Link tải luận văn miễn phí cho ae

Tổng quan các vấn đề lý luận và thực tiễn về vận tải đa cách (VTĐPT) và trách nhiệm của người vận chuyển trong hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng VTĐPT. Nghiên cứu, so sánh các quy định trong pháp luật Việt Nam với các quy định pháp luật quốc tế và pháp luật của các quốc gia khác về trách nhiệm của người vận chuyển trong VTĐPT. Rút ra những nhận xét, đánh giá thực trạng pháp luật về vấn đề này ở Việt Nam theo Nghị định số 125/NĐ-CP và trong Bộ luật Hàng hải Việt Nam năm 2005. Đề xuất các kiến nghị và giải pháp trên các phương diện như: cần sớm ban hành các quy định pháp luật về VTĐPT nội địa; thực hiện thống nhất chế độ trách nhiệm đối với VTĐPT; cần sửa đổi một số quy định về trách nhiệm của người kinh doanh VTĐPT theo Nghị định số 125/NĐ-CP; bổ sung các quy định về miễn trách nhiệm, giới hạn trách nhiệm trong các luật chuyên ngành về vận tải nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật về trách nhiệm của người vận chuyển trong VTĐPT, đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế nước ta hiện nay
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cùng với sự phát triển của tự do hoá thương mại, sự tiến bộ của khoa
học kỹ thuật và công nghệ trong vận tải, vận tải đa cách đã nhanh
chóng trở thành một phương pháp vận tải hàng hoá tiên tiến đã và đang được
sử dụng rộng rãi trên thế giới. Sự ra đời và phát triển của phương pháp vận tải
này đã góp phần đổi mới cách vận chuyển hàng hoá, hạn chế thời gian hàng
hoá phải lưu kho, giảm bớt phiền hà về thủ tục, chất lượng và an toàn của hoạt
động vận chuyển hàng hoá được nâng cao, đảm bảo thời gian giao hàng nhanh
nhất với giá thành thấp nhất... Vì vậy, phát triển dịch vụ vận chuyển hàng hoá
bằng vận tải đa cách là một xu hướng tất yếu nhằm đáp ứng yêu cầu
giao lưu thương mại trên thế giới.
Ở Việt Nam, dịch vụ vận chuyển hàng hoá bằng vận tải đa cách
bắt đầu được công ty Vietfrach ttiến hành từ năm 1982, đây là hoạt động vận
chuyển bằng vận tải đa cách đầu tiên do công ty giao nhận của Việt
Nam tự đứng ra tổ chức [24, tr.336], tuy nhiên hoạt động này diễn ra có tính
chất đơn lẻ không mang tính phổ biến. Trong những năm gần đây, với sự phát
triển hết sức nhanh chóng của nền kinh tế Việt Nam, các điều kiện về cơ sở vật
chất, kỹ thuật của ngành giao thông vận tải được cải thiện ngày một rõ rệt đã
tạo ra những tiền đề thuận lợi cho cách vận tải này phát triển ngày càng
nhanh chóng tại Việt Nam.
Mặc dù vận tải đa cách thuộc loại hình dịch vụ vận chuyển,
nhưng mỗi loại hình vận chuyển lại có những nét đặc thù. Mặt khác so với các
hình thức vận chuyển khác, đây là hoạt động mang tính kết hợp từ nhiều
cách vận chuyển truyền thống do đó đặt ra nhiều yêu cầu riêng cho
việc điều chỉnh bằng pháp luật. Chính vì vậy pháp luật đối với vấn đề trách
nhiệm của người vận chuyển trong vận tải đa cách cũng cần có những
quy định phù hợp nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên trong hợp
đồng. Có thể nhận thấy ở Việt Nam, pháp luật còn chưa theo kịp sự phát triển
của phương pháp vận tải tiên tiến này. Vì vậy, việc tiếp tục xây dựng và hoàn
thiện pháp luật về vận tải đa cách nói chung và pháp luật về trách nhiệm
của người vận chuyển trong vận tải đa cách nói riêng là thực sự cần thiết
để tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho sự phát triển của cách vận tải
này, đồng thời tạo ra công cụ pháp lý hữu hiệu nhất bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của các chủ thể kinh doanh khi số lượng các doanh nghiệp kinh doanh vận
tải đa cách tại Việt Nam đang tăng lên một cách nhanh chóng nhằm đáp
ứng nhu cầu giao lưu thương mại quốc tế. Đề tài: “Trách nhiệm của người vận
chuyển trong hợp đồng vận tải đa cách” được xây dựng nhằm nghiên
cứu một cách có hệ thống những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến trách
nhiệm của người vận chuyển trong hợp đồng vận chuyển đặc thù này đáp ứng
yêu cầu xây dựng và hoàn thiện pháp luật về vận tải đa cách ở nước ta
trong giai đoạn hiện nay.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Hiện nay ở Việt Nam, số lượng các tài liệu, công trình khoa học cũng
như các bài viết về vận tải đa cách còn rất hạn chế và chủ yếu đề cập tới
ở khía cạnh kinh tế mà chưa đề cập nhiều ở khía cạnh pháp lý. Qua tìm hiểu về
vấn đề này cho thấy mới chỉ có rất ít công trình nghiên cứu và bài viết có đề cập
đến một số vấn đề pháp lý liên quan như: Đề tài luận văn thạc sĩ “Nghiên cứu và
hiệu chỉnh các quy định pháp lý trong vận tải đa cách ở Việt Nam” của
tác giả Ngô Xuân Lực, năm 1999; đề tài luận văn thạc sĩ “Vận tải đa phương
thức và khả năng áp dụng vận tải đa cách ở Việt Nam” của tác giả
Nguyễn Hồng Vân, năm 1997; một số bài viết “Phát triển dịch vụ vận tải đa
cách - một thách thức lớn đối với Việt Nam trước thềm hội nhập” của
Tiến sỹ Nguyễn Hoàng Tiệm , “Trách nhiệm của người chuyên chở hàng hoá
trong vận tải đa cách” của tác giả Nguyễn Hồng Vân, Tạp chí Cầu
đường Việt Nam số 11, 2004.

