pupyxun

New Member
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI (HSG) NGỮ VĂN 7
Tuyển tập đề thi HSG Ngữ Văn 7
MỘT SỐ ĐỀ BÀI MINH HOẠ:
Sử dụng để ra đề kiểm tra cuối mỗi chuyên đề ( văn biểu cảm, chuyên đề ca dao, tục ngữ...).
Đề số 1:
Loài cây mà em yêu.
Đề số 2:
Bóng dáng của một người thân yêu.
Đề số 3:
Cảm nghĩ của em về một bài ca dao mà em yêu thích.
Đề số 4:
Cảm nhận của em về hai đoạn thơ được trích trong bài “Thư gửi mẹ” của Hen-rích Hai-nơ.
Đề số 5:
“ Nếu truyện cổ tích chiếu rọi một ánh sáng hi vọng vào một cuộc sống khác, khác hẳn cuộc đời hàng ngày tẻ nhạt, khô cằn thì ca dao dân ca tìm thi hứng ngay ở cái cuộc đời hàng ngày đó…”
Bằng những hiểu biết của em về ca dao, hãy làm sáng tỏ nhận định trên.
Đề số 6:
Một người Việt Nam đi du lịch nhiều nơi, khi trở về nhà, bạn bè, người thân đến hỏi nơi nào đẹp nhất, anh ta trả lời:
“Không nơi nào đẹp bằng quê hương”.
Em hiểu như thế nào về ý kiến trên? Bằng những bài ca dao viết về quê hương, hãy trình bày những cảm nhận của riêng mình đối với tình yêu quê nhà ẩn chứa trong lòng mỗi con người Việt Nam.
Đề số 7:
Bàn về vai trò và vị trí của nhà văn trong xã hội, có người cho rằng: “Nhà văn là kĩ sư tâm hồn”.
Em hãy giải thích ý kiến trên. Bằng việc cảm nhận một số văn bản nghệ thuật chọn lọc trong chương trình Ngữ văn 7, em hãy làm rõ thiên chức và sứ mệnh cao cả của nhà văn trong việc bồi đắp tâm hồn con người.
Đề số 8:
Nhà phê bình văn học Hoài Thanh có viết: “Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng. Chẳng những thế, văn chương còn sáng tạo ra sự sống”. (Theo Ngữ văn 7, tập hai)
Hãy giải thích và chứng minh ý kiến trên.
Đề số 9:
“Giản dị trong đời sống, trong quan hệ với mọi người, trong tác phong, Hồ Chủ tịch cũng rất giản dị trong lời nói và bài viết”
(Theo Ngữ văn 7, tập hai)
Bằng một số dẫn chứng trong bài “Tinh thần yêu nứoc của nhân dân ta” (Hồ Chí Minh), hãy chứng minh rằng cách viết của Bác Hồ rất giản dị.
Đề số 10:
Trong truyện ngắn “Sống chết mặc bay”, tác giả Phạm Duy Tốn đã khéo léo kết hợp phép tương phản và phép tăng cấp để bộc lộ tính cách nhân vật, vạch trần bản chất “lòng lang dạ thú” của tên quan phủ trước sinh mạng của người dân.
Em hãy giải thích và chứng minh ý kiến trên.

Đề số 11:
Câu 1 :
Trình bày cảm nhận của em về văn bản sau ;
Con cò mà đi ăn đêm
Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao
Ông ơi ông vớt tui nao
tui có lòng nào ông hãy xáo măng
Có xáo thì xáo nước trong
Đừng xáo nước đục đau lòng cò con
Câu 2 :
Tinh yêu quê hương đất nước là mạch nguồn xuyên suốt trong văn học Việt Nam.
Hãy phát biểu cảm nghĩ của em về những biểu hiện của tình yêu ấy trong văn thơ trữ tình hiện đại Việt Nam.
Đề số 12
Câu 1: ( 6 điểm)
Trong bài thơ “ Nhớ con sông quê hương” nhà thơ Tế Hanh có viết:
“ Quê hương tui có con sông xanh biếc.
Nước gưong trong soi tóc những hàng tre
Tâm hồn tui là một buổi trưa hè
Toả nắng xuống dòng sông lấp loáng.”
Em hãy phân tích cái hay, cái đẹp mà em cảm nhận được từ bốn câu thơ.

