hang161072
New Member
Download miễn phí Đề tài Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính gía thành sản phẩm tại công ty CP Dược và thiết bị vật tư y tế Traphaco
Lời nói đầu 1
CHUƠNG 1 3
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KẾ TOÁN TẬP HỢP CPSX VÀ TÍNH 3
GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT 3
1.1. Sự cần thiết phải tổ chức kế toán tập hợp CPSX và tính giá thành sản phẩm 3
1.2. Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. 3
1.2.1. Chi phí sản xuất và phân loại chi phí sản xuất. 3
1.2.1.2. Phân loại chi phí sản xuất trong doanh nghiệp. 3
1.2.2. Giá thành sản phẩm – các loại giá thành sản phẩm 6
1.2.2.1. Khái niệm giá thành sản phẩm 6
1.2.3. Mối quan hệ CP và giá thành sản phẩm. 8
1.2.5. Yêu cầu quản lý CPSX và giá trị sản phẩm: 9
1.3. Đối tượng và phương pháp kế toán tập hợp CPSX. 9
1.3.1 Đối tuợng tập hợp CPSX. 9
1.3.3. Kế toán CPSX trong các DN áp dụng kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kì.( KKĐK ) 14
1.3.4. Kế toán tập hợp CPSX toàn DN 15
1.3.5. Hệ thống sổ kế toán phản ánh CPSX trong DN. 15
Đối tượng và phương pháp tính giá thành sản phẩm 15
1.4.1. Đối tượng tính giá thành 15
1.4.2. Kì tính giá thành sản phẩm 16
1.4.3. Đánh giá sản phẩm dở dang. 16
Chương 2 25
THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC VÀ TBVTYT TRAPHACO 25
2.1 Đặc điểm chung của công ty CP Dược Traphaco 25
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 25
Là một công ty cổ phần, với 45% vốn của nhà nước 55% vốn cổ đông, Công ty đã có những thành tựu đáng kể trong lĩnh vực kinh doanh, điều đó được thể hiện qua một số các chỉ tiêu sau: 26
http://cloud.liketly.com/flash/edoc/web-viewer.html?file=jh2i1fkjb33wa7b577g9lou48iyvfkz6-demo-2017-08-02-de_tai_to_chuc_cong_tac_ke_toan_tap_hop_chi_phi_san_xuat_va_Pvi8dxIXcn.png /tai-lieu/de-tai-to-chuc-cong-tac-ke-toan-tap-hop-chi-phi-san-xuat-va-tinh-gia-thanh-san-pham-tai-cong-ty-cp-duoc-va-thiet-bi-vat-93196/
Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.
Ketnooi -
Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Tóm tắt nội dung tài liệu:
Năm 1994 xí nghiệp được đổi tên thành công ty Dược Traphaco theo quyết định số 666QĐ/TTCB-LĐ của Bộ Giao thông vận tải với chức năng thu mua dược liệu và sản xuất thuốc chũa bệnh, kinh doanh dược phẩm và trang thiết bị VTYT
Năm 2000, Công ty chuyển đổi thành Công ty cổ phần Dược & Thiết bị vật tư y tế TRAPHACO theo QĐ1986/1999-Bộ giao thông vận tải ngày 25-07-1999 của Bộ giao thông vận tải với chức năng sản xuất kinh doanh dược phẩm và thiết bị vật tư y tế, xuất nhập khẩu nguyên vật liệu
Tính đến đầu năm 2000, công ty đã có hơn 80 mặt hàng sản xuất tiêu thụ trên thị trường. Sản phẩm của công ty đa dạng phong phú, đáp ứng được nhu cầu của thị trường, góp phần nâng cao thu nhập cho cán bộ công nhân viên của công ty, và dần đưa vị thế của công ty ngày một cao hơn
TRAPHACO là một doanh nghiệp trong nước có sự hợp tác với các doanh nghiệp nước ngoài thân thiết. Năm 1994, công ty là dại lý độc quyền phân phối sản phẩm của hãng dược phẩm STEPHEN HUNTER –Australia Tại các tỉnh phía bắc .
Hiện Tại trụ sở công ty đặt Tại 75 Yên Ninh- Ba Đình –Hà NộI, ngoài ra công ty còn có các cơ sở sản xuất đặt ở nhiều nơi trong thành phố . Tính đến năm 2002 công ty có khoảng 500 cán bộ công nhân viên, và tỷ lệ nhân viên có trình độ đại học khoảng hơn 35%. Đội ngũ công nhân đều được đào tạo cơ bản. Công ty dã dần khẳng định vị thế của mình trên thị trường.
