Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Luận văn ThS. Hồ Chí Minh học -- Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2011
Phân tích nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ trí thức. Khái quát thực trạng xây dựng và phát huy vai trò đội ngũ trí thức Việt Nam từ 1986 đến nay. Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh, qua đó đề xuất một số kiến nghị nhằm tiếp tục xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ trí thức ở Việt Nam trong thời gian tới
1. Tính cấp thiết của đề tài
Lịch sử nhân loại hàng nghìn năm qua đã chứng minh rằng, bất cứ quốc gia,
dân tộc nào cũng không thể tồn tại và phát triển nếu không có nguồn lực trí tuệ
hùng hậu, không xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ trí thức ở trình độ cao.
Trong thời đại ngày nay, cuộc cách mạng khoa học công nghệ đã bước
vào giai đoạn phát triển mới với tốc độ đổi mới công nghệ nhanh đến chóng mặt,
thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế tri thức, trong đó sức cạnh tranh
của mỗi sản phẩm nói riêng, của toàn bộ nền kinh tế nói chung được quyết định
bởi hàm lượng và chất lượng chất xám kết tinh trong các sản phẩm và quá trình
lao động. Quá trình toàn cầu hóa đi vào chiều sâu, phát tán những thành tựu của
cách mạng khoa học công nghệ, những thách thức của nền kinh tế tri thức ra
khắp toàn cầu. Hơn lúc nào hết, chân lý: “kẻ nào có sức mạnh trí tuệ, kẻ đó tồn
tại và phát triển” đang được chứng thực một cách vô cùng rõ ràng. Trong bối
cảnh như thế, việc phát triển nhanh chóng và bền vững năng lực trí tuệ của từng
cá nhân cũng như của cả cộng đồng phải được coi là nhiệm vụ ưu tiên đặc biệt
của tất cả các quốc gia trong chiến lược phát triển thế kỷ XXI. Điều đó đồng
nghĩa với việc vai trò của trí thức cũng ngày càng trở nên quan trọng.
Nhìn lại lịch sử, chúng ta có thể khẳng định rằng, Việt Nam là một dân
tộc có truyền thống hiếu học, trọng dụng trí thức, trọng dụng hiền tài. Kế thừa
truyền thống tốt đẹp đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị anh hùng giải phóng dân tộc,
nhà văn hóa lớn, luôn quan tâm sâu sắc tới việc xây dựng và phát huy vai trò của
đội ngũ trí thức trong sự nghiệp giải phóng dân tộc cũng như trong sự nghiệp
xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đối với Hồ Chí Minh, cách mạng muốn thành công
phải dựa trên lực lượng cách mạng được giác ngộ sâu sắc và được tổ chức chặt
chẽ, trong đó trí thức là một trong những lực lượng “nòng cốt của cách mạng”.
Thực tiễn cách mạng Việt Nam đã chứng minh cho tư tưởng sáng suốt và đúng
đắn đó của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Có thể khẳng định rằng, tư tưởng Hồ Chí Minh về trí thức nói chung, về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ trí thức
nói riêng là một bộ phận cấu thành quan trọng trong toàn bộ hệ thống tư tưởng
Hồ Chí Minh, là một di sản tinh thần quý báu mà chúng ta cần kế thừa và
phát triển trong giai đoạn hiện nay.
Việt Nam đang đẩy mạnh công cuộc đổi mới toàn diện, trong đó công
nghiệp hoá, hiện đại hóa gắn với phát triển nền kinh tế tri thức và hội nhập quốc
tế là một nội dung quan trọng. Vấn đề xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ
trí thức có ý nghĩa cấp thiết và to lớn. Nhìn chung, Đảng và Nhà nước ta đã luôn
quan tâm tới công tác xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ trí thức. Tuy
nhiên, cũng cần thấy rằng, có lúc, có nơi, chủ trương, chính sách của Đảng
và Nhà nước đối với trí thức vẫn chưa thật sự đúng đắn, chưa thật sự thỏa đáng;
vẫn còn có những cán bộ lãnh đạo, quản lý chưa thực sự tôn trọng, trọng dụng
trí thức. Đại đa số trí thức hiện nay có phẩm chất đạo đức cách mạng, năng lực
chuyên môn ngày càng được nâng cao và đã có nhiều đóng góp quan trọng đối
với sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước, … Tuy nhiên, trước những thời
cơ và thách thức mà thời đại đặt ra đối với dân tộc, đội ngũ trí thức dù đang
không ngừng phát triển vẫn đang thiếu và yếu. Chính vì thế, hơn lúc nào hết,
Đảng và Nhà nước ta cần tiếp tục đẩy mạnh xây dựng đội ngũ trí thức, tạo điều
kiện tốt hơn nữa để phát huy cao độ vai trò của họ. Đó là một trong những
nhiệm vụ có tầm quan trọng hàng đầu trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất
nước hiện nay.
Để thực hiện thành công nhiệm vụ to lớn đó, đường lối và chính sách của
Đảng và Nhà nước cũng như nỗ lực của bản thân đội ngũ trí thức cần được xây
dựng trên nền tảng vững chắc, trong đó, tư tưởng Hồ Chí Minh là một bộ phận
cấu thành quan trọng.
