daigai

Well-Known Member
LINK TẢI LUẬN VĂN MIỄN PHÍ CHO AE KET-NOI
Tư tưởng chính danh của Khổng Tử và ý nghĩa trong việc tuyển chọn cán bộ công chức nước ta hiện nay

MỞ ĐẦU .............................................................................................................................. 3
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................................... 3
2. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................................... 4
3. Nhiệm vụ nghiên cứu ..................................................................................................... 4
4. Phạm vi giới hạn đề tài .................................................................................................. 4
5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................................ 4
5.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận: ............................................................................. 4

5.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn ........................................................................... 4
NỘI DUNG ........................................................................................................................... 5
1. Phân tích tư tưởng Chính danh của Khổng Tử ................................................................ 5
1.1. Tiểu sử Khổng Tử (551 - 479 TCN) ........................................................................ 5
1.2. Bối cảnh ra đời của thuyết Chính danh .............................................................. 5
1.3. Nội dung tư tưởng Chính danh của Khổng Tử ......................................................... 6
1.3.1. Khái niệm về Chính danh ............................................................................... 6
1.3.2. Vai trò của Chính danh ................................................................................... 6
1.3.3. Nội dung cơ bản tư tưởng Chính danh ............................................................ 6
1.4. Những giá trị tích cực và hạn chế của tư tưởng chính danh ...................................... 9
1.4.1. Những giá trị tích cực ..................................................................................... 9
1.4.2. Những hạn chế ............................................................................................. 10
2. Ý nghĩa của thuyết Chính danh đối với việc tuyển chọn cán bộ, công chức ở Việt Nam
hiện nay .......................................................................................................................... 11
2.1 Thực trạng công tác tuyển chọn cán bộ, công chức ở nước ta hiện nay ................... 11
2.1.1 Những mặt tích cực của công tác tuyển chọn cán bộ, công chức ở nước ta hiện
nay .................................................................................................................................. 11
2.1.1.1. Xây dựng được hệ thống văn bản quy phạm pháp luật rõ ràng về việc
tuyển dụng cán bộ, công chức ......................................................................................... 11
2.1.1.2. Thực hiện chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao ................ 13
2.1.1.3. Đổi mới cách tuyển chọn lãnh đạo quản lý các cấp ................................ 14
2.1.2 Những mặt tiêu cực của công tác tuyển chọn cán bộ, công chức ở nước ta hiện
nay .................................................................................................................................. 15
2.2. Ý nghĩa của thuyết Chính danh đối với việc tuyển chọn cán bộ, công chức ở Việt
Nam hiện nay .................................................................................................................. 16
KẾT LUẬN ......................................................................................................................... 18
1. Kết luận ....................................................................................................................... 18
2. Kiến nghị ..................................................................................................................... 18
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................... 20
Trang 2



Tiểu luận triết học

MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Nho gia là một trong những trường phái Triết học chính của Trung Quốc cổ đại
mà người sáng lập ra đạo Nho là Khổng Tử ( 551- 479 TCN ). Ông chủ trương dùng
Nhân trị và đề ra thuyết Nhân - Lễ - Chính danh. Trong đó nổi bật là Thuyết Chính
danh – một học thuyết chính trị và quản lý của Khổng Tử.
Xét trên nhiều phương diện, con người là trung tâm của nền kinh tế - xã hội,
yếu tố con người là yếu tố trung tâm của sự phát triển. Vì vậy, nhân tố quyết định sự
thành công của việc tuyển chọn cán bộ công chức, tất yếu phải là nhân tố con người
mà trong đó chính danh đóng vai trò chủ đạo. Đặc biệt, vấn đề này đã và đang được
quan tâm rất nhiều ở Việt nam hiện nay.
Ngày nay trên thế giới, cũng như ở Việt Nam quan điểm chính danh vẫn được
xem là phương hướng chủ đạo. Đối với nước ta, chúng ta phải đẩy mạnh tư tưởng Nho
giáo này trong việc tuyển chọn cán bộ công chức, để nhanh chóng tạo ra nguồn nhân
lực hiện đại cho xã hội mới trên cơ sở giải quyết vấn đề con người và phát huy nhân tố
con người.
Hiện nay, Đảng và Nhà nước ta đề ra chủ trương cải cách hành chính, nhằm
xây dựng một nền hành chính dân chủ, trong sạch, vững mạnh, từng bước hiện đại
hóa, trong đó nội dung xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có đủ phẩm chất và năng
lực là một nội dung quan trọng vì đây là nguồn nhân lực nòng cốt trong quản lý và tổ
chức thực hiện công việc của Nhà nước. Hệ thống các cơ quan nhà nước hoạt động có
hiệu lực, hiệu quả hay không phụ thuộc vào năng lực, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ,
công chức này. Vì vậy, việc tuyển dụng đội ngũ cán bộ, công chức vừa có đức, vừa có
tài và chính danh là nhiệm vụ cấp thiết của các cấp, các ngành trong thời kỳ công
nghiệp hóa - hiện đại hóa đất mước.
Do đó, việc nghiên cứu và làm rõ những luận cứ khoa học cho đường lối xây

