chik_chik312
New Member
Download miễn phí Đề tài Tổ chức thực hiện hợp đồng mua bán ngoại thương, thực trạng và giải pháp để tăng cường tính hiệu quả trong việc thực hiện hợp đồng ngoại thương ở Việt Nam lấy ví dụ ở công ty Vimedimex
LỜI MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HOÁ QUỐC TẾ 1
I- Khái niệm và đặc điểm của hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế 1
1-Khái niệm hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế 1
2. Đặc điểm của hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế 3
II- Các khía cạnh pháp lý của hợp đồng mua bán ngoại thương 5
1. Điều kiện hiệu lực của hợp đồng mua bán ngoại thương 5
2. Nội dung chủ yếu của hợp đồng thương mại quốc tế. 9
2.1. Cấu trúc của một hợp đồng thương mại quốc tế. 9
2.2. Nội dung cơ bản của các điều khoản chủ yếu của hợp đồng 10
3. Luật điều chỉnh hợp đồng mua bán ngoại thương. 17
3.1. Điều ước quốc tế. 17
3.2. Luật quốc gia 18
3.3. Tập quán thương mại quốc tế. 19
4. Chế độ trách nhiệm do vi phạm hợp đồng mua bán ngoại thương. 20
4.1. Buộc thực hiện đúng hợp đồng 20
4.2. Phạt vi phạm 21
4.3. Bồi thường thiệt hại 21
4.4. Huỷ hợp đồng 22
CHƯƠNG 2: QUY TRÌNH THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG MUA BÁN NGOẠI THƯƠNG VÀ THỰC TIỄN Ở VIỆT NAM, LẤY VÍ DỤ Ở CÔNG TY VIMEDIMEX 25
I- Quy trình thực hiện hợp đồng mua bán ngoại thương và thực tiễn ở Việt Nam, lấy ví dụ ở công ty VIMEDIMEX 25
1. Xin giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu 26
2. Chuẩn bị hàng 28
2.1. Thu gom tập trung hàng xuất khẩu 29
2.2. Đóng gói bao bì hàng xuất khẩu. 30
2.3. Kẻ ký mã hiệu hàng xuất khẩu. 31
3. Kiểm tra hàng xuất khẩu. 33
4. Mở thư tín dụng, kiểm tra thư tín dụng và sửa đổi thư tín dụng. 33
5. Thuê tàu đặt khoang và bốc xếp vận chuyển 37
5.1 Căn cứ để thuê phương tiện vận tải: 37
5.2 Nghiệp vụ thuê phương tiện vận tải. 38
6. Làm thủ tục hải quan 39
7. Mua bảo hiểm cho hàng hoá 41
8. Giao hàng lên phương tiện vận tải. 42
9. Viết chứng từ kết hối. 44
10. Làm thủ tục thanh toán: 51
11. Khiếu nại và giải quyết khiếu nại 53
II- Việc thực hiện hợp đồng xuất khẩu dược phẩm và dược liệu ở công ty xuất nhập khẩu 1- Bộ Y tế (VIMEDIMEX) 55
1. Vài nét về tình hình xuất khẩu thuốc và dược liệu ở Việt Nam 55
2- Vài nét về công ty xuất nhập khẩu 1- Bộ Y tế. 56
2.1. Giới thiệu chung về VIMEDIMEX 56
2.2. Tình hình xuất khẩu của công ty VIMEDIMEX thời gian qua 57
3. Phương hướng nhiệm vụ của công ty trong những năm sắp tới 58
3.1. Dự báo về thị trường dược liệu tinh dầu thế giới. 58
3.2. Phương hướng, nhiệm vụ của công ty trong những năm sắp tới. 59
4. Việc thực hiện hợp đồng ngoại thương ở VIMEDIMEX 60
4.1. Chuẩn bị hàng và kiểm tra hàng xuất khẩu 60
4.2. Giục người mua mở L/C, kiểm tra L/C 61
4.3. Thông báo giao hàng 61
4.4. Giao hàng xuất khẩu 61
4.4.1. Khai báo hải quan 61
4.4.2. Chuyên chở hàng hoá tới địa điểm giao hàng xuất khẩu 62
4.4.3. Mời hải quan kiểm hoá và giao hàng cho phương tiện vận tải 62