Xuất phát từ nhận thức trên, tui quyết định lựa chọn vấn đề “Tư tưởng
Hồ Chí Minh về xây dựng, phát huy vai trò của đội ngũ trí thức và sự vận
dụng trong thời kỳ Đổi mới” làm đề tài luận văn thạc sĩ chuyên ngành Hồ Chí
Minh học. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Hệ thống tư liệu và tài liệu tham khảo phục vụ nghiên cứu tư tưởng Hồ
Chí Minh về trí thức nói chung, về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ trí
thức nói riêng là rất phong phú, đa dạng, và có thể được phân loại như sau:
Trước hết là hệ thống tư liệu phản ánh tư tưởng Hồ Chí Minh về trí thức
đã được tập hợp khá đầy đủ. Trong đó, đặc biệt có giá trị là bộ Hồ Chí Minh
toàn tập gồm 12 tập (xuất bản lần thứ hai), và bộ Hồ Chí Minh toàn tập gồm 15
tập (xuất bản lần thứ 3), bộ Hồ Chí Minh biên niên tiểu sử 10 tập, đĩa CD Room
Hồ Chí Minh toàn tập bao gồm công cụ tra cứu và hệ thống trích dẫn theo
chuyên đề, trong đó có chuyên đề tư tưởng Hồ Chí Minh về trí thức. Ngoài ra
còn một số tư liệu khác đã được xuất bản dưới hình thức văn bản, chẳng hạn
cuốn “Về vấn đề trí thức và cách mạng - Hồ Chí Minh (Nxb. Sự thật, 1976),
v.v..
Một loại tư liệu khác rất có ý nghĩa đối với việc tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí
Minh về trí thức, thái độ ứng xử của Hồ Chí Minh đối với trí thức, đó là hồi ký
của các nhà trí thức về Hồ Chí Minh, chẳng hạn, “Người trí thức quê hương” (2
tập, Hàm Châu, Nxb. Giáo dục, 2005), “Những người được Bác Hồ đặt tên”
(Trần Đương, Nxb. Công an nhân dân, 2005), “Bác Hồ với nhân sĩ, trí thức”
(Trần Đương, Nxb. Thông tấn, 2005), v.v..
Trực tiếp liên quan đến đề tài là các công trình nghiên cứu dưới hình thức
bài báo khoa học công bố trên các tạp chí, các bài tham luận tham gia hội thảo
khoa học và các sách chuyên khảo đề cập đến tư tưởng Hồ Chí Minh về trí thức.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về trí thức được tiếp cận nghiên cứu trong các chủ đề: tư
tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục, tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc
và đoàn kết quốc tế, tư tưởng Hồ Chí Minh về lực lượng trong cách mạng giải
phóng dân tộc, xây dựng chế độ dân chủ nhân dân, xây dựng chủ nghĩa xã hội,
v.v.. Có thể nêu ra ở đây một số công trình như: “Chủ tịch Hồ Chí Minh với sự
nghiệp giải phóng dân tộc và chấn hưng đất nước” (Vũ Đình Hòe, Võ Nguyên
Giáp, Nguyễn Đức Bình, ..., Nxb. Lao động, 2006); “Tư tưởng Hồ Chí Minh về con đường cách mạng Việt Nam” (Võ Nguyên Giáp – chủ biên, Nxb. Chính trị
quốc gia, 2000); “Về vấn đề giáo dục – đào tạo”, (Phạm Văn Đồng, Nxb. Chính
trị quốc gia, 1999), “ Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã
hội” (Lê Mậu Hãn, Đặng Xuân Kỳ, ..., Nxb. Chính trị Quốc gia, 2003), “Chiến
lược đại đoàn kết Hồ Chí Minh” (Phùng Hữu Phú – chủ biên, Nxb. Chính trị
quốc gia, 2005), “Hồ Chí Minh với văn nghệ trí thức” (Nguyên Vũ, Nguyễn
Thái Anh – Tuyển chọn, Nxb. Thanh niên, 2007), “Biện chứng của Tư tưởng Hồ
Chí Minh về chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam” (Lại Quốc Khánh, Nxb. Chính trị
Quốc gia, 2009),...
Trong mấy năm trở lại đây, một trong những vấn đề lớn thu hút sự quan
tâm của giới khoa học là vấn đề xây dựng và phát huy nguồn lực trí tuệ Việt
Nam. Trong nhiều bài báo, sách chuyên khảo, đề tài nghiên cứu về vấn đề này
cũng ít nhiều đề cập đến tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng và phát huy vai trò
của đội ngũ trí thức, chẳng hạn như các bài báo khoa học: “Hồ Chí Minh với trí
thức” (Nguyễn Văn Khánh, Vũ Quang Hiển, Tạp chí khoa học: Khoa học xã hội,
Đại học Quốc gia Hà Nội, 1992, số 3+4, tr. 48-53) “Vai trò của trí thức Việt
Nam trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” (Ngô Thị
Phương, Tạp chí khoa học: Khoa học xã hội, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2000, số
4), “Đảng Cộng sản Việt Nam với tầng lớp trí thức” (Hoàng Xuân Phúc, Kỷ yếu
hội thảo khoa học kỷ niệm 55 năm cách mạng tháng Tám và quốc khánh 2- 9
(1945-2000), 2001, tr.396-402), “Tư tưởng Hồ Chí Minh về liên minh công –
nông – trí thức trong cách mạng Việt Nam” (Phạm Ngọc Anh, Tạp chí Lịch sử
Đảng, 2003, số 7, tháng 7, tr.28-34), “Tư tưởng Hồ Chí Minh về trí thức và nhân
tài” (Nguyễn Đắc Hưng, Báo Nhân dân, 2004, tr.3), ...
