Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trăm năm trong cõi người ta,
Chữ Tài, chữ Mệnh khéo là ghét nhau
Trải qua một cuộc bể dâu,
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng (1-4)(*)
Khi con người đã trải qua những biến cố, những thăng trầm của cuộc
sống, đọc lại những vần thơ ấy của Nguyễn Du, chắc ai cũng sẽ có những
suy tư sâu sắc hơn về cuộc đời, sẽ thấy mình trưởng thành hơn và rút ra
được nhiều bài học cho bản thân. Nguyễn Du không phải là một nhà triết
học nhưng những gì mà ông đã viết thì lại hết sức triết lý, điều đó nhắc cho
chúng ta nhớ tới câu nói “bẩm sinh mỗi người là một nhà triết học”.
Nguyễn Du đã để lại cho hậu thế nhiều tác phẩm vô cùng giá trị, trong
đó có Truyện Kiều. Đây là kiệt tác văn học của Việt Nam, là tác phẩm hội
tụ đầy đủ tinh hoa của ngôn ngữ Việt. Từ nền văn chương dân tộc, Truyện
Kiều đã gia nhập vào thế giới văn chương siêu việt nhất của nhân loại. Đại
thi hào Nguyễn Du đã cùng với Khuất Nguyên (340 – 278 TCN), Đỗ Phủ
(712 – 770), Lý Bạch (701 – 762) của Trung Hoa; William Shakespeare
(1564 – 1616), Charles Dickens của Anh; Aleksandr Sergeyevich Pushkin
(1799 – 1837), Lev Nikolayevich Tolstoy (1828 – 1910), Fyodor
Mikhailovich Dostoevsky (1821 – 1881) của Nga; Dante Alighieri (1265-
1321) của Ý; Miguel de Cervantes y Saavedra (1547 – 1616) của Tây Ban
Nha; Victor Hugo (1802 – 1885), Honoré de Balzac (1799 - 1850) của
Pháp và Johann Wolfgang von Goethe (1749 – 1832) của Đức,… đi vào cõi
bất tử.
Truyện Kiều đã sánh vai cùng các kiệt tác của thế giới từ cổ đại Ai Cập,
cổ đại Trung Hoa đến Âu Mỹ hiện đại trong bộ Từ điển Các tác phẩm của
mọi thời đại và của mọi xứ sở xuất bản ở Paris năm 1953. Truyện Kiều
cũng bước vào vũ đài chính trị như là tiêu biểu cho nền văn hóa Việt Nam
và có ảnh hưởng sâu sắc đến mọi mặt của đời sống văn hóa xã hội nước ta.
Đó là di sản văn hóa quý giá của dân tộc. Kiệt tác này đã được nghiên cứu
trên nhiều bình diện như văn học, ngôn ngữ học, văn hóa học,… Suốt hơn
hai thế kỷ với hàng nghìn chuyên khảo nhưng đến nay, kiệt tác này vẫn ẩn
giấu nhiều bí ẩn và giá trị mà các thế hệ hôm nay và cả mai sau đều mong
muốn khám phá, tìm hiểu.
Trên bình diện mỹ học, cho đến nay chưa có một công trình nào đi sâu
vào các tư tưởng thẩm mỹ của Nguyễn Du một cách chuyên biệt. Tố Như
chưa khi nào đề cập trực tiếp đến các phạm trù của mỹ học như cái đẹp, cái
xấu, cái bi, cái hài… nhưng những gì mà ông đã viết, đã cống hiến cho đời
thì lại chất chứa nhiều tư tưởng thẩm mỹ. Các phạm trù mỹ học đều ẩn
chứa trong thơ Nguyễn Du, mà cụ thể hơn là trong Truyện Kiều. Ở Nguyễn
Du, đâu đó đều tồn tại cái đẹp, cái bi, cái anh hùng,… Rất bình dị nhưng
cũng rất cao quý! Quả thực dưới góc độ thẩm mỹ, Truyện Kiều chưa được
soi rọi sắc nét. Chính vì vậy, đây là hướng tiếp cận mới và cũng có nhiều
chiều cạnh khi đặt ra vấn đề.