Chính vì vậy có thể khẳng định cho tới nay gần như chưa có một công
trình nghiên cứu nào đề cập một cách hệ thống và đầy đủ về vấn đề trách nhiệm
của người vận chuyển trong hợp đồng vận tải đa cách. Trên cơ sở đó
luận văn đi sâu vào nghiên cứu một cách có hệ thống, đầy đủ và toàn diện về
trách nhiệm của người vận chuyển trong hợp đồng vận tải đa cách từ đó
đưa ra một số kiến nghị cho việc hoàn thiện pháp luật về vấn đề này của Việt
Nam.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
Luận văn bên cạnh việc nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn
trong trách nhiệm của người vận chuyển trong hợp đồng vận tải đa cách,
đồng thời cũng tiến hành phân tích những ưu điểm và hạn chế trong những quy
định pháp luật Việt Nam hiện nay. Thông qua đó, hướng tới việc đưa ra một số ý
kiến đóng góp về mặt lý luận cho việc ban hành, sửa đổi các quy định pháp luật
của Việt Nam về vấn đề này.
Với mục đích đó, luận văn đặt ra các nhiệm vụ nghiên cứu sau đây:
- Nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn về vận tải đa phương
thức và trách nhiệm của người vận chuyển trong hợp đồng vận chuyển hàng hoá
bằng vận tải đa cách.
- Nghiên cứu và so sánh các quy định trong pháp luật Việt Nam với
các quy định pháp luật quốc tế và pháp luật của các quốc gia khác về trách
nhiệm của người vận chuyển trong hợp đồng vận tải đa cách.
- Rút ra những nhận xét, đánh giá về thực trạng pháp luật về vấn đề
này ở Việt Nam.
- Đề xuất các kiến nghị và giải pháp hoàn thiện các quy định pháp
luật về trách nhiệm của người vận chuyển trong hợp đồng vận tải đa phương
thức đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế nước ta hiện nay.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

ballz

New Member
Re: Trách nhiệm của người vận chuyển trong hợp đồng vận tải đa cách : Luận văn ThS. Luật: 60 38 50

Bạn ơi link download tài liệu này bị hỏng mất rồi, bạn up lại giúp mình với nhé. Thank nhiều.
 

daigai

Well-Known Member
link mới cập nhật, mời các bạn xem lại bài đầu để tải
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Trách nhiệm thu hồi hàng hóa có khuyết tật của doanh nghiệp theo pháp luật Luận văn Kinh tế 0
D Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Năm Hải Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu trách nhiệm xã hội của Tập đoàn viễn thông quân đội (VIETTEL) - Thực trạng và giải pháp Văn hóa, Xã hội 0
D phân tích hoạt động chăm sóc khách hàng của công ty trách nhiệm hữu hạn thiết bị phòng cháy chữa cháy 2-9 Luận văn Kinh tế 0
D PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN, NGHĨA VỤ VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA NGƯỜI QUẢN LÝ, ĐIỀU HÀNH SÀN GIAO DỊCH BẤT ĐỘNG SẢN Luận văn Luật 0
D Hoạt động nhập khẩu của công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại và dịch vụ giao nhận xuất khẩu P.P.T Luận văn Kinh tế 0
T Thực tiễn về hoạt động tham gia đấu thầu của công ty trách nhiệm hữu hạn xây dựng vinaust Luận văn Kinh tế 0
T Đặc điểm, tình hình hoạt động của công ty trách nhiệm nhà nước một thành viên bao bì 27-7 Hà Nội Luận văn Kinh tế 0
A Nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba Kiến nghị nhằm thực hiện tốt nghiệp vụ theo nghị định 15/2003/NĐ-CP của Chính phủ tại PJICO Luận văn Kinh tế 0
T Nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba tại công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex Luận văn Kinh tế 2

Các chủ đề có liên quan khác

Top