Văn tự sự
I. Đặc điểm
1. Tự sự là cách trình bày một chuỗi các sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối
cùng dẫn đến một kết thúc, thể hiện một ý nghĩa.
2. Những yếu tố cơ bản của bài tự sự:
1 Sự việc: Các sự kiện xảy ra.
1 Nhân vật: Người làm ra sự việc (gồm nhân vật chính và nhân vật phụ)
1 Cốt truyện: Trình tự sắp xếp các sự việc.
1 Người kể: Có thể là một nhân vật trong câu chuyện hay người kể vắng mặt.
II. Yêu cầu của bài văn tự sự ở lớp 6
1. Với bài tự sự kể chuyện đời thường
1 Biết sắp xếp sự việc theo một trình tự có ý nghĩa.
1 Trình bày bài văn theo một bố cục mạch lạc 3 phần.
1 Tuỳ theo yêu cầu đối tượng kể để lựa chọn tình huống và sắp xếp sự việc có ý nghĩa.
2. Với bài tự sự kể chuyện tưởng tượng
1 Biết xây dựng cốt truyện tạo tình huống tưởng tượng hợp lý.
1 Câu chuyện tưởng tượng phải có ý nghĩa và bố cục rõ ràng. (theo kết cấu 3 phần của bài tự sự)
III. Cách làm bài văn tự sự ở lớp 6
Tuỳ theo từng dạng bài tự sự ở lớp 6 để có cách trình bày dàn ý và viết bài cho phù hợp. Dướic
đây là một vài gợi dẫn.
1. Với dạng bài: Kể lại một câu chuyện vừa được học bằng lời văn của em
1 Yêu cầu cốt truyện không thay đổi.
1 Chú ý phần sáng tạo trong mở bài và kết luận.
1 Diễn đạt sự việc bằng lời văn của cá nhân cho linh hoạt trong sáng.
2. Với dạng bài: Kể về người
1 Chú ý tránh nhầm sang văn tả người bằng cách kể về công việc, những hành động, sự việc mà
người đó đX làm như thế nào. Giới thiệu về hình dáng tính cách thể hiện đan xen trong lời kể việc,
tránh sa đà vào miêu tả nhân vật đó.
3. Với bài: Kể về sự việc đời thường
1 Biết hình dung trình tự sự việc cho xác thực, phù hợp với thực tế.
1 Sắp xếp sự việc theo thứ tự nhằm nổi bật ý nghĩa câu chuyện
1 Lựa chọn ngôi kể cho đúng yêu cầu của bài văn.
4. Cách kể một câu chuyện tưởng tượng
*Các dạng tự sự tưởng tượng ở lớp 6:
1 Thay đổi hay thêm phần kết của một câu chuyện dân gian.
1 Hình dung gặp gỡ các nhân vật trong truyện cổ dân gian.
1 Tưởng tượng gặp gỡ những người thân trong giấc mơ....
*Cách làm:
1 Xác định được đối tượng cần kể là gì? (sự việc hay con người)
1 Xây dựng tình huống xuất hiện sự việc hay nhân vật đó.
1 Tưởng tượng các sự việc, hoạt động của nhân vật có thể xảy ra trong không gian cụ thể như thế nào?
Bài văn mẫu:
Năm nay tôi, được lên lớp 6 bố mẹ giao hẹn nếu năm nay tui được học sinh giỏi bố mẹ sẽ cho ra
biển chơi một tuần. tui nhủ thầm sẽ cố gắng học thật tốt để có được chuyến đi chơi đầy hấp dẫn đó.
Qua một năm phấn đấu, cuối năm học tui được công nhận là học sinh giỏi, không những vậy mà
còn đứng đầu lớp về thành tích học tập. Bố mẹ tui vô cùng phấn khởi khi thấy tui học hành giỏi
giang và đúng như lời hẹn, đầu tháng 7 bố đưa cả nhà đi biển.
Chiếc xe bon bon đưa gia đình tui ra thành phố biển, trước mắt tui biển hiện ra xanh thẳm, bình
yên, từng con sóng bạc đầu nối đuôi nhau đùa rỡn với bờ cát dài phẳng lặng.
