zaike_2909

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Tích hợp là một trong những xu thế dạy học hiện đại hiện đang được quan tâm
nghiên cứu, và áp dụng vào nhà trường ở nhiều nước trên thế giới. Ở nước ta, từ
thập niên 90 của thế kỉ XX trở lại đây, vấn đề xây dựng môn học tích hợp với
những mức độ khác nhau mới thực sự được tập trung nghiên cứu, thử nghiệm và áp
dụng vào trường phổ thông, chủ yếu ở bậc Tiểu học, cấp THCS và gần đây áp dụng
vào việc thiết kế chương trình, lập kế hoạch và tổ chức đào tạo ở các cấp học phổ
thông dự kiến triển khai vào năm 2015.
Dạy học tích hợp cũng đang là một hướng đi mới mà Bộ Giáo dục và Đào tạo
khá kì vọng để thiết kế nội dung giáo dục phổ thông nhằm giảm số môn học bắt
buộc, tăng số môn học tự chọn và rèn luyện kỹ năng cho học sinh theo Đề án Đổi
mới căn bản toàn diện. Tuy nhiên theo Giáo sư Đinh Quang Báo, Viện nghiên cứu
sư phạm, Đại học Sư phạm Hà Nội, lại cho rằng: “Tích hợp là kết hợp kiến thức liên
môn để từ đó học sinh có được nhiều thông tin hơn. Vì thế, về thực chất, là tăng tải
chứ không phải giảm tải”. “Tuy nhiên, với nội dung và phương pháp dạy mới, điều
này không làm nặng nề cho người học mà làm cho người học hứng thú, giống một
người thích công việc thì không biết mệt khi làm việc. Khi đó sẽ không đặt vấn đề
quá tải hay không quá tải nữa” - giáo sư Báo phân tích. Cùng quan điểm trên,
nguyên Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Minh Hạc cũng cho rằng việc gộp
lại để giảm số môn không đồng nghĩa với giảm tải. “Vấn đề ở chỗ sử dụng dung
lượng kiến thức thế nào để đạt mục tiêu giáo dục là hình thành được kỹ năng cho
người học” - ông Hạc nói. Thiết nghĩ tổ chức quá trình dạy học theo tinh thần của
dạy học tích hợp chủ đề có thể sẽ là định hướng thích hợp với chương trình, nội
dung, và cách thức tổ chức quá trình dạy học hiện nay, góp phần tạo ra môi trường
học tập tốt, thuận lợi giúp học sinh tham gia tích cực vào bài học, làm cho lớp học
năng động, học sinh dễ dàng ghi nhận kiến thức một cách có hệ thống, không nhồi
nhét, quá tải. Hơn thế, dạy học chủ đề từng bước khơi dậy khả năng tự học đang
tiềm ẩn ở mỗi học sinh, tiến tới chỗ hình thành cho các em có phong cách biết tự học ở mọi nơi, mọi lúc, nâng cao tính tích cực, sáng tạo, tự lực tìm mà học ở người
học, nhằm nâng cao chất lượng dạy và học ở nước ta.
Do đó tui đã chọn đề tài “Tổ chức dạy học tích hợp chủ đề “Sự nhìn của mắt”
để nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu hệ thống quan điểm lí luận về dạy học tích hợp áp dụng trong dạy
học Vật lí để thiết kế phương án dạy học chủ đề “Sự nhìn của mắt”.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu các cơ sở lí luận của đề tài:
+ Dạy học tích cực và dạy học tích hợp.
+ Nghiên cứu các tài liệu khoa học cần thiết để hiểu sâu sắc các nội dung kiến
thức về chủ đề “Sự nhìn của mắt”.
+ Tích hợp kiến thức sinh học cũng như kiến thức Vật lí xây dựng lên chủ đề
“Sự nhìn của mắt”
- Thiết kế phương án dạy học chủ đề “Sự nhìn của mắt”.
- Tiến hành thực nghiệm sư phạm nhằm đánh giá tính khả thi của các phương
án dạy học đã thiết kế.
- Rút ra nhận xét sơ bộ đánh giá hiệu quả của phương án dạy học đối với việc
dạy học tích hợp chủ đề “Sự nhìn của mắt”.
4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
4.1. Khách thể nghiên cứu
Việc tích hợp chủ đề “Sự nhìn của mắt” trong dạy học ở trường trung học phổ thông.
4.2. Đối tượng nghiên cứu
- Thiết kế các phương án dạy học tích hợp chủ đề “Sự nhìn của mắt” trong dạy
học Vật lí.
- Mẫu khảo sát: Học sinh lớp 11 trường THPT Thanh Oai B - Hà Nội.
5. Vấn đề nghiên cứu
Tổ chức dạy học tích hợp chủ đề “Sự nhìn của mắt” như thế nào để học sinh tự lực
chiếm lĩnh kiến thức, nhận thấy mối liên hệ giữa kiến thức và cuộc sống.
6. Giả thuyết khoa học