dựng và tuyển chọn cán bộ, công chức ở Việt Nam là cần thiết và cấp bách. Đây là
vấn đề có ý nghĩa chiến lược đối với công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, là cơ
sở để xác định các giải pháp chiến lược lâu dài đối với việc xây dựng nguồn nhân lực
ở nước ta; cũng như xác định nhiệm vụ, vai trò của nguồn nhân lực trong việc đưa đất

Trang 3


Tiểu luận triết học

nước tiến vào thế ổn định về kinh tế, chính trị, xã hội làm tiền đề tiếp theo cho sự đổi
mới và phát triển.
Từ những lý do nêu trên, nên Học viên chọn đề tài tiểu luận triết học tìm hiểu
về: Tư tưởng Chính danh của Khổng Tử và ý nghĩa của nó đối với việc tuyển chọn cán
bộ, công chức ở Việt Nam hiện nay.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Trên cơ sở nghiên cứu tư tưởng Chính danh của Khổng Tử, phân tích thực
trạng công tác tuyển chọn cán bộ, công chức ở Việt Nam hiện nay; từ đó, rút ra những
ý nghĩa đích thực của tư tưởng Chính danh đối với việc tuyển chọn cán bộ, công chức
ở nước ta.
3. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
- Nghiên cứu bối cảnh ra đời, những nội dung cơ bản và các giá trị của tư tưởng
Chính danh của Khổng Tử
- Phân tích thực trạng công tác tuyển chọn cán bộ, công chức ở Việt Nam hiện
nay
- Đối chiếu và so sánh các nội dung của tư tưởng Chính danh với thực tiễn
công tác tuyển chọn cán bộ, công chức ở nước ta hiện nay để rút ra những giá trị đích
thực của tư tưởng Chính danh đối với công tác này.
4. PHẠM VI GIỚI HẠN ĐỀ TÀI
Đề tài nghiên cứu tư tưởng Chính danh và ý nghĩa của tư tưởng này đối với

việc tuyển chọn các cán bộ quản lý trong các đơn vị hành chính công hiện nay.
5. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
5.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận:
Phân tích, tổng hợp các tài liệu, các công trình nghiên cứu khoa học, các bài
báo, tạp chí chuyên ngành liên quan đến học thuyết Chính danh của Khổng Tử để xác
lập cơ sở lý luận của đề tài.
5.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Nghiên cứu hồ sơ, các quy định và phân tích một số trường hợp điển hình trong
thực tiễn công tác tuyển dụng, bổ nhiệm cán bộ, công chức ở nước ta hiện nay để xác
định ý nghĩa và giá trị của học thuyết Chính danh đối với công tác này.