Trong lĩnh vực đào tạo, cũng đã có một số luận văn cao học, luận án tiến
sĩ với các đề tài có liên quan đến tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng và phát
huy vai trò của đội ngũ trí thức đã được bảo vệ thành công, chẳng hạn như: “Vị
trí, vai trò của tầng lớp trí thức trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt
Nam” (LAPTS Triết học, Phan Viết Dũng, 1988), “Phát huy nguồn lực trí tuệ trong công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay” (LATS Triết học, Bùi Thị Ngọc
Lan, 2000), ...
Nhìn tổng thể, các công trình nghiên cứu nói trên đã góp phần làm rõ
nhiều vấn đề lý luận liên quan đến tư tưởng Hồ Chí Minh về trí thức. Tuy nhiên,
để đi sâu làm rõ tư tưởng Hồ Chí Minh về trí thức, phát hiện ra những giá trị tư
tưởng có sức sống vượt thời gian, vận dụng vào thực tiễn cách mạng hiện nay
còn nhiều vấn đề vẫn tiếp tục cần được làm rõ, chẳng hạn:
Thứ nhất, Hồ Chí Minh quan niệm như thế nào về người trí thức cách
mạng, qua đó có thể xác định được những phẩm chất của người trí thức trong
giai đoạn hiện nay.
Thứ hai, những biện pháp của Hồ Chí Minh trong xây dựng và cải tạo trí
thức đáp ứng yêu cầu của cách mạng.
Thứ ba, những chính sách mà Hồ Chí Minh đã sử dụng để tập hợp và phát
huy vai trò của trí thức.
v.v..
Lựa chọn nghiên cứu đề tài “Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng và phát
huy vai trò của đội ngũ trí thức và sự vận dụng trong thời kỳ Đổi mới”, tui mong
muốn được tham gia giải quyết một vài khía cạnh trong những vấn đề nói trên.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Góp phần làm rõ những quan điểm cơ bản của Hồ Chí Minh về xây dựng
và phát huy vai trò của đội ngũ trí thức, khẳng định giá trị của tư tưởng, trên cơ
sở đó đề xuất một số kiến nghị nhằm tiếp tục xây dựng và phát huy vai trò của
đội ngũ trí thức ở Việt Nam hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Phân tích nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng và
phát huy vai trò của đội ngũ trí thức.
- Khái quát thực trạng xây dựng và phát huy vai trò đội ngũ trí thức Việt
Nam từ 1986 đến nay. - Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh, đề xuất một số kiến nghị nhằm tiếp tục
xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ trí thức ở Việt Nam trong thời gian tới.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ trí
thức, thực trạng và những vấn đề đặt ra trong xây dựng và phát huy vai trò của
đội ngũ trí thức thời kỳ Đổi mới.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ trí
thức được xác định là hệ thống các quan điểm cơ bản thể hiện qua những luận
điểm trong các bài nói, bài viết của Hồ Chí Minh, qua những ứng xử thực tiễn
của Người đối với đội ngũ trí thức trong cách mạng giải phóng dân tộc và xây
dựng chế độ xã hội mới.
- Phạm vi thời gian khảo sát thực trạng xây dựng và phát huy vai trò đội
ngũ trí thức ở Việt Nam là từ 1986 đến thời điểm thực hiện luận văn (2010).
- Tư liệu phục vụ nghiên cứu là các xuất bản phẩm trong nước có liên
quan đến đề tài luận văn.
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, Đảng Cộng sản Việt Nam về trí
thức, vai trò của trí thức trong sự nghiệp cách mạng theo con đường cách mạng
vô sản.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp kết hợp lịch sử với lôgic, phương pháp phân tích, phương
pháp tổng hợp, phương pháp hệ thống - cấu trúc, phương pháp so sánh, phương
pháp nghiên cứu văn bản học...
6. Đóng góp của luận văn
- Hệ thống hoá được những quan điểm cơ bản của Hồ Chí Minh về xây
dựng và phát huy vai trò của đội ngũ trí thức. - Khái quát được thực trạng xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ trí
thức ở Việt Nam thời kỳ từ 1986 đến nay.
- Đề xuất được một số giải pháp nhằm tiếp tục xây dựng và phát huy vai
trò đội ngũ trí thức thời gian tới trên cơ sở vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, phần nội
dung của luận văn bao gồm 2 chương và 4 tiết. CHƢƠNG I
CƠ SỞ HÌNH THÀNH VÀ NỘI DUNG TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ
XÂY DỰNG, PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA ĐỘI NGŨ TRÍ THỨC
1.1. Cơ sở hình thành tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về xây dựng và phát
huy vai trò của đội ngũ trí thức
1.1.1. Giá trị tư tưởng, truyền thống văn hóa của dân tộc
Qua chiều dài lịch sử, cùng với quá trình từng bước chinh phục tự nhiên
và đấu tranh chống kẻ thù, dân tộc Việt Nam đã tạo dựng nên một hệ các giá trị
truyền thống tốt đẹp. Trong đó, nổi bật nhất là truyền thống yêu nước, tinh thần
đoàn kết, hiếu học, trọng dụng trí thức và trọng dụng nhân tài, ...