Nếu thiết kế được các phương án dạy học tích hợp chủ đề “Sự nhìn của
mắt” thì không những bồi dưỡng cho học sinh tính tích cực học tập, năng lực
sáng tạo và tự lực chiếm lĩnh kiến thức, mà còn nhận thấy mối liên hệ giữa kiến
thức và cuộc sống.
7. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
- Nghiên cứu thiết kế các phương án dạy học tích hợp chủ đề “Sự nhìn của
mắt” trong dạy học Vật lí.
- Các nghiên cứu khảo sát được tiến hành ở lớp 11A1 trường THPT Thanh
Oai B - Hà Nội
8. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Ý nghĩa lí luận của đề tài:
+ Hệ thống hóa được cơ sở lí luận về cách thiết kế các phương án dạy học tích
hợp theo chủ đề
- Ý nghĩa thực tiễn của đề tài:
+ Kết quả nghiên cứu là nguồn tài liệu tham khảo cho việc dạy học tích hợp
chủ đề “ Sự nhìn của mắt”.
+ Cách dạy học tích hợp chủ đề “Sự nhìn của mắt” trong dạy học Vật lí đem
lại hứng thú học tập và nhận thấy mối liên hệ giữa kiến thức và cuộc sống ở học
sinh phổ thông.
9. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau:
- Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận: Sưu tầm, đọc tài liệu, nghiên cứu các
tài liệu khoa học về: dạy học tích cực, dạy học tích hợp và cấu tạo của mắt, sự nhìn
của mắt.
- Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Quan sát, điều tra - khảo sát bằng
phiếu hỏi, tổng kết kinh nghiệm, tham vấn chuyên gia.
- Nhóm phương pháp thực nghiệm sư phạm: Tiến hành dạy học thực nghiệm.
Từ đó phân tích, so sánh hoạt động nhận thức, kết quả học tập của học sinh lớp đối
chứng và lớp thực nghiệm.
- Nhóm phương pháp xử lý thông tin: Định lượng, định tính, thống kê và phân
tích thống kê.


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

vippro1983

New Member
Re: Tổ chức dạy học tích hợp chủ đề

xin chao ban admin, minh dang rat can noi dung nay, mong ban co the cho minh xin de tham khao duoc không nhe. Tran trong Thank ban. :read:
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Ứng dụng phần mềm ClassPoint trong tổ chức dạy học theo mô hình 5E chương Chất khí - Vật lí 10 Luận văn Sư phạm 0
D Tổ chức một số dự án học tập gắn với thực tiễn trong dạy học môn Toán ở trường trung học phổ thông Luận văn Sư phạm 0
D Tổ chức hoạt động ngoại khóa trong dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thông Thanh Hà – Hải Dương Luận văn Sư phạm 0
D tổ chức tiết dạy hóa học theo phương pháp hoạt động nhóm Luận văn Sư phạm 0
D Tổ chức các tình huống học tập và hướng dẫn học sinh tích cực, tự lực giải quyết vấn đề khi giảng dạy chương dòng điện trong các môi trường, vật lý 11 Luận văn Sư phạm 0
D Tổ chức dạy học trải nghiệm chương động học chất điểm vật lí lớp 10 trung học phổ thông Luận văn Sư phạm 0
D Tổ chức kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực học sinh trong dạy học lịch sử ở Trường THPT Sơn La Luận văn Sư phạm 0
D tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn vật lý ở trường phổ thông Luận văn Sư phạm 0
D Tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học chương cơ sở của nhiệt động lực học vật lí 10 Luận văn Sư phạm 1
D Tổ Chức Dạy Học Tích Hợp Chủ Đề Dòng Điện Trong Chất Điện Phân Vật Lí 11 Luận văn Sư phạm 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top