Download Đề tài Tính toán thiết kế xử lý nền đất yếu bằng hệ thống thoát nước thẳng đứng cho dự án đường nối Liên Tỉnh Lộ 25 – đường Tân Lập miễn phí​

1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những thành phố lớn nhất của nước ta, có nền kinh tế phát triển mạnh. Song song với quá trình phát triển đó là quá trình đô thị hóa, xây dựng các khu công nghiệp, các nhà cao tầng và các đường giao thông. Một trong những khu vực đang phát triển là khu vực quận 2, quận 7, quận Thủ Đức, nơi mà các dự án kinh tế lớn, các khu dân cư đang được thực hiện. Cùng với sự phát triển đó thì việc phát triển cơ sở hạ tầng giao thông là một vấn đề cần thiết hiện nay. Với mục tiêu ban đầu là phục vụ cho việc đầu tư xây dựng khu dân cư Nam Rạch Chiếc (Quận 2, Thành phố Hồ Chí Minh), Ủy ban nhân dân thành phố đã duyệt dự án xây dựng đường nối Liên Tỉnh Lộ 25 – đường Tân Lập, tuyến đường này đều nằm trên nền đất yếu với bề dày thay đổi vì vậy cần tiến hành xử lý đất nền trước khi xây dựng tuyến đường này.
Với mong muốn vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và kiến thiết đất nước. Do đó, tui đã lựa chọn đề tài “Tính toán thiết kế xử lý nền đất yếu bằng hệ thống thoát nước thẳng đứng cho dự án đường nối Liên Tỉnh Lộ 25 – đường Tân Lập”.
2. NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI
- Đánh giá tổng quan điều kiện địa chất – địa chất công trình khu vực Thành phố Hồ Chí Minh.
- Tìm hiểu đặc điểm địa chất công trình khu vực tuyến đường nối Liên Tỉnh Lộ 25 – đường Tân Lập.
- Xác định các chỉ tiêu tính toán của công trình và của đất nền.
- Đưa ra giải pháp xử lý để cải tạo nền đường.


3. Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
Đề tài có phạm vi áp dụng rộng rãi không chỉ cho công trình đang nghiên cứu mà còn có thể áp dụng cho các công trình có điều kiện địa chất tương tự. Ngoài ra còn có thể áp dụng cho các công trình đắp, nền đường đắp, mở rộng nền đường khi qua khu vực đất yếu.




ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN – KINH TẾ – XÃ HỘI
1.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN
1.1.1. Vị trí địa lý
Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong tọa độ địa lý từ 10010’ - 10036’ vĩ độ Bắc và 1060 22’ - 106054’ kinh độ Đông, có diện tích 2.095,239 km2. Phía Bắc giáp tỉnh Bình Dương, Tây Bắc giáp tỉnh Tây Ninh, Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Đồng Nai, Đông Nam giáp tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu, Tây và Tây Nam giáp tỉnh Long An và Tiền Giang [1].
1.1.2. Địa hình
Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miền Ðông Nam bộ và đồng bằng sông Cửu Long. Ðịa hình tổng quát có dạng thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Ðông sang Tây. Nó có thể chia thành 3 tiểu vùng địa hình. Vùng cao, nằm ở phía Bắc - Ðông Bắc và một phần Tây Bắc (thuộc Bắc huyện Củ Chi, Đông Bắc quận Thủ Ðức và quận 9), với dạng địa hình lượn sóng, độ cao trung bình 10 - 25 m và xen kẽ có những gò đồi độ cao cao nhất tới 32m, như đồi Long Bình (quận 9). Vùng thấp trũng, ở phía Nam - Tây Nam và Ðông Nam thành phố (thuộc các quận 7, 8, 9 và các huyện Bình Chánh, Nhà Bè, Cần Giờ). Vùng này có độ cao trung bình trên dưới 1m và cao nhất 2m, thấp nhất 0,5m. Vùng trung bình, phân bố ở khu vực Trung tâm Thành phố, gồm phần lớn nội thành cũ, một phần các quận 2, Thủ Ðức, toàn bộ quận 12 và huyện Hóc Môn. Vùng này có độ cao trung bình 5-10m.
1.1.3. Khí hậu
Khu vực thành phố Hồ Chí Minh thuộc vùng có khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo. Mỗi năm có hai mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ thánh 12 đến tháng 4 năm sau [1].
Nhiệt độ: nhiệt độ không khí trung bình khoảng 270C, thường có nhiệt độ cao nhất cao nhất trung bình vào tháng 4, thấp nhất trung bình vào khoảng tháng 12 và tháng 1. Giá trị nhiệt độ trung bình tháng tại trạm Tân Sơn Nhất được thể hiện trong bảng 1.1.
Độ ẩm không khí: Ðộ ẩm tương đối của không khí bình quân/năm là 79,5%; bình quân mùa mưa 80% và trị số cao tuyệt đối tới 100%; bình quân mùa khô 74,5% và mức thấp tuyệt đối xuống tới 20%. Giá trị độ ẩm trung bình tháng tại trạm Tân Sơn Nhất được thể hiện trong bảng 1.1.
Lượng mưa: lượng mưa cao, bình quân/năm 1949 mm. Năm cao nhất 2.718 mm (1908) và năm nhỏ nhất 1.392 mm (1958). Số ngày mưa trung bình/năm là 159 ngày. Khoảng 90% lượng mưa hàng năm tập trung vào các tháng mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 11); trong đó hai tháng 6 và 9 thường có lượng mưa cao nhất. Các tháng 1, 2, 3 mưa rất ít, lượng mưa không đáng kể. Trên phạm vi không gian thành phố, lượng mưa phân bố không đều, có khuynh hướng tăng dần theo trục Tây Nam - Ðông Bắc. Giá trị lượng mưa trung bình tháng tại trạm Tân Sơn Nhất được thể hiện trong bảng 1.1.

