nusinh_hue89vn

New Member

Download miễn phí Tình hình phát triển của Công ty may Thăng Long





Lời nói đầu

Chương I : Vài nét về công ty may Thăng Long

I. Quá trình hình thành và phát triển.

1. Tình hình phát triển của Công ty may Thăng Long.

2. Chức năng, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh mặt hàng sản xuất và số lượng sản

II. Cơ cấu tổ chức của Công ty may Thăng Long.

III. Một số đặc điểm quy trình sản xuất của Công ty may Thăng Long.

1. Quy trình Công nghệ.

2. Tổ chức sản xuất.

3. Đặc điểm về công tác cung ứng vật tư.

4. Thị trường tiêu thụ sản phẩm.

5. Tình hình tài chính của Công ty may Thăng Long.

6. Năng lực sản xuất.

7. Đặc điểm công tác tính giá thành.

II. 1. Định nghĩa Marketing. Của XAVIER LUCRON - PHILIP KOTLER.

II.2.Khái niệm Marketing Mix :

II.3. Nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng.

II.4. Chu kỳ sống của sản phẩm.

II.5. Phân tích khả năng thị trường và phát hiện thị trường mới.

A. ý nghĩa quan trọng của chiến lược sản phẩm.

1. Giai đoạn suy thoái :

2. Hạch định sản phẩm mới :

3. Tạo uy tín sản phẩm :

4. Bao bì sản phẩm :

II.6. Giá cả và chính sách giá cả :