4.5. Xin giấy phép xuất khẩu, giấy chứng nhận xuất sứ 62
4.6. Làm thủ tục thanh toán. 62
4.7. Khiếu nại và giải quyết khiếu nại. 62
4.8. Làm thủ tục xin miễn thu thuế, hoàn thuế. 63
CHUƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HOÁ QUỐC TẾ Ở VIỆT NAM VÀ THỰC TẾ Ở CÔNG TY VIMEDIMEX 64
I- Định hướng của Nhà nước 64
1. Định hướng về thị trường. 64
2. Định hướng về khung pháp lý. 64
3. Giải pháp cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trong quá trình thực hiện hợp đồng ngoại thương 65
II- Giải pháp cho công ty xuất nhập khẩu y tế I (VIMEDIMEX) 66
1. Chủ trương, chính sách của Nhà nước về XNK các sản phẩm Y tế 66
2. Một số kiến nghị, giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu của công ty xuất nhập khẩu –Y tế-Hà Nội 68
2.1. Những giải pháp cụ thể đối với công ty 68
2.1.1. Chuẩn bị hàng dược liệu xuất khẩu. 68
2.1.2. Sản xuất chế biến và bảo quản hàng dược liệu. 69
2.1.3. Thực hiện tốt công tác kiểm tra chất lượng. 70
2.1.4. Về cách thanh toán 70
2.1.5. Nâng cao trình độ cán bộ công nhân viên. 71
2.1.6. Nâng cao hiệu quả của công tác giao hàng xuất khẩu: 72
2.1.7. Đối với khâu làm thủ tục hải quan. 72
3. Những giải pháp từ phía nhà nước 73
3.1 Hoàn thiện các chính sách 73
3.1.1. Chính sách thuế. 73
3.1.2. Chính sách giá cả xuất khẩu dược liệu 73
3.2. Hoàn thiện cơ chế quản lý xuất khẩu dược liệu. 74
3.3 Hỗ trợ xuất khẩu hàng dược liệu. 74
4. Một số biện pháp nhằm mở rộng thị trường xuất khẩu, tăng số lượng khách hàng, số lượng hợp đồng kinh tế. 75
http://cloud.liketly.com/flash/edoc/web-viewer.html?file=jh2i1fkjb33wa7b577g9lou48iyvfkz6-demo-2017-08-02-de_tai_to_chuc_thuc_hien_hop_dong_mua_ban_ngoai_thuong_thuc_u253kgve5s.png /tai-lieu/de-tai-to-chuc-thuc-hien-hop-dong-mua-ban-ngoai-thuong-thuc-trang-va-giai-phap-de-tang-cuong-tinh-hieu-qua-trong-viec-93346/
Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.
Ketnooi -
Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Tóm tắt nội dung tài liệu:
- Hàng về miền nam Việt Nam đã giao cho miền Bắc.
- Hàng về nước khác đã giao cho nước mình.
- Hàng chẵn giao thành hàng lẻ.
- Hàng lẻ lại giao thành hàng chẵn...
Những điều này xảy ra do tính thông tin của kẻ vẽ kí mã hiệu không đảm bảo.
hay có thực tế trong quá trình thực hiện hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế của một công ty X, xuất khẩu chè sang Ba Lan, đến khi đến cảng dỡ hàng, người nhập khẩu Ba Lan phát hiện ra chè của công ty giao đã hoàn toàn mất mùi và bị hỏng do khi đóng hàng, công ty dùng bao ni lông bao ở trong và đóng vào thùng gỗ. Thùng gỗ này khi được đem sơn và kẻ ký mã hiệu hàng hoá lên thì công ty X lại dùng nhựa thông. Mùi nhựa thông ngấm vào làm chè bị mất mùi, công ty X phải bồi thường cho khách hàng Ba Lan. Như vậy chỉ vì không chịu tìm hiểu kĩ về đặc tính của chè mà công ty X đã bị mất tiền, cơ hội kinh doanh, thời gian, chi phí. Đây là bài học kinh nghiệm quí báu cho các doanh nghiệp Việt Nam.