Việt Nam là quốc gia thuộc hệ hình văn hóa phương Đông. Muốn tìm
hiểu Truyện Kiều dưới góc độ thẩm mỹ ta không thể hoàn toàn vận dụng
những nguyên lý thẩm mỹ của phương Tây (phương pháp mỹ học mácxít)
để nghiên cứu mà chúng ta phải đặt Truyện Kiều trong hệ quy chiếu của
văn hóa thẩm mỹ phương Đông để làm rõ vấn đề. Mặt khác, quan niệm
thẩm mỹ của người phương Đông cũng còn có nhiều đánh giá khác nhau.
Điều này đặt ra những khó khăn nhất định khi tìm hiểu tư tưởng thẩm mỹ
trong Truyện Kiều. Nhất là khi lối tư duy của người phương Đông không
trực tiếp đi thẳng vào vấn đề mà thông qua các hình tượng nghệ thuật, lý
tưởng đã được hiện thực hóa… để bộc lộ tư tưởng. Lối tư duy ấy thâm
trầm, kín đáo, sâu sắc nhưng cũng rất bản lĩnh và mãnh liệt.
Một khía cạnh khác cũng cần lưu ý là mỗi một dân tộc đều có những
giá trị thẩm mỹ của riêng dân tộc đó. Dù ở trong hệ quy chiếu nào thì tư
tưởng thẩm mỹ từng dân tộc cũng có những đặc trưng riêng. Điều ấy, càng
nhấn mạnh rằng, dân tộc Việt Nam cũng có hệ thống tư tưởng thẩm mỹ của
riêng mình, nó được kết tinh trong lịch sử dân tộc ở những danh nhân văn
hóa như Nguyễn Du. Vì vậy, tìm hiểu tư tưởng thẩm mỹ của những con
người ấy, những nền văn hóa ấy là điều hết sức cần thiết.
Trong tình hình thực tiễn hiện nay, Đảng ta đã có những chủ trương
đúng đắn, phù hợp với tình hình cụ thể của dân tộc, đặc biệt là những chủ
trương về xây dựng và phát triển văn hóa, con người. Văn kiện Hội nghị lần
thứ chín Ban Chấp hành Trung ương khóa XI khẳng định: “Văn hóa là nền
tảng tinh thần của xã hội, là mục tiêu, động lực phát triển bền vững đất nước.
Văn hóa phải được đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội” [5,48],
“Tăng cường giáo dục nghệ thuật, nâng cao năng lực cảm thụ thẩm mỹ cho
nhân dân, đặc biệt là thanh niên, thiếu niên. Phát huy vai trò của văn học –
nghệ thuật trong việc bồi dưỡng tâm hồn, tình cảm của con người. Bảo đảm
quyền hưởng thụ và sáng tạo văn hóa của mỗi người dân và của cộng đồng”
[5, 50]. “Phát triển sự nghiệp văn học, nghệ thuật tạo mọi điều kiện cho sự
tìm tòi, sáng tạo của đội ngũ văn nghệ sĩ để có nhiều tác phẩm có giá trị tư
tưởng và nghệ thuật, thấm nhuần tinh thần nhân văn, dân tộc, dân chủ, tiến
bộ, phản ảnh chân thật, sinh động, sâu sắc đời sống, lịch sử dân tộc và công
cuộc đổi mới đất nước. Đẩy mạnh sáng tác, quảng bá tác phẩm, công trình
về đề tài cách mạng, kháng chiến, lịch sử dân tộc, công cuộc đổi mới đất
nước. Từng bước xây dựng hệ thống lý luận văn học, nghệ thuật Việt Nam”
[5, 55]. Văn kiện cũng khẳng định, cần định hướng được tư tưởng và
thẩm mỹ cho nhân dân, nhất là cho thanh niên, thiếu niên. Do vậy, việc tìm
hiểu tư tưởng thẩm mỹ của Nguyễn Du trong tác phẩm Truyện Kiều là điều
hết sức cần thiết, phù hợp với chủ trương của Đảng trong việc phát triển văn
hóa và con người Việt Nam toàn diện, có nhân cách, lối sống tốt đẹp. Nhất là
trong hoàn cảnh hiện nay, trước mưu đồ độc chiếm Biển Đông của Trung
Quốc, chúng ta phải quyết tâm bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ bằng
con đường hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế thì mặt trận văn hóa là
mặt trận đi đầu và là nền tảng vững chắc nhất trong công tác đấu tranh ngoại
giao của chúng ta mà không có gì thuyết phục hơn là sự chứng minh của lịch
sử, của quá khứ dân tộc.