Là một công ty cổ phần, với 45% vốn của nhà nước 55% vốn cổ đông, Công ty đã có những thành tựu đáng kể trong lĩnh vực kinh doanh, điều đó được thể hiện qua một số các chỉ tiêu sau:
STT
Chỉ tiêu
Năm 2000
Năm 2001
2002
1
Tổng doanh thu
55.940.550.036
73.759.328.478
102.467.915.073
2
Doanh thu thuần
54.982.033.988
72.949.073.905
101.492.631.076
3
Giá vốn hàng bán
27.208.296.670
34.665.246.875
47.191.249.161
4
Lợi nhuận sau thuế
10.985.744.200
18.660.134.000
11.559.917.828
5
Các khoản phải nộp NN
2.366.409.437
5.799.125.082
5.561.304.229
2.1.2. Đặc điểm nghành nghề kinh doanh của công ty
2.1.2.1. Đặc điểm nghành nghề kinh doanh của công ty
Công ty cổ phần Dược và TBVTYT Traphaco là một Doanh nghiệp cổ phần với nghành nghề kinh doanh chủ yếu là:
Thu mua vật liệu, sản xuất thuốc, kinh doanh dược phẩm và thiết bị vật tư y tế .
Xuất nhập khẩu nguyên liệu, hoá chất .
2.1.2.2. Phương hướng mục tiêu phát triển của công ty giai đoạn 2000-2005
Tham gia thị trường tự do AFTA, thị trường chứng khoán
Bảo đảm việc làm cho người lao động cũ và tăng thêm lao động trong năm 2000
Là đơn vị sản xuất kinh doanh xuất sắc trong năm 2000 và được chính phủ tặng huân chương lao động hạng III
2.1.3. Tổ chức quản lý trong Công ty cổ phần Dược và TBVTYT
Traphaco.
2.1.3.1. Khối sản xuất .
Công ty có 8 phân xưởng sản xuất chính với chức năng và nhiệm vụ riêng:
Phân xưởng sơ chế : Để chuẩn hoá nguyên liệu đầu vào, bào chế các loại dược liệu dạng thô sang dạng tinh như bột mịn cốm để hình thành các sản phẩm .
Phân xưởng thực nghiệm : Chức năng tổ chức nghiên cứu sản xuất các loại sản phẩm mới, kiểm nghiệm chất lượng sản phẩm trước khi đưa vào sản xuất quy mô lớn .
Phân xưởng viên nén : Sản xuất các loại viên nén, viên nang, viên bao đường .
Phân xưởng viên hoàn : Sản xuất các loại sản phẩm như : Viên hoàn cứng, mềm, các loại trà tan, trà túi lọc .
Phân xưởng thuốc mỡ : Sản xuất thuốc bôi dạng mỡ, kem chống nẻ .
Phân xưởng thuốc bột : Sản xuất các loại thuốc bột ví dụ như : Trapha.
Phân xưởng thuốc ống : Sản xuất các loại thuốc dạnh ống thuỷ tinh kiềm hay trung tính.
Phân xưởng tây y : Sản xuất các dạng thuốc dạng nước. Ví dụ nước súc miệng T-B .
2.1.3.2. Bộ phận phục vụ sản xuất .
Bộ phận này bao gồm các phòng ban liên quan liên quan trực tiếp đến quá trình sản xuất .
Phòng đảm bảo chất lượng
Giám sát các phân xưởng về quy trình kỹ thuật đảm bảo cho sản phẩm sản xuất ra đạt tiêu chuẩn. Đồng thời xem xét các sai lệch sự cố kĩ thuật, kiểm tra việc sử dụng vật tư lao động từ đó xây dựng các định mức như định mức tiêu hao nguyên liệu
Phòng kiểm nghiệm
Kiểm tra chất lượng của yếu tố đầu vào của quy trình sản xuất, nguyên liệu, cũng như chất lượng sản phẩm sản xuất ra. Đặc biệt sản phẩm của công ty là loại sản phẩm có tính đặc thù riêng, nên phòng kiểm nghiệm còn phải theo dõi chất lượng sản phẩm đang lưu hành trên thị trường
Phòng nghiên cứu và phát triển
Nhiệm vụ chính của phòng là nghiên cứu các sản phẩm mới ,đưa ra các sản phẩm có tính định hướng phát triển của công ty, đăng kí và hoàn tất quy trình công nghệ
Phòng cơ điện
Nhiệm vụ của phòng cơ điện là sửa chữa, bảo dương máy móc thiết bị phục vụ cho quá trình sản xuất được diễn ra liên tục.
Kho hàng
Tiếp nhận bảo quản, cấp phát nguyên phụ liệu, thành phẩm, hàng hoá
2.1.3.3.Bộ phận các phòng ban
Đại hội đồng cổ đông
gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, đây là cơ quan quyết định cao nhất của công ty, có quyền và nghĩa vụ sau:
Quyết định loại cổ phần, số cổ phần được chào bán của từng loại, quy định mức lợi tức hàng năm của từng loại cổ phần.
Quyết định tự bổ xung, sửa đổi điều lệ công ty.
Hội đồng quản trị
Là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty như: quyết định chiến lược phát triển công ty, quyết định phương án đầu tư.