Sau một hồi dập dềnh cùng sóng biển, cả nhà tui cắm trại trên một hòn đảo nhỏ. Giữa bốn biển
mênh mông, đưa mắt nhìn ra xa tui thấy cảnh vật thật nên thơ, hiền hoà, chợt tui liên tưởng đến
hình ảnh cô út trong truyện cổ tích Sọ Dừa khi bị dạt vào đảo hoang, vừa nghĩ đến cô út tui đX thấy
trước mắt có một túp lều nhỏ, xem ra rất sơ sài như mới vừa dựng tạm, và phía ngoài cửa có một cô
gái xinh đẹp, dịu dàng đang ngóng về phía xa xa.
1 Chào cháu bé! Cháu đi đâu vậy?
1 Cháu đi dạo và ngắm biển cô ạ.
1 Chắc cô cũng đi du lịch như gia đình cháu?
1 Không cô bị lạc vào nơi này đX mấy tuần rồi!
1 Cháu thấy cô rất quen, dường như cháu đX gặp cô ở đâu rồi.
1 Thế cháu học lớp mấy rồi?
1 Dạ. Cháu học lớp 6 rồi cô ạ. Mà cô biết không cháu được đọc rất nhiều chuyện cổ tích.
1 Thế cháu có thích truyện Sọ Dừa không?
1 Cháu thích lắm cô ạ. Và trong các nhân vật đó cháu thích nhất cô út vừa hiền lành vừa tốt
bụng. Mà cháu thấy cô giống cô út lắm hay chính cô là?
1 Đúng rồi cháu ạ. Cô đang ở đây chờ thuyền trạng đi sứ về cứu cô.
Ôi thích thật, tui không thể ngờ lại được gặp cô út ở đây, lại đúng lúc cô đang phải sống cô đơn
ngoài đảo vắng. Cô út quả thật đáng thương.
1 Cô ơi! những ngày ở đây cô có buồn không?
Cô út nhìn tui và nói:
1 Buồn và nhớ nhà lắm cháu à! Suốt ngày cô cứ thui thủi một mình hết trong lều lại ra bờ biển
ngóng thuyền trạng đi qua. May có hai chú gà làm bạn cũng đỡ đi phần nào.
1 Thế cô ăn bằng gì ạ?
1 Dạo đầu cô xẻ thịt con cá kình nướng ăn, bây giờ cô bắt cá tươi ở biển làm thức ăn cho qua
ngày.
1 Cô ơi! Cô có giận hai người chị của mình không?
1 Cô cũng giận họ nhưng dẫu sao họ cũng là những người ruột thịt của cô. Cô tin rằng sau này
họ sẽ hối hận về việc làm sai trái này. Và chị em cô sẽ hoà thuận, yêu thương nhau như xưa.
1 Cô cho cháu hỏi điều này nhé. Sao cô lại đồng ý lấy chàng Sọ Dừa vừa xấu vừa nghèo?
1 Bởi cô biết Sọ Dừa là một người tốt và hơn nữa cô tin rằng những người tốt sẽ luôn gặp được
nhiều may mắn và hạnh phúc trong cuộc sống.
1 Vậy cháu chúc vợ chồng cô mau chóng đoàn tụ và hạnh phúc.
tui vừa dứt lời bỗng thấy ai đó khẽ lay lay vào người, hoá ra là mẹ tôi:
1 Mẹ ơi con vừa mơ một giấc mơ tuyệt đẹp!
Mẹ mắng yêu tôi: vừa ngồi nghỉ một lát đX ngủ tít rồi. tui mỉm cười sung sướng và kể lại cho
mẹ nghe giấc mơ vừa rồi. Nghe xong mẹ nói:
1 ở hiền rồi sẽ gặp lành con ạ. Bây giờ mẹ con ta đi kẻo bố đợi.
Trên đường về trong đầu tui còn vương vấn mXi hình ảnh cô út hiền lành, dễ thương. Ngoài kia
biển như đẹp và nên thơ hơn.