3. Kiểm tra hàng xuất khẩu.
Trước khi giao hàng, người xuất khẩu phải có nghĩa vụ kiểm tra hàng về phẩm chất, số lượng, trọng lượng, bao bì...(tức là kiểm nghiệm hàng hoá). Nếu hàng xuất khẩu là động vật thực vật thì phải kiểm tra thêm khả năng lây lan bệnh (tức là kiểm dịch động vật thực vật), nếu là hàng thực phẩm thì phải kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm. Cơ sở kiểm tra hàng xuất khẩu là hợp đồng và L/C cũng như các tài liệu liên quan khác như tài liệu kĩ thuật, thiết kế, tiêu chuẩn mẫu hàng...
Việc kiểm nghiệm, kiểm dịch được tiến hành ở 2 cấp: ở đơn vị và ở cửa khẩu. Trong đó việc kiểm tra ở cơ sở có vai trò quyết định nhất và cũng có tác dụng triệt để nhất, còn việc kiểm tra ở của khẩu có tác dụng thẩm tra lại kết quả kiểm tra ở cơ sở và thực hiện thủ tục quốc tế.
Nội dung kiểm tra ở cơ sở thường là kiểm tra về chất lượng, kiểm tra về số lượng, trọng lượng và do bộ phận kiểm tra chất lượng tiến hành. Tuy nhiên, thủ trưởng đơn vị vẫn là người chịu trách nhiệm chính. Việc kiểm dịch thực vật ở cơ sở do phòng bảo vệ thực vật của quận, huyện, nông trường tiến hành. Việc kiểm dịch động vật ở cơ sở do phòng thú y của quận, huyện hay nông trường tiến hành.
Cục thú y và cục bảo vệ thực vật đều có chi nhánh ở các cửa khẩu (như cảng, ga quốc tế). Công ty giám định hàng hoá xuất nhập khẩu cũng đặt ở các trạm và chi nhánh của công ty. Do đó nếu có yêu cầu kiểm tra hàng hoá ở cửa khẩu trước khi gửi hàng xuất khẩu, chủ hàng phải đề nghị các cơ quan chứng nhận (về phẩm chất hay sự kiểm dịch) đối với hàng hoá trong thời hạn chậm nhất là 7 ngày trước khi hàng được bốc xuống tàu.
4. Mở thư tín dụng, kiểm tra thư tín dụng và sửa đổi thư tín dụng.
cách thanh toán bằng thư tín dụng (viết tắt là L/C) là sự thoả thuận mà một ngân hàng theo yêu cầu của bên mua sẽ trả tiền cho bên bán hay cho bất cứ người nào theo lệnh của bên bán, khi bên bán xuất trình đầy đủ các chứng từ và thực hiện đầy đủ các yêu cầu được quy định trong một văn bản gọi là thư tín dụng.
Nếu trong hợp đồng hai bên thoả thuận thanh toán bằng cách tín dụng chứng từ thì sau khi kí kết bên xuất khẩu cần tiến hành giục bên mua (nhập khẩu) mở L/C trên cơ sở hợp đồng. Vì mở L/C là hành động thể hiện thiện chí mua hàng của nguời mua và nó đảm bảo người bán sẽ nhận được tiền khi giao hàng theo đúng hợp đồng.