Câu 2: ( 14 điểm
Cảm nhận của em về bài thơ “Tiếng gà trưa” của nhà thơ Xuân Quỳnh.

Đề số 13

ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI
MÔN :NGỮ VĂN 7

Câu 1 : (4đ) Đọc đoạn văn sau :
“ Sài Gòn vẫn trẻ .tui thì đương già.Ba trăm năm so với năm ngàn tuổi của Đất Nước thì cái đô thị này còn xuân chán .Sài Gòn cứ trẻ hoài như một cây tơ đương độ nõn nà , trên đà thay da đổi thịt , miễn là cư dân ngày nay và cả ngày mai biết cách tưới tiêu chăm bón , trân trọng , giữ gìn cái đô thị ngọc ngà.
tui yêu Sài Gòn da diết …tui yêu trong nắng sớm , một thứ nắng ngọt ngào vào buổi chiều lộng gió nhớ thương, dưới những cây mưa nhiệt đới bất ngờ .tui yêu thời tiết trái chứng với trời đang ui ui buồn bã bỗng trong vắt lại như thuỷ tinh , tui yêu cả đêm khuya thưa thớt tiếng ồn.tui yêu phố phường náo động, dập dìu náo động , dập dìu xe cộ vào những giờ cao điểm. Yêu cả cái tĩnh lặng của buổi sớm tinh sương với làn không khí mát dịu , thanh sạch trên một số đường còn nhiều cây xanh che chở.”
( “Sài Gòn tui yêu” - Lê Minh Hương)
a) Tác giả giới thiệu Sài Gòn bằng cách nào ? Cái hay của cách giới thiệu ấy?
b) Người viết đã bộc lộ tình yêu của mình với Sài Gòn như thế nào ? Cách bộc lộ có gì đặc biệt?
Câu 2 : (6 đ) Nhà văn người Đức Hen –rich Hai- nơ có viết đoạn thơ trong bài “Thư gửi mẹ” như sau :
“Con thương sống ngẩng cao đầu , mẹ ạ
Tính tình con hơi ngang bướng , kiêu kì
Nếu có vị chúa nào nhìn con vào mắt
Con chẳng bao giờ cúi mặt trước uy nghi

Nhưng mẹ ơi, con xin thú thật
Trái tim con dù kiêu hãnh thế nào
Đứng trước mẹ dịu dàng , chân thật
Con thấy mình bé nhỏ làm sao .”
( Tế Hanh dịch)
a) Nêu ý chính của từng khổ thơ? Hai ý chính ấy có quan hệ với nhau như thế nào?
b) Hai khổ thơ trên nối liền nhau thành một văn bản. Hãy phân tích sự liên kết chặt chẽ của văn bản ?
c) Phát biểu cảm nghĩ về hai khổ thơ trên bằng một đoạn văn ngắn.
Câu 3 : (10 đ). Có một đọan thơ rất hay , rất xúc động viết về Bác Hồ kính yêu như sau :
“ Đất nước đẹp vô cùng . Nhưng Bác phải ra đi.
Cho tui làm sống dưới con tàu đưa tiễn Bác
Khi bờ bãi dần lui làng xóm khuất
Bốn phía nhìn không bóng một hàng tre …
Đêm xa nước đầu tiên , ai nỡ ngủ
Sóng dưới chân tàu đâu phải sóng quê hương
Trời từ đây chẳng xanh màu xứ sở
Xa nước rồi ,càng hiểu nước đau thương…”
(“Người đi tìm hình của nước” – Chế Lan Viên)
a) Đoạn thơ đã viết về sự kiện nào trong cuộc đời hoạt động của Bác Hồ kính yêu? Lúc đó Bác có tên là gì ?
b) Phân tích hiệu quả của dấu chấm câu giữa câu thơ thứ nhất và từ “ nhưng”.
c) Viết đoạn văn biểu cảm ( 12 -15 câu) về đọan thơ trên.

