crazyjack_tsd

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae

Luận văn ThS. Lý luận văn học --Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2012
Khái lược về tư duy nghệ thuật và hành trình sáng tác của Nguyễn Việt Hà. Nghiên cứu hướng tiếp cận hiện thực đến thế giới nhân vật và hình ảnh biểu tượng trong tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà; Nghệ thuật biểu hiện của tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà. Từ đó có một cái nhìn xác đáng và toàn diện hơn về một hiện tượng văn học khá mới, góp thêm tiếng nói vào quá trình tìm hiểu hành trình sáng tạo của nhà văn, đặc biệt là sự đổi mới trong tư duy nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà; chỉ ra vị trí của nhà văn Nguyễn Việt Hà trên văn đàn, góp phần xây dựng một nền văn học hiện đại giàu tính nhân văn
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ................................................................................................................5
1. Lý do chọn đề tài................................................................................................5
2. Lịch sử vấn đề .....................................................................................................7
3. Đối tượng, phạm vi và mục đích nghiên cứu......................................................15
4. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................16
5. Cấu trúc luận văn...............................................................................................16
Chương 1: KHÁI LƯỢC VỀ TƯ DUY NGHỆ THUẬT VÀ HÀNH TRÌNH
SÁNG TÁC CUẢ NGUYỄN VIỆT HÀ..............................................................17
1.1. Một số vấn đề lý luận về tư duy nghệ thuật.....................................................17
1.1.1. Khái niệm tư duy ..................................................................................17
1.1.2. Quan niệm tư duy về nghệ thuật............................................................18
1.1.3. Tư duy trong tiểu thuyết........................................................................20
1.2. Hành trình sáng tác .........................................................................................21
1.3 Tư duy tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà……………………………………………25
Chương 2: TỪ HƯỚNG TIẾP CẬN HIỆN THỰC ĐẾN THẾ GIỚI NHÂN
VẬT VÀ HÌNH ẢNH BIỂU TƯỢNG TRONG TIỂU THUYẾT NGUYỄN
VIỆT HÀ..............................................................................................................37
2.1. Hướng tiếp cận hiện thực................................................................................37
2.1.1 Hiện thực đa chiều đầy biến động phức tạp ............................................38
2.1.2 Hiện thực biến đổi đa đoan, đa sự nhưng không hoàn kết.......................41
2.2. Nhân vật trong tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà ....................................................43
2.2.1. Quan niệm chung về nhân vật ...............................................................43
2.2.2. Nhân vật trong tiểu thuyết. ....................................................................44
2.3. Các loại nhân vật trong tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà .......................................46
2.3.1 Nhân vật dấn thân và hoài nghi ..............................................................46
2.3.2. Nhân vật tha hóa và sám hối .................................................................50
2.3.3. Nhân vật cô đơn, lạc lõng......................................................................56
2.3.4. Nhân vật khát vọng ...............................................................................61
2.4. Hình ảnh biểu tượng tiêu biểu trong tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà ....................66
2.4.1. Các quan niệm về biểu tượng nghệ thuật...............................................66
2.4.1.1 Biểu tượng dưới góc độ tâm lý, văn hóa..........................................66
2.4.1.2. Quan niệm biểu tượng dưới góc độ văn học ...................................68
2.4.2. Giải mã một số hình ảnh biểu tượng trong tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà……...70
2.4.2.1 Biểu tượng kính trắng ......................................................................70
2.4.2.2 Biểu tượng bầu vú ...........................................................................73
Chương 3: NGHỆ THUẬT BIỂU HIỆN CỦA TIỂU THUYẾT NGUYỄN
VIỆT HÀ..............................................................................................................81
3.1. Nghệ thuật xây dựng nhân vật.........................................................................81
3.1.1 Phi trung tâm hóa nhân vật.....................................................................81
3.1.2. Phân xuất nhân vật ...............................................................................82
3.2. Kết cấu tiểu thuyết..........................................................................................84
3.2.1. Những vấn đề về lý thuyết kết cấu. .......................................................84
3.2.2. Kết cấu tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà......................................................88
3.2.2.1.Kết cấu phân mảnh, đứt gãy, gián đoạn...........................................88
3.2.2.2 Kết cấu lồng ghép nhiều mạch truyện………………………………88
3.2.2.3 Sự phối hợp luân phiên các điểm nhìn trần thuật.............................92