CHƯƠNG 1

ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN – KINH TẾ – XÃ HỘI

1.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN

1.1.1. Vị trí địa lý

Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong tọa độ địa lý từ 10010’ - 10036’ vĩ độ Bắc và 1060 22’ - 106054’ kinh độ Đông, có diện tích 2.095,239 km2. Phía Bắc giáp tỉnh Bình Dương, Tây Bắc giáp tỉnh Tây Ninh, Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Đồng Nai, Đông Nam giáp tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu, Tây và Tây Nam giáp tỉnh Long An và Tiền Giang [1].

1.1.2. Địa hình

Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miền Ðông Nam bộ và đồng bằng sông Cửu Long. Ðịa hình tổng quát có dạng thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Ðông sang Tây. Nó có thể chia thành 3 tiểu vùng địa hình. Vùng cao, nằm ở phía Bắc - Ðông Bắc và một phần Tây Bắc (thuộc Bắc huyện Củ Chi, Đông Bắc quận Thủ Ðức và quận 9), với dạng địa hình lượn sóng, độ cao trung bình 10 - 25 m và xen kẽ có những gò đồi độ cao cao nhất tới 32m, như đồi Long Bình (quận 9). Vùng thấp trũng, ở phía Nam - Tây Nam và Ðông Nam thành phố (thuộc các quận 7, 8, 9 và các huyện Bình Chánh, Nhà Bè, Cần Giờ). Vùng này có độ cao trung bình trên dưới 1m và cao nhất 2m, thấp nhất 0,5m. Vùng trung bình, phân bố ở khu vực Trung tâm Thành phố, gồm phần lớn nội thành cũ, một phần các quận 2, Thủ Ðức, toàn bộ quận 12 và huyện Hóc Môn. Vùng này có độ cao trung bình 5-10m.

1.1.3. Khí hậu

Khu vực thành phố Hồ Chí Minh thuộc vùng có khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo. Mỗi năm có hai mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ thánh 12 đến tháng 4 năm sau [1].

Nhiệt độ: nhiệt độ không khí trung bình khoảng 270C, thường có nhiệt độ cao nhất cao nhất trung bình vào tháng 4, thấp nhất trung bình vào khoảng tháng 12 và tháng 1. Giá trị nhiệt độ trung bình tháng tại trạm Tân Sơn Nhất được thể hiện trong bảng 1.1.

Độ ẩm không khí: Ðộ ẩm tương đối của không khí bình quân/năm là 79,5%; bình quân mùa mưa 80% và trị số cao tuyệt đối tới 100%; bình quân mùa khô 74,5% và mức thấp tuyệt đối xuống tới 20%. Giá trị độ ẩm trung bình tháng tại trạm Tân Sơn Nhất được thể hiện trong bảng 1.1.

Lượng mưa: lượng mưa cao, bình quân/năm 1949 mm. Năm cao nhất 2.718 mm (1908) và năm nhỏ nhất 1.392 mm (1958). Số ngày mưa trung bình/năm là 159 ngày. Khoảng 90% lượng mưa hàng năm tập trung vào các tháng mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 11); trong đó hai tháng 6 và 9 thường có lượng mưa cao nhất. Các tháng 1, 2, 3 mưa rất ít, lượng mưa không đáng kể. Trên phạm vi không gian thành phố, lượng mưa phân bố không đều, có khuynh hướng tăng dần theo trục Tây Nam - Ðông Bắc. Giá trị lượng mưa trung bình tháng tại trạm Tân Sơn Nhất được thể hiện trong bảng 1.1.

Bảng 1.1: Nhiệt độ, độ ẩm và lượng mưa trung bình tháng tại trạm Tân Sơn Nhất

Yếu tố




Lượng bốc hơi: Lượng bốc hơi tương đối cao từ 1.000 đến 1.200mm/năm. Lượng bốc hơi trong mùa mưa thường thấp, trong khoảng 50 - 90mm/tháng. Mùa khô lượng bốc hơi trong khoảng 100-150mm/tháng, cao gấp 1,5 đến 2,5 lần mùa mưa.

Hướng gió chính là Đông Bắc - Tây Nam và Tây Bắc - Đông Nam. Vận tốc trung bình của gió là 3,6m/s [1].