Trang 4


Tiểu luận triết học

NỘI DUNG
1. Phân tích tƣ tƣởng Chính danh của Khổng Tử
1.1. Tiểu sử Khổng Tử (551 - 479 TCN)
Khổng Tử sinh ra ở ấp Trâu, quận Xương Bình, nước Lỗ ( nay thuộc miền Sơn
Đông - phía Bắc Trung Quốc ). Tên là Khâu, tên chữ là Trọng Ni.
Nội dung học thuyết của Khổng Tử chủ yếu đề cập đến những vấn đề chính trị xã hội. Hay nói cách khác, học thuyết của Khổng Tử về cơ bản là học thuyết chính trị
- đạo đức.
Tư tưởng chính trị của Khổng Tử được thể hiện tập trung nhất trong quan niệm
của ông về nhân, lễ, nghĩa, chính danh và mối quan hệ giữa chúng.
1.2. Bối cảnh ra đời của thuyết Chính danh
Tư tưởng triết học Trung Quốc cổ đại phát triển nhất là thời kỳ suy tàn của chế
độ nô lệ và chế độ sơ kỳ phong kiến đang lên. Đó là Thời kỳ Xuân thu khoảng từ năm
770 trước Công nguyên đến năm 475 trước Công nguyên và Thời kỳ Chiến quốc bắt
đầu từ năm 475 trước Công nguyên, bằng sự nghiệp thống nhất đất nước cùa nhà Tần.

Về kinh tế: việc sử dụng công cụ sản xuất bằng sắt, sự phát triển của
nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp buôn bán cũng phát triển hơn, tiền
tệ bằng kim loại hình thành, quan hệ sản xuất phong kiến xuất hiện dần dần chiếm ưu
thế trong đời sống xã hội.
Về chính trị: suốt thời Xuân Thu, mệnh lệnh của “Thiên tử” nhà Chu
không còn được tuân thủ, trật tự, lễ nghĩa, cương thường xã hội đảo lộn, đạo
đức suy đồi. Nạn chư hầu chiếm ngôi “Thiên tử”, đại phu lấn quyền chư hầu tui giết
vua, cha giết con, anh hại em, vợ lìa chồng thường xuyên xảy ra. Các
nước chư hầu đua nhau động binh gây chiến tranh thôn tính lẫn nhau hết sức
khốc liệt.
Về văn hóa - xã hội: chữ viết xuất hiện sớm, hệ thống chữ tượng hình ra
đời có khả năng đồng hoá dân tộc. Văn hoá truyền thống: tác phẩm cổ xưa
như Kinh Thi, Kinh thư, kinh nhạc...Văn học nghệ thuật: thơ ca nổi tiếng được
lưu hành nhiều trong dân gian.
Về khoa học kỹ thuật: người Trung Quốc có nhiều phát minh như thuốc
súng, la bàn, yên ngựa, xe cút kit, giấy...

Trang 5


Tiểu luận triết học

Chính thời đại lịch sử đầy biến động đó đã dẫn tới những thay đổi sâu sắc về
nhiều lĩnh vực. Điều đó đã làm nảy sinh hàng loạt các nhà tư tưởng triết học trong giai
đoạn này với nhiều học thuyết khác nhau mà trong đó nổi bật nhất là các trường phái
Nho gia, Mặc gia, Đạo gia, Danh gia, Âm dương gia, Pháp gia.
Tình hình xã hội Trung Quốc cuối thời Xuân Thu có nhiều biến động, thay đổi
lớn. Các giai cấp trong xã hội xảy ra mâu thuẩn sâu sắc, đặc biệt là giai cấp thống trị
và nhân dân lao động. Vua quan tìm mọi cách đàn áp bóc lột nhân dân với chính sách
cai trị là dùng chính và hình. Do đó xã hội xảy ra tình trạng hỗn loạn, không trật tự kỷ

cương “Vua không ra vua, tui không ra tôi”.
Khổng Tử là một nhà tư tưởng lớn, một người tham gia quản lý đất nước. Ông
luôn ước muốn một “xã hội đại đồng” thái bình ổn định, có trật tự kỷ cương, có trên
có dưới “Vua ra vua, tui ra tôi”, mọi người được chăm sóc bình đẳng, mọi cái đều là
của chung. Cái “cốt lõi” lý luận để xây dựng xã hội như mong muốn của Khổng Tử,
chính là Đạo nhân - triết lý về quản lý của Ông.
Theo Khổng Tử, nguyên nhân xã hội loạn là do danh bất chính, là nguyên nhân
của mọi nguyên nhân. Để đưa xã hội từ loạn thành trị không còn cách nào khác ngoài
cách làm chính danh.
1.3. Nội dung tƣ tƣởng Chính danh của Khổng Tử
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top