Thống kê y học cho thấy rằng cứ 10 phụ nữ ở tuổi mãn kinh thì có 9 người không chỉ bị những cơn “bốc hỏa” và đau đầu giày vò, mà còn bị mất ngủ. Thậm chí nhiều trường hợp thuốc cũng không giúp ích gì và mỗi đêm họ thường thức giấc tới 2- 3 lần.



các bạn sĩ chuyên nghiên cứu những vấn đề liên quan tới giấc ngủ cho biết: để khắc phục tình trạng mất ngủ của chị em ở lứa tuổi mãn kinh, tốt nhất không nên dùng thuốc mà thay vào đó là áp dụng những phương pháp chống mất ngủ.



Hãy tuân thủ chế độ ngủ



Phương pháp tốt nhất đảm bảo có giấc ngủ đêm ngon lành là ngủ đúng giờ. Để giữ cho đồng hồ sinh học của bạn hoạt động bình thường, hãy luôn cố luyện sao cho đi ngủ và tỉnh dậy vào một thời gian nhất định, cả vào ngày làm việc cũng như ngày nghỉ.



Hạn chế thời gian ngủ



Trên thực tế, con người thường ngủ nhiều hơn so với nhu cầu. Giảm thời gian ngủ có thể cải thiện tận gốc và tính hiệu quả của giấc ngủ không chỉ đối với những người bị mất ngủ nói riêng, mà còn đối với tất cả chúng ta nói chung.



Đừng bắt mình ngủ khi chưa có nhu cầu



Tốt nhất chỉ nên đi nằm khi cơ thể có nhu cầu ngủ thực sự và để có giấc ngủ ngon, trước khi ngủ nên xem ti vi, đọc sách báo hay nghe nhạc.



Đừng quá bận tâm về tình trạng mất ngủ của mình



Nhiều người rất khổ tâm vì chứng mất ngủ và khi nằm trên giường thường ám ảnh điều này. Thực ra, trước ngày diễn ra những sự kiện quan trọng như đàm phán, thương thuyết làm ăn, thi cử hay thi đấu thể thao người ta thường thao thức, dẫn đến mất ngủ, điều này cũng không đáng lo ngại, vì đó là yếu tố tâm lý. Chỉ với công việc đơn điệu hay rất nguy hiểm thì mới nên bận tâm về việc giảm phong độ của mình trong ngày hôm sau.



Hãy tập thể dục đều đặn



Vận động thân thể là một trong những phương pháp chống stress hiệu quả nhất. Thời gian thích hợp nhất để làm việc này là từ 17 giờ đến 20 giờ hằng ngày. Song trong vòng 1 tiếng rưỡi trước khi đi ngủ thì không nên tập thể dục.



Hạn chế sử dụng đồ uống có cồn



Liều lượng cồn ít (50 gr rượu vốtca hay cốc rượu vang) hóa ra có tác dụng an thần rất tốt. Song nếu uống 150 - 200 gr rượu vốtca mỗi ngày sẽ làm cho giấc ngủ của bạn không được sâu hay thức giấc.



Hãy gác lại những vấn đề còn tồn đọng



Khi đi ngủ nhiều người thích đưa vào đầu những vấn đề liên quan tới công việc, làm rõ các mối quan hệ và những vấn đề khác. Điều này là tối kỵ, vì nó sẽ ảnh hưởng tới giấc ngủ của bạn. Vì vậy, bạn hãy cố giải quyết mọi vấn đề còn tồn đọng trước khi đi ngủ hay gác lại sang ngày hôm sau giải quyết.



Không nên đi ngủ lúc bụng đói hay ăn quá no



Cả hai thái cực này đều ảnh hưởng không tốt tới giấc ngủ của bạn. Không nên ăn trước lúc ngủ từ 2 - 3 giờ. Bữa tối không nên ăn những thức ăn đầy hơi khó tiêu như lạc, đậu hay rau sống. Khi ăn kiêng thì đừng để bụng đói đi ngủ. Tốt nhất nên ăn những món ăn nhẹ như chuối hay táo.