Khi nhận được thông báo chính thức về việc mở L/C thì bên xuất khẩu, trên cơ sở hợp đồng TMQT đã kí kết cần kiểm tra L/C xem có phù hợp không. Nếu không phù hợp thì cần thông báo ngay cho bên mua để biết để sửa chữa, bổ sung kịp thời đảm bảo tiến độ thực hiện hợp đồng. Bởi vì nếu nội dung của L/C không phù hợp với hợp đồng mà người xuất khẩu cứ chấp nhận và giao hàng theo hợp đồng thì người xuất khẩu sẽ không được thanh toán. Ngược lại nếu thực hiện theo L/C thì sẽ vi phạm hợp đồng.
Trong trường hợp hợp đồng nhập khẩu, sau khi ký kết hợp đồng, bên mua cần viết đơn xin mở thư tín dụng theo qui định của hợp đồng và tới ngân hàng làm thủ tục mở thư tín dụng. Nội dung thư tín dụng phải đúng với điều khoản của hợp đồng, phải lấy hợp đồng làm căn cứ và đưa ra quy định đối với từng mục một trong thư tín dụng.
Sau khi bên bán nhận được thư tín dụng cần thực hiện việc kiểm tra thư tín dụng. Về nội dung kiểm tra thư tín dụng thường gồm các mặt sau:
+ Kiểm tra về mặt chính sách sao cho phù hợp với pháp luật nước mình.
+ Kiểm tra tài chính của ngân hàng mở thư.
+ Thẩm tra tính chất của thư tín dụng và trách nhiệm thanh toán của ngân hàng mở thư.
+ Thẩm tra số tiền và loại tiền của thư tín dụng.
+ Thẩm tra các điều khoản chất lượng, quy cách, số lượng bao bì của hàng hoá.
+ Thẩm tra kỳ hạn bốc xếp, kỳ hạn có hiệu lực và địa điểm đến kỳ hạn của thư tín dụng.
+ Thẩm tra chứng từ.
Ngoài ra có thể phải thẩm tra các điều kiện khác tuỳ theo loại hợp đồng.
Sau khi tiến hành kiểm tra thư tín dụng, nếu phát hiện vấn đề cần nghiên cứu phân biệt tính chất của vấn đề, lần lượt cùng các ngành hữu quan như ngân hàng, vận tải, thương kiểm...nghiên cứu đưa ra biện pháp xử lý thoả đáng. Nội dung sửa đổi thường hay thấy nhất là kéo dài kỳ hạn bốc xếp vận chuyển và kỳ hạn có hiệu lực của thư tín dụng hay thay đổi cảng bốc xếp...
Việc kiểm tra và sửa đổi thư tín dụng là tiền đề quan trọng bảo đảm thực hiện thuận lợi hợp đồng và thu tiền về nhanh chóng, an toàn.
Trong thực tế thực hiện hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế có thể xảy ra những rủi ro sau đây khi thanh toán bằng L/C :
Những rủi ro có thể xảy ra khi thanh toán bằng L/C
Rủi ro
Nguyên nhân
Biện pháp hạn chế
Khách hàng không giữ đúng cam kết thanh toán
NH mở L/C không đủ uy tín hay phá sản
Lựa chọn NH đích danh có uy tín trong thanh toán quốc tế.
Yêu cầu mở L/C xác nhận tại NH đích danh hay tại nước xuất khẩu.
Giao hàng không đúng về số lượng, cơ chế.
Nguồn hàng gặp bất trắc không đảm bảo
Không nghiên cứu kĩ đơn hàng
Thoả thuận dugn sai cho phép và thoả thuận cơ chế giao hàng
Yêu cầu cấp B/L sạch ngay sau khi cam kết giao bù và chịu mọi chi phí đối với người mua
Nghiên cứu kĩ đơn hàng, lệnh giao
Giao hàng không đúng
phẩm chất
Nguồn hàng gặp trắc trở.
Khách hàng nội địa không thực hiện đúng hợp đồng.
Bao bì không phù hợp với cách vận chuyển
Yêu cầu giảm giá.