Có thể khẳng định rằng, yêu nước là một truyền thống quý báu của dân
tộc Việt Nam, được lưu truyền từ đời này qua đời khác, thấm sâu vào tâm hồn
của mỗi người. Nó có ảnh hưởng sâu sắc, chi phối và bao trùm mọi lĩnh vực của
đời sống xã hội từ tư tưởng, tình cảm, tâm lý, suy nghĩ và hành động. Do đó, kẻ
thù của dân tộc ta từ bọn phong kiến ngoại tộc, cho đến chủ nghĩa thực dân cũng
đã bao phen kinh hồn, khiếp vía trước sức mạnh của chủ nghĩa yêu .
Hồ Chí Minh, trong quá trình tiếp nhận các giá trị truyền thống của dân
tộc đã khẳng định: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền
thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh
thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt
qua mọi sự nguy hiểm khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và cướp nước”
(48, tr.171). Người đã nhận thức sâu sắc vai trò của chủ nghĩa yêu nước đối với
quá trình hình thành và phát triển của dân tộc. Người coi đó như một nguồn sức
mạnh to lớn giúp dân tộc đứng vững và trường tồn cùng với thời gian. Để chứng
minh cho sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước, Hồ Chí Minh thường nhắc tới
những tấm gương yêu nước sáng ngời của ông cha ta, những người “tiêu biểu
cho một dân tộc anh hùng”. Đó là những người yêu nước, thương dân, sẵn sàng
hy sinh vì dân, vì nước như Hai Bà Trưng, Trần Hưng Đạo, Nguyễn Huệ, ...
Cách tư duy đó cho thấy, trong tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ nghĩa yêu nước
không phải là cái gì đó trừu tượng, mà là một hiện thực sống động, sống động
trong những con người hiện thực, trong hành động hiện thực của những con
người yêu nước. Chủ nghĩa yêu nước là động lực quan trọng để tài năng, trí tuệ
của những người yêu nước phát huy và phát triển. Bởi với sự suy tư, trăn trở,
tìm tòi, sáng tạo để nhận thức và giải quyết những vấn đề lớn lao của dân tộc,
của cộng đồng, và của nhân dân đã làm nên những tài năng lớn, những trí tuệ
lớn. Mặt khác, chính chủ nghĩa yêu nước lại làm cho tài năng, trí tuệ trở thành
giá trị, làm cho những tài năng lớn, trí tuệ lớn trở thành những nhân cách lớn -
những người được dân tộc, được nhân dân đời đời ghi nhớ. Do đó, tiếp thu và
cải biến chủ nghĩa yêu nước truyền thống, Hồ Chí Minh đã có được cơ sở cực
kỳ quan trọng để tập hợp, phát huy vai trò của các lực lượng cách mạng, không
phân biệt giai cấp và tầng lớp, trong đó có trí thức.
Sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Nghệ An giàu truyền thống yêu nước, đã
khắc ghi tên tuổi của nhiều nhà trí thức nặng lòng vì Tổ quốc, Hồ Chí Minh
cũng có điều kiện tiếp xúc với các trí thức yêu nước. Đó là những sĩ phu trí thức
yêu nước cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX như Phan Bội Châu, Đặng Thái Thân,
Đặng Nguyên Cẩn, ... họ luôn trăn trở với nỗi đau của dân tộc, mong muốn tìm
ra một con đường cứu nước, cứu dân thoát khỏi ách lầm than nô lệ. Những sĩ
phu trí thức này chính là tiền thân cho trí thức Việt Nam giai đoạn sau. Điều đó
chứng tỏ, Hồ Chí Minh đã tiếp thu chủ nghĩa yêu nước truyền thống của dân tộc
từ chính gia đình và quê hương của mình. Người đã sớm cảm nhận, hấp thụ
được tư tưởng vì nước vì dân của cha, từ những người thầy giáo. Vì thế, chủ
nghĩa yêu nước truyền thống đã trở thành một trong những tiền đề vững chắc
hình thành nên tư tưởng của Người trước khi ra đi tìm đường giải phóng dân tộc.
Và cũng chính chủ nghĩa yêu nước truyền thống đã trở thành nền tảng để Người
đến, tiếp nhận, vận dụng đúng đắn chủ nghĩa Mác - Lênin vào hoàn cảnh cụ thể
của dân tộc: “Lúc đầu, chính chủ nghĩa yêu nước, chứ chưa phải chủ nghĩa cộng
sản đã đưa tui tin theo Lênin, tin theo Quốc tế thứ ba” (52, tr.128). Như vậy, Hồ
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
Luận văn ThS. Hồ Chí Minh học -- Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2011
Phân tích nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ trí thức. Khái quát thực trạng xây dựng và phát huy vai trò đội ngũ trí thức Việt Nam từ 1986 đến nay. Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh, qua đó đề xuất một số kiến nghị nhằm tiếp tục xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ trí thức ở Việt Nam trong thời gian tới
1. Tính cấp thiết của đề tài
Lịch sử nhân loại hàng nghìn năm qua đã chứng minh rằng, bất cứ quốc gia,
dân tộc nào cũng không thể tồn tại và phát triển nếu không có nguồn lực trí tuệ
hùng hậu, không xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ trí thức ở trình độ cao.