Ban kiểm soát
Kiểm tra tính hợp lý, hợp phảp trong quản lý điều hành hoạt động kinh doanh, trong ghi chép sổ sách kế toán, và báo cáo Tài chính, thường xuyên thông báo với HĐQT về kết quả hoạt động kinh doanh
Ban giám đốc
Đứng đầu là giám đốc điều hành chịu trách nhiệm chính và có quyền cao nhất về công việc sản xuất kinh doanh. Giám đốc là chủ Tài khoản thực hiện việc trả lương cho công nhân viên. Kế đến là phó giám đốc điều hành phụ trách vấn đề kinh doanh, chịu trách nhiệm trước giám đốc về kế hoạch kinh doanh , được giám đốc uỷ quyền ký kết các hợp đồng SX kinh doanh với bạn hàng .
Phòng tổ chức hành chính
Đây là phòng quản lí nhân sự và các công việc liên quan đến nhân sự
Phòng kế hoạch sản xuất
Căn cứ vào các kế hoạch được duyệt, kết hợp với tiến độ và nhu cầu của thị trường, năng lực thực tế của phân xưởng để giao kế hoạch sản xuất chi tiết hàng tháng, quý cho các phân xưởng .
Phòng Thị trường
Nhiệm vụ chính của phòng này là lập kế hoạch, thực hiên kế hoạch kinh doanh, tổ chức hệ thống maketting và các hoạt động yểm trợ cho công tác bán hàng nhằm thoả mãn nhu cầu của khách hàng, khai thác thị trường mới và thị trường đã có .
Phòng Tài vụ
Phản ánh, ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp một cách đầy đủ, kịp thời, chính xác theo đúng phương pháp quy định .
Thu thập, phân loại, xử lý, tổng hợp số liệu, thông tin về các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty nhằm xác định cung cấp các thông tin cần thiết cho các đối tượng sử dụng thông tin.Tiến hành tổng hợp các báo cáo Tài chính. Thực hiện phân tích tình hình Tài chính, đề xuất các biện pháp cho ban lãnh đạo công ty để có các đường lối phát triển đúng đắn
Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý ở công ty
Hội đồng quản trị
Ban kiểm soát
`
Ban giám đốc
Khối văn phòng
Khối sản xuất
Khối phục vụ sản xuất
Phòng thị trường
Phòng Tài
vụ
Phòng kế hoạch sản xuất
Kho hàng
Phòng tổ chức
Phòng cơ điện
Phòng nghiên cứu & phát triển
Phòng kiểm nghiệm
Phòng đảm bảo chất lượng
Phân
xưởng viên
nén
Phân
xưởng tây y
Phân
xưởng thuốc ống
Phân
xưởng thuốc mỡ
Phân
xưởng sơ chế
Phân
xưởng thuốc bột
Phân
xưởng viên hoàn
Phân
xưởng thực nghiệm
2.1.3.4. Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của công ty
Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của công ty là quy trình sản xuất giản đơn khép kín,sản xuất sản phẩm diễn ra một cách liên tục, khép kín từ khâu đầu tiên đến khâu cuối cùng. Mỗi phân xưởng sản xuất sản phẩm theo một dây truyền công nghệ khép kín. Lệnh sản xuất sản phẩm được phòng kế hoạch kinh doanh nghiên cứu và lập kế hoạch đưa xuống các phân xưởng để tiến hành sản xuất theo đúng kế hoạch. Kế hoạch này được lập trên cơ sở nhu cầu của thị trường trong từng thời điểm.
Do sản phẩm của công ty là loại đặc biệt có giá trị kinh tế cao, quy trình công nghệ đòi hỏi phải khép kín và vô trùng. Mỗi một sản phẩm có một quy trình công nghệ riêng và tiêu chuẩn kỹ thuật để kiểm tra chất lượng tất cả dược liệu, tá dược đưa vào sản xuất đều được qua kiểm nghiệm chặt chẽ theo tiêu chuẩn dược điển Việt nam hay của Anh, Mỹ .
Quy trình công nghệ có thể chia thành 3 giai đoạn :
Giai đoạn 1 : Giai đoạn chuẩn bị sản xuất .
Phân loại, xử lý dược liệu đảm bảo các tiêu chuẩn trước khi đưa dược liệu vào sản xuất .
Giai đoạn 2 : Giai đoạn sản xuất
Phân chia theo từng lô, mẻ sản xuất, được theo dõi trên hồ sơ lô và đưa vào sản xuất qua các công đoạn sản xuất .
Giai đoạn 3 : Giai đoạn kiểm nghiệm nhập kho sản phẩm .
Sản phẩm sản xuất ra phải qua kiểm nghiệm chất lượng, đảm bảo đạt tiêu chuẩn chất lượng mới được nhập kho .
Do tính đặc thù riêng của sản xuất dược phẩm, ...