bột có khả năng tích tĩnh điện đủ để bám dính thành một lớp bột mỏng, đồng nhất trên bề mặt kim loại sơn phủ được nối đất. Hệ liên kết hữu cơ trong sơn được lựa chọn thích hợp để sơn nóng chảy thành một lớp màng mỏng đều, liên tục ở nhiệt độ 1000C, đóng rắn ở nhiệt độ 150-2000C và bám rất chắc trên bề mặt cần phủ.
Nợ TK 112, 131,152…
Có TK 111
Ví dụ : Tại công ty cổ phần Sơn phát sinh nghiệp vụ sau:
Ngày 15 tháng 2 năm 2008 thanh toán tiền cho ông Nguyễn Viết Nam- Sửa chữa nhà phân xưởng số tiền là 900.000đ

Công ty cổ phần sơn Hải Phòng
PHIẾU CHI Quyển số: 01
Ngày 15 tháng 2 năm 2008 Số 85
Nợ TK 6278
Có TK 111
Họ và tên người nhận tiền: Nguyễn Viết Nam
Địa chỉ: Phòng kinh doanh
Lý do chi : Thanh toán tiền sửa chữa nhà phân xưởng
Số tiền: 900.000đ
(Viết bằng chữ): Chín trăm ngàn đồng chẵn.
Kèm theo 2 chứng từ gốc.
Thủ trưởng đơn vị Kế toán trưởng Người lập phiếu
( Ký, họ tên) ( Ký, họ tên) ( Ký, họ tên)

Đã nhận đủ số tiền (Viết bằng chữ) : Chín trăm ngàn đồng chẵn.

Ngày 15 tháng 2 năm 2008
Thủ quỹ Người nhận tiền
( Ký, họ tên) ( Ký, họ tên)

PHẦN III - ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
CHUNG CỦA ĐƠN VỊ
3.1 Đánh giá hoạt động chung của công ty
Mặc dù là một doanh nghiệp trẻ song trong những năm qua công ty cổ phần sơn Hải Phòng số 2 đã khẳng định được vị thế của mình trong nghành công nghiệp sơn. Được kế hơn 45 năm kinh nghiệm trong ngành sản xuất sơn các loại từ Công ty Cổ phần sơn Hải Phòng.
Ngoài ra công ty còn có những cán bộ quản lý trình độ đại học, một đội ngũ công nhân có tay nghề, trình độ chuyên môn. Với địa thế Hải Phòng một thành phố cảng phát triển cũng là một yếu tố khá thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của công ty.
Trong bối cảnh nền kinh tế hiện nay sự biến động của kinh tế thị trường ảnh hưởng không nhỏ tới tình hình hoạt động của các doanh nghiệp. Cùng với
Xu thế phát triển của kinh tế thị trường tất yếu tạo ra sự cạnh tranh ngày càng gay gắt. Sự xuất hiện ngày càng nhiều các hãng sơn khác nhau cũng là một thách thức không nhỏ đối với công ty cổ phần sơn Hải phòng. Mặt khác, giá nguyên nhiên liệu ngày càng tăng cao và nhiều biến động, cùng với đó là tình hình lạm phát hiện nay của nền kinh tế. Điều này khiến cho Công ty phải đương đầu với nhiều khó khăn trong việc cân đối lợi nhuận và sự phát triển của công ty. Nhưng có thể nói hoạt động sơn vẫn luôn là một nhu cầu ngày càng phát triển của xã hội hiện đại.
3.2 Những ưu nhược điểm của HĐKT
3.2.1 Những ưu điểm
Bộ máy kế toán của công ty tổ chức khá gọn nhẹ song vẫn đáp ứng được yêu cầu công việc cập nhật, cung cấp thông tin kịp thời chính xác phục vụ cho việc quản lý và ra các quyết định của ban lãnh đạo.
3.2.2 Nhược điểm
Hiện tại chưa có kế toán tiề mặt riêng biệt điều này có thể dẫn tới những sai phạm không cần thiết. Vì vậy, bộ phận kế toán cần có những thay đổi cho phù hợp.