Trong thời đại ngày nay, cuộc cách mạng khoa học công nghệ đã bước
vào giai đoạn phát triển mới với tốc độ đổi mới công nghệ nhanh đến chóng mặt,
thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế tri thức, trong đó sức cạnh tranh
của mỗi sản phẩm nói riêng, của toàn bộ nền kinh tế nói chung được quyết định
bởi hàm lượng và chất lượng chất xám kết tinh trong các sản phẩm và quá trình
lao động. Quá trình toàn cầu hóa đi vào chiều sâu, phát tán những thành tựu của
cách mạng khoa học công nghệ, những thách thức của nền kinh tế tri thức ra
khắp toàn cầu. Hơn lúc nào hết, chân lý: “kẻ nào có sức mạnh trí tuệ, kẻ đó tồn
tại và phát triển” đang được chứng thực một cách vô cùng rõ ràng. Trong bối
cảnh như thế, việc phát triển nhanh chóng và bền vững năng lực trí tuệ của từng
cá nhân cũng như của cả cộng đồng phải được coi là nhiệm vụ ưu tiên đặc biệt
của tất cả các quốc gia trong chiến lược phát triển thế kỷ XXI. Điều đó đồng
nghĩa với việc vai trò của trí thức cũng ngày càng trở nên quan trọng.
Nhìn lại lịch sử, chúng ta có thể khẳng định rằng, Việt Nam là một dân
tộc có truyền thống hiếu học, trọng dụng trí thức, trọng dụng hiền tài. Kế thừa
truyền thống tốt đẹp đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị anh hùng giải phóng dân tộc,
nhà văn hóa lớn, luôn quan tâm sâu sắc tới việc xây dựng và phát huy vai trò của
đội ngũ trí thức trong sự nghiệp giải phóng dân tộc cũng như trong sự nghiệp
xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đối với Hồ Chí Minh, cách mạng muốn thành công
phải dựa trên lực lượng cách mạng được giác ngộ sâu sắc và được tổ chức chặt
chẽ, trong đó trí thức là một trong những lực lượng “nòng cốt của cách mạng”.
Thực tiễn cách mạng Việt Nam đã chứng minh cho tư tưởng sáng suốt và đúng
đắn đó của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Có thể khẳng định rằng, tư tưởng Hồ Chí Minh về trí thức nói chung, về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ trí thức
nói riêng là một bộ phận cấu thành quan trọng trong toàn bộ hệ thống tư tưởng
Hồ Chí Minh, là một di sản tinh thần quý báu mà chúng ta cần kế thừa và
phát triển trong giai đoạn hiện nay.
Việt Nam đang đẩy mạnh công cuộc đổi mới toàn diện, trong đó công
nghiệp hoá, hiện đại hóa gắn với phát triển nền kinh tế tri thức và hội nhập quốc
tế là một nội dung quan trọng. Vấn đề xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ
trí thức có ý nghĩa cấp thiết và to lớn. Nhìn chung, Đảng và Nhà nước ta đã luôn
quan tâm tới công tác xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ trí thức. Tuy
nhiên, cũng cần thấy rằng, có lúc, có nơi, chủ trương, chính sách của Đảng
và Nhà nước đối với trí thức vẫn chưa thật sự đúng đắn, chưa thật sự thỏa đáng;
vẫn còn có những cán bộ lãnh đạo, quản lý chưa thực sự tôn trọng, trọng dụng
trí thức. Đại đa số trí thức hiện nay có phẩm chất đạo đức cách mạng, năng lực
chuyên môn ngày càng được nâng cao và đã có nhiều đóng góp quan trọng đối
với sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước, … Tuy nhiên, trước những thời
cơ và thách thức mà thời đại đặt ra đối với dân tộc, đội ngũ trí thức dù đang
không ngừng phát triển vẫn đang thiếu và yếu. Chính vì thế, hơn lúc nào hết,
Đảng và Nhà nước ta cần tiếp tục đẩy mạnh xây dựng đội ngũ trí thức, tạo điều
kiện tốt hơn nữa để phát huy cao độ vai trò của họ. Đó là một trong những
nhiệm vụ có tầm quan trọng hàng đầu trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất
nước hiện nay.
Để thực hiện thành công nhiệm vụ to lớn đó, đường lối và chính sách của
Đảng và Nhà nước cũng như nỗ lực của bản thân đội ngũ trí thức cần được xây
dựng trên nền tảng vững chắc, trong đó, tư tưởng Hồ Chí Minh là một bộ phận
cấu thành quan trọng.
Xuất phát từ nhận thức trên, tui quyết định lựa chọn vấn đề “Tư tưởng
Hồ Chí Minh về xây dựng, phát huy vai trò của đội ngũ trí thức và sự vận
dụng trong thời kỳ Đổi mới” làm đề tài luận văn thạc sĩ chuyên ngành Hồ Chí
Minh học. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Hệ thống tư liệu và tài liệu tham khảo phục vụ nghiên cứu tư tưởng Hồ
Chí Minh về trí thức nói chung, về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ trí
thức nói riêng là rất phong phú, đa dạng, và có thể được phân loại như sau:
Trước hết là hệ thống tư liệu phản ánh tư tưởng Hồ Chí Minh về trí thức
đã được tập hợp khá đầy đủ. Trong đó, đặc biệt có giá trị là bộ Hồ Chí Minh
toàn tập gồm 12 tập (xuất bản lần thứ hai), và bộ Hồ Chí Minh toàn tập gồm 15
tập (xuất bản lần thứ 3), bộ Hồ Chí Minh biên niên tiểu sử 10 tập, đĩa CD Room
Hồ Chí Minh toàn tập bao gồm công cụ tra cứu và hệ thống trích dẫn theo
chuyên đề, trong đó có chuyên đề tư tưởng Hồ Chí Minh về trí thức. Ngoài ra
còn một số tư liệu khác đã được xuất bản dưới hình thức văn bản, chẳng hạn
cuốn “Về vấn đề trí thức và cách mạng - Hồ Chí Minh (Nxb. Sự thật, 1976),
v.v..
