Placido

New Member
Tảo giải là một trang nhật kí bằng thơ ghi lại hiện thực cũng như tâm trạng nhận thức của người tù trong một chuyến đi từ nhà tù này đến nhà tù khác.

Nhưng lạ kì thay, bài thơ bắt đầu của một chuyến đi đày lại mở ra trong cảm xúc của một tâm hồn nghệ sĩ trước vẻ đẹp kì diệu của thiên nhiên. Câu thơ thứ nhất là chuyện dưới đất "gà gáy một lần". Câu thơ thứ hai là chuyện trên trời "chòm sao nâng nguyệt". Không gian đất trời bát ngát thanh vắng bàng bạc trong ánh trăng thu. "Gà gáy một lần" báo hiệu đêm đang chuyển dần về sáng. Chòm sao nâng ánh trăng cùng vượt lên đỉnh núi mùa thu. Người đi cùng với trăng sao trong không gian diệu vợi ấy. Tất cả đều chuyển động hướng về ánh sáng, vẻ đẹp, sự sống. Trong hiểm nguy, cay cực, Người đã vẽ trăng sao, đem âm thanh tiếng gà vào bức tranh cuộc sống, tìm về, hướng đến những vẻ đẹp cao sang, những ý nghĩa tích cực để bước qua những gian khổ khó khăn mà tồn tại. Bức tranh thiên nhiên đẹp hóa thành triết lí đầy trí tuệ về một lối sống. Bài thơ lại tiếp tục mở ra với một không gian khác. Trong không gian vô cùng lạnh giá, một con đường xa hút hiện ra. Từng trận, từng trận gió lạnh liên tiếp nối nhau xô tới, thổi ngược hướng người đi như nhấn chìm, ngăn chặn, đẩy lùi con người muôn dấn bước trên con đường ấy. Người đi hiện ra với dáng dấp dãi dầu, phong sương (chinh nhân) đang "cất bước", đối diện với từng trận gió rét mà đi (nghênh diện) tới. Giọng thơ rắn rỏi, khí thơ mạnh mẽ, ý thơ dường như đã vượt qua một chuyến chuyển lao cụ thể tìm đến sự khái quát rộng lớn hơn, mở ra nhiều liên tưởng. Có người cho rằng là hình ảnh người chiến sĩ đi sớm, đi trước trên con đường cách mạng. Hay là hình ảnh con người đi qua cuộc sống thế gian? Dù hiểu cách nào đi nữa, ý thơ vẫn hội tụ ở điểm then chốt: thái độ của con người trước những thử thách khó khăn của đời sống – một thái độ chấp nhận, vượt qua, chiến thắng vẫn là nét đẹp hào hùng của con người trong cuộc sống cổ kim.



Trong bài thơ Giải đi sớm của Hồ Chí Minh, hình ảnh người tù bị giải đi sớm đã hóa thành nhà thơ đi dưới bầu trời hồng rực rỡ với hồn thơ đang chín ở trong lòng

Khổ thơ thứ hai, dần người đọc đến một không gian khác với hình ảnh một buổi bình minh đang lên. Bức tranh diễn tả bằng sự chuyển đổi của sắc màu trong bước đi lặng lẽ của thời gian. Buổi bình minh như cứ hửng sáng dần lên: từ trắng đến hồng, đến hơi ấm bao la, từ phương Đông đến toàn vũ trụ. Kì diệu thay bên trong tâm hồn người đi như cũng có một buổi bình minh đang hửng sáng dần lên: từ lạnh (gió hàn) đến ấm (hơi ấm) đến "thi hứng bỗng thêm nồng". Tất cả sự chuyển đổi. ấy dẫn đến sự chuyển đổi kì diệu này: hình ảnh người tù bị giải đi sớm đã hóa thành nhà thơ đi dưới bầu trời hồng rực rỡ với hồn thơ đang chín ở trong lòng. Không phải phép lạ, chính sức mạnh kì diệu của tình yêu, lí tưởng, ý chí đã khiến cho con người có thể hóa thân. Bài thơ đọng lại trong triết lí nhân sinh đầy trí tuệ ấy. Phảng phất như không khí Đường thi nhưng là một bài thơ hiện đại với lớp ngoàỉ tầng trong, với không gian ba chiều trong sự biến ảo kì diệu, ơ phía nào cũng được kết lại bằng những triết lí sâu sắc và đầy ý nghĩa của cuộc sống.
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
M Bước đầu khảo sát đặc điểm ngôn ngữ - văn hóa hai dân tộc Hán - Việt qua các hình ảnh Phong, Hoa, Tuyết, Nguyệt trong bài thơ Đỗ Phủ ( Trung Quốc ) và Nguyễn Trãi ( Việt Nam ) Văn hóa, Xã hội 0
T Dạy học bài thơ Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm trong chương trình Ngữ văn 10 theo hướng tiếp cận thi pháp học Luận văn Sư phạm 0
B Vận dụng hệ thống câu hỏi tích cực hóa hoạt động chiếm lĩnh tác phẩm văn chương cho học sinh THPT trong dạy học bài thơ Vội Vàng của Xuân Diệu Luận văn Sư phạm 0
L sử dụng bài thơ, bài hát trong dạy tiếng Anh nhằm gây hứng thú cho học sinh tại trường THPT Vân Nội M.A Ngoại ngữ 0
D Từ bài thơ "Tiến sĩ giấy” của Nguyễn Khuyến, anh (chị) hãy viết bài văn bàn về danh và thực trong cu Văn học 0
N Suy nghĩ gì về hai câu thơ sau đây của thi sĩ Nguyễn Bính trong bài “Chân quê”: Văn học 0
L Trong Tì bà hành, Bạch Cư Dị đã miêu tả nốt lặng của tiếng đàn rất hay. Qua bài thơ, hãy phân tích đ Văn học 0
H Bài thơ Đây mùa thu tới của Xuân Diệu mang một âm điệu buồn man mác. Qua những chi tiết trong bài th Văn học 0
B Hình tượng rặng liễu mùa thu trong bài thơ Đây mùa thu tới biểu hiện một nét rất mới trong quan niệm Văn học 0
N Có ý kiến cho rằng, cảnh thu và tình thu trong hai bài thơ Thu vịnh của Nguyễn Khuyến và Đây mùa thu Văn học 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top