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


uồn : Cuốn “International Marketing” Analysis and Strategy, của Snack_Onk Vissir và Jhor J.Shaw, xuất bản 1990, trang 19.
.
- Mậu dịch quốc tế đóng một vai trò vô cùng quan trọng mà trước đây cộng đồng quốc tế chưa biết đến. Trong những thập kỷ qua, tuy mậu dịch quốc tế đã được tiến hành trên toàn cầu, song với mức độ quy mô ảnh hưởng đối với các quốc gia, các hãng cá nhân không được sâu rộng như hiện nay.
- Trong hai thập kỷ qua mậu dịch thế giới đã tăng từ 200 tỷ USD lên hơn 4000 tỷ USD Nguồn : cuốn “International Marketing” Michael R.Czinkota và Ukka A.Ronkainer, trang 17.
< thời báo kinh tế Việt nam số 11, 14/3/1999 - 20/3/1999).
Đã đưa ra con số như sau : Tổng kim ngạch buôn bán của thế giới năm 1998 là 10.170 tỷ USD, trong đó xuất khẩu là 5.011 tỷ USD và nhập khẩu là 5.159 tỷ USD. Năm 1998 so với năm 1997 tăng 18,8%. Nước Mỹ đạt 1.343 tỷ USD, Cộng hoà Liên bang Đức 965,5 tỷ USD, Nhật Bản 779 tỷ USD. Có những nước trước đây chưa bao giờ được coi là thành viên của mậu dịch quốc tế, bỗng chốc trở thành một thế lực có tiềm lực kinh tế mạnh. Các hãng bắt đầu đầu tư lớn trên phạm vi toàn cầu, kết quả là các ngành Công nghiệp đều di chuyển vị trí. Chuyên môn hoá quốc tế, trao đổi thông tin giữa các nước phát triển làm cho sản xuất có hiệu quả hơn nhiều, đồng thời cũng làm cho các nhà tiêu dùng, các lãnh đạo công đoàn, các nhà quyết định chính sách và bản thân các nhà sản xuất cũng thấy khó mà phân biệt một sản phẩm cụ thể được sản xuất ở đâu.
- Các liên minh thương mại mới đang nổi lên : Liên minh Châu Âu ở Châu Âu, liên minh Canada, Mỹ, Mêhicô ở Châu Mỹ, và gần đây là nhóm châu Á do Nhật bản đứng đầu mới ra đời. Các hãng này ngày càng tin tưởng rằng để tồn tại và thành công họ cần có hoạt động kinh doanh với các khối kinh tế : Mỹ - Châu Âu - Nhật Bản. Tổ chức thương mại thế giới được thành lập ngày 1/1/1998. Các chính phủ đã ký kết các thương lượng của vòng đàm phán Uruguay vào ngày 15/12/1993 và các bộ trưởng đã đưa ra cam kết chính trị cho các kết quả này bằng việc ký kết hiệp định cuối cùng tại Marrkesh, Monacco tháng 4.1997, “ Tuyên bố Marrakesh” ngày 15/4/1997 khẳng định rằng kết quả của vòng đàm phán Uruguay là nhằm “tăng cường nền kinh tế thế giới và thúc đẩy thương mại, đầu tư, tăng việc làm và thu nhập trên thế giới”.
- Mậu dịch quốc tế đã dẫn tới mối quan hệ thị trường, công nghệ trên toàn thế giới. Đồng thời nó cũng ảnh hưởng sâu sắc đến việc đề ra các chính sách mới nhằm thích ứng với những cơ hội mới xuất hiện và những đe doạ mới đối với các nhà kinh doanh. Kinh doanh trên thị trường thế giới các cá nhân và các hãng kinh doanh bắt đầu nhận ra rằng họ không chỉ phải canh tranh trong nước mà còn phải cạnh tranh trên phạm vi toàn thế giới. Để tồn tại và phát triển trong bối cảnh của môi trường kinh doanh quốc tế như vậy, các nhà doanh nghiệp không thể không vận dụng Marketing quốc tế.
- Tầm quan trọng và lợi ích của Marketing thì đã quá rõ ràng. Song để có được những lợi ích đó là cả vấn đề nan giải. Thế giới đang bước vào thập kỷ 21 - thập kỷ của sự hợp tác và hội nhập quốc tế. Các khối, các liên minh kinh tế lần lượt ra đời như : EU, NAFTE, GCC, ASEAN ... EU : Liên minh Châu Âu.
NAFTA : Hiệp định tự do thương mại Bắc _ Mỹ.
GCC : Hội đồng các Công ty vùng vịnh.
ASEAN : Hiệp hội các nước Đông Nam Á.
.
C. Gia công quốc tế.
Vì đề tài của luận văn có liên quan mật thiết tới vấn đề gia công quốc tế, người viết xin được trình bày đôi nét về lĩnh vực này :
* Gia công :
- Từ “gia công” có nguồn gốc Hán nôm nghĩa là “bỏ sức lực ra”. Tuỳ theo góc độ nghiên cứu mà có định nghĩa khác nhau :
1.1. Một số định nghĩa :
Gia công hàng hoá dưới góc độ khoa học - công nghệ :
Được hiểu là việc bỏ sức lao động vào để làm ra một sản phẩm mới hay thực hiện một số công đoạn trong quá trình sản xuất ra một sản phẩm nào đó. Ở đây khái niệm “lao động” bao hàm : Lao động giản đơn (chủ yếu là lao động chân tay - cơ bắp, thời gian đào tạo không đáng kể) và lao động phức tạp có kỹ thuật, có sự trợ giúp của công cụ máy móc tinh vi cùng với những quy trình công nghệ cao, đòi hỏi nhiều trí tuệ (thời gian đào tạo lâu và chi phí tốn kém). Và sản phẩm làm ra mang trong nó một khái niệm mới : Hàm lượng lao động nói chung và hàm lượng khoa học công nghệ nói riêng. Từ đó hình thành khái niệm gia công hàng bao cấp - hàng hoá có hàm lượng khoa học, công nghệ cao (ở các nước Công nghệp phát triển), còn ở các nước kém phát triển, trong thời kỳ mà nền sản xuất còn giản đơn, tự cung tự cấp, việc bỏ sức lao động để làm ra một sản phẩm chưa mang tính chất thương mại. Hàng hoá được sản xuất ra và được tiêu thụ do cùng một người chịu trách nhiệm, khi đó gia công hàng hoá đồng nghĩa với khái niệm sản xuất hàng hoá. Khi nền kinh tế phát triển mạnh mẽ, hàng hoá mang tính chất thương mại, sự phân công lao động vượt ra ngoài biên giới quốc gia và sức lao động trở thành hàng hoá, thì khái niệm gia công đã có một sắc thái mới và ta có một cách định nghĩa khác.
b ) Gia công quốc tế :
Dưới góc độ thương mại là một cách kinh doanh trong đó một bên (gọi là bên nhận gia công) nhận nguyên vật liệu hay bán thành phẩm của một bên khác (gọi là bên đặt gia công) để chế biến, cải tiến hay lắp ráp thành ra sản phẩm để giao lại cho bên đặt gia công và nhận một khoản thù lao gọi là chi phí gia công.
- Sự xuất hiện của loại hình gia công hàng hoá cho nước ngoài trên thị trường quốc tế chính là hệ quả của sự chênh lệch về trình độ công nghệ và khoa học kỹ thuật giữa các quốc gia và một phần nửa là do lợi thế các nguồn lực về tài nguyên, nhân công khác nhau của các nước. Thực tế cho thấy rằng : Hầu hết các hợp đồng gia công quốc tế được ký kết giữa một bên là các doanh nghiệp trong nước có nền khoa học - công nghệ phát triển với một bên là các doanh nghiệp thuộc một quốc gia có kinh tế kém phát triển nhưng lại có nguồn nhân lực dồi dào, giá rẻ.
- Trong quan hệ gia công cho nước ngoài nói chung, bên gia công dựa vào cơ sở vật chất kỹ thuật và lao động sẵn có để tiến hành công việc gia công, đôi khi họ còn nhận được cả sự giúp đỡ về máy móc, thiết bị, công nghệ sản xuất hay sự hướng dẫn đào tạo của các chuyên gia kỹ thuật ... do phía đặt gia công cung cấp. Nội dung gia công gồm : việc sản xuất, chế biến, sửa chữa, tái chế, lắp ráp, phân loại, đóng gói hàng hoá ... theo yêu cầu và bằng nguyên vật liệu của bên đặt gia công.
- Việc tiến hành cách kinh doanh gia công quốc tế thực sự đã mang lại lợi ích về nhiều mặt cho tất cả các bên tham gia : bên nhận gia công không cần bỏ vốn, không phải lo thị trường tiêu thụ mà vẫn tiến hành sản xuất và thu được tiền công; còn bên đặt gia công thì có thể rảnh tay lo việc tiêu thụ hàng hoá, và nếu tìm được nguồn nguyên vật liệu rẻ, giá nhân công hạ thì thu về lợi nhuận càng lớn. Vì vậy cách kinh doanh gia công quốc tế ngày càng phát triển mạnh và trở thành một cách phổ biến trong buôn bán ngoại thươ...

