Hamo

New Member
Chia sẻ miễn phí cho các bạn tài liệu: Tự do hóa trong EU và khả năng thâm nhập thị trường EU của hàng hoá Việt Nam
và EU ). Ra đời năm 1951 với sáu nước thành viên (Pháp, Đức, Italia, Bỉ, Hàlan 
và  Lucxămbua),  ngày  nay  EU  đã  trở  thành  một  tổ  chức  liên  kết  khu  vực  tiêu 
biểu nhất của khối các nước tư bản chủ nghĩa. Sau gần 50 năm phát triển và mở 
rộng, con số thành viên tới nay của EU là 15 nước, và trong tương lai sẽ còn có 
nhiều  nước  tham  gia,  nhằm  đi  đến  một  Châu  âu  thống  nhất.  Trong  số  những 
nước công nghiệp phát triển, EU có nhiều nước có tiềm lực kinh tế hùng mạnh 
vào loại hàng đầu thế giới như Đức, Pháp, Italia, Anh...Hiện nay, EU được coi là 
một tổ chức có tiềm năng to lớn để hợp tác về mọi mặt, đặc biệt là trong lĩnh 
vực thương mại và đầu tư.
   Việt nam dã chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao với cộng đồng Châu 
âu(EC)  vào  ngày  22/10/1990,  ký  hiệp  định  buôn  bán  hàng  dệt  may  với  Liên 
Minh Châu Âu (EU) vào ngày 15/12/1992 và ký hiệp định hợp tác với EU vào 
ngày 17/7/1995. Các sự kiện quan trọng nay chính là nhân tố thúc đẩy quan hệ 
kinh tế Việt nam-EU phát triển mạnh trên cả ba lĩnh vực (thương mại, đầu tư và 
viện trợ), đặc biệt là thương mại.
EU là thị trường lớn có vai trò quan trọng trong thương mại thế giới. Một 
số mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt nam là những mặt hàng mà thị trường 
này có nhu cầu nhập khẩu hàng năm với khối lượng lớn, như hàng dệt may, thuỷ 
hải sản, giày dép,...Kim ngạch xuất khẩu của Việt nam sang EU tăng trung bình 
36,6%/năm(1995-1999). Mặc dù kim ngạch tăng vối tốc độ nhanh, nhưng tất cả 
các  mặt  hàng  xuất  khẩu  quan  trọng  của  Việt  nam  đều  đang  gặp  trở  ngại  nhất 
định trên thị trường này do các quy định về quản lý nhập khẩu của EU gây ra. 
Nếu EU không quản lý chất lượng và áp dụng hạn ngạch quá chặt chẽ và khắt 
khe đối với một số mặt hàng xuất khẩu của ta thì tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu 
Việt nam-EU trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt nam không chỉ dừng ở 
con số 15,1% ( quá nhỏ bé so với tiềm năng ) như hiện nay. Do vậy, vấn đề đặt 
ra là chúng ta cần tìm những giải pháp căn bản để mở rộng khả năng xuất khẩu, 
đồng thời khắc phục những khó khăn trở ngại trong quan hệ thương mại giữa hai 
bên. Hơn nữa trong điều kiện khủng hoảng tài chính tiền tệ ở Châu á, thị trường 
Đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường EU không chỉ là vấn đề cần thiết về lâu dài mà còn là vấn đề cấp bách trước mắt đối với sự phát triển lâu dài của Việt nam.
Dành riêng cho anh em Ketnooi, bác nào cần download miễn phí bản đầy đủ thì trả lời topic này, Nhóm Mods sẽ gửi tài liệu cho bạn qua hòm tin nhắn nhé.
- Bạn nào có tài liệu gì hay thì up lên đây chia sẻ cùng anh em.
- Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở forum, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top