Như vậy, với những lý do trên tui đã quyết định chọn Tư tưởng thẩm mỹ
của Nguyễn Du trong tác phẩm “Truyện Kiều” làm đề tài luận văn của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Ở Việt Nam đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về lịch sử mỹ học
trong đó có phần lịch sử mỹ học Việt Nam. Có thể kể đến một số tác giả
tiêu biểu như Đỗ Văn Khang, Đỗ Huy, Vũ Khiêu, Vũ Minh Tâm, Lê Ngọc
Trà, Như Thiết…
Là một nhà nghiên cứu văn học, triết học, nghệ thuật học, mỹ học, tác
giả Đỗ Văn Khang đã cho xuất bản một số công trình mỹ học quan trọng.
Trong cuốn Lịch sử mỹ học, Nxb Văn hóa, Hà Nội, 1983, ông đã trình bày
và phân tích quá trình hình thành và phát triển của mỹ học thế giới nói
chung cũng như của mỹ học Việt Nam nói riêng.
Ngoài ra, có thể kể đến các tác phẩm khác của tác giả Đỗ Văn Khang
như: Mỹ học Mác – Lênin (viết cùng Đỗ Huy), Nxb Đại học và Trung học
chuyên nghiệp, 1985; Mỹ học đại cương, Nxb Giáo dục, 1996, Nxb Đại
học Quốc gia Hà Nội tái bản có bổ sung năm 2002 và 2008; Mỹ học Mác –
Lênin cao cấp, Nxb Đại học Sư phạm, 2004 và gần đây nhất là Giáo trình
Mỹ học Mác – Lênin, và chủ biên cuốn Giáo trình Lịch sử mỹ học, Nxb
Giáo dục Việt Nam ấn hành năm 2010.
Là nhà nghiên cứu mỹ học có thâm niên và uy tín của nước ta, ngoài
việc chủ biên và đồng chủ biên một số công trình, tác giả Đỗ Huy đã có
nhiều cống hiến cho ngành khoa học này bằng rất nhiều ấn phẩm có giá trị.
Đó là: Mỹ học với tư cách là một khoa học, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà
Nội, 1996; Mỹ học khoa học về các quan hệ thẩm mỹ, Nxb Khoa học xã
hội, Hà Nội, 2001; Đạo đức học, mỹ học và đời sống văn học nghệ thuật,
Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2002,...
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trăm năm trong cõi người ta,
Chữ Tài, chữ Mệnh khéo là ghét nhau
Trải qua một cuộc bể dâu,
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng (1-4)(*)
Khi con người đã trải qua những biến cố, những thăng trầm của cuộc
sống, đọc lại những vần thơ ấy của Nguyễn Du, chắc ai cũng sẽ có những
suy tư sâu sắc hơn về cuộc đời, sẽ thấy mình trưởng thành hơn và rút ra
được nhiều bài học cho bản thân. Nguyễn Du không phải là một nhà triết
học nhưng những gì mà ông đã viết thì lại hết sức triết lý, điều đó nhắc cho
chúng ta nhớ tới câu nói “bẩm sinh mỗi người là một nhà triết học”.
