daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

Tính toán và thiết kế một buồng sấy tĩnh để sấy hạt đậu nành
ĐỀ BÀI:
Tính toán và thiết kế một buồng sấy tĩnh để sấy hạt đậu nành, năng suất 2 tấn/mẻ, thời
gian sấy là 18h độ ẩm của vật liệu ω1=30%, ω2=12%. Biết to =30oC, ϕo=80%, t1=110oC,
quá trình sấy có hồi lưu 30% khí thải.
BÀI LÀM:
1. GIỚI THIỆU VỀ VẬT LIỆU SẤY:
1.1. Lợi ích của cây đậu nành:
1.1.1. Giá trị dinh dưỡng:
Đậu tương hay đậu nành (có tên khoa học là Glycine Max Merrill) là loại cây
họ đậu (Fabaceae) giàu hàm lượng protein được làm thức ăn cho người và gia súc. Cây
đậu tương là cây lương thực có hiệu quả kinh tế lại dễ trồng. Sản phẩm từ cây đậu
tương đựơc dùng rất đa dạng như sử dụng trực tiếp hạt thô hay chế biến thành những
loại thực phẩm quen thuộc như: đậu phụ, ép thành dầu đậu nành, làm bánh kẹo, sữa
đậu nành, nước giải khát, nước chấm… đáp ứng nhu cầu đạm trong khẩu phần ăn hàng
ngày của người và gia súc. Ngoài ra, trong cây đậu tương còn có tác dụng cải tạo đất,
tăng năng suất cây trồng khác. Điều này có được là nhờ hoạt động cố định đạm N2 của
loài vi khuẩn Rhizobium cộng sinh trên rễ cây họ đậu.
Trong hạt đậu nành có các thành phần hoá học sau:
Chất đạm 40%
Chất béo 20%
Chất đường 7%
Chất bột 5,6%
Chất xơ 3,5%
Hợp chất Pentosanh 4,4%
Tro 4,6%
Các chất khác 14,9%
Như vậy đậu nành có giá trị dinh dưỡng khá cao, hơn hẳn các loại đậu thông dụng
và tương đương, hay vượt hơn cả các thực phẩm có nguồn gốc từ động vật. Ngoài
thành phần chất đạm rất lớn, đậu nành còn chứa một tỉ lệ chất béo khá cao, nhiều sinh
tố và muối khoáng cần thiết cho cơ thể. - Đạm chất (protein): là chất quan trọng nhất trong thành phần hoá học của hạt đậu
nành. Hàm lượng đạm trong đậu nành gấp đôi cá lóc, gấp 2,5 lần thịt heo mỡ, gấp 3 lần
trứng vịt... Đạm chất đậu nành có đủ các loại axid amin cần thiết cho cơ thế như: arginin,
histidin, lysin, tryptophan, phenyalanin, cystin, merhionin, glycin, valin, prolin,
threanin,...Bổ dưỡng tương đương nhưng đạm chất đậu nành còn có ưu điểm hơn cả
thịt là không sinh ra những độc tố cho cơ thể. Trong đậu nành chứa para
nucleoalbuminoid, không tạo ra các baz xanthic như ở thịt nên không độc.
- Chất béo: đậu nành chứa một tỷ lệ chất béo khá cao từ 16% đến 20% chỉ thua
đậu phộng. Với các thành phần chất béo chính của đậu nành là:
Axid linoleic: 49-60%
Axid oleic: 21-34%
Axid palmictic: 6,5-12%
Acid linoleic: 2-9%
Acid stearia: 2-5%
Các acid linoleic và linoleic có vai trò chuyển hoá cholesteron (một loại hợp chất
làm cho người mau già và xơ cứng động mạch, thường có trong mỡ động vật) trong cơ
thể, do đó ngăn ngừa được bệnh tim mạch, kéo đài tuổi thọ.
- Chất đường (Hydrat carbon): Đậu nành tương đối chứa ít bột hơn so với các loại
đậu khác. Đường trong đậu nành là loại đường sacaroz lẫn với một loại đường không
kết tinh rất giống với với lactoz trong sữa.
- Các chất vô cơ và sinh tố: đậu nành chứa hầu hết các chất vô cơ cần thiết cho
cơ thể như: Ca, Na, K, Mg, P, S, Fe, Cu, Al... Và các Vitamin A, B1, B2, D, E, F..., nhất
là sinh tố K, một loại sinh tố tương đối hiếm ở các loài thực vật.
- Các phân tố hoá: đậu nành có chứa cá phân tố hoá ureaz, lipoxitaz và một anti
phân tố hoá là antitrypsin.
1.1.2. Sử dụng:
Đậu nành là loại nông phẩm có nhiều công dụng bậc nhất, hầu như các bộ
phận của cây đậu nành đều có lợi ích.
Hình 1- Rất nhiều giống đậu nành phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau
- Sử dụng làm thực phẩm: Đậu nành từ ngàn xưa là nguồn cung cấp chất đạm chủ
yếu của nhiều dân tộc ở châu Á. Các thực phẩm thông dụng chế biến từ đậu nành đều
có giá trị bổ dưỡng rất cao. Tài liệu y tế sau đây cho thấy thành phần chính của một số
thực phẩm chế biến từ đậu nành
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top