Chuẩn bị cho giấc ngủ



Để có giấc ngủ đêm yên lành, hằng ngày trước khi lên giường, bạn nên tuân thủ một trong những biện pháp nhằm thư giãn tinh thần và thân thể như tắm nước nóng, tập trung suy nghĩ hay nghe nhạc cổ điển.
 

Durwyn

New Member
em nghĩ bác lên tập thể dục nhẹ nhàng trước khi đi ngủ :D]" align="absmiddle" border="0" hspace="1" src="http://vatgia.com/images/wys/yahoo_bigsmile.gif" /> , sau đó đi tắm một cái . Đảm bảo lên giường cái là bác ngủ luôn
 

khang_ga

New Member
 
Trong thực hành y khoa, thời kỳ mãn kinh là giai đoạn khủng hoảng thứ 3 của người phụ nữ (có kinh lần đầu, chửa đẻ và mãn kinh). Các vấn đề về nội tiết, loãng xương, rối loạn cảm xúc (trầm cảm) rối loạn tâm lý (rối loạn lo âu) làm người bệnh có nhiều triệu chứng về tâm thần, tâm lý, rối loạn thần kinh thực vật, bệnh chức năng....
Bạn có thể bị bệnh trầm cảm nhẹ, biểu hiện của trầm cảm như sau:
+  Triệu chứng cảm xúc: mất hứng thú vui vẻ trong các hoạt động hàng ngày, mất hi vọng, tăng kích thích..
+  Triệu chứng cơ thể: rối loạn giấc ngủ; thay đổi cảm giác ăn uống, sút cân; giảm hay mất hạm muốn tình dục; mệt mỏi, giảm sinh lực.
+ Triệu chứng vận động tâm thần: chậm chạp, bồn chồn.
+ Triệu chứng tâm lý: cảm giác mình vô dụng; cho mình có tội; giảm tập trung chú ý; tính do dự, không quả quyết; nếu nặng: bận tâm suy nghĩ nhiều về cái  chết hay tự sát.
Bạn có thể đi khám chuyên khoa tâm thần để được các bs chuyên khoa có kinh nghiệm khám và điều trị triệt để bệnh. trước khi khám bạn có thể tham khảo trên các trang http://chuabenhtamthan.com.vn hay http://nimh.gov.vn.
chúc bạn sứm có giấc ngủ ngon như khi trẻ.
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
K Vì sao trong vòng 2 tháng qua vợ tôi thường xuyên bị rong kinh, trước đó có chích thuốc ngừa thai 3 Sức khỏe 1
K Tôi thường xuyên bị hoa mắt, suy giảm trí nhớ, người mệt mỏi, tính tình cáu kỉnh, giúp tôi với? Sức khỏe 3
S Trong 2 năm trở lại đây, tôi thường xuyên phải sử dụng máy tính và thấy hay mỏi mắt và giảm thị lực. Sức khỏe 1
T Tôi thường xuyên ăn trứng gà sống đánh kem, có người nói ăn như vậy bổ và đẹp da nhưng lại có ý kiến Sức khỏe 1
L Bình luận câu nói: Tôi làm vì đồng lương tôi được nhận. Tôi làm đúng bổn phận. Đó là việc làm bình thường Luận văn Kinh tế 0
N Tôi thường nghĩ rằng đàn ông và đàn bà cần kết thúc cùng một lúc Liệu điều đó có đúng không? Sức khỏe sinh sản 0
C (ngày 16/11/2009) Tôi có câu hỏi nhỏ nhưng thường gặp ở các doanh nghiệp nước ngoài có ngoại tệ bằ Hỏi đáp Thuế & Kế toán 1
Q Gia đình tôi thường dùng các loại sữa tươi, yaourt, sữa đặc có đường. Xin bác sĩ tư vấn cách sử dụng Ẩm thực 1
H Mẹ tôi đang trong thời kỳ mãn kinh ,bà thường hay có triệu chứng nhức mỏi,sốt, vậy làm sao cho dứt t Sức khỏe 4
N Khi quan hệ tôi thường nhanh xuất tinh vậy có cách nào làm xuất tinh muộn không ? Sức khỏe 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top