Nguyễn Du đã để lại cho hậu thế nhiều tác phẩm vô cùng giá trị, trong
đó có Truyện Kiều. Đây là kiệt tác văn học của Việt Nam, là tác phẩm hội
tụ đầy đủ tinh hoa của ngôn ngữ Việt. Từ nền văn chương dân tộc, Truyện
Kiều đã gia nhập vào thế giới văn chương siêu việt nhất của nhân loại. Đại
thi hào Nguyễn Du đã cùng với Khuất Nguyên (340 – 278 TCN), Đỗ Phủ
(712 – 770), Lý Bạch (701 – 762) của Trung Hoa; William Shakespeare
(1564 – 1616), Charles Dickens của Anh; Aleksandr Sergeyevich Pushkin
(1799 – 1837), Lev Nikolayevich Tolstoy (1828 – 1910), Fyodor
Mikhailovich Dostoevsky (1821 – 1881) của Nga; Dante Alighieri (1265-
1321) của Ý; Miguel de Cervantes y Saavedra (1547 – 1616) của Tây Ban
Nha; Victor Hugo (1802 – 1885), Honoré de Balzac (1799 - 1850) của
Pháp và Johann Wolfgang von Goethe (1749 – 1832) của Đức,… đi vào cõi
bất tử.
Truyện Kiều đã sánh vai cùng các kiệt tác của thế giới từ cổ đại Ai Cập,
cổ đại Trung Hoa đến Âu Mỹ hiện đại trong bộ Từ điển Các tác phẩm của
mọi thời đại và của mọi xứ sở xuất bản ở Paris năm 1953. Truyện Kiều
cũng bước vào vũ đài chính trị như là tiêu biểu cho nền văn hóa Việt Nam
và có ảnh hưởng sâu sắc đến mọi mặt của đời sống văn hóa xã hội nước ta.
Đó là di sản văn hóa quý giá của dân tộc. Kiệt tác này đã được nghiên cứu
trên nhiều bình diện như văn học, ngôn ngữ học, văn hóa học,… Suốt hơn
hai thế kỷ với hàng nghìn chuyên khảo nhưng đến nay, kiệt tác này vẫn ẩn
giấu nhiều bí ẩn và giá trị mà các thế hệ hôm nay và cả mai sau đều mong
muốn khám phá, tìm hiểu.
Trên bình diện mỹ học, cho đến nay chưa có một công trình nào đi sâu
vào các tư tưởng thẩm mỹ của Nguyễn Du một cách chuyên biệt. Tố Như
chưa khi nào đề cập trực tiếp đến các phạm trù của mỹ học như cái đẹp, cái
xấu, cái bi, cái hài… nhưng những gì mà ông đã viết, đã cống hiến cho đời
thì lại chất chứa nhiều tư tưởng thẩm mỹ. Các phạm trù mỹ học đều ẩn
chứa trong thơ Nguyễn Du, mà cụ thể hơn là trong Truyện Kiều. Ở Nguyễn
Du, đâu đó đều tồn tại cái đẹp, cái bi, cái anh hùng,… Rất bình dị nhưng
cũng rất cao quý! Quả thực dưới góc độ thẩm mỹ, Truyện Kiều chưa được
soi rọi sắc nét. Chính vì vậy, đây là hướng tiếp cận mới và cũng có nhiều
chiều cạnh khi đặt ra vấn đề.
Việt Nam là quốc gia thuộc hệ hình văn hóa phương Đông. Muốn tìm
hiểu Truyện Kiều dưới góc độ thẩm mỹ ta không thể hoàn toàn vận dụng
những nguyên lý thẩm mỹ của phương Tây (phương pháp mỹ học mácxít)
để nghiên cứu mà chúng ta phải đặt Truyện Kiều trong hệ quy chiếu của
văn hóa thẩm mỹ phương Đông để làm rõ vấn đề. Mặt khác, quan niệm
thẩm mỹ của người phương Đông cũng còn có nhiều đánh giá khác nhau.