I. Đặc điểm
1. Tự sự là cách trình bày một chuỗi các sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối
cùng dẫn đến một kết thúc, thể hiện một ý nghĩa.
2. Những yếu tố cơ bản của bài tự sự:
1 Sự việc: Các sự kiện xảy ra.
1 Nhân vật: Người làm ra sự việc (gồm nhân vật chính và nhân vật phụ)
1 Cốt truyện: Trình tự sắp xếp các sự việc.
1 Người kể: Có thể là một nhân vật trong câu chuyện hay người kể vắng mặt.
II. Yêu cầu của bài văn tự sự ở lớp 6
1. Với bài tự sự kể chuyện đời thường
1 Biết sắp xếp sự việc theo một trình tự có ý nghĩa.
1 Trình bày bài văn theo một bố cục mạch lạc 3 phần.
1 Tuỳ theo yêu cầu đối tượng kể để lựa chọn tình huống và sắp xếp sự việc có ý nghĩa.
2. Với bài tự sự kể chuyện tưởng tượng
1 Biết xây dựng cốt truyện tạo tình huống tưởng tượng hợp lý.
1 Câu chuyện tưởng tượng phải có ý nghĩa và bố cục rõ ràng. (theo kết cấu 3 phần của bài tự sự)
III. Cách làm bài văn tự sự ở lớp 6
Tuỳ theo từng dạng bài tự sự ở lớp 6 để có cách trình bày dàn ý và viết bài cho phù hợp. Dướic
đây là một vài gợi dẫn.
1. Với dạng bài: Kể lại một câu chuyện vừa được học bằng lời văn của em
1 Yêu cầu cốt truyện không thay đổi.
1 Chú ý phần sáng tạo trong mở bài và kết luận.
1 Diễn đạt sự việc bằng lời văn của cá nhân cho linh hoạt trong sáng.
2. Với dạng bài: Kể về người
1 Chú ý tránh nhầm sang văn tả người bằng cách kể về công việc, những hành động, sự việc mà
người đó đX làm như thế nào. Giới thiệu về hình dáng tính cách thể hiện đan xen trong lời kể việc,
tránh sa đà vào miêu tả nhân vật đó.
3. Với bài: Kể về sự việc đời thường
1 Biết hình dung trình tự sự việc cho xác thực, phù hợp với thực tế.
1 Sắp xếp sự việc theo thứ tự nhằm nổi bật ý nghĩa câu chuyện
1 Lựa chọn ngôi kể cho đúng yêu cầu của bài văn.
4. Cách kể một câu chuyện tưởng tượng
*Các dạng tự sự tưởng tượng ở lớp 6:
1 Thay đổi hay thêm phần kết của một câu chuyện dân gian.
1 Hình dung gặp gỡ các nhân vật trong truyện cổ dân gian.
1 Tưởng tượng gặp gỡ những người thân trong giấc mơ....
*Cách làm:
1 Xác định được đối tượng cần kể là gì? (sự việc hay con người)
1 Xây dựng tình huống xuất hiện sự việc hay nhân vật đó.
1 Tưởng tượng các sự việc, hoạt động của nhân vật có thể xảy ra trong không gian cụ thể như thế nào?
Bài văn mẫu:
Năm nay tôi, được lên lớp 6 bố mẹ giao hẹn nếu năm nay tui được học sinh giỏi bố mẹ sẽ cho ra
biển chơi một tuần. tui nhủ thầm sẽ cố gắng học thật tốt để có được chuyến đi chơi đầy hấp dẫn đó.
Qua một năm phấn đấu, cuối năm học tui được công nhận là học sinh giỏi, không những vậy mà
còn đứng đầu lớp về thành tích học tập. Bố mẹ tui vô cùng phấn khởi khi thấy tui học hành giỏi
giang và đúng như lời hẹn, đầu tháng 7 bố đưa cả nhà đi biển.
Chiếc xe bon bon đưa gia đình tui ra thành phố biển, trước mắt tui biển hiện ra xanh thẳm, bình
yên, từng con sóng bạc đầu nối đuôi nhau đùa rỡn với bờ cát dài phẳng lặng.