Một loại tư liệu khác rất có ý nghĩa đối với việc tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí
Minh về trí thức, thái độ ứng xử của Hồ Chí Minh đối với trí thức, đó là hồi ký
của các nhà trí thức về Hồ Chí Minh, chẳng hạn, “Người trí thức quê hương” (2
tập, Hàm Châu, Nxb. Giáo dục, 2005), “Những người được Bác Hồ đặt tên”
(Trần Đương, Nxb. Công an nhân dân, 2005), “Bác Hồ với nhân sĩ, trí thức”
(Trần Đương, Nxb. Thông tấn, 2005), v.v..
Trực tiếp liên quan đến đề tài là các công trình nghiên cứu dưới hình thức
bài báo khoa học công bố trên các tạp chí, các bài tham luận tham gia hội thảo
khoa học và các sách chuyên khảo đề cập đến tư tưởng Hồ Chí Minh về trí thức.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về trí thức được tiếp cận nghiên cứu trong các chủ đề: tư
tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục, tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc
và đoàn kết quốc tế, tư tưởng Hồ Chí Minh về lực lượng trong cách mạng giải
phóng dân tộc, xây dựng chế độ dân chủ nhân dân, xây dựng chủ nghĩa xã hội,
v.v.. Có thể nêu ra ở đây một số công trình như: “Chủ tịch Hồ Chí Minh với sự
nghiệp giải phóng dân tộc và chấn hưng đất nước” (Vũ Đình Hòe, Võ Nguyên
Giáp, Nguyễn Đức Bình, ..., Nxb. Lao động, 2006); “Tư tưởng Hồ Chí Minh về con đường cách mạng Việt Nam” (Võ Nguyên Giáp – chủ biên, Nxb. Chính trị
quốc gia, 2000); “Về vấn đề giáo dục – đào tạo”, (Phạm Văn Đồng, Nxb. Chính
trị quốc gia, 1999), “ Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã
hội” (Lê Mậu Hãn, Đặng Xuân Kỳ, ..., Nxb. Chính trị Quốc gia, 2003), “Chiến
lược đại đoàn kết Hồ Chí Minh” (Phùng Hữu Phú – chủ biên, Nxb. Chính trị
quốc gia, 2005), “Hồ Chí Minh với văn nghệ trí thức” (Nguyên Vũ, Nguyễn
Thái Anh – Tuyển chọn, Nxb. Thanh niên, 2007), “Biện chứng của Tư tưởng Hồ
Chí Minh về chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam” (Lại Quốc Khánh, Nxb. Chính trị
Quốc gia, 2009),...
Trong mấy năm trở lại đây, một trong những vấn đề lớn thu hút sự quan
tâm của giới khoa học là vấn đề xây dựng và phát huy nguồn lực trí tuệ Việt
Nam. Trong nhiều bài báo, sách chuyên khảo, đề tài nghiên cứu về vấn đề này
cũng ít nhiều đề cập đến tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng và phát huy vai trò
của đội ngũ trí thức, chẳng hạn như các bài báo khoa học: “Hồ Chí Minh với trí
thức” (Nguyễn Văn Khánh, Vũ Quang Hiển, Tạp chí khoa học: Khoa học xã hội,
Đại học Quốc gia Hà Nội, 1992, số 3+4, tr. 48-53) “Vai trò của trí thức Việt
Nam trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” (Ngô Thị
Phương, Tạp chí khoa học: Khoa học xã hội, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2000, số
4), “Đảng Cộng sản Việt Nam với tầng lớp trí thức” (Hoàng Xuân Phúc, Kỷ yếu
hội thảo khoa học kỷ niệm 55 năm cách mạng tháng Tám và quốc khánh 2- 9
(1945-2000), 2001, tr.396-402), “Tư tưởng Hồ Chí Minh về liên minh công –
nông – trí thức trong cách mạng Việt Nam” (Phạm Ngọc Anh, Tạp chí Lịch sử
Đảng, 2003, số 7, tháng 7, tr.28-34), “Tư tưởng Hồ Chí Minh về trí thức và nhân
tài” (Nguyễn Đắc Hưng, Báo Nhân dân, 2004, tr.3), ...
Trong lĩnh vực đào tạo, cũng đã có một số luận văn cao học, luận án tiến
sĩ với các đề tài có liên quan đến tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng và phát
huy vai trò của đội ngũ trí thức đã được bảo vệ thành công, chẳng hạn như: “Vị
trí, vai trò của tầng lớp trí thức trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt
Nam” (LAPTS Triết học, Phan Viết Dũng, 1988), “Phát huy nguồn lực trí tuệ trong công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay” (LATS Triết học, Bùi Thị Ngọc
Lan, 2000), ...