Điều này đặt ra những khó khăn nhất định khi tìm hiểu tư tưởng thẩm mỹ
trong Truyện Kiều. Nhất là khi lối tư duy của người phương Đông không
trực tiếp đi thẳng vào vấn đề mà thông qua các hình tượng nghệ thuật, lý
tưởng đã được hiện thực hóa… để bộc lộ tư tưởng. Lối tư duy ấy thâm
trầm, kín đáo, sâu sắc nhưng cũng rất bản lĩnh và mãnh liệt.
Một khía cạnh khác cũng cần lưu ý là mỗi một dân tộc đều có những
giá trị thẩm mỹ của riêng dân tộc đó. Dù ở trong hệ quy chiếu nào thì tư
tưởng thẩm mỹ từng dân tộc cũng có những đặc trưng riêng. Điều ấy, càng
nhấn mạnh rằng, dân tộc Việt Nam cũng có hệ thống tư tưởng thẩm mỹ của
riêng mình, nó được kết tinh trong lịch sử dân tộc ở những danh nhân văn
hóa như Nguyễn Du. Vì vậy, tìm hiểu tư tưởng thẩm mỹ của những con
người ấy, những nền văn hóa ấy là điều hết sức cần thiết.
Trong tình hình thực tiễn hiện nay, Đảng ta đã có những chủ trương
đúng đắn, phù hợp với tình hình cụ thể của dân tộc, đặc biệt là những chủ
trương về xây dựng và phát triển văn hóa, con người. Văn kiện Hội nghị lần
thứ chín Ban Chấp hành Trung ương khóa XI khẳng định: “Văn hóa là nền
tảng tinh thần của xã hội, là mục tiêu, động lực phát triển bền vững đất nước.
Văn hóa phải được đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội” [5,48],
“Tăng cường giáo dục nghệ thuật, nâng cao năng lực cảm thụ thẩm mỹ cho
nhân dân, đặc biệt là thanh niên, thiếu niên. Phát huy vai trò của văn học –
nghệ thuật trong việc bồi dưỡng tâm hồn, tình cảm của con người. Bảo đảm
quyền hưởng thụ và sáng tạo văn hóa của mỗi người dân và của cộng đồng”
[5, 50]. “Phát triển sự nghiệp văn học, nghệ thuật tạo mọi điều kiện cho sự
tìm tòi, sáng tạo của đội ngũ văn nghệ sĩ để có nhiều tác phẩm có giá trị tư
tưởng và nghệ thuật, thấm nhuần tinh thần nhân văn, dân tộc, dân chủ, tiến
bộ, phản ảnh chân thật, sinh động, sâu sắc đời sống, lịch sử dân tộc và công
cuộc đổi mới đất nước. Đẩy mạnh sáng tác, quảng bá tác phẩm, công trình
về đề tài cách mạng, kháng chiến, lịch sử dân tộc, công cuộc đổi mới đất
nước. Từng bước xây dựng hệ thống lý luận văn học, nghệ thuật Việt Nam”
[5, 55]. Văn kiện cũng khẳng định, cần định hướng được tư tưởng và
thẩm mỹ cho nhân dân, nhất là cho thanh niên, thiếu niên. Do vậy, việc tìm
hiểu tư tưởng thẩm mỹ của Nguyễn Du trong tác phẩm Truyện Kiều là điều
hết sức cần thiết, phù hợp với chủ trương của Đảng trong việc phát triển văn
hóa và con người Việt Nam toàn diện, có nhân cách, lối sống tốt đẹp. Nhất là
trong hoàn cảnh hiện nay, trước mưu đồ độc chiếm Biển Đông của Trung
Quốc, chúng ta phải quyết tâm bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ bằng
con đường hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế thì mặt trận văn hóa là
mặt trận đi đầu và là nền tảng vững chắc nhất trong công tác đấu tranh ngoại
giao của chúng ta mà không có gì thuyết phục hơn là sự chứng minh của lịch
sử, của quá khứ dân tộc.
