Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Phần 1
TỔNG QUAN VỀ VỤ XUẤT NHẬP KHẨU

Tên gọi đầy đủ : Vụ Xuất nhập khẩu
Địa chỉ : Số 54 Hai Bà Trưng, Hà Nội
Điện thoại: (04) 22 205 222
Fax: (04) 22 205 445
Email: [email protected]
Vị trí : Là cơ quan trực thuộc Bộ Công thương.
Thứ trưởng chỉ đạo công tác xuất nhập khẩu: Nguyễn Thành Biên
22.202.210 - 0913 204 052 - Email: [email protected]
Thư ký Thứ trưởng: Dương Duy Hưng
Điện thoại Thư ký: (04) 22 202 204
Email: [email protected]

I.Giới thiệu về Bộ Công thương
1.Khái quát về Bộ Công Thương
Ngày thành lập: Bộ Công thương Việt Nam của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một Bộ mới được thành lập từ khoá XII của Quốc hội trên cơ sở sát nhập Bộ Công nghiệp và Bộ Thương mại. Bộ trưởng đầu tiên của Bộ này là ông Vũ Huy Hoàng.
Các thứ trưởng :
1. Nguyễn Thành Biên (Nguyên Thứ trưởng Bộ Thương mại)
2. Đỗ Hữu Hào (Nguyên Thứ trưởng Bộ Công nghiệp)
3. Bùi Xuân Khu (Nguyên Thứ trưởng Thường trực Bộ Công nghiệp)
4. Lê Dương Quang (Nguyên Thứ trưởng Bộ Công nghiệp)
5. Châu Huệ Cẩm (Nguyên Thứ trưởng Bộ Công nghiệp)
6. Lê Danh Vĩnh (Nguyên Thứ trưởng Bộ Thương mại)
7. Nguyễn Cẩm Tú (Nguyên Thứ trưởng Bộ Thương mại)
2.Vị trí và chức năng của Bộ Công thương
Bộ Công thương là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công nghiệp và thương mại, bao gồm các ngành và lĩnh vực: cơ khí, luyện kim, điện, năng lượng mới, năng lượng tái tạo, dầu khí, hoá chất, vật liệu nổ công nghiệp, công nghiệp khai thác mỏ và chế biến khoáng sản, công nghiệp tiêu dùng, công nghiệp thực phẩm và công nghiệp chế biến khác ; lưu thông hàng hoá trong nước; xuất nhập khẩu, quản lí thị trường, xúc tiến thương mại, thương mại điện tử, dịch vụ thương mại, hội nhập kinh tế - thương mại quốc tế, quản lý cạnh tranh, kiểm soát độc quyền, áp dụng các biện pháp tự vệ, chống bán phá giá, chống trợ cấp, bảo vệ quyền lợi người tiêu dung; quản lý nhà nước các dịch vụ công trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước.
3.Các đơn vị trực thuộc
• Vụ Kế hoạch
• Vụ Tài chính
• Vụ Tổ chức cán bộ
• Vụ Pháp chế
• Vụ Hợp tác quốc tế
• Thanh tra Bộ
• Văn phòng Bộ
• Vụ Khoa học và Công nghệ
• Vụ Công nghiệp nặng
• Vụ Năng lượng
• Vụ Công nghiệp nhẹ
• Vụ Xuất nhập khẩu
• Vụ Thị trường trong nước
• Vụ Thương mại miền núi
• Vụ Thị trường châu Á - Thái Bình Dương
• Vụ Thị trường châu Âu
• Vụ Thị trường châu Mỹ
• Vụ Thị trường châu Phi, Tây Á, Nam Á
• Vụ Chính sách thương mại đa biên
• Vụ Thi đua - Khen thưởng
• Cục Điều tiết điện lực
• Cục Quản lý cạnh tranh
• Cục Quản lý thị trường
• Cục Xúc tiến thương mại
• Cục Công nghiệp địa phương
• Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp
• Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin
• Thương vụ tại các nước và các vùng lãnh thổ
• Cơ quan Đại diện của Bộ Công Thương tại thành phố Hồ Chí Minh
• Ban Thư ký Hội đồng Cạnh tranh
• Viện Nghiên cứu Chiến lược, chính sách công nghiệp
• Viện Nghiên cứu Thương mại
• Báo Công thương
• Tạp chí Công nghiệp
• Tạp chí Thương mại
• Trường Đào tạo, bồi dưỡng Cán Bộ Công Thương Trung ương

II.Vị trí và chức năng của Vụ Xuất Nhập khẩu
1.Vị trí
Vụ xuất nhập khẩu là cơ quan trực thuộc Bộ Công Thương, có chức năng tham mưu giúp Bộ trưởng thực hiện quản lý nhà nước về lĩnh vực xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá, các hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế theo quy định của pháp luật.