Đề số 14

ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 7
MÔN: NGỮ VĂN.
( Thời gian làm bài: 120 phút )

Câu1 ( 2 điểm ): Đọc đoạn thơ sau:
“ Trên đường hành quân xa
Dừng chân bên xóm nhỏ
Tiếng gà ai nhảy ổ
“Cục...cục tác cục ta”
Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ.”
( Tiếng gà trưa, Xuân Quỳnh )
1. Biện pháp tu từ nào được sử dụng để diễn tả tâm trạng người lính trẻ trên đường hành quân ra trận?
A. Nhân hoá và so sánh. B. So sánh và điệp ngữ.
C. Điệp ngữ và ẩn dụ. D. Điệp ngữ và nhân hoá.
2. Có sự chuyển đổi cảm giác như thế nào trong ba câu thơ có từ “nghe”?
A. Thính giác ’ xúc giác. B. Thính giác ’ khứu giác.
B. Thính giác ’ cảm giác C. Thính giác ’ vị giác.
3. Nhận xét về cấu tạo của câu “ Nghe gọi về tuổi thơ”?
A. Là câu đơn bình thường. B. Là câu đặc biệt.
C. Là câu rút gọn. C. Cả A,B,C sai.
4. Trong bài thơ, cụm từ “Tiếng gà trưa” được xuất hiện mấy lần?
A. Hai. B. Bốn.
C. Sáu. D. Tám.
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Tags: đề thi học sinh giỏi ngữ văn 7 chương trình mới, nếu truyện cổ tích chiểu rọi một ánh sáng hi vọng vào một cuộc sống khác, khác hẳn cuộc đời hàng ngày tẻ nhạt, khô cằn thì ca dao - dân ca tìm thi hứng ở ngay cái cuộc đời hàng ngày đó, vietjack bài giảng trực tuyến bồi dưỡng học sinh giỏi văn 7 chương trình mới, phân tích nhân vật đề thi học sinh giỏi văn 7, nhưng mẹ ơi con xin thú thật trái tim con giống kiêu hãnh thế nào đứng trước mẹ dịu dàng chân thật con thấy mình nhỏ bé làm sao hãy chỉ ra và phân tích tác dụng của nghệ thuật tương phản trong khổ đó, Bằng những hiểu biết của em về ca dao, hãy làm sáng tỏ nhận định trên., Bài viết cho đề bài:“Nếu truyện cổ tích chiếu rọi một ánh sáng hi vọng vào một cuộc sống khác, khác hẳn cuộc đời hàng ngày tẻ nhạt, khô cằn thì ca dao dân ca tìm thi hứng ngay ở cái cuộc đời hàng ngày đó...”, tuyển tập đề thi học sinh giỏi văn 7, phân tích nghệ thuật trong đoạn thơ Con thường sống ngẩng cao ầu mẹ ạ Tính tình con hơi ngang bướng kiêu kì Nếu có vị chúa nào nhìn con vào mắt Con chẳng bao giờ cúi mặt trước uy nghi. Nhưng mẹ ơi, con xin thú thật Trái tim con dù kiêu hãnh thế nào Đứng trước mẹ dịu dàng chân chất Con thấy mình bé nhỏ làm sao, đề thi hsg văn 7 chương trình mới, đề thi học sinh giỏi văn 7 chương trình mới, hãy làm sáng tỏ nhận định " Nếu truyện cổ tích chiếu rọi một ánh sáng hy vọng vào một cuộc sống khác, khác hẳn cuộc đời hàng ngày tẻ nhạt, khô cằn thì ca dao dân ca tìm thi hứng ngay ở cái cuộc đời hàng ngày đó, đề thi học sinh giỏi văn 7 về biện pháp tu từ, bộ đề thi học sinh giỏi ngữ văn 7 mới nhất, đề thi hsg văn 7 về ca dao, tuyển tập đề thi học sing giỏi ngữ văn 7, đề thi học sinh giỏi bài thơ chuyện cổ tích về loài người của xuân quỳnh, tuyển tập đề thi học sinh giỏi ngữ văn lớp 7 viêtjack, thư gửi mẹ của hen-rich hai-nơ

Các chủ đề có liên quan khác

Top