Nhìn tổng thể, các công trình nghiên cứu nói trên đã góp phần làm rõ
nhiều vấn đề lý luận liên quan đến tư tưởng Hồ Chí Minh về trí thức. Tuy nhiên,
để đi sâu làm rõ tư tưởng Hồ Chí Minh về trí thức, phát hiện ra những giá trị tư
tưởng có sức sống vượt thời gian, vận dụng vào thực tiễn cách mạng hiện nay
còn nhiều vấn đề vẫn tiếp tục cần được làm rõ, chẳng hạn:
Thứ nhất, Hồ Chí Minh quan niệm như thế nào về người trí thức cách
mạng, qua đó có thể xác định được những phẩm chất của người trí thức trong
giai đoạn hiện nay.
Thứ hai, những biện pháp của Hồ Chí Minh trong xây dựng và cải tạo trí
thức đáp ứng yêu cầu của cách mạng.
Thứ ba, những chính sách mà Hồ Chí Minh đã sử dụng để tập hợp và phát
huy vai trò của trí thức.
v.v..
Lựa chọn nghiên cứu đề tài “Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng và phát
huy vai trò của đội ngũ trí thức và sự vận dụng trong thời kỳ Đổi mới”, tui mong
muốn được tham gia giải quyết một vài khía cạnh trong những vấn đề nói trên.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Góp phần làm rõ những quan điểm cơ bản của Hồ Chí Minh về xây dựng
và phát huy vai trò của đội ngũ trí thức, khẳng định giá trị của tư tưởng, trên cơ
sở đó đề xuất một số kiến nghị nhằm tiếp tục xây dựng và phát huy vai trò của
đội ngũ trí thức ở Việt Nam hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Phân tích nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng và
phát huy vai trò của đội ngũ trí thức.
- Khái quát thực trạng xây dựng và phát huy vai trò đội ngũ trí thức Việt
Nam từ 1986 đến nay. - Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh, đề xuất một số kiến nghị nhằm tiếp tục
xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ trí thức ở Việt Nam trong thời gian tới.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ trí
thức, thực trạng và những vấn đề đặt ra trong xây dựng và phát huy vai trò của
đội ngũ trí thức thời kỳ Đổi mới.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ trí
thức được xác định là hệ thống các quan điểm cơ bản thể hiện qua những luận
điểm trong các bài nói, bài viết của Hồ Chí Minh, qua những ứng xử thực tiễn
của Người đối với đội ngũ trí thức trong cách mạng giải phóng dân tộc và xây
dựng chế độ xã hội mới.
- Phạm vi thời gian khảo sát thực trạng xây dựng và phát huy vai trò đội
ngũ trí thức ở Việt Nam là từ 1986 đến thời điểm thực hiện luận văn (2010).
- Tư liệu phục vụ nghiên cứu là các xuất bản phẩm trong nước có liên
quan đến đề tài luận văn.
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, Đảng Cộng sản Việt Nam về trí
thức, vai trò của trí thức trong sự nghiệp cách mạng theo con đường cách mạng
vô sản.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp kết hợp lịch sử với lôgic, phương pháp phân tích, phương
pháp tổng hợp, phương pháp hệ thống - cấu trúc, phương pháp so sánh, phương
pháp nghiên cứu văn bản học...
6. Đóng góp của luận văn
- Hệ thống hoá được những quan điểm cơ bản của Hồ Chí Minh về xây
dựng và phát huy vai trò của đội ngũ trí thức. - Khái quát được thực trạng xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ trí
thức ở Việt Nam thời kỳ từ 1986 đến nay.
- Đề xuất được một số giải pháp nhằm tiếp tục xây dựng và phát huy vai
trò đội ngũ trí thức thời gian tới trên cơ sở vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, phần nội
dung của luận văn bao gồm 2 chương và 4 tiết. CHƢƠNG I
CƠ SỞ HÌNH THÀNH VÀ NỘI DUNG TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ
XÂY DỰNG, PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA ĐỘI NGŨ TRÍ THỨC
1.1. Cơ sở hình thành tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về xây dựng và phát
huy vai trò của đội ngũ trí thức
1.1.1. Giá trị tư tưởng, truyền thống văn hóa của dân tộc
Qua chiều dài lịch sử, cùng với quá trình từng bước chinh phục tự nhiên
và đấu tranh chống kẻ thù, dân tộc Việt Nam đã tạo dựng nên một hệ các giá trị
truyền thống tốt đẹp. Trong đó, nổi bật nhất là truyền thống yêu nước, tinh thần
đoàn kết, hiếu học, trọng dụng trí thức và trọng dụng nhân tài, ...
Có thể khẳng định rằng, yêu nước là một truyền thống quý báu của dân
tộc Việt Nam, được lưu truyền từ đời này qua đời khác, thấm sâu vào tâm hồn
của mỗi người. Nó có ảnh hưởng sâu sắc, chi phối và bao trùm mọi lĩnh vực của
đời sống xã hội từ tư tưởng, tình cảm, tâm lý, suy nghĩ và hành động. Do đó, kẻ
thù của dân tộc ta từ bọn phong kiến ngoại tộc, cho đến chủ nghĩa thực dân cũng
đã bao phen kinh hồn, khiếp vía trước sức mạnh của chủ nghĩa yêu .
