giaiky2007

New Member
Ngày dự sinh của tui là 30-1-2010, tui đã đóng bảo hiểm từ tháng 12-2009 đến 7-2009. Tháng 8-2009 đã chấm dứt hợp đồng lao động (HĐLĐ) với công ty và nghỉ việc, ở nhà tới lúc sinh con. Trường hợp của tui có được hưởng trợ cấp thai sản? Trước lúc sinh con, tui đã nghỉ việc không làm cho một công ty/cơ quan nào, vậy có ảnh hưởng đến điều kiện hưởng trợ cấp?
 

Julien

New Member
Chúng tui chia ra hai trường hợp sau:

1. Bạn đã đóng đủ sáu tháng bảo hiểm xã hội (BHXH) tính từ tháng 12-2008 đến 8-2009:

Theo quy định thì mức lương để tính trợ cấp thai sản là sáu tháng liền kề trước khi sinh, như vậy trong trường hợp dự sinh là tháng 1-2010 thì lương bình quân của sáu tháng được tính từ tháng 8-2009 đến tháng 1-2010.

Mức trợ cấp thai sản = [(Mức lương từ T8/2009 - T1/2010)]/6 x 4 + (Lương tối thiểu chung x 2).

2. Bạn chưa đóng đủ sáu tháng BHXH:

Trường hợp này bạn không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thai sản khi sinh con mà chỉ hưởng trợ cấp thai sản cho những ngày nghỉ đi khám thai (1 ngày/lần, 5 lần/thai kỳ).

Mức trợ cấp thai sản cho 1 ngày nghỉ đi khám thai = 100% lương bình quân đóng BHXH (của sáu tháng liền kề trước tháng đi khám thai)/26.

Nếu khám tại cơ sở y tế có ký hợp đồng bảo hiểm y tế, người lao động nộp giấy nghỉ hưởng BHXH hay sổ/phiếu khám thai tại nơi làm việc để nhận trợ cấp thai sản.

Hỏi: Năm 2007 tui được tuyển vào một công ty, sau đó được công ty cho đi đào tạo ba tháng ở một nhà máy trong nước. Kết thúc khóa học tui về công ty nhưng chỉ ngồi đọc và dịch tài liệu vì nhà máy đang xây dựng.

Trong hợp đồng lao động tui ký là phải làm việc cho nhà máy tám năm kể từ lúc vận hành, nếu làm sai hợp đồng tui phải bồi thường toàn bộ chi phí đào tạo. Nay tui làm được hai năm và muốn nghỉ. Xin hỏi lương trong hai năm tui làm việc ở công ty có coi là chi phí đào tạo? Nếu tui bỏ việc, tui phải bồi thường những gì?

Trả lời: Căn cứ điểm 4, Mục II thông tư số 21/2003/TT-BLĐTBXH ngày 22-9-2003 của Bộ Lao động thương binh & xã hội hướng dẫn thi hành một số điều của nghị định số 44/2003/NĐ-CP quy định:

4. Việc bồi thường chi phí đào tạo theo Điều 13 của nghị định số 44/2003/NĐ-CP được thực hiện như sau: a) …; b) Người lao động tự ý bỏ việc hay đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, trừ các trường hợp quy định tại Điều 37 của Bộ luật lao động, khi chưa học xong hay học xong không làm việc cho người sử dụng lao động đủ thời gian như đã thỏa thuận, thì phải bồi thường mức chi phí đào tạo bao gồm các khoản chi phí cho người dạy, tài liệu học tập, trường lớp, máy móc thiết bị, vật liệu thực hành và các chi phí khác hỗ trợ người học do người sử dụng lao động tính có sự thỏa thuận của người lao động.

Như vậy, tiền lương trong hai năm bạn làm việc tại công ty không được xem là chi phí đào tạo.

Trong trường hợp bạn tự ý bỏ việc hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động thì phải bồi thường các khoản như đã nêu trên.

Luật sư TỐNG VĨNH ĐỨC - Văn phòng luật sư Gia Khương

Theo Việc làm Online
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Những rủi ro trong quá trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu thủy sản sang thị trường Mỹ của các doanh nghiệp Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
A Tổng hợp và xác định các đặc trưng của một số hydroxide cấu trúc lớp kép ứng dụng trong xử lý môi trường Khoa học Tự nhiên 0
A Tổng hợp, nghiên cứu đặc trưng cấu trúc của vật liệu Fe-Ti-Hydrotanxit và ứng dụng làm xúc tác xử lý Metylen xanh trong môi trường nước Khoa học Tự nhiên 0
D Phát triển kinh tế biển, nghiên cứu trường hợp của tỉnh bình định Luận văn Kinh tế 0
D Thực trạng M&A trong lĩnh vực ngân hàng tại Việt Nam - trường hợp của 3 Ngân hàng Đệ Nhất - Tín Nghĩa - Sài Gòn Luận văn Kinh tế 0
L Thực trạng thị trường xuất khẩu nông sản của công ty xuất nhập khẩu tổng hợp I Luận văn Kinh tế 0
F Chính sách marketing hỗn hợp và việc ứng dụng vào thị trường khách du lịch của doanh nghiệp kinh doanh lữ hành Luận văn Kinh tế 0
G Đặc điểm , nội dung và trường hợp áp dụng của hai phương thức thanh toán nhờ thu và tín dụng chứng từ trong thanh toán quốc tế Luận văn Kinh tế 0
R Xác định mức sẵn lòng trả của người tiêu dùng đối với thực phẩm biến đổi gen tại TP Hồ Chí Minh: trường hợp gạo vàng Luận văn Kinh tế 0
V Chiến lược phát triển thị trường bia của công ty cổ phần liên hợp thực phẩm Hà Tây Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top