2. Nhiệm vụ và quyền hạn
1. Xây dựng và trình Bộ trưởng ban hành hay để Bộ trưởng trình cấp có thẩm quyền ban hành chiến lược, các cơ chế, chính sách về quản lý xuất khẩu, nhập khẩu, gia công hàng hoá với nước ngoài, tạm nhập tái xuất, tạm xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển khẩu, quá cảnh hàng hoá trong phạm vi cả nước; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện sau khi ban hành.
2. Tham mưu giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước về xuất xứ hàng hoá. Chủ trì đàm phán với các nước có liên quan có xuất xứ hàng hóa trong các hiệp định, thoả thuận song phương và đa phương. Tổ chức cấp và kiểm tra các loại giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá.
3. Thực hiện nhiệm vụ của Văn phòng Thông báo và điểm hỏi đáp về hành rào kỹ thuật thương mại trong WTO (gọi tắt là Văn phòng TBT) của Bộ Công Thương.
4. Thực hiện nhiệm vụ của Văn phòng Thông báo và điểm hỏi đáp về các biện pháp kiểm dịch động thực vật trong WTO (gọi tắt là Văn phòng SPS) của Bộ Công Thương.
5. Tổ chức cấp các loại giấy chứng nhận xuất nhập khẩu hàng hoá, miễn thuế, phân chỉ tiêu hạn mức, hạn ngạch; các loại giấy chứng nhận về hàng hoá và hạn ngạch thuế quan.
6. Quản lý hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá của các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, thương nhân nước ngoài không có thay mặt tại Việt Nam.
7. Quản lý hoạt động kinh doanh của các cửa hàng miễn thuế theo quy định của pháp luật.
8. Xây dựng và trình Bộ trưởng ban hành hay để Bộ trưởng trình cấp có thẩm quyền ban hành cơ chế, chính sách về kiểm soát xuất khẩu theo các Nghị quyết của Liên hợp quốc, điều ước quốc tế và các thỏa thuận mà Việt Nam là bên tham gia hay ký kết.
9. Tham mưu giúp Bộ trưởng trong công tác điều hành hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu; đề xuất các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu, quản lý nhập khẩu, giảm nhập siêu, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá.
10. Tham mưu giúp Bộ trưởng về cơ chế hoạt động của các khu thương mại tự do, khu bảo thuế, khu phi thuế trong các khu kinh tế.
11. Giúp Bộ trưởng tham gia đàm phán ký kết các hiệp định song biên về mở cửa thị trường, các thoả thuận công nhận tiêu chuẩn, quy chuẩn, tham gia xây dựng hàng rào cản kỹ thuật trong thương mại, tạo điều kiện cho xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa đối với từng quốc gia, từng khu vực và từng vùng lãnh thổ phù hợp với lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.
12. Chủ trì tham gia với Bộ Tài chính về chính sách thuế xuất khẩu, nhập khẩu, thủ tục hải quan về xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá và chính sách về tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển khẩu, quá cảnh hàng hoá.
phẩm kể cả khâu sản xuất nguyên liệu cũng phải tuân thủ phương pháp tiếp cận từ trại nuôi đến bàn ăn của EU về an toàn thực phẩm.
b)Quản lý thực phẩm và thức ăn cho vật nuôi
Quy định 882/2004 của Hội đồng châu Âu thiết lập các hệ thống kiểm soát hài hoà của EU bao gồm cả an toàn thực phẩm và thức ăn cho vật nuôi, các nguyên tắc về phúc lợi và sức khoẻ động vật. Liên quan đến việc kiểm soát nhập khẩu, các nước thứ ba sẽ phải đảm bảo rằng các sản phẩm xuất khẩu vào thị trường EU phải đáp ứng được những tiêu chuẩn cần thiết.
c)Quy định dán nhãn
Ba quy định chính liên quan đến việc dán nhãn là Quy định 2000/104/EC, Chỉ thị 2000/13/EC và Quy định 2065/2001/EC. Tất cả các luật mới của EU đều (và sẽ) dựa trên quyền lợi của người tiêu dùng và sự an toàn theo cách người tiêu dùng sẽ không bị bất kỳ sản phẩm nào hay bao bì nào đánh lừa. quy định của EU yêu cầu tất cả các sản phẩm đóng gói phải ghi nước xuất xứ. Nhãn mác phải được in lên gói hàng hay thùng các tông để tránh bị tẩy xoá hay rách khi sử dụng. Ngôn ngữ sử dụng phải chính thống và dễ hiểu.
d)Ðộc tố và chất gây ô nhiễm trong các sản phẩm nông sản
Chỉ thị 2000/29/EC quy định mức độ dư lượng tối đa về thuốc trừ sau, kim loại nặng, ô nhiễm vi sinh và thanh tra về vệ sinh
e)Truy xuất nguồn gốc sản phẩm
Từ ngày 1/1/2005, truy xuất nguồn gốc nói chung đã trở thành quy đinh bắt buộc đối với hệ thống thực phẩm của EU. Quy định đã sửa đổi số EC/178/2002 đề ra những quy định về truy xuất nguồn gốc sản phẩm đối với tất cả các nhà sản xuất thực phẩm và thức ăn dùng cho vật nuôi.
