Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

chương I
quá trình hình thành phát triển
của công ty dệt hải phòng

I-/ Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Công ty dệt Hải Phòng là Công ty kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp thuộc Sở Công nghiệp Hải Phòng quản lý, được thành lập theo quyết định số 61/QĐ/TCCQ ngày 27/1/1988. Công ty đã có những đóng góp quan trọng cho nền kinh tế quốc dân, góp phần tạo nên công ăn việc làm cho người lao động, cung cấp sản phẩm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu tăng nguồn tích luỹ ngoại tệ cho đất nước.
Từ khi thành lập đến nay Công ty đã không ngừng lớn mạnh về mọi mặt, quá trình phát triển của Công ty có thể chia thành các giai đoạn sau:
1-/ Từ năm 1988 đến năm 1991
Trong những năm này Công ty thực hiện nhiệm vụ xây dựng cơ bản và sản xuất thử. Có thể nói ngành dệt ở Hải Phòng do không được chú trọng thích đáng trong thời kỳ bao cấp nên khi có quyết định 217/HĐBT chuyển đổi sản xuất của các doanh nghiệp từ cơ chế quan liêu bao cấp sang cơ chế quản lý sản xuất kinh doanh theo cách hạch toán lấy thu bù chi cho có lãi, nhiều xí nghiệp, các hợp tác xã dệt thủ công ở Hải Phòng dần dần bị giải thể hay phải chuyển đổi ngành nghề. Trên tinh thần của Hiệp định 19/5 giữa Nhà nước Việt Nam với Liên Xô cũ, cùng với việc cần thiết phải khôi phục ngành dệt của Hải Phòng, Uỷ ban nhân dân Thành phố đã ra quyết định số 61/QĐ/TCCQ ngày 27/01/1988 chính thức thành lập xí nghiệp dệt tiền thân của Công ty dệt Hải Phòng ngày nay. Trong những năm này xí nghiệp sản xuất các loại khăn bông xuất khẩu sang thị trường Liên Xô và một số nước Đông Âu, để thực hiện kế hoạch của Nhà nước ta với nước bạn và một phần sản xuất đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của địa phương mang lại nguồn thu cho thành phố, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động. Trong giai đoạn này, xí nghiệp tiến hành cải tạo xây dựng cơ sở vật chất, hoàn thiện cơ cấu quản lý tiếp nhận và đào tạo đội ngũ công nhân, tiếp nhận và lắp đặt hệ thống dây chuyển thiết bị chủ yếu là của Liên Xô với công nghệ dệt khăn theo công nghệ cũ (tẩy nhuộm sau). Tuy nhiên do nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản có hạn nên xí nghiệp không đủ điều kiện lắp đặt hoàn chỉnh dây chuyền thiết bị thiếu đồng bộ, có những máy rất lạc hậu như 6 máy se sợi thủ công. Trình độ quản lý và tay nghề của công nhân còn chưa có kinh nghiệm do tập hợp từ các nơi trong thành phố cũng như tỉnh bạn còn nhiều bỡ ngỡ, chưa phát huy được sự năng động sáng tạo trong quản lý và sản xuất.
Tuy nhiên xí nghiệp cũng đã cố gắn sản xuất được một lượng hàng phục vụ cho việc xuất khẩu sang Liên Xô và một số nước Đông Âu, Thái Lan, Lào,...
Từ sau khi Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa (Đông Âu) sụp đổ, nước ta không thực hiện được các hiệp định về mậu dịch với các nước trên, nên cũng mất luôn thị trường truyền thống, xí nghiệp dệt nói riêng cũng rơi vào tình trạng bế tắc không tìm được thị trường sản xuất được mặt hàng có chất lượng cao theo yêu cầu của khách hàng nên dẫn đến hàng sản xuất ra tiêu thụ chậm, bị thua lỗ.
2-/ Từ tháng 10/1991 đến năm 1997
Khi Công ty bước vào sản xuất chính thức là thời kỳ chuyển sang cơ chế hạch toán kinh doanh cũng như nhiều doanh nghiệp khác, Công ty dệt Hải Phòng gặp nhiều khó khăn đặc biệt là nguyên vật liệu phụ tùng thay thế máy móc thiết bị, còn thiếu vốn, thiếu ngoại tệ để nhập vật tư thiết bị cho sản xuất. Giá cả mua các yếu tố đầu vào tăng nhanh ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm do đó ảnh hưởng đến tiến độ tiêu thụ xuất khẩu sản phẩm gây khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
Tuy vậy nhờ sự giúp đỡ của Tổng Công ty dệt may Việt Nam và một số doanh nghiệp ngành dệt ở các tỉnh lân cận, xí nghiệp đã có điều kiện để sản xuất ra mặt hàng mà khách yêu cầu. Xí nghiệp có sự chuyển hướng sản xuất từ mua nguyên vật liệu bán thành phẩm kết hợp với hình thức gia công cho khách hàng.
