huonggdxh

New Member
Gạo mốc có chứa một hệ nấm mốc có tính độc. Người ta đã phân lập được nhiều loài nấm mốc khác nhau trong gạo, nhưng có hai chủng hay gặp nhất là Aspergillus và Penicillium. Rất nhiều loài nấm mốc có tính độc, thuộc các chủng Penicillium khác nhau và chúng đã tạo nên màu gạo nâu, gạo vàng... Penicillium islandicum bài tiết ra một số độc tố, nhưng đáng chú ý nhất là islanditoxin.



Theo dõi trên súc vật thí nghiệm, người ta nhận thấy: Nếu khẩu phần ăn gồm 100% gạo mốc, sẽ nhanh chóng xuất hiện chứng xơ gan. Nếu chỉ có 10-30% hạt gạo mốc thì đầu tiên người ta thấy có teo gan đặc trưng, còn các dạng xơ gan khác thì vào khoảng ngày thứ 300 mới thấy rõ. Với gạo chỉ có 1% hạt mốc, ăn khoảng 300 ngày thấy có teo gan lan tỏa với biến dạng tế bào, đến ngày thứ 360, xuất hiện những u tuyến hạch nhỏ với các dạng dị thường trong cách sắp xếp tế bào và trong kích thước của nhân.



Với những khuyến cáo trên, tốt nhất bạn và gia đình nên tránh tuyệt đối việc sử dụng gạo mốc để nấu cơm, đừng vì tiếc của mà cố ăn vào để bị mắc bệnh.
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top