hang_3con_gau
New Member
Link tải miễn phí luận văn
MỞ ĐẦU:
Trong cuộc sống ngày nay, các phương tiện khoa học kỹ thuật, thành tựu khoa học ngày càng phát triển, đáp ứng mọi nhu cầu của con người. Tuy nhiên, bên cạnh đó chúng cũng tiềm ẩn những nguy cơ, rủi ro mà con người khó có thể kiểm soát hết được. Mặc dù chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ đã tìm mọi cách phòng ngừa, vận hành chúng an toàn nhưng thực tế vẫn có những thiệt hại khách quan bất ngờ xảy ra nằm ngoài sự kiểm soát đó. Để bảo vệ quyền và lợi ích của những người bị thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra, pháp luật dân sự đã quy định đến trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra. Việc đi tìm hiểu một số vấn đề về bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra sẽ giúp ta hiểu rõ hơn về vấn đề này.
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
I. Một số vấn đề lý luận về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra:
1. Khái niệm nguồn nguy hiểm cao độ và trách nhiệm bồi thường do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra:
a) Khái niệm nguồn nguy hiểm cao độ:
Nguồn nguy hiểm cao độ là những vật luôn tiềm ẩn những nguy cơ gây ra thiệt hại bất ngờ cho người hay tài sản, mà con người khó có thể ngăn chặn, kiểm soát được. Theo đoạn 1 khoản 1 Điều 623 BLDS 2005, quy định “ Nguồn nguy hiểm cao độ bao gồm phương giao thông vận tải cơ giới, hệ thống tải điện, nhà máy công nghiệp đang hoạt động, vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, thú dữ và các nguồn nguy hiểm cao độ khác do pháp luật quy định.”
Qua việc quy định như vậy, ta thấy rằng không có một khái niệm cụ thể nào về nguồn nguy hiểm cao độ, mà chỉ là liệt kê những loại tài sản nào được quy định là nguồn nguy hiểm cao độ. Căn cứ vào những loại tàn sản được liệt kê làm đối tượng của nguồn nguy hiểm cao độ, cũng như thấy được mức độ nguy hiểm của nó, có thể đưa ra khái niệm “ Nguồn nguy hiểm cao độ là những vật chất nhất định luôn tiềm ẩn nguy cơ gây thiệt hại cho con người, mà con người không thể kiểm soát được một cách tuyệt đối” . Những đối tượng là nguồn nguy hiểm cao độ được xác định như sau: các phương tiện giao thông vận tải cơ giới, hiện nay chưa có văn bản pháp luật nào đưa ra khái niệm “ phương tiện giao thông vận tải cơ giới”, các phương tiện này bao gồm phương tiện giao thông vận tải cơ giới đường bộ, đường sắt, đường thủy, và đường hàng không. Trong đó, phổ biến như các phương tiện giao thông đường bộ được quy định tại khoản 18 Điều 3, Luật giao thông đường bộ năm 2008, “ gồm ô tô, máy kéo; rơ mooc hay sơ mi rơ mooc được kéo bằng ôtô, máy kéo; xe môtô hai bánh; xe môtô ba bánh; xe gắn máy và các loại xe tương tự”. Các phương tiện giao thông đường thủy như tàu biển, đường hàng không như tàu bay, đường hàng không như tàu hỏa; các hệ thống tải điện quy định tại Luật điện lực 2004 cũng là những nguồn nguy hiểm cao độ ẩn chứa nhiều nguy cơ gây thiệt hại cho con người và tài sản. Để xác định những tài sản nào là nguồn nguy hiểm cao độ cần dựa trên các quy định cụ thể tại các văn bản pháp luật có liên quan như Luật Giao thông đường bộ 2008, Luật Hàng hải 2005, Luật Đường sắt 2005,... Ngoài ra, thú dữ như hổ, báo, sư tử,... các loại vũ khí quân dụng, vũ khí thể thao; nhà máy công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ; thuốc nổ, pháo, thuốc súng; chất độc bảng A, chất phóng xạ;... đang trong quá trình vận hành, hoạt động cũng được liệt kê vào danh sách nguồn nguy hiểm cao độ. Với việc chỉ liệt kê tên các loại tài sản được coi là nguồn nguy hiểm cao độ, mà không đưa ra các khái niệm cụ thể, nên “ các nguồn nguy hiểm khác” được quy định trong luật nếu có văn bản pháp luật khác quy định bổ sung thì nguồn nguy hiểm cao độ được xác định theo các văn bản này.