3.3. Ngôn ngữ và giọng điệu..................................................................................96
3.3.1. Ngôn ngữ ..............................................................................................96
3.3.1.1. Tính chất của ngôn ngữ......................................................................97
3.3.1.2. Các kiểu ngôn ngữ. ..........................................................................102
3.3.2. Giọng điệu ..........................................................................................110
3.3.2.1 Giọng giễu nhại, mỉa mai, bỡn cợt ...............................................111
3.3.2.2.Giọng triết lí .................................................................................115
3.3.2.3. Giọng trữ tình ..............................................................................117
KẾT LUẬN........................................................................................................120
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................123
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Sau ba mươi năm kiên cường đánh đuổi giặc ngoại xâm, đất nước ta hoàn
toàn giải phóng. Từ đây (1975) văn học mang một trọng trách mới, phục vụ kịp thời
xu hướng của thời đại.
Nhằm đổi mới tư duy, đổi mới cách đánh giá tình hình, Báo cáo chính trị tại
Đại hội Đảng lần thứ VI đã nhấn mạnh văn học cần “nhìn thẳng vào sự thật,
đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật”.
Trên tinh thần đó, văn học sau năm 1975 đã có nhiều khởi sắc, đặc biệt là thể
loại văn xuôi. Có thể nói chưa bao giờ văn xuôi phát triển mạnh mẽ như bây giờ và
cũng chưa bao giờ, nhà văn được thành thật như bây giờ. Tinh thần tại Đại hội Đảng
lần thứ VI về văn hoá văn nghệ đã thật sự cởi trói cho văn học.
Trước năm 1975, với lối tư duy cũ, hầu hết các tác phẩm đều được sáng tác
bởi khoảng cách sử thi cho nên con người cũng là con người sử thi, con người cộng
đồng với những phẩm chất cao cả. Sau năm 1975, tư duy nghệ thuật mới cho phép
người viết nhiều khi trần thuật không khoảng cách. Nói khác đi, đó là sự trần thuật
ở điểm nhìn hiện tại, ở cái nhìn chưa hoàn thành. Và người ta phát hiện ra rằng thế
giới không phải là hiện thực khép kín, con người không phải ai cũng toàn bích.
Trong con người luôn có sự đấu tranh giữa cái tốt và cái xấu, cái cao cả và cái thấp
hèn, giữa lợi ích cá nhân và lợi ích cộng đồng. Con người phần lớn là làm chủ hoàn
cảnh, nhưng cũng không ít lần bị hoàn cảnh xô đẩy, trở thành nạn nhân của hoàn
cảnh.
Nguyễn Việt Hà là cây bút tiểu thuyết sau đổi mới. Tác phẩm đánh dấu hành
trình gia nhập làng văn của anh là các tập truyện ngắn Thiền giả và Của rơi. Nhưng
Nguyễn Việt Hà chỉ thực sự trở thành một hiện tượng văn học nổi bật sau khi tác
phẩm Cơ hội của Chúa của anh ra đời năm 1999. Tiếp đến là sự xuất hiện của tiểu
thuyết Khải huyền muộn sau sáu năm.
Có một điều thú vị là cứ sau mỗi tác phẩm của Nguyễn Việt Hà được xuất
bản thì làn sóng dư luận về nhà văn, về tác phẩm lại rộ lên. Chín người mười ý. Có
nhiều ý kiến đồng thuận với nhà văn, nhưng cũng có không ít những lời chê, chê hết
lời, lại có cả những ý kiến lưỡng chiều. Đọc Nguyễn Việt Hà người ta thấy không
yên tâm, người ta thấy hoài nghi. Lý giải cho tâm lý đó có lẽ phải xuất phát từ cách
viết của anh. Mặc dù “không mong mình quá mới” [32] nhưng lối viết của anh
dường như đang đánh đố người đọc. Anh gây rối với thói quen thẩm mỹ của họ, gây
rối với các nhà văn viết tiểu thuyết truyền thống và đương đại. Với một tư duy tiểu
thuyết sắc sảo cộng với một sự mẫn cảm sẵn có, văn chương Nguyễn Việt Hà có
khả năng gợi rất sâu vào những buồn vui của kiếp người. Tác phẩm của Nguyễn
Việt Hà luôn khiến cho bạn đọc phải giật mình, không thể không tự vấn lương tâm.
Nói khác đi, độc giả có thể nhận ra mình qua những sáng tác của Nguyễn Việt Hà.
Chỉ bấy nhiêu đó thôi cũng đủ nói lên phần nào tài năng của Nguyễn Việt Hà trong
nền tiểu thuyết đương đại Việt Nam.
Nguyễn Việt Hà là nhà văn trẻ, cùng thế hệ với Trung Trung Đỉnh, Tạ Duy
Anh, Nguyễn Bình Phương, Hồ Anh Thái, Phạm Thị Hoài… Cũng bởi anh là nhà
văn trẻ nên lịch sử nghiên cứu sáng tác của anh giống như cuốn sổ còn bỏ ngỏ.
Chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy dư luận xung quanh Nguyễn Việt Hà rất nhiều,
nhưng những bài nghiên cứu, phê bình nhằm chỉ ra những đóng góp của Nguyễn
Việt Hà trong công cuộc đổi mới tư duy tiểu thuyết Việt Nam không nhiều. Chưa có
một nghiên cứu nào thật sự kỹ lưỡng và thấu đáo về sự chuyển biến trong tư duy
nghệ thuật của Nguyễn Việt Hà qua những sáng tác của anh.
Như vậy, trước những hiệu ứng đa chiều của độc giả về Nguyễn Việt Hà, vấn
đề cần đặt ra ở đây là nên nhìn nhận một hiện tượng văn học, một tác phẩm văn học
như thế nào cho đúng đắn? Nên chăng hãy bắt đầu từ chính tư duy nghệ thuật, từ
quan niệm nghệ thuật của nhà văn để xem xét?
Với đề tài Tư duy nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà, chúng tui không
dám khẳng định rằng việc nghiên cứu của mình sẽ khiến cho mọi người sẽ yêu mến
tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà hơn. Chúng tui chỉ mong góp phần bù đắp vào khoảng
trống trong việc tìm hiểu con đường sáng tạo của một nhà văn đã trở thành một hiện


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

nguvanbaochi

New Member
Mod ơi, lại thêm 1 file hỏng đường link, không mở được. Mod sửa lại cho mình tải về với, Thank Mod!
 

daigai

Well-Known Member
link mới cập nhật, mời các bạn xem lại bài đầu để tải
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top