Theo PGS. TS Lê Bạch Mai, Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia, rất nhiều phụ huynh nghĩ trẻ còn nhỏ nên lượng rau ăn ít hơn người lớn, mỗi bữa bé chỉ cần vài gắp rau là đủ. Đây là quan niệm sai lầm.



“Trong mắt các mẹ, con khi nào cũng bé nhỏ. Thực tế từ lớp 1 rồi dần lên lớp 4-5 đã có sự khác biệt rõ ràng về thể chất cũng như dinh dưỡng của trẻ. Bắt đầu lớp 1, trẻ là một trẻ thơ, nhưng hết cấp 1, nhiều bé đã dậy thì, trở thành thiếu nữ. Nếu lượng rau xanh vẫn chỉ vài gắp rau mỗi bữa thì sẽ không đủ bởi lúc này, lượng tiêu thụ rau xanh ở trẻ tương đương với người lớn. Bé hoàn toàn có thể (và nên) ăn khoảng 3 lạng rau/ngày. Vì thế, phụ huynh lưu ý điều này để điều chỉnh nguồn cung cấp rau hợp lý cho con trong mỗi bữa ăn”, PGS Mai khuyến nghị.



Ngoài bổ sung các vitamin và chất khoáng từ nguồn rau xanh thì trái cây cũng là một nguồn thực phẩm giàu vi chất lý tưởng. Trên thực tế, người dân cũng đã rất chú trọng đến bổ sung vitamin, khoáng chất từ nguồn hoa quả phong phú. Trong vòng 20 năm qua, mức tiêu thụ quả chín ở Việt Nam đã tăng tới 15 lần, tăng nhiều nhất trong các loại thực phẩm. Nhưng hoa quả thì có hàng trăm nghìn loại quả, có những quả rất ngọt, nhiều đường, có những quả nhiều chất dinh dưỡng mà chúng ta không ngờ tới.



Ví như quả chuối là sự lựa chọn của rất nhiều người vì giá thành rẻ, lại được bao bọc một lớp vỏ bên ngoài nên có vẻ an toàn. Nhưng với loại quả này, không hề tốt cho những trẻ thừa cân, béo phì. Nếu kết thúc một bữa ăn mà cho trẻ ăn tráng miệng một quả chuối, năng lượng tương đương như trẻ ăn thêm nửa bát cơm. Vì thế, muốn con tráng miệng 1 quả chuối sau bữa ăn thì nên cho trẻ giảm bớt nửa bát cơm.



Đối với những quả nhiều chất xơ, vitamin C thì quả bưởi đứng đầu bảng, tiếp đến là cam. Nhưng nếu chỉ uống nguyên nước cam vắt thì chất xơ không được cung cấp nhiều. Vì thế, với trẻ lớn nên ăn cam cả múi, thậm chí chỉ cần gọt bỏ lớp vỏ ngoài, giữ lại cùi cam rồi cho bé ăn, vừa giúp trẻ dễ tiêu hoá, vừa rất tốt cho sức khoẻ do chất xơ này như một cái chổi, quét sạch các chất béo, chất độc, cholesterol dư thừa trong cơ thể ra ngoài.
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
B Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc trị liệu cho trẻ tăng động giảm chú ý tại trường tiểu học quốc tế VIP – Hà Nội Văn hóa, Xã hội 2
C Mối quan hệ giữa mức độ tham gia của trẻ tiểu học trong hoạt động học tập với các kỹ năng xã hội cần Tâm lý học đại cương 0
P Giáo dục hòa nhập cho học sinh tiểu học sống tại làng trẻ SOS Hà Nội Văn hóa, Xã hội 0
V Hoàn thiện mô hình Công tác xã hội hỗ trợ trẻ tự kỷ thích nghi với quá trình hòa nhập tại trường tiểu học của trung tâm Hand in Hand Văn hóa, Xã hội 5
D Công tác xã hội với vấn đề hòa nhập của trẻ mắc hội chứng tự kỉ tại các trường tiểu học trên địa bàn Hà Nội Văn hóa, Xã hội 0
K Tìm hiểu mô hình giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật trí tuệ tại Trường Tiểu học Bình Minh – Hà Nội Văn hóa, Xã hội 2
D Phản biện xã hội về đổi mới giáo dục tiểu học trên báo in Việt Nam (khảo sát báo Giáo dục và thời đại, Tia Sáng, Sài Gòn giải phóng, Tuổi trẻ TP.HCM, Hà Nội mới từ 2008 - 2011) Văn học 0
Q Nhận thức của giáo viên tiểu học về chiến lược quản lý hành vi đối với trẻ có dấu hiệu tăng động giảm chú ý trong một số trường tiểu học ở Hà Nội Luận văn Sư phạm 2
D Mối tương quan giữa cách ứng xử của cha mẹ với hành vi của trẻ tiểu học Lâm sàng trẻ em và vị thành niên( Chương trình thí điểm) Luận văn Sư phạm 0
X Các biện pháp hoàn thiện công tác giám sát, đánh giá Dự án Giáo dục tiểu học cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn Luận văn Sư phạm 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top