1.1.4. Thủy văn

Hệ thống sông ảnh hưởng lớn đến đặc điểm địa chất thủy văn của khu vực thành phố Hồ Chí Minh là hệ thống sông Đồng Nai. Hệ thống sông Đồng Nai có lưu vực khoảng 32.000 km2, gồm sông chính là sông Đồng Nai, 4 sông phụ là sông La Ngà, Sông Bé, Sài Gòn và bờ Tây sông Vàm Cỏ Đông. Hai sông chảy qua thành phố Hồ Chí Minh là sông Đồng Nai và Sài Gòn [1].

Ngoài ra, thành phố Hồ Chí Minh còn có một mạng lưới kênh rạch gồm: Rạch Cát, Tham Lương, Thị Nghè, Nhiêu Lộc, Kênh Đôi, Rạch Chiếc.

Hầu hết các sông rạch Thành phố Hồ Chí Minh đều chịu ảnh hưởng dao động của triều biển Ðông. Mỗi ngày, nước lên xuống hai lần, theo đó thủy triều xâm nhập sâu vào các kênh rạch trong thành phố, gây nên tác động không nhỏ đối với sản xuất nông nghiệp và hạn chế việc tiêu thoát nước ở khu vực nội thành. Mực nước triều bình quân cao nhất là 1,10m. Tháng có mực nước cao nhất là tháng 10 - 11, thấp nhất là các tháng 6 - 7. Về mùa khô, lưu lượng của nguồn các sông nhỏ, độ mặn 4% có thể xâm nhập trên sông Sài Gòn đến quá Lái Thiêu, có năm đến đến tận Thủ Dầu Một và trên sông Ðồng Nai đến Long Ðại. Mùa mưa lưu lượng của nguồn lớn, nên biên mặn bị đẩy lùi ra xa hơn và độ mặn bị giảm đi nhiều.

1.2. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ – XÃ HỘI

Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay bao gồm 19 quận và 5 huyện, tổng diện tích 2095,239 km2. Vào năm 2006, thành phố có dân số 6.424.519 người, mật độ trung bình 3,067 người/km². Dân cư chủ yếu là người kinh chiếm 92,91 % dân số thành phố, tiếp theo tới người hoa với 6,69 %, còn lại là các dân tộc Chăm, Khmer.... Những người Hoa ở Thành phố Hồ Chí Minh cư trú ở khắp các quận, huyện, nhưng tập trung nhiều nhất tại Quận 5, 6, 8, 10, 11 và có những đóng góp đáng kể cho nền kinh tế thành phố.

1.2.1. Giao thông

Thành phố Hồ Chí Minh là đầu mối giao thông quan trọng của khu vực phía Nam, có hệ thống giao thông đường bộ, đường thủy và đường hàng không rất phát triển.

Hệ thống đường bộ lan tỏa đi các tỉnh Đông Nam Bộ và tây Nam Bộ theo dạng tỏa tia với các trục chính: Quốc lộ (QL) 1A, QL13, QL22, Xa lộ Hà Nội,…Tuyến đường sắt Bắc Nam dài 1.780 km, rất thuận lợi cho nhu cầu đi lại và vận chuyển hàng hóa. Hệ đường thủy: Dọc sông Sài Gòn là một hệ thống cụm cảng kéo dài hàng chục km từ Nhà Bè đến Cần Giờ với năng lực bốc dỡ lớn nhất nước. Cảng Sài Gòn với năng lực hoạt động 10 triệu tấn/năm và có khả năng mở rộng nâng cấp từ 17 đến 20 triệu tấn/năm.

Sân bay Tân Sơn Nhất là sân bay quốc tế với hàng chục đường bay chỉ cách trung tâm thành phố 7km, là ga hàng không quốc tế với diện tích 14.000m2, có năng lực tiếp nhận trên 10 triệu khách và hơn nửa triệu tấn hàng hóa mỗi năm.

Ngoài ra dự án tàu điện ngầm Thành phố Hồ Chí Minh cũng được đang tiến hành. Theo dự kiến, thành phố sẽ có bốn tuyến, tổng chiều dài 54 km, 6 đường ray và 22 nhà ga. Cuối 2010, hai tuyến đầu tiên sẽ đi vào hoạt động.

1.2.2. Kinh tế

Thành phố Hồ Chí Minh chiếm giữ vai trò đầu tàu kinh tế của cả nước. Thành phố chiếm 0,6 % diện tích và 7,5 % dân số của cả nước nhưng chiếm tới 20,2 % tổng sản phẩm, 27,9 % giá trị sản xuất công nghiệp và 34,9 % dự án nước ngoài. Vào năm 2005, Thành phố Hồ Chí Minh có 4.344.000 lao động, trong đó 139 ngàn người ngoài độ tuổi lao động nhưng vẫn đang tham gia làm việc. Năm2007, thu nhập bình quân đầu người ở thành phố đạt 2.100 USD/năm, cao hơn nhiều so với trung bình cả nước (730 USD/năm).

Công nghiệp: ngành công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh trong những năm gần đây có những bước phát triển vượt bậc. Tính đến giữa năm 2006, thành ...

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:

Các chủ đề có liên quan khác

Top