LỜI MỞ ĐẦU - 1 -
Phần I : Tổng quan về công ty cổ phần sơn Hải Phòng số 2 - 1 -
PHẦN I : TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN SƠN HẢI PHÒNG SỐ 2
1.2 Đặc điểm nghành nghề sản xuất kinh doanh của công ty. - 2 -
1.2.1 Khái niệm về sơn - 3 -
1.2.2 Phân loại sơn - 3 -
1.2.3 Quy trình sản xuất sơn: - 3 -
1.2.3.1 Sơn nước (ướt) - 3 -
Quy trình sản xuất sơn nước - 5 -
1.2.3.2 Sơn bột - 6 -
1.3 Mô hình tổ chức bộ máy quản lý. - 9 -
1.4 Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty trong những năm gần - 11 -
PHẦN II : ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC KẾ TOÁN TẠI ĐƠN VỊ - 13 -
2.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty - 13 -
2.2 Đặc diểm vận dụng chế độ kế toán tại Công ty. - 14 -
2.2.1 Một số chính sách kế toán chủ yếu tại Công ty. - 14 -
2.2.2 Đặc điểm vận dụng chứng từ kế toán - 14 -
2.2.3 Đặc điểm vận dụng chế độ kế toán - 14 -
2.2.4 Đặc điểm vận dụng chế độ sổ kế toán. - 15 -
2.2.5 Đặc điểm vận dụng chế độ báo cáo kế toán - 15 -
2.3 Đặc điểm một số phần hành kế toán chủ yếu tại công ty - 15 -
2.3.1 Hạch toán kế toán tài sản cố định (TSCĐ) - 15 -
2.3.2 Hạch toán kế toán nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ. 19
2.3.3 Hạch toán kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương. 22
2.3.4 Hạch toán kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. 25
2.3.5 Hạch toán kế toán vốn bằng tiền 28
PHẦN III - ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 30
CHUNG CỦA ĐƠN VỊ 30
3.1 Đánh giá hoạt động chung của công ty 30
3.2 Những ưu nhược điểm của HĐKT 30
3.2.1 Những ưu điểm 30
3.2.2 Nhược điểm 30

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:

taideptrai

New Member
Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn cho mình với.
 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Tình hình thu gom và quản lý rác thải sinh hoạt ở Chợ Đầu Mối Phường Phú Hậu Thành Phố Huế Luận văn Kinh tế 0
D Tình hình hoạt động của Công ty Tài chính Bưu điện Luận văn Kinh tế 0
D Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của công ty TNHH MTV Bảo Trân Châu Luận văn Kinh tế 0
D Tình hình hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước và một số các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả Luận văn Kinh tế 0
D Tác động của việc tham gia các hoạt động tình nguyện đối với sự hình thành kỹ năng giao tiếp và kỹ năng làm việc nhóm của sinh viên trường đại học Văn hóa, Xã hội 0
D Phân tích phương thức đấu thầu quốc tế và đánh giá tình hình hoạt động đấu thầu quốc tế tại Việt Nam hiện nay Luận văn Kinh tế 0
Y Phân tích thống kê tình hình sử dụng vốn sản xuất kinh doanh và kết quả hoạt động tài chính của Xí nghiệp Sông Đà 12.5 thời kỳ 2003 – 200 Luận văn Kinh tế 0
C Vận dụng một số phương pháp thống kê phân tích tình hình sử dụng vốn sản xuất, kinh doanh và kết quả hoạt động tài chính Luận văn Kinh tế 2
D Phân tích tình hình hoạt động & xây dựng chiến lược marketing nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty may Nhà Bè Luận văn Kinh tế 0
T Phân tích tình hình hoạt động tín dụng của chi nhánh NHCT AG qua ba năm 2001-2003 Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top