Ngày 14/01/1993 theo Quyết định số 82/QĐ/TCCQ của Uỷ an nhân dân thành phố đổi tên xí nghiệp dệt Hải Phòng thành nhà máy dệt Hải Phòng để tồn tại và phát triển. Được sự giúp đỡ của thành phố, các ban ngành hữu quan, nhà máy dệt Hải Phòng đã đầu tư chiều sâu, hoàn chỉnh dây chuyền thiết bị, áp dụng công nghệ tiên tiến phù hợp việc đa dạng hoá sản phẩm. Trong dự án đầu tư chiều sâu chủ yếu là mua máy móc thiết bị, còn phần nhỏ sửa chữa cải tạo nhà xưởng. Việc bổ sung thiết bị mới, hiện đại như máy hồ sợi, tẩy, nhuộm, sấy, máy sén lông đã nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng được nhu cầu của khách hàng nước ngoài.
3-/ Từ năm 1997 đến nay
Với những trang thiết bị mới hiện đại nhà máy đã sản xuất ra những sản phẩm có chất lượng cao, mẫu mã đa dạng, giá cả hợp lý nên dần dần cạnh tranh với những sản phẩm cùng chủng loại trên thị trường. Các khách hàng nước ngoài cũng như trong nước ta đã tìm đến nhà máy đặt hàng với số lượng lớn. Đặc biệt là sản phẩm khăn mặt bông đã được khách hàng khó tính là Nhật Bản quan tâm và đặt hàng sản xuất.
Giai đoạn này nhà máy đã có chuyển biến rõ rệt, làm ăn có lãi, đời sống cán bộ, công nhân viên được nâng lên, hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu đã có bước thay đổi, thu được những thành quả vượt bậc so với những năm trước.
Ngày 09/01/1995 theo Quyết định số 1678 QĐ/ĐMDN của Uỷ ban nhân dân thành phố Hải Phòng, nhà máy dệt Hải Phòng đổi tên thành Công ty dệt Hải Phòng phù hợp với tăng trưởng và vị thế của Công ty trên thị trường.
II-/ Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý của công ty
1-/ Nhiệm vụ và chức năng
Công ty dệt Hải Phòng hiện nay là Công ty xuất nhập khẩu trực tiếp do Sở Công nghiệp Hải Phòng quản lý. Công ty sản xuất các loại khăn tắm, khăn ăn, khăn rửa mặt với công suất 400 tấn sản phẩm một năm phục vụ cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa. Căn cứ vào nhiệm vụ sản xuất mà Công ty lập nên kế hoạch sản xuất góp phần làm cho thị trường của Công ty ngày càng sinh động, hiệu quả kinh doanh ngày càng cao.
2-/ Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý sản xuất
Từ khi thành lập bộ máy quản lý Công ty cồng kềnh, số cán bộ quản lý hành chính nhiều, mặt khác ngành dệt là lĩnh vực mới ở Hải Phòng, do vậy công tác quản lý điều hành sản xuất gặp nhiều khó khăn. Để tồn tại và phát triển Công ty đã có thay đổi lớn về tổ chức theo phương hướng cán bộ chủ chốt phòng ban kiêm nhiệm phụ trách các phân xưởng, coi trọng và ưu tiên nhân viên có trình độ chuyên môn cao, trẻ hoá dần đội ngũ cán bộ quản lý. Các phân
4-/ Chính sách ưu đãi về vốn, tín dụng.
cần có chính sách khuyến khích đầu tư trong nước cho việc sản xuất hàng xuất khẩu. Việc khuyến khích này có thể thông qua hay giảm miễn thuế, thông qua chính sách tạo nguồn vốn, thông qua chính sách tín dụng. Hiện nay các ngân hàng còn diễn ra tình trạng ứ đọng vốn, nhưng các doanh nghiệp sản xuất nói chung khó đáp ứng được những đòi hỏi khắt khe khác về tài sản thế chấp, thủ tục cho vay vốn, nên rất khó tiếp cận với nguồn vốn này, thời gian tới Nhà nước cần đưa ra những biện pháp khuyến khích các ngân hàng cho vay để sản xuất hàng xuất khẩu.
* Tóm lại: Nhà nước phải đóng vai trò tích cực hơn nữa trong việc phối hợp với các doanh nghiệp, giải quyết được những khó khăn ở tầm vĩ mô, qua đó tạo điều kiện cho họ tiếp cận thị trường, giới thiệu hàng hoá của mình cho khách hàng nước ngoài.
Cùng với việc mở rộng các quan hệ song phương, tham gia ký kết các hiệp định thương mại, Nhà nước cần từng bước tham gia vào các mối quan hệ đa chiều của khu vực và trên thế giới theo cách đa dạng hoá các quan hệ thương mại. Trước mắt Việt Nam còn phải tích cực phấn đấu để trở thành thành viên của tổ chức thương mại thế giới (WTO), nhằm từng bước tạo ra thị trường ổn định, định hướng đúng đắn cho các nhà sản xuất, kinh doanh trong nước.
Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại và cung cấp thông tin về thị trường khăn mặt trên thế giới cho các doanh nghiệp. Hoạt động trên lĩnh vực này, có thể nói thị trường khăn mặt thế giới là một thị trường biến động khá phức tạp. Nhưng ở Việt Nam thông tin về thị trường này còn thiếu và chậm, độ chính xác còn chưa cao, cho nên thời gian tới Nhà nước cngx như các Bọ có liên quan đặc biệt chú ý đến công tác nghiên cứu, khảo sát thị trường Thế giới đồng thời tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp có cơ hội thăm dò tìm kiếm thị trường.