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Tình hình QLDA tại BQLDA phát triển chè và cây ăn quả Luận văn Kinh tế 0
R Nghiên cứu thống kê tình hình phát triển Công nghiệp-Tiểu thủ công nghiệp ngoài quốc doanh huyện Nghi Xuân-Hà Tĩnh giai đoạn 2002-2008 và dự đoán đến năm 2010 Luận văn Kinh tế 0
H Tình hình huy động và sử dụng vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước Luận văn Kinh tế 0
K Tình hình đầu tư phát triển ở công ty cổ phần đầu tư và XNK Đoàn Minh Giang Luận văn Kinh tế 0
N Nghiên cứu thống kê về tình hình phát triển công nghiệp ngoài quốc doanh giai đoạn 1996-2000 Luận văn Kinh tế 0
C Tình hình phát triển và các phương hướng, giải pháp nhằm phát triển toàn diện ngành du lịch huyện Tịnh Biên Kiến trúc, xây dựng 0
H Phân tích tình hình đầu tư phát triển nông nghiệp của ACB tỉnh An Giang Kiến trúc, xây dựng 0
J Sự ảnh hưởng của lạm phát - Lãi suất - tỷ giá đến tình hình tài chính công ty CP xuất nhập khẩu thủy sản An Giang Kiến trúc, xây dựng 0
N Tình hình hoạt động tại công ty TNHH Đầu Tư và Phát Triển Hà Minh Anh Luận văn Kinh tế 0
M Tình hình quản lý chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành sản phẩm ở Công ty Xây Dựng và Phát Triển Nông Thôn 6 Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top