Như vậy, với những lý do trên tui đã quyết định chọn Tư tưởng thẩm mỹ
của Nguyễn Du trong tác phẩm “Truyện Kiều” làm đề tài luận văn của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Ở Việt Nam đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về lịch sử mỹ học
trong đó có phần lịch sử mỹ học Việt Nam. Có thể kể đến một số tác giả
tiêu biểu như Đỗ Văn Khang, Đỗ Huy, Vũ Khiêu, Vũ Minh Tâm, Lê Ngọc
Trà, Như Thiết…
Là một nhà nghiên cứu văn học, triết học, nghệ thuật học, mỹ học, tác
giả Đỗ Văn Khang đã cho xuất bản một số công trình mỹ học quan trọng.
Trong cuốn Lịch sử mỹ học, Nxb Văn hóa, Hà Nội, 1983, ông đã trình bày
và phân tích quá trình hình thành và phát triển của mỹ học thế giới nói
chung cũng như của mỹ học Việt Nam nói riêng.
Ngoài ra, có thể kể đến các tác phẩm khác của tác giả Đỗ Văn Khang
như: Mỹ học Mác – Lênin (viết cùng Đỗ Huy), Nxb Đại học và Trung học
chuyên nghiệp, 1985; Mỹ học đại cương, Nxb Giáo dục, 1996, Nxb Đại
học Quốc gia Hà Nội tái bản có bổ sung năm 2002 và 2008; Mỹ học Mác –
Lênin cao cấp, Nxb Đại học Sư phạm, 2004 và gần đây nhất là Giáo trình
Mỹ học Mác – Lênin, và chủ biên cuốn Giáo trình Lịch sử mỹ học, Nxb
Giáo dục Việt Nam ấn hành năm 2010.
Là nhà nghiên cứu mỹ học có thâm niên và uy tín của nước ta, ngoài
việc chủ biên và đồng chủ biên một số công trình, tác giả Đỗ Huy đã có
nhiều cống hiến cho ngành khoa học này bằng rất nhiều ấn phẩm có giá trị.
Đó là: Mỹ học với tư cách là một khoa học, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà
Nội, 1996; Mỹ học khoa học về các quan hệ thẩm mỹ, Nxb Khoa học xã
hội, Hà Nội, 2001; Đạo đức học, mỹ học và đời sống văn học nghệ thuật,
Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2002,...
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
You must be registered for see links
Tags: giá trị thẩm mỹ của truyện kiều, phân tích nội dung nghệ thuật trăm năm trong cõi người ta chữ tài chữ mệnh, phân tích đoạn thơ sau Trăm năm trong cõi người ta, Chữ tài, chữ mệnh khéo là ghét nhau. Trải qua một cuộc bể dâu. Những điều trông thấy mà đau đớn lòng. Lạ gì bỉ sắc tư phong, Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen. Cảo thơm lần giở trước đèn, Phong tình có lục còn truyền sử xanh, giá trị thẩm mĩ trong truyện kiều, nguyễn du và mỹ học của cái đẹp, dịch nghĩa đoạn thơ : Trăm năm trong cõi người ta, Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau. Trải qua một cuộc bể dâu, Những điều trông thấy mà đau đớn lòng., tư tưởng thẩm mỹ trong truyện kiều pdf, tư tưởng thẩm mỹ của nguyễn du trong tác phẩm truyện kiều, giá trị thẩm mỹ trong tác phẩm truyện kiều, truyện kiều của Nguyễn Du nhìn từ phạm trù thẩm mỹ cái đẹp