mục lục

chương I: quá trình hình thành phát triển
của công ty dệt hải phòng 1
I-/ Quá trình hình thành và phát triển của công ty 1
1-/ Từ năm 1988 đến năm 1991 1
2-/ Từ tháng 10/1991 đến năm 1997 2
3-/ Từ năm 1997 đến nay 3
II-/ Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức, bộ máy
quản lý của công ty 3
1-/ Nhiệm vụ và chức năng 3
2-/ Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý sản xuất 3
3-/ Đặc điểm kỹ thuật 6
chương II: Tình hình sản xuất kidnh doanh và phương hướng trong thời gian tới 10
I-/ Tình hình sản xuất kinh doanh 10
1-/ Kết quả sản xuất 10
2-/ Tình hình xuất nhập khẩu và ảnh hưởng của
thị trường trong và ngoài nước. 11
3-/ Tình hình xuất khẩu sản phẩm của Công ty 12
II-/ Đánh gía chung tình hình xuất khẩu của công ty
dệt Hải Phòng. 17
Chương III : Một số giải pháp để nâng cao hiệu quả xuất nhập khẩu 19
I-/ Một số đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả xuất khẩu
tại công ty dệt: 19
1-/ Nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm: 19
2-/ Hạ giá thành sản phẩm. 20
3-/ Tăng vòng quay của vốn: 22
4-/ ứng dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất sẽ tạo cơ sở
khoa học cho sự định hướng và quy hoạch phát triển
sản xuất nâng cao NSLĐ: 22
II-/ ý kiến về việc tạo hành lang pháp lý cho
doanh nghiệp. 23
1-/ Cần khắc phục hiện trạng không kiểm soát được
nguồn tài liệu thông tin của ngành dệt. 23
2-/ Tạo lợi thế cạnh tranh của các sản phẩm trong toàn ngành. 23
3-/ Nhà nước phải tạo môi trường, hành lang pháp lý
thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu. 24
4-/ Chính sách ưu đãi về vốn, tín dụng. 25

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Tình hình thu gom và quản lý rác thải sinh hoạt ở Chợ Đầu Mối Phường Phú Hậu Thành Phố Huế Luận văn Kinh tế 0
D Tình hình hoạt động của Công ty Tài chính Bưu điện Luận văn Kinh tế 0
D Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của công ty TNHH MTV Bảo Trân Châu Luận văn Kinh tế 0
D Tình hình hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước và một số các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả Luận văn Kinh tế 0
D Tác động của việc tham gia các hoạt động tình nguyện đối với sự hình thành kỹ năng giao tiếp và kỹ năng làm việc nhóm của sinh viên trường đại học Văn hóa, Xã hội 0
D Phân tích phương thức đấu thầu quốc tế và đánh giá tình hình hoạt động đấu thầu quốc tế tại Việt Nam hiện nay Luận văn Kinh tế 0
Y Phân tích thống kê tình hình sử dụng vốn sản xuất kinh doanh và kết quả hoạt động tài chính của Xí nghiệp Sông Đà 12.5 thời kỳ 2003 – 200 Luận văn Kinh tế 0
C Vận dụng một số phương pháp thống kê phân tích tình hình sử dụng vốn sản xuất, kinh doanh và kết quả hoạt động tài chính Luận văn Kinh tế 2
D Phân tích tình hình hoạt động & xây dựng chiến lược marketing nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty may Nhà Bè Luận văn Kinh tế 0
T Phân tích tình hình hoạt động tín dụng của chi nhánh NHCT AG qua ba năm 2001-2003 Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top