Yêu cầu về khả năng truy xuất được giới hạn nhằm đảm bảo tối thiểu là các doanh nghiệp đều có khả năng xác định được nhà cung cấp trực tiếp và khách hàng kế tiếp ngay sau đó của doanh nghiệp loại sản phẩm đang được nói đến.
2.4.Yêu cầu của thị trường trong lĩnh vực sức khoẻ và an toàn
Ngoài những luật lệ bắt buộc, còn có một loạt những yêu yều thị trường mang tính tự nguyện. Điều quan trọng cần chú ý là nó phụ thuộc vào lĩnh vực mà tuân thủ hay không tuân thủ những quy định này là điều kiện tiên quyết hay chỉ là một lợi thế để tiếp cận thị trường:
Nông nghiệp hữu cơ:
Nhận thức của người tiêu dùng về vấn đề an toàn thực phẩm và những toan ngại về môi trường EU cũng làm cho ngành nông nghiệp hữu cơ tăng trưởng một cách đáng kể. Các sản phẩm hữu cơ xuất khẩu sang EU phần lớn được điều chỉnh bằng Quy định EU 2092/91. Quy định này định nghĩa chi tiết các yêu cầu cho sản phẩm nông nghiệp hay thực phẩm bao gồm cả những luật lệ liên quan đến cách sản xuất hữu cơ. Những luật lệ này không chỉ xác định cách sản xuất nông nghiệp cho trồng trọt và chăn nuôi mà còn điều chỉnh vấn đề gắn nhãn mác,chế biến,thanh tra và marketing các sản phẩm hữu cơ trong EU và nhập khẩu các sản phẩm hữu cơ từ các nước ngoài EU.
Thực tiễn nông nghiệp tốt và EUREGAP
Nhằm giải quyết mối quan ngại ngày càng gia tăng của người tiêu dùng về tác động của nông nghiệp với an toàn thực phẩm và môi trường. Nhóm các nhà sản xuất bán lẻ châu Âu EUREGAP, một khuôn khổ hợp tác của các tổ chức bán lẻ hàng đầu ở châu Âu, đã phát triển tiêu chuẩn “EUREGAP Rau và Quả” cho việc xác nhận Thực tiễn Nông nghiệp tôt(GAP) cho rau và quả. EUREGAP bao gồm các tiêu chí về quản lí tại chỗ, sử dụng phân bón, bảo vệ mùa màng và quản lí côn trùng, thu hoạch, hoạt động sau thu hoạch và an toàn, sức khoẻ công nhân.
Vì an toàn thực phẩm trở thành một ưu tiên hàng đầu đối với nhiều nhà bán lẻ và các tổ chức sản xuất, các nhà xuất khẩu rau và quả tươi ở các nước đang phát triển muốn cung cấp cho hầu hết các hệ thống siêu thị ở châu Âu sẽ ngày càng bị yêu cầu chứng minh rằng các sản phẩm được sản xuất phù hợp với EUREGAP, đặc biệt khi các nhà bán lẻ dành ngày càng nhiều các gian hàng cho những sản phẩm được chứng nhận.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Phân tích tình hình tiêu thụ và một số giải pháp marketing nhằm đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm ở công ty may xuất khẩu Luận văn Kinh tế 0
D Tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần cơ khí và xây lắp số 7 Luận văn Kinh tế 0
Y Phân tích thống kê tình hình sử dụng vốn sản xuất kinh doanh và kết quả hoạt động tài chính của Xí nghiệp Sông Đà 12.5 thời kỳ 2003 – 200 Luận văn Kinh tế 0
D Phân tích tình hình quản lý và sử dụng Tài sản cố định (TSCĐ) tại Công ty Du lịch Dịch vụ - Xuất nhập khẩu Phú Thọ Luận văn Kinh tế 0
C Vận dụng một số phương pháp thống kê phân tích tình hình sử dụng vốn sản xuất, kinh doanh và kết quả hoạt động tài chính Luận văn Kinh tế 2
K Phân tích thực trạng và đề xuất biện pháp cải thiện tình hình tài chính của Công ty TNHH HAL Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
M Phân tích tình hình thực hiện lợi nhuận của công ty TNHH sản xuất và thương mại Lương Nông Luận văn Kinh tế 0
D Phân tích tình hình tài chính và đề xuất biện pháp củng cố tình hình tài chính của công ty Sứ Thanh Trì Luận văn Kinh tế 0
S Phân tích và đề xuất giải pháp cải thiện tình hình tài chính của viện cơ khí năng lượng và mỏ Luận văn Kinh tế 0
C Phân tích và đề xuất biện pháp cải thiện tình hình tài chính của công ty điện lực Ba Đình Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top