Hồ Chí Minh, trong quá trình tiếp nhận các giá trị truyền thống của dân
tộc đã khẳng định: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền
thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh
thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt
qua mọi sự nguy hiểm khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và cướp nước”
(48, tr.171). Người đã nhận thức sâu sắc vai trò của chủ nghĩa yêu nước đối với
quá trình hình thành và phát triển của dân tộc. Người coi đó như một nguồn sức
mạnh to lớn giúp dân tộc đứng vững và trường tồn cùng với thời gian. Để chứng
minh cho sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước, Hồ Chí Minh thường nhắc tới
những tấm gương yêu nước sáng ngời của ông cha ta, những người “tiêu biểu
cho một dân tộc anh hùng”. Đó là những người yêu nước, thương dân, sẵn sàng
hy sinh vì dân, vì nước như Hai Bà Trưng, Trần Hưng Đạo, Nguyễn Huệ, ...
Cách tư duy đó cho thấy, trong tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ nghĩa yêu nước
không phải là cái gì đó trừu tượng, mà là một hiện thực sống động, sống động
trong những con người hiện thực, trong hành động hiện thực của những con
người yêu nước. Chủ nghĩa yêu nước là động lực quan trọng để tài năng, trí tuệ
của những người yêu nước phát huy và phát triển. Bởi với sự suy tư, trăn trở,
tìm tòi, sáng tạo để nhận thức và giải quyết những vấn đề lớn lao của dân tộc,
của cộng đồng, và của nhân dân đã làm nên những tài năng lớn, những trí tuệ
lớn. Mặt khác, chính chủ nghĩa yêu nước lại làm cho tài năng, trí tuệ trở thành
giá trị, làm cho những tài năng lớn, trí tuệ lớn trở thành những nhân cách lớn -
những người được dân tộc, được nhân dân đời đời ghi nhớ. Do đó, tiếp thu và
cải biến chủ nghĩa yêu nước truyền thống, Hồ Chí Minh đã có được cơ sở cực
kỳ quan trọng để tập hợp, phát huy vai trò của các lực lượng cách mạng, không
phân biệt giai cấp và tầng lớp, trong đó có trí thức.
Sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Nghệ An giàu truyền thống yêu nước, đã
khắc ghi tên tuổi của nhiều nhà trí thức nặng lòng vì Tổ quốc, Hồ Chí Minh
cũng có điều kiện tiếp xúc với các trí thức yêu nước. Đó là những sĩ phu trí thức
yêu nước cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX như Phan Bội Châu, Đặng Thái Thân,
Đặng Nguyên Cẩn, ... họ luôn trăn trở với nỗi đau của dân tộc, mong muốn tìm
ra một con đường cứu nước, cứu dân thoát khỏi ách lầm than nô lệ. Những sĩ
phu trí thức này chính là tiền thân cho trí thức Việt Nam giai đoạn sau. Điều đó
chứng tỏ, Hồ Chí Minh đã tiếp thu chủ nghĩa yêu nước truyền thống của dân tộc
từ chính gia đình và quê hương của mình. Người đã sớm cảm nhận, hấp thụ
được tư tưởng vì nước vì dân của cha, từ những người thầy giáo. Vì thế, chủ
nghĩa yêu nước truyền thống đã trở thành một trong những tiền đề vững chắc
hình thành nên tư tưởng của Người trước khi ra đi tìm đường giải phóng dân tộc.
Và cũng chính chủ nghĩa yêu nước truyền thống đã trở thành nền tảng để Người
đến, tiếp nhận, vận dụng đúng đắn chủ nghĩa Mác - Lênin vào hoàn cảnh cụ thể
của dân tộc: “Lúc đầu, chính chủ nghĩa yêu nước, chứ chưa phải chủ nghĩa cộng
sản đã đưa tui tin theo Lênin, tin theo Quốc tế thứ ba” (52, tr.128). Như vậy, Hồ
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
You must be registered for see links
Tags: tư tưởng hồ chí minh về giáo dục đội tri thức trẻ hiện nay, NGUYỄN THỊ NGỌC DuNG chủ trương của Đảng đội ngũ trí thức trước thời kỳ đổi mới, Với vị trí công tác của bản thân hiện tại, nhận thức và hành động của bản thân để góp phần xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ trí thức đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước nhanh và bền vững trong giai đoạn mới., Liên hệ bản thân về vai trò của đội ngũ tri thức trong giai đoạn hiện nay, Tiếp tục xây dựng và phát huy đội ngũ trí thức đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước nhanh và bền vững trong giai đoạn mới tại trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai, Chủ đề 32. Từ quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về phát huy sức mạnh của nhân dân, khảo sát thực trạng và đề xuất giải pháp trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở … hiện nay., những vấn đề đặt ra trong xây dựng lực lượng cách mạng hiện nay, hồ chí minh xây dựng đường lối chính trị, tìm ra bí quyết của mọi thành công của cách mạng., , nội dung, giải pháp phát huy vai trò của văn hoá trong phát triển theo quan điểm Hồ Chí Minh, liên hệ quan điểm Hô Chí Minh về phát huy sức mạnh của nhân dân trong sự nghiệp cách mạng, Quan điểm Hồ Chí Minh về vai trò của văn hóa và phát huy sức mạnh của văn hóa, : Các giải pháp để kế thừa và phát huy các giá trị bền vững của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong bối cảnh hiện nay?, quan điểm Hồ Chí Minh về vai trò của văn hóa và sự vận dụng vào xây dựng, phát huy giá trị văn hóa, nội dung tư tưởng hồ chí minh về xây dựng đội ngũ trí thức