Sau một hồi dập dềnh cùng sóng biển, cả nhà tui cắm trại trên một hòn đảo nhỏ. Giữa bốn biển
mênh mông, đưa mắt nhìn ra xa tui thấy cảnh vật thật nên thơ, hiền hoà, chợt tui liên tưởng đến
hình ảnh cô út trong truyện cổ tích Sọ Dừa khi bị dạt vào đảo hoang, vừa nghĩ đến cô út tui đX thấy
trước mắt có một túp lều nhỏ, xem ra rất sơ sài như mới vừa dựng tạm, và phía ngoài cửa có một cô
gái xinh đẹp, dịu dàng đang ngóng về phía xa xa.
1 Chào cháu bé! Cháu đi đâu vậy?
1 Cháu đi dạo và ngắm biển cô ạ.
1 Chắc cô cũng đi du lịch như gia đình cháu?
1 Không cô bị lạc vào nơi này đX mấy tuần rồi!
1 Cháu thấy cô rất quen, dường như cháu đX gặp cô ở đâu rồi.
1 Thế cháu học lớp mấy rồi?
1 Dạ. Cháu học lớp 6 rồi cô ạ. Mà cô biết không cháu được đọc rất nhiều chuyện cổ tích.
1 Thế cháu có thích truyện Sọ Dừa không?
1 Cháu thích lắm cô ạ. Và trong các nhân vật đó cháu thích nhất cô út vừa hiền lành vừa tốt
bụng. Mà cháu thấy cô giống cô út lắm hay chính cô là?
1 Đúng rồi cháu ạ. Cô đang ở đây chờ thuyền trạng đi sứ về cứu cô.
Ôi thích thật, tui không thể ngờ lại được gặp cô út ở đây, lại đúng lúc cô đang phải sống cô đơn
ngoài đảo vắng. Cô út quả thật đáng thương.
1 Cô ơi! những ngày ở đây cô có buồn không?
Cô út nhìn tui và nói:
1 Buồn và nhớ nhà lắm cháu à! Suốt ngày cô cứ thui thủi một mình hết trong lều lại ra bờ biển
ngóng thuyền trạng đi qua. May có hai chú gà làm bạn cũng đỡ đi phần nào.
1 Thế cô ăn bằng gì ạ?
1 Dạo đầu cô xẻ thịt con cá kình nướng ăn, bây giờ cô bắt cá tươi ở biển làm thức ăn cho qua
ngày.
1 Cô ơi! Cô có giận hai người chị của mình không?
1 Cô cũng giận họ nhưng dẫu sao họ cũng là những người ruột thịt của cô. Cô tin rằng sau này
họ sẽ hối hận về việc làm sai trái này. Và chị em cô sẽ hoà thuận, yêu thương nhau như xưa.
1 Cô cho cháu hỏi điều này nhé. Sao cô lại đồng ý lấy chàng Sọ Dừa vừa xấu vừa nghèo?
1 Bởi cô biết Sọ Dừa là một người tốt và hơn nữa cô tin rằng những người tốt sẽ luôn gặp được
nhiều may mắn và hạnh phúc trong cuộc sống.
1 Vậy cháu chúc vợ chồng cô mau chóng đoàn tụ và hạnh phúc.
tui vừa dứt lời bỗng thấy ai đó khẽ lay lay vào người, hoá ra là mẹ tôi:
1 Mẹ ơi con vừa mơ một giấc mơ tuyệt đẹp!
Mẹ mắng yêu tôi: vừa ngồi nghỉ một lát đX ngủ tít rồi. tui mỉm cười sung sướng và kể lại cho
mẹ nghe giấc mơ vừa rồi. Nghe xong mẹ nói:
1 ở hiền rồi sẽ gặp lành con ạ. Bây giờ mẹ con ta đi kẻo bố đợi.
Trên đường về trong đầu tui còn vương vấn mXi hình ảnh cô út hiền lành, dễ thương. Ngoài kia
biển như đẹp và nên thơ hơn.