Liên hệ với người môi giới bán hàng càng nhanh càng tốt.
Giao hàng chậm so với hợp đồng và L/C
Nguồn hàng gặp trắc trở
Khách hàng nội địa không thực hiện đúng hợp đồng
Giám sát chặt chẽ hay đa dạng hoá nguồn hàng, tăng cường công tác tạo nguồn hàng xuất khẩu
Thực hiện cơ chế đảm bảo ràng buộc giao dịch hàng nội địa
Chuyên chở hàng hoá không đúng L/C
Không qui định rõ ràng hợp đồng vận chuyển
Hãng tàu không thực hiện đúng cam kết
Không lường trước được tuyến đường chuyên chở.
Tham khảo tư vấn trước khi kí hợp đồng
Lựa chọn hãng tàu có uy tín, có trụ sở tại Việt Nam
Nghiên cứu kĩ tuyến đường vận chuyển
Tu chỉnh L/C rồi mới giao hàng
Chứng từ không phù hợp với L/C
Do sơ suất của người lập và kiểm tra bộ chứng từ.
Không nghiên cứu kĩ L/C trước khi lập
Giao hàng không đúng qui định.
Lập, kiểm tra kỹ tính hợp lệ, số bản của bộ chứng từ, nếu thấy không thống nhất thì phải yêu cầu sửa đổi ngay cho phù hợp.
Bám sát chặt chẽ vào nội dung L/C khi lập bộ chứng từ.
Tuân thủ nghiêm ngặt những qui định của VCP
Hình thức của bộ chứng từ không phù hợp
Không nắm chắc hay sơ suất của người lập và kiểm tra chứng từ
Không nghiên cứu kĩ L/C
Lập và kiểm tra kĩ số bản và tính hợp lệ của bộ chứng từ
Yêu cầu NH xác nhận thanh toán cam kết tu chỉnh bộ chứng từ.
5. Thuê tàu đặt khoang và bốc xếp vận chuyển
5.1 Căn cứ để thuê phương tiện vận tải:
- Căn cứ vào hợp đồng ngoại thương
Trong quá trình thực hiện hợp đồng ngoại thương việc thuê tàu chở hàng dựa vào 3 căn cứ: Các điều khoản của hợp đồng mua bán ngoại thương, đặc điểm hàng mua bán và điều kiện cơ sở giao hàng. Nếu điều kiện cơ sở giao hàng của hợp đồng là điều kiện CFR (tiền hàng + cước phí), CIF (tiền hàng + bảo hiểm+ cước), CPT (cước trả tới đích), CIP (cước và bảo hiểm tới đích), DES (giao tại tàu), DEQ (cước tại cầu cảng), DDP (giao tại đích đã nộp thuế), DDU (giao tại đích chưa nộp thuế), thì người xuất khẩu phải tiến hành thuê phương tiện vận tải. Tàu này có thể là tàu chuyến nếu hàng hoá có khối lượng lớn và để trần (bulk cargo); có thể là tàu chợ (liner) nếu là hàng lẻ tẻ, lặt vặt đóng trong bao kiện. Việc thuê khoang tàu chợ còn gọi là lưu cước (booking a ship’s space).
Với điều kiện CPT hay CIP thì bên bán phải thuê container hay tàu Ro/Ro để chở hàng.
Còn nếu điều kiện cơ sở giao hàng là EXW (giao tại xưởng), FCA (giao cho người chuyên chở), FAS (giao dọc mạin tàu), FOB (giao lên tàu) thì người nhập khẩu phải thuê phương tiện vận tải.
- Căn cứ vào khối lượng hàng hoá và đặc diểm của hàng hoá nhằm tối ưu hóa trọng tải của phương tiện vận tải từ đó tối ưu hoá được chi phí và đảm bảo an toàn cho hàng hoá trong quá trình vận chuyển.
- Căn cứ vào điều kiện vận tải...