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
MỞ ĐẦU:
Trong cuộc sống ngày nay, các phương tiện khoa học kỹ thuật, thành tựu khoa học ngày càng phát triển, đáp ứng mọi nhu cầu của con người. Tuy nhiên, bên cạnh đó chúng cũng tiềm ẩn những nguy cơ, rủi ro mà con người khó có thể kiểm soát hết được. Mặc dù chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ đã tìm mọi cách phòng ngừa, vận hành chúng an toàn nhưng thực tế vẫn có những thiệt hại khách quan bất ngờ xảy ra nằm ngoài sự kiểm soát đó. Để bảo vệ quyền và lợi ích của những người bị thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra, pháp luật dân sự đã quy định đến trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra. Việc đi tìm hiểu một số vấn đề về bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra sẽ giúp ta hiểu rõ hơn về vấn đề này.
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
I. Một số vấn đề lý luận về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra:
1. Khái niệm nguồn nguy hiểm cao độ và trách nhiệm bồi thường do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra:
a) Khái niệm nguồn nguy hiểm cao độ:
Nguồn nguy hiểm cao độ là những vật luôn tiềm ẩn những nguy cơ gây ra thiệt hại bất ngờ cho người hay tài sản, mà con người khó có thể ngăn chặn, kiểm soát được. Theo đoạn 1 khoản 1 Điều 623 BLDS 2005, quy định “ Nguồn nguy hiểm cao độ bao gồm phương giao thông vận tải cơ giới, hệ thống tải điện, nhà máy công nghiệp đang hoạt động, vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, thú dữ và các nguồn nguy hiểm cao độ khác do pháp luật quy định.”
Qua việc quy định như vậy, ta thấy rằng không có một khái niệm cụ thể nào về nguồn nguy hiểm cao độ, mà chỉ là liệt kê những loại tài sản nào được quy định là nguồn nguy hiểm cao độ. Căn cứ vào những loại tàn sản được liệt kê làm đối tượng của nguồn nguy hiểm cao độ, cũng như thấy được mức độ nguy hiểm của nó, có thể đưa ra khái niệm “ Nguồn nguy hiểm cao độ là những vật chất nhất định luôn tiềm ẩn nguy cơ gây thiệt hại cho con người, mà con người không thể kiểm soát được một cách tuyệt đối” . Những đối tượng là nguồn nguy hiểm cao độ được xác định như sau: các phương tiện giao thông vận tải cơ giới, hiện nay chưa có văn bản pháp luật nào đưa ra khái niệm “ phương tiện giao thông vận tải cơ giới”, các phương tiện này bao gồm phương tiện giao thông vận tải cơ giới đường bộ, đường sắt, đường thủy, và đường hàng không. Trong đó, phổ biến như các phương tiện giao thông đường bộ được quy định tại khoản 18 Điều 3, Luật giao thông đường bộ năm 2008, “ gồm ô tô, máy kéo; rơ mooc hay sơ mi rơ mooc được kéo bằng ôtô, máy kéo; xe môtô hai bánh; xe môtô ba bánh; xe gắn máy và các loại xe tương tự”. Các phương tiện giao thông đường thủy như tàu biển, đường hàng không như tàu bay, đường hàng không như tàu hỏa; các hệ thống tải điện quy định tại Luật điện lực 2004 cũng là những nguồn nguy hiểm cao độ ẩn chứa nhiều nguy cơ gây thiệt hại cho con người và tài sản. Để xác định những tài sản nào là nguồn nguy hiểm cao độ cần dựa trên các quy định cụ thể tại các văn bản pháp luật có liên quan như Luật Giao thông đường bộ 2008, Luật Hàng hải 2005, Luật Đường sắt 2005,... Ngoài ra, thú dữ như hổ, báo, sư tử,... các loại vũ khí quân dụng, vũ khí thể thao; nhà máy công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ; thuốc nổ, pháo, thuốc súng; chất độc bảng A, chất phóng xạ;... đang trong quá trình vận hành, hoạt động cũng được liệt kê vào danh sách nguồn nguy hiểm cao độ. Với việc chỉ liệt kê tên các loại tài sản được coi là nguồn nguy hiểm cao độ, mà không đưa ra các khái niệm cụ thể, nên “ các nguồn nguy hiểm khác” được quy định trong luật nếu có văn bản pháp luật khác quy định bổ sung thì nguồn nguy hiểm cao độ được xác định theo các văn bản này.
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
You must be registered for see links